Tốt Đẹp Ở Chặng Đầu

28/01/201112:00 SA(Xem: 16225)
Tốt Đẹp Ở Chặng Đầu

Tốt Đẹp Ở Chặng Đầu

Khi hành thiền đúng phương pháp, hành giả đạt được sự định tâm, phát triển được các Loại tâm cao thượng, và chứng nghiệm được loại hạnh phúc thanh cao, tĩnh lặng, hạnh phúc Giáo Pháp.

Nếu theo đuổi hạnh phúc ngũ dục như khuynh hướng chung của đa số, sẽ không thể nào chứng nghiệm được loại hạnh phúc thanh cao tĩnh lặng này.

Trước khi thực hành Giáo Pháp, bạn nghe giảng Pháp. Nếu nghe một cách cẩn thận với một động lực đúng đắn, bạn sẽ hưởng được lợi lạc do Giáo Pháp mang lại. Chưa nói đến lợi ích do sự hành trì Giáo Pháp sẽ đưa đến sự chứng nghiệm hạnh phúc bình an, santi sukha, mang lại từ sự thực hành Giáo Pháp viên mãn, một loại hạnh phúc cao thượng, vượt trội hơn tất cả các loại hạnh phúc khác.

Hôm nay, chúng ta sẽ bàn đến làm thế nào bằng việc nghe Pháp sẽ dẫn đến sự trấn áp được phiền não giúp sự thực hành Giáo Pháp được tiến bộ, để cuối cùng hưởng lợi lạc của Giáo Pháp.

Bạn bỏ hạnh phúc thế tục phía sau để đến đây tu tập trong khóa thiền này. Nếu thực hành tinh cần, bạn sẽ chứng nghiệm được hạnh phúc Giáo Pháp. Nếu thực hành không cẩn trọng, dễ duôi, sai phương pháp, thực hành không theo đúng sự chỉ dẫn, tưởng tượng, mơ mộng, sẽ không cho bạn thấy được Giáo Pháp, vốn là một pháp cao thượng, một pháp hành thực tế. Thực hành như vậy chỉ phí thì giờ. Không những bạn không hưởng được hạnh phúc Giáo Pháp mà còn mất luôn hạnh phúc thế tục. Thà rằng bạn đừng đến đây mà bạn còn hưởng được hạnh phúc thế tục, hơn là phí thì giờ và không hưởng được loại hạnh phúc nào hết.

Theo chú giải trong Thanh Tịnh Đạo, một trong sáu phẩm tính của Giáo Pháp, phẩm tính “Khéo Thuyết Giảng”, svākkhato, là một phẩm tính viên mãn, được diễn tả trong “svākkhato bhagavata dhammo”. Giáo Pháp dùng để tu tập thân khẩu ý trong sạch. Kết quả này bắt nguồn từ nghe, thực hành, và chứng đạt. 

Khi nghe Giáo Pháp, người nghe cảm thấy tâm an lạc, tâm thoát khỏi năm chướng ngại như ái dục, sân hận, v.v... đó là đặc tính tốt đẹp ở chặng đầu của Giáo Pháp, ādi-kalyāna. Khi thực hành Giáo Pháp, là thực hành Tam Học, Giới-Định-Huệ. Hành giả luôn chánh niệm vào các đối tượng, không bỏ sót, nhờ đó phát triển được sát na định, thành đạt sự định tâm, hành giả kinh nghiệm sự tĩnh lặng, là loại hạnh phúc thiền định. Đặc biệt khi đến tuệ Sinh Diệt, udayabbaya-ñāṇa, hành giả thấy được sự sinh diệt mau lẹ của các

hiện tượng tâm và vật chất, kinh nghiệm được hạnh phúc minh sát. Hành giả thấy ánh sáng, kinh nghiệm phỉ lạc, an tịnh, đây là hạnh phúc minh sát. Khi đến tuệ xả hành, hành giả kinh nghiệm sự tịch tịnh, tâm vững trụ và bình an, đó là đặc tính tốt đẹp ở chặng giữa của Giáo Pháp, majjhe-kalyāna. Do đó nếu ai theo được chánh đạo, thực hành theo Giáo Pháp, cuối cùng sẽ thành đạt sự quân bình nơi tâm, là phẩm chất tâm của vị A La Hán, dù chưa phải là A La Hán nhưng thực hành tốt đến giai đoạn này, hành giả sẽ kinh nghiệm được phẩm chất cao thượng này. 

