Tỳ Khưu Và Thiền Sinh

28/01/201112:00 SA(Xem: 16348)
Tỳ Khưu Và Thiền Sinh

Tỳ Khưu Và Thiền Sinh

Hôm qua, chúng ta đề cập kệ ngôn bhāvanā anuyūtassa bikkhāve bikkhuno vihārato, mang hàm ý “bằng sự vận dụng ba loại Tinh Tấn, Tinh Tấn Khởi Động, Tinh Tấn Khai Triển, và Tinh Tấn Kiên Trì, để giữ chánh niệm trong tất cả bốn oai nghi đi, đúng, nằm, ngồi.” Trong thực hành, đó là sự vận dụng sức mạnh của tỉnh giác, tinh cần, và năng động để giữ chánh niệm trong tất cả bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, chánh niệm trong tất cả những gì xảy ra nơi lục căn, cũng như chánh niệm trong tất cả sinh hoạt hàng ngày, một cách tỉ mỉ, kể cả khi nhắm hay mở mắt, trong suốt từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ. 

Thực tập chánh niệm như vậy được gọi là Tỳ Khưu. “Bikkhuno”, là người có khả năng hành thiền để đạt mục tiêu giải thoát. Danh nghĩa “Tỳ Khưư” không phải chỉ gọi suông. Tỳ Khưu được hiểu bằng hai ý nghĩa: (1) người sợ hãi luân hồi (2) người diệt tận phiền não

Khi hành thiền, bạn thấy sự tuôn chảy liên tục không ngừng nghỉ của các hiện tượng tâm và vật chất. Vì thấy như vậy, nên phát sinh sự sợ hãi. Bạn hiểu rằng, dù làm điều thiện hay ác, đều đưa tới hậu quả là sự tuôn chảy không ngừng nghỉ này. Chính sự tuôn chảy không ngừng nghỉ này mới hình thành tâmvật chất mới, hay tạo điều kiện tái sinh, làm cho bạn có một thân tâm mới, để tiếp tục trở thành đối tượng của già, bệnh, chết. Hiểu như vậy nên bạn sợ hãi. Sợ hãi tạo nghiệp ngay trong kiếp hiện tại.

Bạn trở nên sợ hãi bất thiện nghiệp qua thân, khẩu, ý. “Duccarita”, là sự tạo nghiệp bất thiện. Có mười bất thiên nghiệp: ba bất thiện nghiệp qua thân như

sát sinh, trộm cắp, tà hạnh, bốn bất thiện nghiệp qua khẩu như nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời dữ, nói lời vô ích, và ba bất thiện nghiệp qua tư tưởng như mang lý tưởng chiếm đoạt, hãm hại, và tà kiến về nhân quả. Tà kiến nhân quả gồm hai loại: (1) không tin nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu, và (2) không tin có quả, chết là chấm dứt.

Vì hiểu thế nào là ác nghiệp, nên có sự sợ hãi không muốn phạm ác nghiệp. Người Tỳ Khưu là người sợ hãi ác nghiệp, vì ác nghiệp đưa tới hậu quả xấu. Tuy nhiên, hậu quả thuộc về tương lai chưa xảy ra, nên không đáng sợ bằng tạo nguyên nhân trong hiện tại. Do đó, sợ hãi tạo điều ác trong hiện tại, quan trọng hơn sợ hãi quả ác trong tương lai. Hiểu như vậy nên tránh xa không làm điều ác, cố gắng giữ giới, thu thúc thân khẩu ý. Đây là sự hỗ thẹn tội lỗi, hi ri. Sự hỗ thẹn tội lỗi dẫn đến sự sợ hãi bị bậc trí nhân, hay xã hội chê trách, là sự ghê sợ tội lỗi, otappa. Chính hai tâm sở thiện lành hỗ thẹn tội lỗi, và ghê sợ tội lỗi tạo sức mạnh cho ý chí giữ giới. Đây là hai pháp trắng, pháp chống lại ác nghiệp, pháp mang đặc tính không tiếp nhận ác nghiệp, tương tự như đặc tính không hấp thụ nhiệt của màu trắng. Vì không tạo ác nghiệp nên bạn sẽ không bị khổ. Theo ý nghĩa này, hỗ thẹn tội lỗighê sợ tội lỗi còn được gọi là pháp hạnh phúc, sukha-dhamma. Ngoải ra, do ảnh hưởng sức mạnh của hỗ thẹn tội lỗighê sợ tội lỗi, bạn bảo vệ mình không tạo ác nghiệp, nên thiện pháp này còn được gọi, “người bảo vệ thế giới”, lokapalā. Bao lâu bạn bảo vệ được mình thì bấy lâu thế giới xung quanh bạn cũng được bảo vệ. Ảnh hưởng của hai thiện pháp hỗ thẹn tội lỗighê sợ tội lỗi còn giúp cho phẩm giá bạn sáng ngời, nên còn được gọi “pháp sáng ", deva-dhamma.

Thực hành thiền Tứ Niệm Xứ giúp chấm dứt nguyên nhân gây đau khổ. Hiệu quả của pháp tu này là khả năng diệt tận phiền não. Do phiền não nên có đau khổ. Không còn phiền não nên không còn đau khổ. Do đó, pháp thiền Tứ Niệm Xứ làm chấm dứt nguyên nhân khổ. Bạn nên tin tưởng vào lợi ích của sự thực hành Tứ Niệm Xứ. Thực hành pháp này tạo cho bạn tự thắng. Do tự bảo vệ mình nên bảo vệ được người khác. Xã hội nhờ vậy được thanh bình. Nếu bạn có ý định tự thắng để bảo vệ mình, giữ không làm điều tội lỗi, bạn sẽ quyết chí tinh tấn tu tập để diệt trừ phiền não, diệt trừ kẻ nội thù của bạn. Giống như chiến sĩ ngoài mặt trận, luôn luôn tỉnh giác, cẩn thận, năng động. Là hành giả cũng phải như vậy. Bạn luôn luôn cẩn thận giữ chánh niệm trong bốn tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, trong các hiện tượng sinh khởi nơi lục căn, và trong các sinh hoạt, sao cho ô nhiễm không tấn công được tâm bạn. Chánh niệm giúp cho bạn tự bảo vệ không làm điều sai trái, nên bạn bảo vệ được người khác. 

Nếu không tu tập giữ chánh niệm, thì dù cho Tỳ Khưu hay cư sĩ cũng đều bị phiền não chế ngự. Tâm bị xâm chiếm bởi ba loại phiền não thô, trung và tế, hay phiền não tác động, phiền não tư tưởng, và phiền não ngủ ngầm. Ngược lại, nếu tu tập, thì dù Tỳ Khưu hay Cư Sĩ cũng đều chiến thắng được phiền não, không bị chúng chiếm thượng phong.

Khi hạ quyết tâm giữ giới, thì dù trong hoàn cảnh nào cũng không phạm giới. Cũng như cho dù không có hoàn cảnh đưa đến sự phá giới, bạn vẫn luôn luôn có ý định giữ giới. Nhờ sự quyết tâm giữ giới nên bạn khắc phục được phiền não tác động, loại phiền não tạo nên hành động và lời nói bất thiện. Theo định nghĩa Tỳ Khưu, kilese pahinetiti bikkhu là người diệt trừ phiền não. Và do giữ giới nên có giới hạnh trong sạch. Dựa theo ý nghĩa này, người Tỳ Khưu được xem là Tỳ Khưu có Giới, hay Chánh Hạnh Tỳ Khưu, silā-bikkhu. Nếu là cư sĩ giữ giới trong sạch, cũng được gọi là Chánh Hạnh Cư Sĩ.

Khi hành thiền Tứ Niệm Xứ, bạn vận dụng tinh tấn, duy trì chánh niệm, phát triển được tâm định. Tâm bạn được chánh niệm bảo vệ không bị ô nhiễm xâm nhập. Chánh niệm giúp ngăn chận được phiền não. Nếu có xuất hiện trong tâm, bạn dùng chánh niệm diệt trừ phiền não khi chúng vừa sinh khởi. Do đó, chánh niệm giúp ngăn chân và diệt tận phiền não tư tưởng. Nhờ sức mạnh của Chánh Tinh Tấn, Chánh niệm, Chánh Định trong Định Học, bạn giữ tâm được trong sạch. Do vậy, bạn được gọi là Tỳ Khưu có Định, hay Chánh Định Tỳ Khưu, samādhi bikkhu. 

Tiếp tục duy trì chánh niệm, tâm định phát triển mạnh hơn giúp cho bạn thấy được bản chất của hiện tượng, phát triển được tuệ minh sát, và cuối cùng thành đạt thánh tuệ. Nhờ trí tuệ, bạn tận diệt phiền não ngủ ngầm. Do vậy, bạn được gọi là Tỳ Khưu có Tuệ, hay Trí Tuệ Tỳ Khưu, paññā-bikkhu.

Thực hành Tam Học Giới-Định-Huệ sẽ giúp bạn tận diệt được ba loại phiền não: phiền não tác động, phiền não tư tưởng, và phiền não ngủ ngầm. Giới học, tận diệt phiền não tác động, Định học, tận diệt phiền não tư tưởng, và Tuệ học, tận diệt phiền não ngủ ngầm. 

Nếu không tu tập Giới-Định-Huệ, dù cho là Tỳ Khưu, Cư Sĩ hay thiền sinh, cũng chỉ là hư danh.

Khi có được hai tâm sở thiện, hỗ thẹn tội lỗighê sợ tội lỗi, bạn có sự thu thúc không làm bất thiện nghiệp, và thực hành Tam Học Giới-Định-Huệ, tận diệt được ba loại phiền não. Nếu có thực hành Giới-Định-Huệ, bạn mới là Tỳ Khưu có tu hành, hay là Cư Sĩ, Thiền Sinhtu hành. Như thế, bạn mới xứng gọi là Tỳ Khưu, Cư Sĩ, Thiền sinh theo đúng nghĩa. 

Tỳ Khưu, Cư Sĩ hay Thiền Sinh nêu tu tập Giới-Định-Huệ viên mãn, sẽ trở nên người có nhân cách, tâm tư, và thánh trí xứng đáng là người cao thượng hơn người bình thường. Đây cũng là ý nghĩa sâu xa của kệ ngôn, “bhāvanā anuyūtassa bikkhāve bikkhuno vihārato”.

Trong kinh điển thường hay dùng “Này chư Tỳ Khưu..” nên có người nghĩ Đức Phật thường quan tâm đến Tỳ Khưu, mà không thấy nhắc đến Tỳ Khưu Ni, Sa Di, Sa Di Ni, hay Thiện Nam, Tín Nữ, hay chư thiên hoặc Phạm Thiên. Thời đó, vì Tỳ Khưu là những người ngồi hàng đầu, nên khi giảng pháp, Đức Phật thường hay nhắc đến Tỳ Khưu. Theo Chú Giải, khi Đức Phật giảng pháp, ngài quan tâm đến tất cả chúng sanh, chứ không chỉ quan tâm đến một nhóm người riêng biệt nào. Khi Ngài giảng pháp, tất cả mọi người đều hưởng được lợi ích

Giáo Pháp của Đức Phật không thể chỉ lãnh hội bằng đức tin suông không trí tuệ. Nếu tu tập theo Giáo Pháp, phẩm giá của cá nhân được nâng cao, nhờ đó đem an vui hạnh phúc cho mọi người xung quanh. Tuy nhiên, sự thành đạt này không thể tạo bằng phương tiện thế tục như kinh tế, xã hội, hay chánh trị, v.v..., mà chỉ chính bằng sự tu tập thực sự của cá nhân. Giáo Pháp giúp cá nhân tu tập để đạt được nhân cách, tâm tư xứng đáng, cùng thánh trí, là phẩm tính của người cao thượng.

Không phân biệt tôn giáo, ai cũng có thể thực hành Tam Học, Giới-Định-Huệ. Bất kỳ ai, nếu tu tập Tam Học, diệt tận được phiền não, đều được gọi là Tỳ Khưu hay thiền sinh. Theo kinh điển, bhāvanāya yutta payuttā taya yogi, mang hàm ý “Thiền Sinh”, có nghĩa người tu thiền, có minh sát tuệ, và thực hành ba loại Tinh Tấn: Tinh Tấn Khởi Động, Tinh Tấn Khai Triển, và Tinh Tấn Kiên Trì. Theo nội dung này, Tỳ Khưu và Thiền Sinh đều giống nhau. Cả hai đều là người tu tập Giới-Định-Huệ, để diệt tận phiền não.

Do đó, bất kỳ ai tu tập Giới-Định-Huệ, đều xứng danh là Tỳ Khưu hay Thiền Sinh. Tỳ Khưu là thiền sinh; thiền sinh là Tỳ Khưu. Dù tên gọi có khác, nhưng ý nghĩa không khác nhau.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80839)
25/12/2015(Xem: 17619)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :