Giải Thoát Trong Phật Giáo

04/01/201112:00 SA(Xem: 108387)
Giải Thoát Trong Phật Giáo
phatthanhdao-01

GỈAI THOÁT TRONG PHẬT GIÁO
HT. Thích Thiện Siêu

Giải thoát

Giải thoát là một thắng đức trong ba đức của Phật: Pháp Thân, Bát Nhã, Giải thoát. Nếu như ba thắng đức ấy hoàn toàn viên mãn thì gọi là Phật. Vậy nên giải thoát hoàn toàntuyệt đối là sự chung kết của Phật Đà, cũng là chỗ xu hướng chung của mọi loài chúng sanh. Không những nhân loại mà loại nào cũng thế vì đang ở trong mê lầm đau khổ nên đều có quan niệm lánh khổ tìm vui, mong cầu giải thoát. Cũng vì vậy người đời thường gọi Đạo Phật là đạo giải thoát chung cho tất cả chúng sanh, hay gọi là tôn giáo của chúng sanh đau khổ.

Nhưng trừ các bậc đã cứu cánh giác ngộ, thì chúng sanh mấy ai đặng giải thoát? Tuy hết sức mong cầu mà vẫn luôn luôn sống trong cảnh ngộ ngang trái khổ đau. Nguyên dochúng sanh chỉ biết tìm giải thoát nơi bên ngoài mà không tìm giải thoát chính ở nơi mình. Chính ta là nguyên nhân, là hình ảnh của đau khổ, mà ta cũng là nguyên nhânhình ảnh của giải thoát. Nếu không thâm nhập sự thật ấy thì chưa thể giải thoát chơn thật hoàn toàn. Thế nên bản hoài của Phật xuất thế là cốt dạy chúng sanh diệt bỏ mê lầm, giác ngộ chân lý, và đem an vui đến cho mọi loài. Ngài không quan tâm đến sự khoái lạc huy hoàng của một đế vương, không dừng chân trong rừng khổ hạnh, cũng không thỏa mãn với những cõi trời Tứ thiền, Tứ không mà các hàng ngoại đạo đều cho là nơi rốt ráo cuối cùng của đạo họ. Bao nhiêu nỗi vui đẹp ở những chỗ ấy đối với Ngài đều là cái vui trá hình, chưa phải là dứt hẳn được mê lầm, giải thoát ngoài vòng luân hồi sanh tử.

Mục đích của người theo đạo Phậtsự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹpnhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật. Trái lại như Ngài Lục Tổ nói trong Kinh Pháp Bảo Đàn: "Nếu tự tánh chân thật đang mê thì phước nào cứu đặng?" Nhưng giải thoát hoàn toàn là thế nào? Muốn hiểu, trước cũng nên biết thế nào là giải thoát chưa viên mãn.

Giải Thoát Hoàn Cảnh

Hoàn cảnh bên ngoài vẫn gây nên đau khổ, cho nên tất cả chúng sanh đều cần đến sự giải thoát cho mình trong đời sống hiện tại, nghĩa là được sống với quyền sống rộng rãi thiêng liêng của mình đang ở giữa cõi trần này, mà không bị kềm hãm trong sự bất công mạnh hiếp yếu, khôn hiếp dại, lớn hiếp bé v.v... Có hai cách giải thoát khỏi những ràng buộc đau khổ của hoàn cảnh đối với bản thân:

1. Cải tạo hoàn cảnh vật chất cho thật hết sức tốt đẹp như xứ Bắc Câu Lô Châu theo trong kinh Phật dạy. Nhân loại ở đây chẳng có đâu bằng, vì ở đây nhân loại đã đến trình độ văn minh vật chất cực điểm. Đồ ăn mặc khí dụng lúc nào cũng sẳn sàng để cho người ta dùng tùy ý, không cần làm việc mà không thiếu thốn, không lập cơ quan cai trị mà vẫn đặng thuận hòa an ninh, cho đến sanh con đẻ cái chỉ do công chúng nuôi, không nhọc nhằn cha mẹ cấp dưỡng. Họ đẹp đẽ, họ mạnh mẽ, họ giàu sang, họ trường thọ, không bị điều chi đau khổ. Nhưng Phật kết luận sanh về Bắc câu lô châu là một cái nạn, vì ở đấy người chỉ biết đắm say theo vật dụng không phát đạo tâm và thường phải sa đọa.

2. Không chú trọng đến hoàn cảnh bên ngoài như những người xuất gia trong Phật giáo, họ ẩn mình vào nơi thanh vắng của chùa chiền, rừng núi, thâu hẹp đời sống vật chấtmở rộng đời sống tinh thần. Vật chất phồn hoa đối với họ là mồi ngon của dục vọng, trợ lực của cạnh tranh, và nhân đó chúng sanh sẽ gieo trồng ác nhân mà sẽ nhận lấy ác quả, vật chất đã không hay nên cần phải xa lìa để huân tu về đạo lý. Đến khi đời sống vật chất trở nên món đồ phụ thuộc hẳn, thì không cần lợi danh vinh nhục gì bên ngoài đến ràng buộc và lay chuyển. Sánh với hạng trên thì hai đàng khác nhau, một bên tìm sống trong vật chất đầy đủ, một bên không quan tâm đến vật chất bên ngoài. Cả hai đều mới đến phương diện của giải thoát, giải thoát về hoàn cảnh.

Giải Thoát Về Tự Tâm

Tuy đã vượt khỏi những ràng buộc của hoàn cảnh chi phối bên ngoài nhưng bên trong còn bao nhiêu giống phiền não si mê thì vẫn chưa thoát hết nỗi thống khổ lớn lao và vững chắc do chúng gây nên, đấy là vì thấy có ta và có mọi vật. Tại sao mà giận? Tại thấy có ta và có mọi vật, tức đã nhận không làm có, nhận giả thành chơn nên mới có đau khổ. Chúng sanh hàng ngày, suốt từ sáng đến tối, thức cũng như ngủ chỉ sống với giả tướng giả danh chứ chưa bao giờ được chứng nhập với sự thật. Trái lại còn cho bao nhiêu giả ảnh ấy là thật, dùng ý thức phân biệt, để đòi hỏi tham lam, giận hờn và nghi hoặc. Không nhận sự vật một cách khách quan lại thêm vào chủ quantư kiến nên mãi mãi mê lầm. Tất cả phiền não từ đó mà ra thì tất cả buộc ràng đau khổ cũng từ đó mà sanh trưởng, nếu quan sát biết rõ ràng tất cả, dù hiện tượng, trừu tượng, khái niệm v.v... đều là giả dối, biến tướng của thức tâm, thì mê lầm bị tiêu diệt, trí tuệ hiện ra ứng hợp với thật lý thật sự, và đồng thời những đứa con đẻ của mê lầm như phiền não, như nghiệp, như khổ đều bị tiêu tangiải thoát luân hồi sanh tử. Nghĩa là giải thoát tất cả nhiễm ô trược ác, tất cả những gì của tam giới chúng sanh hiện đang chịu...

Giải Thoát Hoàn Toàn

Dứt bỏ mọi điều triền phược nơi tự tâm, thoát khỏi chốn lao tù ba cõi là một công trình lớn lao thiết thực, nhưng chưa phải là tuyệt đối hoàn toàn, chưa phải đã phá hết mê lầm thầm kín nhỏ nhiệm, đến đó chỉ phá được mê lầm về nhân ngã mà vẫn còn mê lầm về pháp ngã, nên phần trí giải cũng như phần thực hành còn ở trong vòng tương đối cả. Trí giải tương đối vì còn thấy có giải thoát và chưa giải thoát, đau khổ và an vui, Niết bànsanh tử, thực hành tương đối chỉ vì cải thiện hành vi xấu xa nơi mình mà tự giải thoát hành vi cá nhân còn e dè chướng ngại, chưa đủ năng lực tự tại ra vào chỗ uế trược khổ não, cũng như ra vào chỗ thanh tịnh an vui để hành động những công việc lợi lạc vị tha mà không bị nhiễm trước. Trái lại giải thoát hoàn toàntuyệt đối thì trí thức không còn bị thời giankhông gian hạn chế, không còn bị tâm lý sanh lý tầm thường chi phối. Trí tuệ đã chứng nhập nhân tướng của sự vật rồi nên tất cả cảnh giới đều vô ngại hiện ra trong trí Bát nhã viên dung, ngoài trí không có cảnh, ngoài cảnh không có trí , cảnh trí đều như như thì đối với uế cũng như với tịnh, ở trong sanh tử cũng tức an trú Niết bàn không thấy có chi sai khác phải bị buộc ràng, hay tìm cách giải thoát ra ngoài ba cõi. Như kinh Duy Ma Cật nói: "Không xa lìa văn tự tức là tướng giải thoát". Nhưng được giải thoát ấy chỉ là các vị Pháp thân Bồ Tát và các Đức Phật. Chư Phật tức như Chân như tự tánh mà luôn luôn khởi diệu dụng độ sanh, thi hành tất cả thiện sự, dù ở địa ngục, dù ở chư Thiên, dù ở Niết bàn hay sanh tử, cũng như hoa sen sinh ở trong bùn. Giải thoát tất cả mà không thấy có tướng giải thoát, tự tại trong công việc lợi tha, không phân biệt thân sơ, không có nhân ngã, tuy hướng dẫn mọi ngườimọi người không nhục, trên tất cả chúng sanhchúng sanh không cảm thấy nặng nề, thế thì còn chi ràng buộc mà không phải là giải thoát hoàn toàn tuyệt đối? Trở lại với trên kia, thấy hạnh phúc khoái lạc của phàm phu chưa phải là giải thoát, cho đến cảnh giới của Niết bàn xuất ly sanh tử của nhị thừa cũng chưa phải giải thoát hoàn toàn, chỉ duy có Đức Phật mới được như thế. Nhưng nếu trong hành vi cũng như ý nghĩ của ta mà có được đôi phần đức tính của cái chơn giải thoát ấy thì mới thật là ta có giải thoát, thiệt an vui và lợi ích thực sự cho tất cả mọi người mọi loài.

Trích Tập Văn Phật Đản, số 20, 1991

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190714)
01/04/2012(Xem: 36314)
08/11/2018(Xem: 14987)
08/02/2015(Xem: 54147)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.