Hành giả có khả năng chịu đựng được mọi tốt xấu trên đời, an nhiên tự tại, nhờ sự mềm dẻo của tâm. Phẩm chất này gọi là tatibhava. Đây là đặc tính tốt đẹp ở chặng cuối của Giáo Pháp, pirosāna-kalyana.

Tóm lại phẩm tính Khéo Tuyên Giảng của Giáo Pháp biểu hiện bằng ba đặc tính trong ba giai đoạn. Đặc tính “tốt đẹp ở chặng đầu” là khi nghe Pháp, tâm thoát khỏi năm chướng ngại. Đặc tính “tốt đẹp ở chặng giữa” là khi thực hành Giáo Pháp, tâm quân bình. Đặc tính “tốt đẹp ở chặng cuối” là khi thực hành viên mãn chứng đắc Đạo Quả, thành đạt Niết Bàn, kinh nghiệm được hạnh phúc giải thoát

Theo tinh thần nội dung “svākkhato bhngavata dhammo”, phản ảnh ba đặc tính: phương pháp đúng đắn, thực sự hành trì, và thực chứng lợi ích. Đây là một cách diễn tả phẩm tính của Giáo Pháp.

Khi nghe Pháp, tâm thoát khỏi phiền não. Nghe Phápnhân duyên, thoát khỏi phiền não là kết quả. Đặc tính này cũng nằm trong ý nghĩa “khéo thuyết

giảng”. Khi nghe Pháp với tâm ngã mạn, phê phán không kính trọng, hoặc lơ đãng, không phải là động lực đúng đắn. Nếu bạn nghe Pháp với ý nghĩ muốn tu tập để thoát khỏi phiền não, nghe với sự chú tâm, bạn mới hưởng được lợi lạc. Nhờ vậy, bạn mới hiểu được ý nghĩa “Giáo Pháp tối thượng”, hay Chánh Pháp, saddhamma. Từ sự hiểu biết bằng sự nghe Pháp, bạn phát sinh ý muốn thực hành Giáo Pháp.

Trong bảy lợi ích do thiền Tứ Niệm Xứ mang lại, lợi ích đầu tiên là thanh học tâm làm cho tâm được trong sạch. Bắt đầu bằng sự giữ chánh niệm liên tục trong các hiện tượng tâm và vật chất, cùng sự vận dụng năng lực của Tinh Tấn và Tầm. Hãy tưởng tượng, trong 1 phút sẽ giữ được 60 lần chánh niệm, trong 5 phút có 300 lần chánh niệm, và trong 1 giờ có 3600 lần chánh niệm. Nếu chánh niệm kịp thời khi đối tượng vừa sinh khởi, trong khoảnh khắc này tâm không mang các ý tưởng bất thiện như ái dục hay sân hận.. Đây là kết quả tức thời của Giáo Pháp. Hành giả hiểu được sự vi điệu của Giáo Pháp. Đặc biệt khi hành giả có được sự tự tin và tín tâm nơi pháp hành, hành giả sẽ kết luận rằng đây đúng thực là Chánh Pháp. Khi vận dụng được năng lực dũng mãnh của tinh tấn, hiệu quả của tinh tấn làm ngăn chận được phiền não. Chánh niệm phát triển giúp cho tâm được an định, làm cho trí tuệ phát sinh.

Khi nghe Giáo Pháp một cách chăm chú, sẽ chế ngự được các chướng ngại tâm như ái dục, sân hận, dã dượi buồn ngủ, trạo hối, và hoài nghi. Tâm được an tịnh nhờ vậy hiểu được ý nghĩa tưng chữ từng câu của bài Pháp, cùng sự suy tư về ý nghĩa, đánh thức được sự tin tưởng cùng đức tin tiềm ẩn trong tâm, nhận thức được đây là chánh pháp. Nhờ nghe và học hỏi Giáo Pháp nên có được sự hiểu biết, nên không còn si mê.

Nếu thực hành Giáo Pháp, sẽ không buông lung theo ái dục, sân hận, nên không cư xử sai trái, tự kiểm soát được mình. Đây là sự tự thắng. Danh dự và phẩm giá được nâng cao xứng đáng là một con người. Vì không buông lung thân khẩu ý, nên không làm hại người khác. Như thế, tự bảo vệ mình sẽ giúp bảo vệ được cho người khác. Từ sự tự kiểm soát, tạo nên sư tự thắng lấy mình, đồng thời cũng giúp bảo vệ được cho người khác hay cho xã hội. Do đó, thực hành Giáo Pháp qua sự tự kiểm soát mình là nhân, tự thắng và bảo vệ được người khác là quả. Đây cũng là ý nghĩa “Khéo Thuyết Giảng” của Giáo Pháp

Thực hành sự tự kiểm soát mình còn giúp tránh được ba điều nguy hại: (1) không tự chê trách nên không có sự buồn phiền trong tâm, (2) không bị trí nhân hay xã hội chê trách, và (3) không bị luật pháp trùng phạt vì sự biểu hiện bất thiện qua thân khẩu.

Nhờ sự tự chế và giới hạnh trong sạch nên kiếp tương lai không bị sa vào khổ cảnh. Chỉ mới bắt đầu sự giữ giớithành tựu được bao điều lợi lạc. Thử nghĩ xem, khi thực hành sự luyện tâm để thành đạt trí tuệ thì lợi lạc sẽ nhiều hơn biết bao!

Nếu nghe Pháp một cách cẩn thận và chăm chú sẽ đạt được sự hiểu biết, áp dụng để tu tập trở thành đệ tử của Đức Phật. Ai là người nghe Giáo Pháp một cách cẩn thận và chăm chú như vậy? Đó là bậc Thinh Văn thánh đệ tử, arya-savaka. Như đã nói qua, nếu nghe Pháp cẩn thận và chăm chú, nghe với động lực chân chánh, trong sự kính trọng mới được xem là đệ tử của Đức Phật. Khi thật sự thực hành Giáo Pháp thành đạt được kết quả mới được xem là đệ tử thật sự của Đức Phật.

Theo Chú Giải trong Thanh Tịnh Dạo, qua sự nghe Pháp một cách cẩn thận, người nghe trở thành đệ tử Đức Phật. Các bạn ở đây đang nghe Pháp từ một vị thầy thay mặt Đức Phật, nói lại những gì Đức Phật đã giảng như được ghi lại từ kinh điển. Những gì giảng giải về pháp học và pháp hành chỉ nhằm mục đích hướng dẫn giúp đỡ các bạn. Đây không phải là những lời dạy riêng của cá nhân, vì tôi, Sư Cả, không có khả năng đi xa hơn những gì Đức Phật đã tuyên dạy. Tôi, Sư Cả, chỉ dạy những gì Đức Phật dạy từ kinh điển. Các bạn hãy tự xem xét để thấy mình có nghe Pháp một cách cẩn thận hay không.

Nếu nghe với sự phê phán không có sự chú tâm đúng đắn, không thể là người thinh văn đệ tử. Nếu nghe cẩn thận chăm chú, mới được xem là thinh văn đệ tử

Sau khi nghe, có thật sự thực hành mới được xem là hành trì đệ tử. Và khi thực hành viên mãn đạt kết quả mới được xem là đệ tử chân chánh của Đức Phật.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80751)
25/12/2015(Xem: 17592)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.