Bốn Pháp Thiền Bảo Vệ

28/01/201112:00 SA(Xem: 19866)
Bốn Pháp Thiền Bảo Vệ

Bốn Pháp Thiền Bảo Vệ

Nhằm mục đích giúp các bạn hành thiền được an vui tốt đẹp, Sư thấy cần giảng về đề tài Bốn Pháp Thiền Bảo Vệ, catltrārakkha bhāvanā. Bốn pháp thiền này được thực hành bởi các hành giả thời xưa, và cho đến nay vẫn còn được thực hành như một truyền thống lâu đời.

Bốn Pháp Thiền Bảo Vệ này gồm (1) Quán Tưởng Phẩm Tính Đức Phật (Buddhānussali), (2) Thiền Tâm Từ (Metta Bhāvanā), (3) Quán Tưởng Sự Ô Trược Của Thân (Asubha Bhāvanā), và (4) Quán Tưởng Sự Chết (Maranānussati).

Pháp thiền bảo vệ thứ nhất là Quán Tưởng Phẩm Tính Đức Phật. Nếu quán tưởng đến tất cả 10 phẩm tính Ngài thì cần rất nhiều thời gian. Ở đây các bạn chỉ cần quán tưởng đến Minh Hạnh Túc, người có đầy đủ giới hạnh, vijjācaranasampanno, một trong 10 phẩm tính của Ngài.

Minh, vijjā, mỗi khi nghĩ đến điều gì Ngài hiểu một cách rõ ràng. Trong đêm thành đạo, vào canh đầu, Ngài đã thành đạt Túc Mạng Minh, có nghĩa biết được những biến cố trong quá khứ, biết được các tiền kiếp. Đến khuya, Ngài thành đạt Thiên Nhãn Minh, khả năng thấy chúng sinh xa gần một cách chi ly, mỗi khi Ngài hướng tâm về. Vào gần sáng, Ngài thành đạt Lậu Tận Minh, sau khi chứng đắc A La Hán Đạo Quả, tận diệt tất cả mọi ô nhiễm trong tâm. Ba loại minh trí này được gọi pu-di-ā. Ngoài ra còn có tám loại minh trí khác của Ngài nhưng chúng ta không đề 

cập ở đây.

Minh trí được thành đạt từ Giới hạnh. Nếu không thành tựu Giới hạnh sẽ không thành tựu Minh trí. Đối với bậc thánh nhân, nếu khôngpháp hành sẽ không chứng đắc được thánh đạo quả. Chỉ với sự tu tập theo Tam Học, Giới-Định-Huệ, đủ đến một mức độ nào đó sẽ thực chứng được đạo quả để trở thành bậc thánh nhân. Tương tự, do sự thành tựu Giới hạnh, Ngài đã thành tựu Minh trí. Do đó, với sự tu tập Giới được thành tựu sẽ đưa đến sự thực chứng đạo quả, chứng đắc Niết Bàn. Đức Phật cũng còn thành đạt Chánh Đẳng Chánh Giác, sabbaññuta-ñāna, khi Ngài thành đạt Lậu Tận Minh, Ngài đã tận diệt tất cả ô nhiễm trong đó có Si Mê, mo ha. Do đó, khi cần suy nghĩ đến điều chi, Ngài hiểu thấu triệt tường tận, không mù mờ. Thế nên, nhờ vào Minh Trí và sự chứng đạt A La Hán Đạo Quả, Ngài thành đạt sự Toàn Giác, sabbaññuta-ñāna. Chúng ta có thể nói, Minh Trí là nhân, Toàn Giác là quả.

Sự viên mãn Giới hạnh đưa đến sự thành đạt tâm Đại Bi, mahākaruna. Tâm Đại Bi cũng hình thành từ Thiền tâm Bi. Khi thành đạo, Ngài cũng đã thành đạt Giới hạnh đến chỗ rốt ráo, tâm Đại Bi của Ngài cũng viên mãn tột cùng. Giới hạnh đầy đủ, caranasampano. Có 15 loại hạnh căn bản: (1) giới đức (sila-samvara), (2) thu thúc các căn (indriya-samvaro), (3) tri túc về Tứ Vật Dụng, (4) tỉnh giác, (5) hỗ thẹn tội lỗi (hiri), (6) ghê sợ tội lỗi (otappa), (7) đa văn (suta), (8) trí tuệ (pañña), (9) tín (saddhā), (10) chánh niệm (sati), (11) tinh tấn (vīriya), và bôn thiền thuộc sắc giới. Muốn thành đạt được Minh trí, cần phải thực hành viên mãn 15 loại hạnh này. 

Lợi ích của Minh Hạnh Túc như thế nào? Giáo Pháp nào được tuyên dạy từ một giáo chủ thành đạt viên mãn 15 hạnh này sẽ là một Giáo Pháp tối thượng. Giới Luật đặt ra bởi vị này sẽ xứng đáng để gìn giữ. Người hành theo Giáo PhápGiới Luật của vị này sẽ là người có giá trị xứng đáng. Trong đời này, nếu có ai chỉ có trí tuệ mà không có giới hạnh, vị này sẽ không có khả năng đưa người khác trở về chánh đạo. Vì thiếu tâm bi mẫn, vị này sẽ bỏ mặc người kia trong tà đạo. Một vị giáo chủ có đầy đủ minh hạnh, nhờ vào lòng bi mẫn, vị này có khả năng giúp được người khác đang hành đạo sai lạc, đưa người này trở lại được với chánh đạo. Do đó, lợi điểm của Minh Hạnh Túc là sự phát sinh ý muốn cứu giúp người khác cùng với khả năng biết cách cứu giúp để đưa người trở về chánh đạo. Đức Phật có được Minh Hạnh Túc. Với trí tuệ Toàn Giác, Ngài biết những gì có lợi hay không có lợi cho chúng sinh. Nhờ biết được căn cơ của mỗi chúng sinh cùng với tâm Đại Bi, nên Ngài có khả năng dẫn dắt họ đi theo chánh đạo để đến được vùng an lành, cũng như có khả năng cứu giúp họ bỏ tà đạo về lại chánh đạo. Ngài cũng giúp họ thành đạt được trí tuệgiới hạnh. Vì thế, vào thời Đức Phật, đã có hàng triệu người theo học với Ngài và đã trở thành thánh nhân.

Các bạn ở đây hiện giờ đang thực hành theo Giáo Pháp của Đức Phật, giữ giới hạnh trong sạch. Một khi giới hạnh trong sạch, chắc chắn trí tuệ được thành đạt. Do đó, các bạn nên hoan hỉ khi quán tưởng đến phẩm tính Minh Hạnh Túc của Đức Phật. Thực hành sự quán tưởng đến phẩm tính Minh Hạnh Túc sẽ giúp các bạn tu tập an vui trong suốt khoá thiền. Nếu không quán tưởng được đến phẩm tính của Đức Phật, thì chỉ cần quán tưởng sâu xa đến Giáo Pháp của Ngài cũng đủ. Vì chỉ cần lắng nghe Giáo Pháp cũng đủ giúp tâm yên tịnh, thoát khỏi lo âu. Nhờ thực hành Giáo Pháp sẽ đem lại hạnh phúc tịch tịnh (samatha sukha), hưởng được hạnh phúc Minh sát (vipassanā sukha), và cuối cùng đạt được hạnh phúc giải thoát tột cùng. Theo ý nghĩa này, Giáo Pháp tốt đẹp ở chặng đầu, tốt đẹp ở chặng giữa, tốt đẹp ở chặng cuối. Do đó, nếu không quán tưởng được phẩm tính của Đức Phật, bạn có thể quán tưởng đến Giáo Pháp của Ngài.

Pháp thiền bảo vệ thứ hai là Pháp Thiền Tâm Từ. Bạn rãi tâm từ đến cho tất cả chúng sanh, kể cả loài bé nhỏ nhất. Với tâm không ích kỷ, tham lam, bạn cầu mong cho tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúc. Bạn lập lại trong tâm “Mong cho tất cả chúng sanh được thoát khỏi hiểm nguy.”, “Mong cho tất cả chúng sanh khỏi sự khổ thân.”, “Mong cho tất cả chúng sanh khỏi sự khổ tâm.” Chỉ cần bạn quán tưởng trong thời gian ngắn cũng là đủ tốt. Trong khi rãi tâm từ, bạn không nên nhớ đến những gì không ưa thích nơi người khác, vì như vậy sẽ phát sinh sân hận, ác ý. Có mười một lợi ích của thiền tâm Từ như: ngủ ngon, thức dậy khoẻ khoắn, không bị ác mộng, được chư thiên yêu mến, được mọi người thương mến, v.v... Do đó, nếu bạn rãi tâm Từ đến tất cả mọi người bạn sẽ được thương mến, điều này sẽ giúp bạn tu tập an vui trong suốt khoá thiền.

Pháp thiền bảo vệ thứ ba là Quán Tưởng Sự Ô Trược của Thân. Nếu bạn coi thân này gồm 32 thành phần gồm lông, tóc, móng, da, v.v...và quán tưởng sự ô trược của từng thành phần này, bạn sẽ giảm bớt sự luyến ái vào thân thể của chính mình. Chúng ta thường có khuynh hướng coi thân này là đẹp đẽ, đáng yêu nên thường dính mắc vào thân thể của mình hay người khác. Một khi bạn quán tưởng bằng cách chia chẻ thân này thành nhiều thành phần bất tịnh, bạn sẽ thấy sự đẹp đẽ của thân này giảm dần. Và bạn bớt dính mắc nơi thân thể của mình và của người khác. Lợi ích của sự giảm dính mắc này, sẽ giúp bạn không còn ưa thích vào thân thể của người khác phái. Bạn chỉ thấy sự ô trược của thân nên tâm bạn không bị chi phối, nhờ vậy giúp bạn hành thiền được dễ dàng. Mục đích của sự thực hành thiền Minh Sát nhằm giúp bạn làm đẹp tâm. Nếu bạn đặt ưu tiên cho việc luyện tâm, bạn sẽ không còn chú ý vào việc làm đẹp thân thể. Ví vậy, bạn sẽ dồn hết nỗ lực vào việc hành thiền.

Pháp thiền bảo vệ thứ tư là Quán Tưởng Đến Sự chết. Bạn quán tưởng đến sự không trốn thoát được cái chết. Nhờ vậy, bạn sẵn sàng chấp nhận, và không sợ hãi khi cái chết đến với mình. Nhờ không sợ chết, bạn có khả năng đối phó được sự đau nhức xảy ra trong khi hành thiền. Do tâm không sợ hãi sự chết, bạn hành thiền không kể thân mạng. Nhờ vậy bạn hành thiền thành công. Trước đây, bạn đã từng chết không biết bao nhiêu lần. Thực hành Giáo Pháp để không còn phải chết nữa. Bạn nên luôn luôn nuôi dưỡng ý muốn này. Đây là lợi ích của sự quán tưởng đến sự chết.

Bạn chỉ cần thực hành bốn pháp thiền bảo vệ này trong vòng bốn phút, mỗi pháp một phút cũng đủ tốt, không cần thực hành lâu hơn.

Cầu mong các bạn hành thiền được an vui. Mong các bạn đặt ưu tiên cho sự luyện tâm, và thực chứng được lợi ích của sự thanh lọc tâm.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80853)
25/12/2015(Xem: 17621)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :