Tình Thầy Trò

16/01/201112:00 SA(Xem: 17728)
Tình Thầy Trò


THẦY LÀ NGỌN HẢI ĐĂNG

Thích Thông Huệ
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2006

TÌNH THẦY TRÒ

Ngày xưa, chịu ảnh hưởng Nho giáo, người Việt Nam ta rất kính trọng thầy, tôn thầy lên địa vị thứ hai sau nhà vua, trên cả cha và mẹ, theo tinh thần Quân - Sư - Phụ. Ngày lễ tết, học trò thường đến nhà thầy chúc mừng, thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với người đã giúp cho mình hành trang cần thiết để bước vào đời một cách tự tin và vững chãi.

Không những học trò tôn kính thầy, các bậc phụ huynh cũng xem thầy là người ơn của gia đình dòng họ. Học trò thi đậu, lúc vinh quy bái tổ cũng đến tạ ơn thầy, vì nhờ thầy mà mình được hiển đạt như ngày nay. Ông Chu Văn An, một nhà giáo lẫy lừng về kiến thức, về đạo đức và về phong cách sống, đã được môn sinh vô cùng tôn trọng. Học trò cũ của ông đã làm quan lớn trong triều đình, khi phạm sai lầm vẫn bị ông gọi về nghiêm khắc dạy bảo; người học trò một mực cúi đầu nhận lỗi, không dám cãi lại một lời.

câu chuyện kể về một người đã thành đạt, một hôm cùng đứa con trai về làng thăm thầy cũ. Đến một căn nhà tranh đơn sơ, hai cha con gặp một ông lão mắt đã lòa, chống gậy dò từng bước quanh sân. Người cha vội tiến đến cầm tay ông lão, thưa rằng:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ?

Ông lão bỡ ngỡ:

- Xin lỗi ngài, ngài là ai ?

Người cha ứa nước mắt, ôm chầm ông lão:

- Thưa thầy, con chính là X, đứa học trò ngỗ nghịch của thầy. Ngày xưa, thầy nhiều lần phạt con về tội trốn học rong chơi, quậy phá làng xóm. Nhờ thầy nghiêm khắc dạy dỗ, nay con đã thành danh. Con không dám quên ơn thầy, nên tìm dịp về đây thăm viếng thầy.

Nói xong, người cha quay lại bảo con trai:

- Nếu không có thầy, cha không thể nào được như ngày nay. Công ơn thầy như trời biển, không những cha phải nhớ suốt đời, mà con cũng phải khắc ghi mãi mãi.

Những câu chuyện cảm động như trên, chúng ta đọc thấy rất nhiều trong văn học Việt Namthế giới. Chỉ đáng buồn là trong thời đại bây giờ, tình thầy trò không còn sâu đậm thiêng liêng như thế nữa. Báo chí đã đăng tải nhiều trường hợp học trò đánh thầy cô giáo, thậm chí có nhiều phụ huynh bênh con cháu mình, đón đường hành hung thầy. Tại một lớp học bên Mỹ, một học sinh mới 12 tuổi đã dùng súng bắn thầy thiệt mạng, chỉ vì một nguyên nhân rất nhỏ: thầy đã phê bình em trước cả lớp, vì trong giờ thầy giảng bài, em lại đem truyện ra đọc! 

Hai mặt trái và phải của tình thầy trò, thật ra trong thời nào và ở đâu cũng có, tùy trình độ đạo đức của xã hội, sự giáo dục của gia đình và sự tự kỷ của bản thân. Việt Nam ta có Ngày Nhà Giáo 20/11, một ngày để các bậc phụ huynh và học sinh nhớ nghĩ đến công ơn thầy cô, để thể hiện lòng biết ơn ấy bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên, không phải đợi đến ngày nầy ta mới nghĩ đến thầy, cũng không phải tượng trưng tình cảm thầy trò bằng vài món quà nhiều khi chỉ mang tính hình thức, mà sự biết ơn ấy phải được biểu hiện trong suốt cuộc đời, bằng tất cả tấm lòng chân thật của ta.

Nếu cha mẹ có ơn sinh thành dưỡng dục, thì thầy cô có công dạy dỗ ta trở thành người có ích cho xã hội. Từ khi ta còn là đứa trẻ trong trắng như tờ giấy mới, chính thầy đã cầm tay ta, uốn nắn từng nét chữ đầu đời; chính thầy đã dạy cho ta những bài học vỡ lòng, giúp ta tiếp cận với tri thức thế gian. Dù sau này ta trở thành một nhà bác học, một thương gia giàu có, hay một chính trị gia lỗi lạc, ta cũng nên nhớ về người thầy đầu tiên với lòng kính trọngbiết ơn tha thiết. Có dịp gặp lại thầy ta vẫn là đứa học trò nhỏ ngày nào; và đồng thời phải dạy cho con cháu ta hiểu rằng, nếu không có những ông giáo già mộc mạc ở mái trường tiểu học đơn sơ cũ kỹ, ta đã không trở thành nhân vật có địa vị trong xã hội hôm nay.

Đối với người Phật tử, bên cạnh tình thầy trò ngoài đời, chúng ta còn cảm nhận sâu sắc ân nghĩa của thầy dạy đạo. Cha mẹ và thầy giáo thế học có công nuôi dưỡng thân xác, đào luyện tâm hồnnâng cao trình độ kiến thức cho ta; nhưng đó chỉ là thân ngũ uẩn sinh diệt nay còn mai mất, chỉ là kiến thức vay mượn khi đúng khi sai. Còn người chỉ cho ta phương pháp tu hành thoát khổ và vĩnh thoát sinh tử, nuôi lớn thân huệ mạng bất sinh bất diệt, chính là vị thầy đạo học. Công ơn ấy gẫm ra còn nặng gấp bao lần những ân tình ân nghĩa nói trên. 

Thông thường, chúng ta hay xem trọng ngày sinh, xem lễ sinh nhật là một trong những ngày lễ lớn của gia đình. Ít có ai nhớ kỹ ngày mình quy y Tam Bảo, thời điểm đầu tiên sinh ra thân huệ mạng của mình. Lẽ ra, ngày chúng ta trở về nương tựa ba ngôi báu Phật – Pháp – Tăng phải là ngày quan trọng nhất của một người Phật tử, vì đó là ngày chúng ta thật sự sinh ra một cách có ý nghĩa. Và cũng vì thế, vị Bổn sư truyền giới đại diện Tăng Bảo khai sinh cho ta, phải được tôn kính, biết ơn trong suốt cuộc đời.

Có người thích quy y một vị tu sĩ đạo cao đức trọng, có danh tiếng, và lấy đó làm điều hãnh diện. Có người trước đã từng quy y, sau thấy thầy khác nổi tiếng hơn, lại tìm đến xin quy y lần nữa. Có người trong quá trình theo Bổn sư tu học, thấy thầy mình có biểu hiện nào đó làm mình không hài lòng, quay ra chê bai phỉ báng. Đây là hành vi không nên có đối với người Phật tử. Chúng ta quy y Tam Bảo vì không muốn làm kẻ cùng tử lang thang, nguyện từ nay trở về nương theo Phật, theo giáo pháp của Phật tu hành.

Đức Phật đã nhập diệt, giáo pháp của Ngài được truyền trao qua trung gian những vị tu sĩ là những Trưởng tử Như Lai. Khi đối trước một vị thầy phát nguyện thọ tam quy ngũ giới, chúng ta không chỉ quy y với cá nhân vị ấy, mà là quy y với cả ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng. Cho nên, một mặt ta có quyền lựa chọn Bổn sư là người tài đức có thể hướng dẫn ta tu hành theo chánh pháp; nhưng mặt khác, ta không nên so sánh thầy mình với các thầy khác theo ý nghĩa hơn thua. Thật ra, duyên thầy trò không phải chỉ một vài đời mà được thiết lập. Phật dạy, người cùng đi chung một chuyến đò là đã có duyên với nhau 500 kiếp, huống gì duyên sư đệ, phải sâu đậm thế nào để thầy trò hạnh ngộ ở kiếp này.

Vì sao chư Tăng ni được tôn xưng là Tăng Bảo, chỉ sau hai ngôi báu Phật và Pháp, trong khi các vị ấy cũng là những người bình thường với đầy đủ hai thuộc tính hướng thượnghướng hạ của một con người ? – Bởi vì các vị là những nhân vật cụ thể mà ta có thể tiếp xúc được, học hỏi được; và thông qua các vị, ta tiếp cận với giáo lý nhà Phật, theo gương Đức Phật tu hành, một ngày nào đó nhận ra Phật tâm sẵn đủ. Các vị là những sứ giả trao truyền chánh pháp của Đức Phật, nên là đại diện cho cả ba ngôi báu. Bằng thân giáo và khẩu giáo, các vị có thể tác động trực tiếp vào tâm thức chúng ta, dắt dẫn chúng ta đi theo con đường sáng Đức Phật đã đi và đã đến đích.

