Chương 4: Đạo Phật Trong Các Lĩnh Vực Sinh Hoạt

01/01/201112:00 SA(Xem: 18544)
Chương 4: Đạo Phật Trong Các Lĩnh Vực Sinh Hoạt

Tủ sách Đạo Phật Ngày nay
ĐẠO PHẬT HIỆN ĐẠI HÓA
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 2010

Chương 4: Đạo Phật trong các lĩnh vực sinh hoạt

I. TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG

Nếp sống tôn giáo của người Phật tử phải được tổ chức cách nào để cho tinh thần đạo Phật được thấm nhuần và lưu lộ trong những sinh hoạt thường nhật. Đây là điều mà Giáo hội cần thực hiện ngay bởi vì đó là khởi điểm cho công việc đem đạo Phật đi vào cuộc đời. Mục đích của sinh hoạt tôn giáonuôi dưỡng tình cảm từ bi, phát triển trí tuệ phá chấp và bồi đắp ý chí phụng sự. Muốn đạt đến những kết quả tốt ấy, phải có đủ ba điều kiện: chùa, vị tăng sĩ hướng dẫn và chương trình tu học.

Chùa là quê hương của tôn giáo của người Phật tử, vì vậy hình bóng của ngôi chùa phải là một hình bóng thân yêu và dịu hiền trong lòng người Phật tử. Quê hương ta có những ngôi chùa thật đẹp, thật trang nghiêm mà mỗi khi nói đến ta thấy lòng ta rung động. Nhưng những ngôi chùa như thế bây giờ còn ít lắm. Ta thấy những ngôi chùa mới được dựng lên vào chỗ những ngôi chùa đổ nát và trong rất nhiều trường hợp, các ngôi chùa mới ấy không còn chiếm chỗ trong cảm tình của chúng ta nữa. Không phải vì chúng ta chỉ biết lưu luyến những gì cổ kính mà thực sự là vì lối kiến trúc và trang trí của những ngôi chùa ấy không mang được truyền thống dân tộc, không biểu lộ được tinh thần đạo Phật. Một cái nhìn về các ngôi chùa được tạo lập trong vòng ba mươi năm nay đủ cho ta thấy điều đó. Lối kiến trúc và trang trí thực là phản lại tinh thần đạo Phật. Kiến trúc thì chắp vá đủ kiểu, còn trang trí bằng những màu sắc nóng nảy, nhức mắt. Từ một cửa sổ trên chính điện cho đến một bức màn che nơi tăng xá, tất cả đều nói lên sự suy đồi của tinh thần đạo Phật. Nhìn những thứ ấy ta thấy bực bội và không ưa ngôi chùa lâu nữa. Đi tìm một công viên mà ngồi còn thấy tâm hồn yên tĩnh hơn. Vấn đề kiến trúc và trang trí cần phải đặt lại ngay từ bây giờ. Không phải cần lắm tiền nhiều bạc mới có thể làm lưu lộ được tinh thần đạo Phật, mới có thể làm đẹp được cho ngôi chùa trong tinh thần đạo Phật. Đôi khi ngược lại là khác. Một mái tranh mà đẹp thì cũng cứ đẹp như thường. Các kiến trúc sư, các nhà trang trí nên giúp cho các chùa lấy lại hình dángphong độ của mình. Tổng vụ kiến thiết trong Giáo hội phải có một văn phòng về kiến trúc, với sự tham gia của những kiến trúc gia và các nhà mỹ thuật Phật tử để mà hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm sát và chỉnh đốn các công trình kiến trúc tự viện trong toàn quốc. Một số các chùa cổ được trùng tu với sự hợp tác của cơ quan bảo trợ cổ tích cho nên còn giữ lại được tính cách thuần túy của mình và do đó, giữ trọn được tình cảm của mọi người. Cố nhiên luôn luôn phải có sự sáng tạo trên phưong diện kiến trúc cũng như trên các phương diện khác, nhưng sáng tạo phải là sáng tạo một cách đích thực và đúng mức, hợp với tinh thần đạo Phậttinh thần dân tộc chứ không phải là những chấp nối một cách lố lăng một ít Tây, một ít Tàu, một ít Ấn Độ, một ít Thái Lan. Không ai cấm làm những ngôi chùa có nhiều tầng, nhưng không ai thích nhìn những chiếc building có trang trí vàng đỏ đang được gọi là chùa ấy.

Chùa phải đẹp, phải giúp ta có cảm giác thảnh thơi, êm ả, dù là chùa nằm ngay trong thành phố cũng vậy. Nếu chùa mà rộn ràng, đầy những màu sắc nhức mắt và những âm thanh chói tai thì ta thì ta ở nhà còn hơn. Ta chỉ cần đến chùa mỗi khi có buổi họp. Mà như thế thì quả là một điều thua thiệt rất lớn cho đời sống tâm linh ta. Hiện nay còn có những ngôi chùa mà chỉ cần bước vào thôi ta cũng đã thấy tâm hồn êm dịu, thanh thoát. Lối kiến trúc và trang trí chùa phải là thế nào để cho mỗi khi bước qua tam quan, ta có cảm tưởng là đã bỏ lại ở ngoài tất cả những phiền muộn những bực dọc và những tầm thường của cuộc sống hằng ngày. Nếu không, chỉ cần nhìn vào những rộn rã và vụng về kia, kẻ bàng quan cũng đánh giá được nếp sống tâm linh của những người sinh hoạt trong khung cảnh kiến trúc và trang trí ấy.

Vị tu sĩ hướng dẫn chương trình tu học của chùa cũng phải có trình độ văn hóa cao để có thể thống nhiếp được đại chúng. Đại chúng (communauté) ở đây nên hiểu là tất cả những Phật tử cùng tu cùng học, cùng có nhiệm vụ xây đắpbảo vệ cho chùa, dưới sự hướng dẫn của các vị tu sĩ được Giáo hội chỉ định. Như vậy, chữ đại chúngnghĩa tương đương với chữ bổn đạo. Đại chúng chừng vài trăm người thì đã cần tới hai vị tu sĩ, một vì chủ trì và một vị phụ tá. Chừng nào đại chúng đông hơn, thì số tu sĩ cũng phải nhiều hơn. Khi đại chúng đông quá thì nên tách làm đôi và một ngôi chùa mới phải được tạo dựng để làm cơ sở sinh hoạt tôn giáo cho đại chúng mới. Chỉ trừ ở những nơi mà dân trí còn thấp kém quá và chỉ mong được thỏa mãn những nhu yếu tín ngưỡng rất bình dân thì không nói, chứ ở những nơi trình độ dân chúng khá cao thì các vị tu sĩ hướng dẫn cũng phải có trình độ học vấn cao mới có thể lãnh đạo được. Những vị tu sĩ làm việc trong ngành này phải có kiến thức vững chãi về giáo lý, nghĩa là phải tốt nghiệp ở một trường Phật học, phải có kiến thức về lễ nhạc Phật giáo để dạy bảo và hướng dẫn đại chúng về phương diện nghi lễ, phải có kiến thức về tâm lý, giáo dục, tôn giáo để có thể giúp đỡ những cá nhân trong đại chúng khi những người này cần đến mình để giải quyết những vấn đề thuộc tâm lý, gia đình hay xã hội của họ. Ở một ngôi chùa mà đại chúng có những nhu yếu đó thì thường thường có ít ra là hai vị tu sĩ tiếp hiện hướng dẫn: một vị chuyên trách về lễ nhạc và tổ chức, một vị chuyên trách về giảng dạy và cố vấn. Tất cả những kiến thức cần thiết này đều phải được cung cấp tại trường Phật học.

Về chương trình sinh hoạt tôn giáo, ta có những mục như sau: học giáo lý, học tham thiền, ăn chay tụng kinh niệm Phật, sám hối, tham gia công việc xã hội. Tất cả những công việc ấy phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh đúng với tinh thần đạo Phật. Trước hết là việc học giáo lý. Học giáo lý không phải là đi tìm những giây phút tự hào, những giây phút mà trong đó cả người dạy lẫn người học đều sung sướng nghĩ rằng giáo lý đạo Phật hay như thế này mà mình là Phật tử thì thật là mình đã đi đúng đường, chọn đúng đạo. Tâm lý này rất phổ thông, và ở tôn giáo nào cũng có hiện tượng ấy. Học Phật, thực ra, là để mà hành. Phải làm sao cho mọi Phật tử thấu đạt được tinh thần phá chấp, thực nghiệm, khế cơphương tiện của đạo Phật để tự luyện mình thành ra khiêm nhường, cởi mở và bao dung. Ta thấy Phật tử đang còn cố chấp quá và số lượng những người hành đạo trên căn bản tự ái tôn giáo vẫn còn đông quá. Học tập tinh thần phá chấp và thực nghiệm, người Phật tử sẽ chắc chắn đạt được đức khiêm nhượng và cởi mở, những đức tính căn bản không thể không có. Phải học Phật như thế nào để hiểu và hành Tứ Diệu Đế một cách thiết thực. Phải có dịp được hướng dẫn đi thăm và quan sát những hiện tượng khổ đau trong địa phương mình để phát khởinuôi dưỡng Từ Bi. Rồi lại phải học tri túc để có thêm thì giờ tham dự vào công việc phụng sự. Mỗi tuần một vài lần ở chùa phải có những lớp học giáo lýthực tập giáo lý ấy. Học tham thiềnthực hành tham thiền cũng nằm trong phạm vi ấy. Người Phật tử cần có những giờ sinh hoạt đơn độc vắng lặng để tự tìm mình, để tự mình còn là mình và để tự mình làm giàu thêm cho mình về phương diện tâm linh và tâm đức. Điều này quan trọng quá bởi vì giá trị con ngườihạnh phúc gia đình tùy thuộc nơi nó thật nhiều. Sống trong một xã hội đảo điên thác loạn ai cũng dễ đánh mất mình, cũng dễ trở nên cáu kỉnh, khó chịu, ngay đối với chính những người mình thương yêu nhất. Nếu ở nhà không có một căn phòng nhỏ, im lặng, thì ta phải lên chùa tìm tới chính điện để ngồi tĩnh tâmtham thiền. Phàm ai có thể thực hành phép tĩnh tâmtham thiền đều thấy ngay được hiệu quả tốt đẹp của nó. Ăn chay cũng rất quan trọng. Người Phật tử không nên nghĩ rằng ăn chay là để cầu xin một phước đức siêu hình nào mà chỉ nên nghĩ rằng ăn chay là để nuôi dưỡng tâm đức mình và hạnh phúc của mình. Mỗi tháng nên có ít nhất là vài ba ngày ăn chay: hoặc là nên ăn chay trong tất cả mọi buổi chiều, bởi vì buổi chiều mà ăn mặn, nhất là ăn trễ và no quá thì thật là thiệt hại cho đời sống của mình quá. Các bà nội trợ nên sửa soạn những bữa cơm chay cho cẩn thận. Những ngày ăn chay thì nên dùng khăn bàn và bát đũa đặc biệt. Trước khi ăn, mọi người nên chắp tay yên lặng để một người trong gia đình đọc lại một câu nào có ý nghĩa trích trong các lời dạy của đức Phật. Làm như thế ăn chay sẽ gây thêm được đức tin, tạo thêm được lý tưởngbảo vệ được sự thân áihòa thuận trong gia đình. Nên thực hành việc ăn chay như là một phương tiện mà đừng nghĩ rằng đó là một cứu cánh, một giáo điều, một sự bắt buộc. Ăn chay không phải là một khổ hạnh. Ta có thể có những bữa ăn chay ngon lành và đầy đủ chất bổ nếu ta chú trọng tới vấn đề ăn chay.

Vấn đề tụng kinh niệm Phật cũng rất là quan trọng. Người ta chỉ có thể tụng kinhniệm Phật khi người ta có học về phương pháp tụng kinh niệm Phật. Lời tụng, điệu tụng và cách tụng biểu lộ được nội dung sinh hoạt tâm linh và do đó phải có thiền vị. Có nhiều người tụng kinh nghe chát óc chát tai. Tụng kinh không có nghĩa là cúng tế cầu đảo. Tụng là đọc, đọc những lời Phật dạy, hay đọc những bài sám nguyện để phản tỉnhcầu nguyện. Người tụng kinh cũng như người nghe kinh phải thấy tâm hồn êm ả, thanh thản và dâng lên cao vút. Phương pháp tụng niệm đã bị phá sản. Chỉ còn lại ít các chùa xưa là giữ được thiền vị trong các thời công phu, còn ở các chùa bây giờ, màu sắc lễ nhạc đang chứng tỏ sự thế tục hóa của đạo Phật. Rất nhiều chùa mang micro vào chính điện để phát ra những bài oang oác điếc tai điếc óc không thể gọi là kinh được. Dùng máy phóng thanh trong chùa là một việc bất đắc dĩ, không dùng thì vẫn hơn. Nếu có dùng cũng chỉ nên để vừa cho trong phòng nghe mà thôi, chẳng nên bắc loa ra ngoài xóm làng phố phường như những rạp hát cải lương. Cái bệnh ham dùng máy phóng thanh ở các chùa và mở to đến mức tối đa đã lan tràn rất rộng và đã làm khổ không biết bao nhiêu người. Cuốn sách này viết hoài không xong cũng là do mấy cái máy phóng thanh. Có những ngôi chùa mà mỗi khi nghe tiếng chuông và tiếng tụng kinh đầy thiền vị, ta muốn quỳ xuống và chắp tay. Trái lại có những ngôi chùa mà khi tiếng tụng kinh nổi lên ta đã muốn chạy trốn. Lễ nhạc cần được nghiên cứu, chỉnh lý lại; những vị tu sĩ phụ trách nghi lễ phải nắm cho được nguyên tắc và kỹ thuật của lễ nhạc ấy, bởi vì sinh hoạt lễ nghimột sinh hoạt quan trọng nhất trong đời sống tôn giáo. Đến dự một buổi lễ sám hối, nghe những âm thanh nhìn những màu sắc chói tai chói mắt rồi lạy cho đến mồ hôi ướt đầm mấy lớp áo, chỉ mong cho khóa lễ chóng xong mà về: đó là một sự thất bại lớn của lễ nhạc. Không thể nói được rằng nhờ buổi lễ sám hối ấy mà tâm hồn thanh tịnh hơn, an lạc hơn.

Trẻ em của chúng ta cũng phải được chia thành từng nhóm tuổi để học hànhthực tập giáo lý trong những lớp học chủ nhật (Sunday school). Các em cũng cần có những cuốn sách giáo lý căn bản cho các em, luyện tập cho các em biết cởi mở, bao dung, khiêm nhượng, nuôi dưỡng cho các em tình thươngý chí phụng sự, biết chịu trách nhiệm về những khổ đau xung quanh do mình gây ra hoặc không do mình gây ra. Chương trình học Phật cho người lớn và cho trẻ em phải được Giáo hội cho ấn hành thành sách, và các Phật tử cư sĩ đã học Phật khá vững nên tham dự và giúp đỡ các vị tu sĩ tiếp hiện trong việc mở dạy những lớp giáo lý chủ nhật cho các em thuộc các lứa tuổi khác nhau. Vì vậy cho nên phong xá sinh hoạt cho từng lớp cần được trang bị thêm cho được đầy đủ. Gia đình Phật tử có thể giúp đỡ được rất nhiều trong việc tổ chức học tập và thực hành Phật pháp.

Chương trình học Phật phải sát với sự sống và do đó phải bao hàm luôn những vấn đề giáo dục gia đình, tổ chức ngân sách gia đình, nuôi dạy trẻ con, vấn đề y tế vệ sinh, vấn đề luyến ái nam nữ… tùy theo các lớp tuổi.

Sau hết là vấn đề tham gia những công tác tương trợ và hưởng ứng những kế hoạch văn hóa, kinh tế, xã hội do Giáo hội chủ trương. Người Phật tử chân chính không bao giờ ích kỷ chỉ biết tự lo cho mình. Phải mở rộng tầm mắt, phải tiếp xúc với sự thực thứ nhất để mà phát khởi tình thương, để mà phát tâm phụng sự. Chương trìnhkế hoạch phụng sự được các vị tu sĩ hướng dẫn đề nghị. Đại chúng trong những buổi họp đông đủ tại chùa sẽ thảo luận và quyết nghị. Làm thế nào để đừng làm ngơ trước những đau khổ quanh mình. Làm thế nào để từ bi và hùng lực của đạo Phật là những sự thực mà không phải chỉ là ngôn từ trên đầu môi chót lưỡi. Và đến khi Giáo hội đề ra những kế hoạch văn hóa giáo dục xã hội chung, phải biết hy sinh thì giờnếu cần, một ít quyền lợi của mình, để tham dự trong ý hướng làm vơi đi những khổ đau và bất công của xã hội.

Tóm lại, trong lĩnh vực sinh hoạt tôn giáo, ta có những công việc sau đây cần thực hiện:

1/ Sáng tạochỉnh đốn kiến trúc và trang trí, làm cho chùa đẹp, thanh tịnh, phản chiếu được văn hóa Phật giáo và dân tộc; công việc này cần có sự tham dự của các nhà văn hóa, các nhà kiến trúc và mỹ thuật.

2/ Nghiên cứu truyền thống lễ nhạc, sáng tác lễ nhạc mới khế hợp với tâm hồn Việt Nam trong xã hội mới, dạy lễ nhạc và tham thiền tại các Phật học viện, các chùa: công việc này cần có sự hợp tác của các tu sĩ tinh thông lễ nhạc tôn giáo.

3/ Dạy giáo lý và làm cố vấn giáo lý cho các Phật tử đủ các lớp tuổi về những vấn đề của đời sống bản thân, gia đình, xã hội: công việc này cần có sự hợp tác của các vị cư sĩ có học lực vững chắc về Phật học và về các môn học v.v… và của tổ chức Gia Đình Phật Tử, một tổ chức có rất nhiều triển vọng trong tương lai.

4/ Hướng dẫn Phật tử ý thức về các vấn đề khổ đau của sự sống và cố gắng đóng góp phần của mình trong các công tác xã hội: công việc này cần sự tham gia của nhiều người, trong đó có cả những người làm việc trong các cơ quan xã hội của chính quyền. 

II. TRONG LĨNH VỰC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Phần lớn văn nghệViệt Namcảm tình với đạo Phật. Một số thương yêu lý tưởng đạo Phật và ước ao được phụng sự cho lý tưởng ấy. Sự kiện phần lớn văn nghệViệt Namcảm tình với đạo Phật là một sự kiện dễ hiểu. Văn nghệViệt Nam chưa bao giờ đi quá xa để tách khỏi tính cách dân tộc; mà nói đến dân tộc tính ít khi chúng ta có thể quên được đạo Phật. Tuy nhiên trong hiện tình của sinh hoạt đạo Phật, sự đóng góp đích thực của gia đình văn nghệ sĩ cho Phật sự quả thực chưa có gì đáng kể. Đó không phải là lỗi của các nhà văn học và nghệ thuật: đó là lỗi của các nhà lãnh đạo Phật giáo không biết đón nhận họ thực sự vào trong hàng ngũ Phật tử mà chỉ muốn nhờ vả họ một vài việc lặt vặt: viết cho ít bài, vẽ cho ít tranh, soạn cho ít nhạc. Đã thế lại không trình bày cho họ rõ ràng xem họ phải viết phải vẽ phải soạn cái gì, theo nguyên tắc nào, và cho ai. Anh em văn nghệ sĩ dù có muốn đóng góp phần mình cũng không biết đóng góp cách nào. Viết truyện nói về quả báo nhãn tiền, soạn nhạc ghi chép điệu tụng kinh, vẽ tranh có mái tam quan và có gác chuông, những việc ấy ai mà chịu làm. Viết truyện ngắn cho một tờ báo Phật chẳng hạn, rất khó. Biết viết gì đây. Viết về một tên tham quan hay một tên ô lại, độc ác, giết người, ăn hối lộ suốt mười lăm năm trời; rồi một buổi sáng nào đó, vợ bỗng lăn đùng ra chết, con bị Tây bắn, nhà cửa bị bom dội. Viết như thế thì ai mà đọc. Bọn tham quan ô lại thì không bao giờ ngán những chuyện như thế, và cũng đời nào cầm lấy môt tờ báo Phật mà đọc những chuyện như thế. Chỉ có giới bình dân đọc, và đọc xong thì cũng chẳng thấy có gì mới lạ, bởi vì thuyết thiện ác nghiệp báo vốn là triết lý của họ từ lâu.

Đề tài đã khan hiếm như thế mà tiền thù lao lại chẳng có gì, trong khi người văn nghệ sĩ nào cũng phải lo chạy gạo cho con, không lấy đâu ra thì giờ mà “phát tâm” sáng tác cho chùa, cho Giáo hội. Cho nên ít nhất là hai vấn đề được đặt ra: vấn đề phương tiện sáng tácvấn đề đường hướng sáng tác.

Trước hết ta hãy bàn về phương tiện sáng tác.

Thực ra, độc giả Phật tử rất nhiều và số quần chúng đông đảo ấy có thể ủng hộ đắc lực cho sự phát triển nền văn học và nghề thuật đạo Phật, được xem nhưphương tiện vĩ đại nhất để thực hiện công trình hiện đại hóa đạo Phật và đem đạo Phật đi vào cuộc đời. Các sách Phật bán rất chạy. Những cuốn sách như cuốn Ánh Đạo Vàng của nhà văn Võ Đình Cường đã được in tới ngót mười lần. Cả những cuốn sách dở cũng có thể bán được, và đã có khá nhiều những người lợi dụng điều đó để in ra những cuốn sách chẳng phản chiếu được chút nào tinh thần chân chính của đạo Phật. Một nhà xuất bản và phát hành chân đứng đắn được Giáo hội bảo trợ sẽ có thể nâng đỡ rất nhiều cho văn nghệ sĩ về phương diện vật chất. Một nhà xuất bản và phát hành như thế, theo chúng tôi biết, sẽ thu được rất nhiều tiền lời, và số tiền ấy có thể dùng để trả thù lao cho các ký giả, mua bản quyền các tác phẩm với một giá không cần “phát tâm” chút nào. Một hiệp hội văn nghệPhật tử cần được thành lậpthành lập gấp, để ngoài sự giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi sinh tồn và tương trợ cho các hội viên, những vấn đề phải được nhận định như là nền tảng của mọi phát triển về mặt sáng tác văn học và nghệ thuật, những vấn đề có thể giải quyết tương đối dễ dàng hơn dưới sự bảo trợ của Giáo hội. Uy tín của Giáo hội cũng như thị trường tiêu thụ các văn nghệ phẩm trong quần chúng Phật tử sẽ là những yếu tố quyết định sự thành công trong lĩnh vực này. Việc tiêu thụ sản phẩm văn nghệ đương nhiên là có liên hệ đến đường hướng sáng tác văn nghệ. Cố nhiên một nền văn hóa tự do như đạo Phật sẽ không bao giờ dung túng được việc ép buộc văn nghệsáng tác theo một chiều hướng, trong những khuôn khổ nhất định và là ép buộc bằng những phương tiện vật chất mà mình có thể cung cấp cho họ. Tuy nhiên trong chúng ta không ai có thể chấp nhận được một thứ văn nghệ phá sản đầu độc quần chúng, nhất là trong lúc mọi người đang cố gắng xây dựng lại những gì đã đổ nát. Một nền văn nghệ Phật giáo phải là một nền văn nghệ biểu hiện tình thương và tinh thần cứu khổ, và như thế là một nền văn nghệ được hướng dẫn bởi tinh thần Phật giáo. Hướng dẫn bởi tinh thần Phật giáo chứ không phải được điều khiển bởi một nhân vật hoặc một nhóm nhân vật nào, dù nhân vật ấy hay nhóm nhân vật ấy tự nhận là uy quyền của Phật giáo. Một nền văn nghệ mà biểu hiện được tinh thần đạo Phật thì cố nhiên sẽ được Giáo Hội Phật Giáo nâng đỡ, ủng hộ, bảo trợ. Bởi vì nếu không, thì Giáo hội đâu còn là Giáo hội nữa. Mà nếu Giáo hội nâng đỡbảo trợ cho một nền văn nghệ đầy sinh lực như thế thì chắc chắn là quần Phật tử sẽ tin tưởngủng hộ một cách nồng nhiệt. Ý thức hiện đại hóa đạo Phật sẽ được phổ biến mau lẹ và sâu rộng, các kế hoạch xây dựng văn hóa kinh tế xã hội do Giáo hội chủ trương cũng sẽ được tích cực hưởng ứng và tham dự.

Vấn đề phương tiện sáng tácliên hệ đến vấn đề đường hướng sáng tác. Văn nghệcần phảiphương tiện để làm cho phong phú đời sống tâm linh của mình. Một trong những phương tiện ấy là sự thoát bỏ thỉnh thoảng cái không khí náo nhiệt, cái guồng máy mưu sinh đầy dẫy những phiền não bực dọc, cái xã hội đầy dẫy những đảo điên, thác loạn, trong đó chúng ta phải lặn hụp hằng ngày. Ở các đô thị, văn nghệ sĩ phải có một ngôi chùa riêng cho họ, trong đó có chính điện thờ Phật, có thư viện Phật học, có phòng tham thiền, viết lách, sáng tác, có nơi uống trà và đàm đạo. Tất cả những thứ ấy đều do họ tổ chức và trang hoàng lấy. Vị tu sĩ của ngôi chùa này phải tự mình là một nhà văn hay một nghệ sĩ để có thể hiểu biết và hướng dẫn sinh hoạt tâm linh cho gia đình văn nghệ sĩ một cách dễ dàng hơn các vị tu sĩ khác. Ngôi chùa cố nhiên sẽ thanh tịnh, trang nhã, mát mẻ. Các văn nghệ sĩ có thể ngồi tĩnh tâm trong phòng tham thiền để cho tâm tư lắng đọng. Những giờ tham thiền như thế sẽ giúp rất nhiều cho công việc sáng tác, và ảnh hưởng nhiều tới công việc sáng tác. Văn nghệ sĩ nào cũng thấy được điều hệ trọng đó. Sản phẩm văn nghệ sẽ vững mạnh hơn nhờ những giờ tham thiền. Ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc sẽ không bị non yếu và méo mó vì những phiền não bực dọc ta phải chịu đựng ngay trước giờ sáng tác. Nhờ tham thiền và các sinh hoạt tôn giáo, người văn nghệ sĩ giữ lại được sự bình tĩnh, lấy lại được phong độ của mình, nuôi dưỡng được đức tin nơi cuộc đờitình thương đối với con người. Nhờ tủ sách Phật học được trang bị đặc biệt cho văn nghệ sĩ, họ có dịp tìm hiểu thêm về đạo Phật, dưới sự hướng dẫn của vị tu sĩ chủ trì. Thường thường văn nghệViệt Nam ít đọc về đạo Phật. Không phải vì các bạn làm biếng, mà vì các bạn không biết sách gì mà đọc, không có sách gì mà đọc. Lắm lúc sinh kế bức bách, chẳng có thì giờ đi tìm mua một cuốn sách Phật. Tủ sách Phật học trong chùa phải cung cấp những hay nhất và trình bày linh động nhất về đạo Phật. Bởi vì những sách khảo cứu khô khan trong bước đầu sẽ không gây được hứng thú. Có học Phật, có tĩnh tâm, tham thiền, người văn nghệ sĩ mới thấy được hướng dẫn bởi những nguyên lý Phật học trong khi sáng tác và mới bảo tồn được lý tưởngcon người đích thực của mình. Người văn nghệ sĩ mới có thì giờ suy tư và trao đổi với nhau về những vấn đề như sáng tác cái gì, sáng tác cho ai, và sáng tác thế nào? Người văn nghệ sĩ tạo một không khí gia đình trong ngôi chùa dành riêng cho mình, trong đó mình sống những giờ thanh tịnh, thoải mái, tràn đầy ý thức về sứ mạng, và nếu cần có thể sáng tác tại thư viện của chùa hay trong các phòng xá dành cho công việc ấy. Cơ sở xuất bản sẽ bảo đảm quyền tác giả của họ và họ sẽ không sợ bị những nhà xuất bản và những ông chủ báo bóp nghẹt và lợi dụng nữa.

Cố nhiên người văn nghệPhật tử có thể sáng tác mà không cần dùng hình tượng chùa chiền, kinh điển, tăng ni, giáo hội, tiếng chuông tiếng mõ và một mớ danh từ đạo Phật. Sáng tác theo tinh thần đạo Phật, nhất là đạo Phậtcuộc đời, thì không cần phải có những màu mè như thế. Mà dù có muốn cho một nghệ phẩm có tính cách đạo Phật bằng cách đưa các danh từ, hình ảnhâm thanh ấy vào, nghệ phẩm ấy cũng không thể được gọi là thành công. Một bản nhạc có tinh thần đạo Phật chẳng hạn, khi đánh lên, sẽ tự chứng minh được tinh thần đó. Nếu bản nhạc kia không có bản chất đạo Phật thì khi đặt lời cho nó dù ta có chêm vào nào Nam mô, nào Từ bi, nào Niết bàn thì nó cũng không thể vì thế mà trở thành một bản nhạc Phật. Được hướng dẫn bởi tinh thần đạo Phật thì dù viết chuyện về cờ bạc, viết chuyện mặt trận, viết chuyện thanh lâu thì nghệ phẩm vẫn là nghệ phẩm xây dựngbản chất Phật giáo.

“Được hướng dẫn” không có nghĩa là bị khép vào một khuôn khổ hay bị quy định bởi những luật lệ nào. Không có ai có nhiều tự do cho bằng những người Phật tử. Đạo Phật không phải là một hệ thống những giáo điều khắt khe. Giáo hội Phật giáo không phải là một cái đảng đang chủ trương đấu tranh với các đảng khác, không phải là một giai cấp đang chủ truơng đấu tranh với một giai cấp khác. Giáo hội tồn tại để bảo vệ cho tự do, nuôi dưỡng cho tình thương và bồi đắp cho ý chí phụng sự. Phụng sự không phải là phụng sự cho một người nào, một nhóm người nào, một đoàn thể nào, dù đoàn thể ấy là Giáo hội coi như một cái ngã tách biệt ra khỏi những cái ngã khác. Phụng sự ở đây là chống lại vô minh, căm thù, cuồng tín, vu khống - chứ không phải là chống lại con người Đạo Phật không chống ông A, ông B, ông C mà chỉ chống tham, sân, si. Nếu ông A mà tham, sân, si thì ông A sẽ ráng mà chịu, thì ông A phải diệt tham, sân, si đi nếu không muốn bị chống đối. Mà cái tham, sân, si gần nhất cần phải chống là cái tham, sân, si nằm ngay trong lòng những người Phật tử - những người chủ trương chống tham, sân, si. Cho nên đạo Phật phải tiêu biểu cho tự dotình thương và nếu có một quy luật sáng tác thì quy luật đó là quy luật của tự dotình thương. Chưa bao giờ các vị Tổ lên án một tư tưởng gia đã sáng tác ra một tông phái mới dù tông phái đó trái chống với tông phái của các vị. Chưa có vị tăng sĩ nào bị trục xuất vì đã sáng tác và khởi xướng một lý thuyết mới. Nếu hai yếu tố tự dotình thươngvắng mặt trong đạo Phật thì thiết tưởng dù đạo Phậttriết lý cao siêu đến mấy ta cũng không nên theo. Và nếu đạo Phật có đóng góp được gì cho thế giới hôm nay và ngày mai thì cũng là nhờ bản chất tràn đấy tự dotình thương của nó.

tự do cho nên đạo Phật không cố chấp, luôn khiêm nhượng cởi mở và không bịt tai trước bất cứ tiếng chuông nào. Vì tự do nên người văn nghệPhật tử không tự hào tự đại cho mình là phản ảnh được thực tại một cách hiện thực nhất, còn bao nhiêu quan niệm và đường lối văn nghệ khác đều là hoàn toàn sai lạc, phản bội, cần phải lên án. Người văn nghệPhật tử phải có đức bao dung như chính bản chất của tư tưởng Phật giáo. Người văn nghệPhật tử phải tôn thờ tự do mà không được nghĩ rằng tự do là một chướng ngại vật cho tiến bộ. Bởi vì nghĩ như thế tức là độc tài rồi. Nhìn sứ mệnh văn nghệ qua khía cạnh nhiệm vụ, ta thấy tự docần thiết. Anh có thể nói cho tôi nghe tôi sai lạc ở chỗ nào và anh hãy làm cho tôi chuyển hướng đi bằng cách chinh phục lý trí và tình cảm của tôi. Chứ anh không thể tước đoạt tự do của tôi. Luôn luôn thao thức đón nhận thực tại linh động, người văn nghệPhật tử mở rộng trí não để học hỏi thêm trong từng giờ từng phút, không bao giờ được cho mình là đã biết đủ, không bao giờ được nhất quyết rằng người khác là hoàn toàn sai. Như thế người văn nghệ sĩ biết trừ bỏ sở tri chướng và tiến những bước tiến mau lẹ trên đường nhận thức.

Mục đích của văn nghệ là gây hứng thú mỹ cảm cho người thưởng thứcđồng thời trình bày thực tại theo tinh thần tứ điệu đế để làm phát sinh nơi người đọc nhận thức cần thiết về những vấn đề thiết thực nhất của sự sống, phát triển và nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp trong lòng họ, và cuối cùng động viên họ tham dự vào công việc diệt trừ khổ đau và kiến tạo an lạc. Một nghệ phẩm mà đạt được từng đó mục đích thì là một nghệ phẩm lý tưởng. Một nghệ phẩm chỉ đạt tới một phần của mục đích trên thì cũng là một nghệ phẩm có ích. Người văn nghệPhật tử chấp nhận mọi sản phẩm nghệ thuật chỉ trừ những sản phẩm cổ súy cho dục vọngvô minh.

Một chuyện thần tiên cho trẻ em, tuy không diễn bày sự thực xã hội, nhưng kích thích được óc tưởng tượng của các em và gây cho các em những cảm tưởng tươi sáng, yêu đời thì cũng đã đạt đến một kết quả tốt của văn học. Một cuốn tiểu thuyết tả chân của phái tự nhiên ghi chép một cách vô tư các hiện tượng mà tiểu thuyết gia đã cảm giácý thức được cũng có thể gây hứng thú cho người đọc và do đó cũng đạt được một kết quả tốt của văn học. Gây được hứng thú mỹ cảm cho người thưởng thức, dù bằng đường lối nào, miễn là đừng nối giáo cho dục vọngvô minh, cũng có thể gọi là thành công rồi. Bởi ta không thể chấp nhận được một vũ trụ văn nghệ luôn luôn cổ súy, gầm thét, sách động. Thần kinh con người sẽ căng thẳng trong một không khí văn nghệ như thế, và tình cảm chân thực của con người bị bóp chẹt, không được nảy nở phát triển.

Phái tự nhiên thường bị buộc tội là chỉ lo ghi chép một cách tỉ mỉ những gì mình thấy mình nghe, không chịu đưa quan điểmlập trường của mình vào tác phẩm và như thế, sự sáng tác văn nghệ thiếu hẳn ý thức về hoạt động sáng tạo. Thực ra, nếu quả thực người văn nghệthực hiện được một thái độ vô tư và khách quan trong lúc ghi chép thực tại thì đó là một điều vô cùng quý giá. Nhận thức của con người thường thường bị che lấp và bị ảnh hưởng bởi những tư kiến và những tình cảm chủ quan, do đó ít khi trực nhận được bản thân thực tại. Khách quan chủ nghĩa không phải là một chủ trương bắt người văn nghệ sĩ phải nhìn thực tại như một cái gì xa lạ không ăn thua gì đến mình. Một sự kiện như thế không bao giờ xảy ra được. Người văn nghệ sĩ nếu rửa sạch được thành kiếncố chấp thì có thể dễ dàng nhận thức được bản thân của thực tại và vượt ra khỏi cái vòng tròn chủ quan sai lạc. Chỉ sợ rằng người văn nghệ sĩ không thực hiện được thái độ vô tư phá chấp ấy mà thôi. Chứ nếu mà thực hiện được thì không những họ đã không xa lạ với thực tại mà họ còn có thể được gọi là nằm trong lòng thực tại nữa. Vô tư và khách quan, hiểu theo tinh thần phá chấp, không có nghĩa là tách mình ra khỏi đối tượng, không phải là đối tượng hóa. Thái độ vô tư và khách quan giúp cho con người phá vỡ biên giới chủ thể và đối tượng và chính người văn nghệ sĩ được thể nhập vào thực tại. Trong trường hợp này tính chất nghệ phẩm của họ còn hiện thực gấp mười lần những người tự xưng là hiện thực mà luôn luôn bị nô lệ cho kiến chấp cho giáo điều, dù giáo điều duy tâm hay duy vật.

Hơn thế, thực tại không phải chỉ là thực tại xã hội mà còn là thực tại tâm linh nữa. Khám phá tâm linh mình, công việc ấy có khi còn quan trọng gấp ngàn lần công việc khám phá thực tại xã hội. Người văn nghệ sĩ cần tự biết mình, dùng ý thức soi rọi tâm linh mình, tâm linh không phải như sản phẩm của não bộ và thần kinh, không phải như một tấm gương phản ảnh thực tại xã hội, phản ảnh hệ thống sản xuất, mà như một thực tại mầu nhiệm. Nói như thế không phải là nhảy từ khách quan chủ nghĩa đến chủ quan chủ nghĩa một cách đột ngột đâu. Nói như thế là để nêu rõ rằng dù duy tâm hay duy vật, người ta cũng chỉ đi loanh quanh trên ngọn mà không bao giờ tìm tới gốc. Tìm tới gốc thì khách quan chủ nghĩa cũng thế, chủ quan chủ nghĩa cũng thếhiện thực chủ nghĩa cũng thế: sự đối kháng nhau bắt nguồn từ khuynh hướng phân biệt cành lá và bỏ quên gốc rễ. Tìm tới gốc rễ thì chủ quan sẽ không phải để đối lập với khách quan, hiện thực sẽ không phải để đối lập với lãng mạn. Tất cả sẽ tạo nên một hòa điệu và những chống đối những cố chấp sẽ tan biến.

Trong trường hợp chủ quan chủ nghĩa, người ta thường nói rằng các văn nghệ sĩ không thèm đếm xỉa đến thực tại mà cứ ỷ vào thiên tài mình để tưởng tượng và sáng tạo ra những liên quan giả tạo giữa các hiện tượng. Nhưng thực tại tâm linh tự nó không phải là một thực tại sao? Hơn nữa nếu bảo rằng ý thức là tấm gương phản ảnh thực tại xã hội, thì tại sao lại có những tấm gương kỳ cục, nghĩa là những tấm gương không chịu phản ảnh thực tại theo kiểu những tấm gương khác - những tấm gương được tưởng thưởng và hoan hô? Liêu Trai Chí Dị cũng phản chiếu thực tại, không những thực tại tâm lý mà là thực tại xã hội nữa. Ai có chút ít kiến thức văn học cũng phải công nhận như thế. Truyện Trinh Thử của Hồ Huyền Quy và truyện Tây Du Ký cũng vậy. Ai dám nói là chúng không phản ảnh được dù ít dù nhiều cái thực tại xã hội mà trong đó các tác giả đã sống?

Những ai không chịu nói hùa theo đa số thì thường bị lên án là sa vào chủ quan chủ nghĩa. Cái nhìn của đa số đâu chắc đã là cái nhìn sáng suốt nhất. Cái nhìn của đa số không thể nói là cái nhìn khách quan. Khi tôi không chịu tán dương ca ngợi, thì người ta bảo là tôi bôi đen thực trạng bằng cái nhìn chủ quan đen tối của tôi. Cũng như Trần Dần bị mắng là đã bôi đen cái thực trạng đẹp đẽ khi anh viết:

“Tôi bước đi không thấy phố thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ”

Trong khi Tố Hữu được khen là phản ảnh đúng thực tại khi anh ca ngợi:

“Đường ta rộng thênh thang tám thước”.

Thực ra, đường tám thước cũng rộng đấy. Nhưng có khi những con đường rộng mười lăm thước mà có người vẫn cho là hẹp và có khi con đường chỉ có hai ba tấc mà cũng được cho là rộng lắm rồi. Rộng hẹp là tùy theo trường hợp, tâm lý nhận thức. Ai có thể đoán quyết rằng chỉ có những con đường tám thước mới là những con đường rộng?

Khi tôi không chịu đả phá nói xấu những gì anh thích tôi đả phá, thì người ta bảo là tôi tô hồng tô thắm thực tại bằng cái chủ quan lạc quan của tôi. Thực ra trong trường hợp trên, chưa chắc là Trần Dần đã bôi đen, và chưa chắc Tố Hữu đã không tô hồng. Có lẽ thực tại là một cái gì liên hệ vào chủ thể nhận thức, và có lẽ cả hai đều thành thực. Điều đáng nói là nếu quả họ thành thực thì ta phải tôn trọng họ. Còn nếu ta đem một chủ thuyết kinh điển nào ra để phê phán, tán dương hoặc công kích họ thì ta đã xâm phạm vào tự do của họ rồi. Ta tự nhốt ta trong một tháp ngà chủ quan mà ta đặt tên là hiện thực chủ nghĩa. Một thái độ hiện thực chân chính là một thái độ vô tư, khách quan, tôn trọng tự do. Mà muốn có thái độ ấy, người văn nghệ sĩ không thể không tự giải phóng ra ngoài ngục tù cố chấp, cuồng tín. Phải gạt bỏ kinh điển, thần tượng, phải đừng bám chặt vào những giáo điều, những tín ngưỡng siêu hình, phải trở về miếng đất thực nghiệm để học hỏichiêm nghiệm. Muốn phản ảnh trung thành thực tại, dù là thực tại tâm linh hay là thực tại xã hội, người văn nghệ sĩ phải là một tấm kính trung thực, không méo mó trước đã. Do đó, đi sâu vào cuộc đời, tham gia vào cuộc sống đồng lao cộng khổ của quần chúng cũng chưa đủ. Phải giữ cho tâm hồn trung thực nữa. Phải đừng để cho thành kiên cố chấp bưng bít nữa. Phải tự mình là mình nữa. Và do đó, người văn nghệ sĩ phải chú trọng đến sinh hoạt tâm linh trong khi không quên tiếp xúc thẳng với thực tại xã hội đầy dẫy khổ đau, những khổ đau phần lớn đã được gây ra vì cố chấp, thành kiếnđộc tài.

Cho nên ta thấy rằng lột hết những cặp kính màu mà thấy được mặt mũi chân thực của thực tại không phải là chuyện dễ. Tinh thần phá chấp và thực nghiệm của đạo Phật có thể giúp đỡ người văn nghệ sĩ rất nhiều. Đi sâu vào cuộc sống, tham dự vào những xót xa khổ đau của kiếp người là điều cần thiết, đạo Phật công nhận điều đó và khích lệ điều đó. Sự thực thứ nhất trong Bốn Sự Thực Mầu Nhiệm dạy con người xoay lưng về phía siêu hình để mà tỉnh táo nhìn về những cái khổ của nhân loại. Nhiếp pháp đồng sự dạy con người hòa đồng vào khối đại chúng để tìm hiểu mà hướng dẫn họ. Người văn nghệPhật tử cần biết rõ hơn ai hết điều đó. Nhưng người văn nghệPhật tử cũng biết thêm rằng nếu mình không biết rõ mình là ai, nếu mình không nắm chắc được mình thì mình sẽ tự đánh mất mình trong dòng đời phiền tạp, và thay vì chuyển hóa cuộc đời cho tốt đẹp, mình bị cuộc đời chuyển hóa theo nó và cuối cùng trôi giạt theo nó. Cũng vì vậy cho nên người văn nghệ sĩ không thể không học Phật, tham thiền, tĩnh tâm, cầu nguyện.

Không ai không thấy rằng phần lớn các vị thiền sư đạt đạo, như ở Trung Hoa, Nhật BảnViệt Nam chẳng hạn, đều là những thi sĩ hay họa sĩ. Hoa đạotrà đạo cũng là những biểu hiện của Thiền, của sức mạnh tâm linh tự cường và tự tỉnh. Nghệ phẩm của các thiền sư không phải là những bài diễn văn chính trị, không là những bản nhạc thúc đẩy ý chí đấu tranh giai cấp, sản xuất kinh tế, nhưng vẫn là những tiếng nói phô diễn thực tại: thực tại tâm linh nhiệm mầu, phong phú. Thiền sư Bách Trượng vừa thiền định vừa cuốc đất: còn có bài thơ nào tràn đầy tính chất hiện thực hơn thế nữa?

Ngôn ngữ thiền là một ngôn ngữ đặc biệt và chỉ có những tâm hồn phong phú mới có thể tiếp nhận được bản chất nghệ thuật tuyệt vời chuyên chở trong hình thức nghệ thuật ấy. Chỉ tiếc rằng nhóm Xuân Thu Nhã Tập không chịu tu Thiền thành ra không tự bảo vệ mình được một cách danh chính ngôn thuận. Khi bị người ta trách cứ là làm thơ khó hiểu, vô nghĩa, nhóm Xuân Thu Nhã Tập lấy giọng Thiền sư:

“Đừng vội thất vọng vì một bài thơ khó hiểu. Hãy căng lại dây đàn. Hãy đặt mình trong tình trạng có thần trợ. Thiết tha và tin tưởng. Trong sạch mà nhập Thiền. Sẽ trực giác được thơ… Tục nhân không thể giao tiếp với thần linh. Lỗi không phải ở thần linh”.

Lỗi không phải ở thần linh, nhưng lỗi ở nhóm Xuân Thu Nhã Tập: không có bản chất thần bí mà đi tìm một loại ngôn ngữ thần bí thành ra sa vào một chủ nghĩa hình thức lập dị. Nhưng dù sao nhóm Xuân Thu Nhã Tập cũng không phải vì vậy mà bị kết ántrốn tránh sự sống đâu. Họ ham mê sự sống và họ đã làm thơ, đã xuất bản, đã tranh luận. Các Thiền sư, bằng cuộc sống của họ, thơ và họa của họ, đã chứng tỏ sự hiện diện của sức sống tâm linh trong lòng cuộc đời: những đóng góp vô hành của họ, trong nhãn quan đạo Phật, là một thứ đóng góp vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, nguồn đạo đức vô hành được khơi mở từ suối tâm linh ấy cần được lưu nhuận trong cuộc đời và cũng vì vậyvăn nghệ sĩ lại có thêm sứ mạng đem đạo Phật thực hiện an lạc ngay trong lòng cuộc đời. Đạo Phật không sinh ra để được ca tụng, phục vụ mà là để phụng sự con người. Văn học nghệ thuật cũng thế. Chúng ta không thể đem văn nghệ phụng sự cho một đảng phái nào, một chủ nghĩa nào. “Nghệ thuật chỉ phụng sự nỗi thống khổ và quyền tự do con người”, Albert Canmus đã nói rất chí lý. Có những nỗi thống khổ của con người. Những nỗi thống khổ ấy đều có nguyên nhân, trong đó sự kiện tự do bị tước đoạt là một nguyên do quan trọng. Diệt trừ khổ đau và kiến tạo an lạc bằng cách đóng góp vào công việc tiêu hủy ngu dốt, cơ cực, độc tài, cuồng tíncon đường phải đi. Vậy thì quy luật này là quy luật vô cùng đơn giản của Bốn Sự Thực. Và quy luật này là quy luật phổ biến nhất trong các quy luật.

Nhận thức được nguy cơ của những cái nhìn phiến diện, người văn nghệPhật tử luôn luôn mở toang các cánh cửa nhận thức. Đành rằng ta công nhận tầm quan trọng của vấn đề sản xuất kinh tế nhưng ta không nên vì vậy mà quên rằng có rất nhiều vấn đề khác cũng quan trọng như thế, và có khi hơn thế. Đành rằng ta công nhận quy luật tranh chấp giữa giới thợ thuyền và giới tư bản, nhưng ngoài quy luật ấy còn có nhiều quy luật khác nữa của xã hội chúng ta, có khi còn quan trọng hơn. Vậy tại sao ta lại bắt mọi người phải quên tất cả những phần kia của thực tại để chỉ chú ý vào một phần này của thực tại, và để tự dành cho mình cái danh dự là đích thực hiện thực? Nguyên do khổ đau có thể là phân phối lợi tức không đồng đều, có thể là sự bóc lột của tư bản đối với người nghèo. Chúng tôi sẵn sàng công nhận điều đó. Nhưng nguyên do của khổ đau còn là cố chấp, thành kiến, cuồng tín, độc tàitham vọng. Những kẻ thù đó của loài người không phải chỉ đứng về phía giới tư bản. Chúng nằm sâu trong lòng mọi giới, kể cả giới tiểu tư sản, cũng như giới nông dân thợ thuyền. Chính những kẻ thù đó mới là kẻ thù không đội trời chung của con người. Xin đừng giết con người bằng nhân danh, dù là nhân danh hạnh phúc của con người, nhân danh tự do, nhân danh đảng phái hay tôn giáo. Hãy giết tham vọng, căm thùcố chấp – trong ta và trong mọi người.

Người văn nghệPhật tử tiếp xúc với Sự Thứ Nhất để cho tâm hồn rung độngxót thương (bi), nuôi dưỡng xót thương ấy cho lâu bền để biến thành ý chí phụng sự. Người văn nghệPhật tử mở rộng cánh cửa nhận thức để học hỏitrực nhận thực tại (Trí), và can đảm tố cáo những sự thực khổ đau để cùng gây ý thức xây dựng an lạc xã hội mà không sợ hãi bạo lực và khổ đau (Dũng). Người văn nghệPhật tử, được hướng dẫn bởi tinh thần Phật giáo, đóng góp nhận thứcý kiến mình cho giáo hội trong những chương trìnhkế hoạch cải tiến xã hội về mọi mặt sinh hoạt. Người văn nghệPhật tử bằng sáng tạo nghệ thuật, hướng dẫn và giáo dục quần chúng, khiến quần chúng tự nguyện tham dự những công trình xây dựng chung phù hợp với tình thươngtự do. Đó là pháp thí trong nhiếp pháp thứ nhất. Người văn nghệPhật tử không tin ở giải pháp gây căm thù bởi vì căm thù thường đi với tàn bạo. Sức mạnh không phải chỉ có thể tạo được do căm thù. Lòng xót thương (Bi) và tình thương yêu (Từ) là chất liệu tạo nên một sức mạnh không kém gì sức mạnh của biển cả. Sức mạnh của từ bi luôn luôn được soi sáng bởi lý trí mà không phải là một sức mạnh mù quáng. Căm thù thì khó mà sáng suốt được; trong chúng ta ai cũng biết rằng giận mất khôn và mặn mất ngon.

Tình thương và sự cởi mở dễ chiếm được lòng người. Có trong lòng tình thương rồi, người văn nghệPhật tử sẽ đạt được nghệ thuật làm rung động con người một cách dễ dàng. Họ sẽ không chửi mắng công kích một cách thô tục. Họ thực hành ái ngữ, nhiếp pháp thứ ba. Họ chỉ bình tĩnh trình bày sự thực, điều hơn lẽ phải với một ngòi bút ướt mực thương yêu và xót xa.

Cho nên đi vào cuộc đời, văn nghệ đạo Phật mang theo cảm thông, cởi mở và tình thươngtiêu chuẩn của người văn nghệPhật tửTứ Nhiếp Pháp: Bố Thí, Ái Ngữ, Lợi Hành và Đồng Sự.

Văn nghệ biểu hiện sinh hoạt hoặc tâm linh hoặc xã hội phải được thực hiện trong những hình thức khế có. Đại chúng hóa văn nghệ cũng là tuân theo nguyên tắc khế cơ của đạo Phật để văn nghệ có thể có tác dụng mạnh mẽ trong đa số quần chúng Việt Nam. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tất cả các văn nghệ sĩ phải làm nhất loạt như nhau: mỗi lĩnh vực cần có văn nghệ sĩ cho lĩnh vực ấy, tuy rằng đại chúng đòi hỏi sự có mặt của một số đông văn nghệ sĩ bên cạnh họ.

Cố nhiên người văn nghệ sĩ không nhất thiết cần phải viết những bài thuyết pháp, những mẩu chuyện thiện ác nghiệp báo mới được gọi là phục vụ cho lý tưởng đạo Phật. Người văn nghệPhật tử có thể vẽ tranh hài hước, có thể viết tiểu thuyết trang trong các nhật báo, có thể soạn dân ca… và đề tài sẽ là đề tài lấy trong cuộc sống hàng ngày. Ngòi bút sẽ chẳng bao giờ hạ xuống để viết hay vẽ những gì khích động dục vọng thấp hèn. Ngòi bút sẽ ca ngợi tình thương yêu, sẽ gây ý thức cho quần chúng về những khổ đau hiện thực của cuộc đời, động viên quần chúng đứng dậy trong công cuộc cách mạng xã hội để cải tiến đời sống đang đầy dẫy khổ đau. Sức mạnh của lòng xót xa và tình thương yêu có thừa năng lực dựng quần chúng dậy trong một niềm tin vào tự lực của mình và vào ngày mai. Lòng xót xa ấy, tình yêu thương ấy và niềm tin tưởng ấy là những hoa trái tốt đẹp nhất mà người văn nghệPhật tử có thể hiến tặng.

Tỉnh táo trong ý thức về Sự Thực Thứ Nhất, người văn nghệPhật tử sẽ không thể không đứng trong hàng ngũ của chủ nghĩa chân hiện thực. Do đó, mà người văn nghệPhật tử không xa lìa quần chúng. Và cũng nhờ thái độ khiêm cung cởi mở sẵn sàng học tập mà người văn nghệPhật tử sẽ không như những con người tuy rằng đứng ngay trong môi trường sinh hoạt của quần chúng mà không thể nào hiểu được quần chúng, vì lẽ những cái vỏ cố chấpcuồng tín đã khép họ lại thật chặt cho đến nỗi bất cứ sự xúc tiếp nào cũng trở thành vô hiệu.

Những văn nghệ sĩ nào đã đi thật sâu trong phạm vi sinh hoạt tôn giáo cũng cần chú trọng đến sự cải tiến nền lễ nhạc kiến trúc và mỹ thuật tôn giáo. Lễ nhạc, kiến trúc và mỹ thuật tôn giáo cần biểu lộ tinh thần trí dũng của đạo Phật và công việc này còn có giá trị mười lần hơn những bài thuyết pháp hùng hồn. Nhìn một tượng Phật còn xấu hơn cả hình người, nhìn một ngôi chùa kiến trúc còn rườm rà vá víu hơn cả một cái rạp hát, nghe những bài nhạc và lời tụng còn chát chúa ồn ào hơn cả một bài hát thế gian, ai cũng có quyền nghi ngờ thực chất của đạo Phật. Người văn nghệPhật tử chân chính sẽ phải có mặt ở mọi lĩnh vực sinh hoạt để mà chỉnh đốn lại mọi lệch lạc và đảm nhiệm lấy trách vụ nói lên bằng ngôn ngữ nghệ thuật của mình tiếng nói của đạo Phật trong cuộc đời.

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191108)
01/04/2012(Xem: 36681)
08/11/2018(Xem: 15348)
08/02/2015(Xem: 54615)
Khi ngày bầu cử đến gần, nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc trò chuyện chính trị, đôi khi khiến chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc muốn nổi giận, muốn văng tục và chửi thề như nhiều chính trị gia Hoa kỳ ngày nay khi vận động tranh cử thường dùng “chữ F”. Mặc dù cảm giác đó có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể gây tổn hại lâu dài cho tâm trí, cơ thể và các mối quan hệ của chúng ta. Vậy, chúng ta có thể làm gì với sự tức giận mà chúng ta có thể phải trải qua trước tình hình chính trị ngày nay?
Thư Ngỏ của Tỳ kheo Thích Giác Tâm Thế danh: Trương Mậu Nam Hiện trụ trì tại: Chùa La, thôn Cẩm Liên, xã Cẩm La, Tx Quảng Yên, T Quảng Ninh, nước Việt Nam Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão Yagi quá mạnh đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh nên chùa con bị thiệt hại nặng nề. Trụ xứ chúng con có 9 chú tiểu là trẻ mồ côi con nhận cưu mang nuôi dưỡng, đang ở mái che tạm.