Hiểu theo sự tướng, Tăng-già (Sangha) là tập thể những vị tu sĩ xuất gia, sống trong tinh thần thanh tịnhhòa hợp. Hiểu theo lý, tăng chúng gồm những vị đã thành tựu chánh tri kiến, tức có cái thấy biết như thật về tất cả pháp thế gianxuất thế. Nói khác đi, Tăng-già được hình thành từ nội dung tâm chứng của từng cá thể trong đời sống tập thể. Hiểu sâu thêm một mức, Tăng-già chính là biểu tượng tôn quý nhất trong chiều sâu thẳm vô ngôn của bản thân chúng ta, nghĩa là tự tánh thanh tịnh vốn đủ của muôn loài.

Cho nên, chúng ta quý kính Tăng Bảo không chỉ là tôn trọng một cá nhân nào đó trong tập thể Tăng-già, mà còn là nhớ lại và sống với bản tâm hằng hữu của chính mình. Đảnh lễ một vị tu sĩ với tất cả lòng thành, chúng ta đã đảnh lễ cả Tam Bảođảnh lễ chính ngay bản tâm hằng hữu ấy. Ngược lại, buông lời chê bai phỉ báng chư vị Tăng ni, chúng ta đã tự phỉ báng chính bản tâm mình, và vô tình đóng kín cánh cửa dẫn đến giác ngộ giải thoát.

Đức Phậtbài kệ:
Nói nhiều lời hư vọng
Thêm huyễn hoặc cuồng si
Học ít nhưng tâm đắc
Mới là bậc hộ trì.

Nhiều vị cưtại giatrình độ kiến thức thế gian, có địa vị cao trong xã hội, lại nghiên cứu nhiều về Phật phápphát tâm hộ trì Tam Bảo. Đây là điều rất đáng quý, vì các vị ấy có đủ điều kiện hơn ai hết để hỗ trợ quý thầy trong công cuộc hoằng truyền chánh pháp. Tuy nhiên, càng đi chùa nhiều năm, càng làm nhiều Phật sự và càng là hộ pháp đắc lực, chúng ta càng nên cẩn trọng, luôn tự phản tỉnhcảnh giác với tư tưởng công thần.


Bởi vì, khi làm được nhiều việc lợi ích cho đạo, được mọi người kính nể, được quý thầy trân trọng, chúng ta đôi khi tự cho mình có phước duyên hơn người khác. Từ đó, ngã chấp ngày càng lớn, thấy mình hơn các bạn đồng tu, thậm chí tài giỏi hơn cả quý thầy. Từ ý nghĩ đưa đến lời nói cống cao ngã mạn, tạo khẩu nghiệp cuồng si huyễn hoặc như khoe mình chứng đắc, vô tình đường tu ngày càng đi xuống mà không hay. Đây là điều rất đáng tiếc. Cho nên, thà rằng học ít, biết mình kém cỏi, luôn khiêm cung gắng tu gắng học, gắng làm tất cả công việc được giao một cách chu toàn; những người ấy mới đúng là bậc hộ trì chánh pháp.

Tăng sĩ được phân ra ba hạng: Thánh tăng, Hiền tăng và Phàm phu tăng. Chúng ta không thể dùng nhục nhãn và sự hiểu biết giới hạn của mình mà nhận địnhphân biệt được hành trạng và nhân cách của các vị. Nhìn chung, trong thời mạt pháp này, các vị tu sĩ vẫn chỉ là những chúng sanh vẫn còn tập khí của phàm phu; chỉ khác ở chỗ các vị đang từng bước đẩy lùi phiền não ma chướng, từng bước đi trên lộ trình hướng đến lý tưởng Giác ngộGiải thoát mà các vị đã từng thệ nguyện lúc mới xuất gia.

Chúng ta không nên đòi hỏi thầy mình phải hoàn hảo như Hiền như Thánh, vì liệu chúng ta có đủ phước duyên làm đệ tử của các bậc Hiền Thánh Tăng chăng? Chúng ta cũng không nên nhìn vào một số biểu hiện tập khí nơi thầy mà đánh giá phê bình, vì quá trình tu tập của thầy vẫn còn đang tiếp diễn; miễn thầy dạy ta đúng chánh pháp, ta theo lời dạy ấy tu hành được nhiều kết quả tốt. Thầy trò cùng tu, cùng sống trong đạo tình đạo vị dưới hào quang của chư Phật Bồ-tát, có phải hay hơn là cứ mãi soi mói lỗi lầm của người mà quên mất những khuyết điểm của chính mình. Phật đã dạy: “Trạng thái xấu xa mà ta nhìn thấy nơi người khác chỉ phản ảnh bản chất của chính ta”.

Nếu tâm ta thanh tịnh trong sáng, vạn pháp dưới mắt ta đều toát ra vẻ an bình, mọi người chung quanh ta đều tốt đẹp dễ thương. Nếu tâm ta nhiều phiền não cấu uế, ta sẽ thấy trên đời nầy không có gì đẹp cả, không một ai tốt cả - ngoài ta. Mặt khác, người cư sĩ tại giagiữ giới nghiêm cẩn bao nhiêu, dù kiến thức bác lãm cỡ nào, dù tinh tấn công phu đến mấy, cũng không thể có môi trường sống thanh tịnh như trong các tự viện, không thể cởi bỏ những ràng buộc lo toan cho sinh kế, không thể vượt thoát những hệ lụy tình cảm gia đình quyến thuộc; và nhất là không thể giữ hạnh tu như người xuất gia. Vì thế, bằng thái độ hiểu biết, khiêm cung và quí kính chư Tăng ni, bằng sự phản tỉnh thường xuyên để nhận diệnchuyển hóa những ý niệm lệch lạc xấu ác, chúng ta sẽ có một sức mạnh tự nội để giải thoát khỏi những định kiến phân biệt hẹp hòi, ngã chấp dần dần giảm thiểu, và chúng ta có thể sống hòa hợp thanh tịnh trong bất cứ tập thể nào.

Thiền sư Ajahn Chah, Cố Viện chủ Thiền viện Wat Pah Pong Thái Lan và một số Thiền viện khác ở Âu Mỹ, có lối dạy môn sinh rất kỳ đặc. Nhất là đối với những đệ tử xuất cách, Ngài thường chê bai thậm tệ trước mặt mọi người. Một lần, trước đông đảo Phật tử Tây phương và bản xứ, Ngài phê bình Đại đức Thitappo – đệ tử thân cận của Ngài - là “Người đần độn nhất”. Vài hôm sau, Ngài hỏi Đại đức

- Hôm trước tôi nói vậy, ông có giận tôi không?

Đại đức cung kính đáp:

- Làm sao con có thể giận Ngài ? Giận Ngài thì có khác chi nổi giận với một ngọn núi ?(*)

Đây là một bài học lớn dành cho người xuất gia trong quan hệ giữa thầy và trò. Nếu người cư sĩ chỉ mang ơn dạy bảo của thầy, thì những tu sĩ còn mang thêm trọng ân nuôi nấng. Công ơn giáo dưỡng của Bổn sư - vừa dưỡng dục thân ngũ uẩn sinh diệt, vừa nuôi lớn thân huệ mạng cho ta, quả là nghĩa ân cao trọng khó đền. Chúng ta khi bái sư làm lễ thí phát là đã trao trọn đời mình cho Bổn sư, một lòng hiếu kính quy thuận Người, nguyện luôn tinh tấn tu hành theo lời Người chỉ dạy; khi có kết quả lại nối nghiệp Bổn sư mà tiếp tục truyền trao cho người kế tiếp, để mạng mạch Phật pháp mãi mãi trường tồn.

Ngày xưa, mỗi vị thầy có một cách dạy đệ tử khác nhau, nhất là những vị Thiền sư xuất cách. Nhưng dù thầy nghiêm khắc quở phạt bao nhiêu, các đệ tử cũng vẫn một lòng thờ kính thầy, không dám khởi niệm oán trách. Nhờ vậy, các vị ngộ đạo nhanh chóng, và lúc ấy càng thấy công ơn thầy quả bao la như trời biển. Môn sinh của Thiền sư Lâm Tế thường bị thầy cho ăn gậy và nghe hét điếc tai, thế mà hội chúng luôn đông đảo, tinh cần tu học, nên trãi qua hơn 40 đời, dòng Thiền Lâm tế vẫn còn tươi nhuận luân lưu cho đến bây giờ.

Quý thầy ngày nay do khế thời khế cơ, không thể giáo dục đồ chúng bằng những phương tiện kỳ đặc như thế; nhưng nhiều khi muốn đệ tử mau tiến bộ nên cũng phải la rầy quở phạt, có lúc phải trấn áp bằng khẩu lệnh. Nếu người đệ tử khiêm cung quy thuận, sẽ mau tăng tiến trên đường đạo vì đã biết dẹp bỏ ngã chấp. Ngược lại, nếu người đệ tử còn thấy tự ái bị tổn thương, còn khởi niệm trách hờn bội bạc, ấy là đã gieo nhơn xấu.

Chưa nói đến những người, vì giận thầy không thoả mãn một điều ước muốn của mình nên rời chùa bỏ chúng đi nơi khác, lại còn đặt chuyện bôi nhọ chống đối thầy. Người đệ tử ấy, dù ôm ấp điều ước muốn hợp lý, cũng vì tạo nghiệp bất thiện mà đóng bít cánh cửa giải thoát. Trọng thầy mới được làm thầy; chúng ta muốn làm thầy nhưng đối với Bổn sư không trọn tình trọn nghĩa, làm sao ta có thể nhận được quả tốt về sau?

Khoa học ngày nay tiến bộ vượt bậc, con người cần có kiến thứctri thức để hòa nhập với xã hội, với cộng đồng. Người xuất gia cũng cần có số vốn thế học và đạo học khả dĩ mới có thể hướng dẫn Phật tử - vốn có nhiều người trí thức - tu hành theo chánh pháp, mới có thể thăng tòa thuyết giảng. Chúng ta cần phân biệt hai hạng người: Học giảhành giả. Học giả là người có sự nghiên cứu sưu tầm công phu trên sách vở, có kiến thức uyên bác về một lĩnh vực thuộc phạm vi chuyên môn của mình.

Nhà Phật gọi kiến thức ấy là Trí hữu sư, trí tuệ nhờ thầy mà có, vay mượn góp nhặt từ bên ngoài. Nó có tính chất sinh diệt và hạn cuộc, vì có thể đúng trong thời điểm này, ở địa phương này, nhưng lại sai trong thời điểm khác, địa phương khác, nên gọi là Chân lý tương đối. Người tu Phậtthể không phải là học giả nhưng luôn luôn phải là Hành giả - người thực hành công phu tu tập. Khi vị ấy công phu đắc lực theo tiến trình Tam vô lậu học sẽ phát sinh trí tuệ - Ấy là Trí vô sư, trí tuệ không nhờ thầy mà nhờ tự thân dụng công, nhờ giữ Giới mà có Định, nhờ Định mà phát Tuệ.

Chính Trí Vô Sư mới là sự nghiệp cao cả và đích thực của đời tu, vì nhờ đó ta mới nhận rõ chân lý tuyệt đối, mới có cái nhìn thấu thể về bản chất thật sự của muôn pháp. Điều này giải thích tại sao Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền trao y bát cho cư sĩ Huệ Năng, một người không biết chữ nhưng ngộ đạo làm Lục Tổ; mà không truyền cho Thượng toạ Thần Tú, một bậc có kiến thức thế học và đạo học cao siêu, Giáo thọ sư của 500 đồ chúng.

Hiểu rõ sự quan trọng và thiết yếu của sự thực hành công phu, chúng ta nên thầm hội ý Bổn sư nếu Người không cho phép ta theo đuổi việc học bên ngoài. Các vị Thầy thường xét khả năng và căn tánh của môn đồ để hướng dẫn việc tu học và hướng đi đúng đắn cho từng người, nhưng không ai không muốn cho học trò mình đạt nhiều kết quả tốt. Không hiểu thâm ý thầy, tình thương của thầy, lại đâm ra giận trách, vô ơn; tội lỗi như thế thì bao nhiêu học vị, bao nhiêu bằng cấp có thể nào hoá giải được chăng?

Ngày Vu Lan được xem như một lễ hội văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, vì nhắc nhở tinh thần báo hiếu báo ân, những tình nghĩa không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Trong đó, có những ân nghĩa của những người thầy dạy ta từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành, từ những kiến thức thế gian đến lộ trình tu tập xuất thế gian. Có thể nói, tuy mỗi người chúng ta chỉ có cha và mẹ, nhưng thực ra ta có đến 4 vị thầy: Một là những bậc sinh thành, hai là những người nuôi dưỡng ta khôn lớn, ba là những vị thầy dạy ta từ việc đời đến việc đạo, và bốn là tất cả những người đã từng tiếp xúc với ta, hơn một lần vô tình hay hữu ý đã dạy ta cách đối nhân xử thế. Làm người có đạo đức, chúng ta không thể quên ơn của bốn vị thầy ấy; và bằng mọi cách trong khả năng của mình, phải báo đền ân nghĩa của các Người, dù chỉ trong muôn một.

Vi tính: Nguyên Trang 
 

Người gửi bài: Toàn Trung

07-14-2007 10:23:45

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190721)
01/04/2012(Xem: 36316)
08/11/2018(Xem: 15002)
08/02/2015(Xem: 54157)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.