Thư Viện Hoa Sen

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Và Tăng Tín Đồ Vị Pháp Vong Thân (1963-2013) (Tâm Duy Phan Duy Chiêm)

24/06/201312:00 SA(Xem: 5917)
Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Và Tăng Tín Đồ Vị Pháp Vong Thân (1963-2013) (Tâm Duy Phan Duy Chiêm)

LỄ TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN (1963-2013)
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN


TƯỞNG NIỆM 50 NĂM BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
VÀ TĂNG TÍN ĐỒ VỊ PHÁP VONG THÂN
( 1963 – 2013 )


tuongniembotatquangduc-santaana_23_0-content

Kính lạy Bồ Tát Thích Quảng Đức

Kính lạy Chư liệt vị Thánh Tử đạo

Kính lạy Chư liệt vị: vị Pháp thiêu thân, vị Quốc vong thân

Kính lạy Chư hương linh liệt vị tiền bối hữu công

Kính bạch Chư Tôn đức Giáo phẩm, Chư Tôn Hòa Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni

Kính thưa Chư liệt vị thiện trí thức, quí đạo hữu

Kính thưa Quý liệt vị Đại diện các đoàn thể và cơ quan truyền thông hiện diện tại đây hôm nay

Kính thưa Ban Tổ chức Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Pháp Nạn

Kính thưa toàn thể chư liệt vị,

Thay mặt Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng tôi xin phép chư liệt vị được thưa trình về quá trình hành hoạt và tham dự vào giòng lịch sử của Dân tộc và Đạo pháp trong 50 năm qua.

Kính thưa quý vị,

Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam được sinh ra và lớn lên trong lòng lịch sử của Dân tộc và Phật Gíao Việt Nam, vì vậy Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam cũng nổi trôi theo giòng sinh mệnh của Dân tộc và Phật giáo Việt nam. Dân tộc Việt Nam và Phật gíao Việt nam cố gắng tồn tại và vươn lên bằng sức lực của chính mình để cố thoát ra khỏi hai thế lực quốc tế, mà chúng luôn luôn tìm đủ mọi cách, mọi phương tiện lôi kéo, thúc đẩy các động lực vô mình để tìm cách phân hóa, chia rẽ, lủng đọan làm hủy họai, suy yếu tinh thần quật cường của Dân tộc, và tinh thần vô ngã của Phật Giáo Việt Nam. Các thế lực vô minh không bỏ sót bất cứ cơ hội nào để xâm nhập vào các tổ chức Phật Gíao để cố kèm kẹp, dòm ngó, lôi cuốn nếu có cơ hội.

Gia Đình Phật Tử Việt Nam là đứa con của Giáo Hội Phật Gíao Việt Nam Thông Nhất, một Giáo Hội đặt sự tồn tại của mình trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. Dân tộc Việt Nam lâm nguy, Phật Giáo Việt Nam lâm nguyGia Đình Phật Tử Việt Nam lâm nguy, ngược lại Dân tộc Việt Nam tươi sáng, Đạo pháp tươi sáng, thì Gia Đình Phật Tử Việt Nam tươi sáng.

Trong suốt hơn 70 năm qua, từ khi Gia Đình Phật Tử Việt Nam sinh ra và lớn lên cho đến hôm nay Gia Đình Phật Tử Việt Nam luôn luôn vận hành theo giòng sinh mệnh của Phật Giáo Việt Nam.

Trước mưu đồ bành trướng áp lực của thực dân quốc tế và dưới sự mưu toan dấu diếm quốc tế hóa của ý thức hệ vô sản quốc tế, Chư Tổ tiền bối của Phật Giáo Việt Nam đã phải tìm phương cứu thoát tinh thần dân tộc và tinh thần Phật Giáo với phong trào chấn hưng Phật Giáo, và với ý thức cũng như tâm nguyện bác Tâm Minh Lê đình Thám đã phát biểu: “Tương lai của Phật Giáo không thể không chú trọng vào tương lai của tuổi trẻ", bằng tất cả tâm nguyện đó tổ chức Đồng Ấu Phật Tử, Đoàn Thanh niên Phật học Đức dục, Gia đình Phật hóa phổ tiền thân của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam ngày nay lần lượt ra đời.

Theo giòng lịch sử Phật Gíáo Việt Nam, qua các “Phong trào chấn hưng Phật Gíao”, “Vận động bình đẳng tôn gíáo”, “Tự do dân chủ chính quyền dân sự” “Quốc hội lập hiến”, “Cầu nguyện hòa bình cho Dân tộc" “Vận động tự do nhân quyền cho Việt Nam" …. Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã đóng góp trí tuệthân mạng một cách khiêm tốn so với sự đóng góp to lớn của chư Tăng Ni và Phật tử, với hơn 30 ngọn lửa từ bi đã đốt lên để soi sáng vô minh trong hơn 70 thân xác đã ngả xuống cho sự tồn tại của Phật Giáo Việt Nam tính đến ngày hôm nay. Trong tổng số 70 Phật Giáo đồ đã nằm xuống cho sự hiện diện của chúng ta hôm nay có gần một nửa là thân xác của anh chị em Huynh Trưởng và đoàn sinh của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Hôm nay, một lần nữa chúng con xin đê đầu đảnh lễ Chư Tôn đức Tăng ni, Liệt vị tiền bối hữu công, cùng trân trọng kính chào chư liệt vị thiện trí thức, qúy quan khách, đồng hương, đồng bào Phật tử, những anh chị áo lam và biết ơn mọi loài chúng sanh. Đến đây, xin phép được ngưởng vọng tính danh của anh chi em trong Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã hy hiến thân mạng cho Đạo pháp và Dân tộc, nguyện cầu chư Phật, chư Bồ tát, chư Thánh hiền tăng phóng quang tiếp độ chư Anh Linh anh chị em về Tây phương Tịnh độ:

  1. Tâm Khiết - Phan duy Trinh
  2. Nguyên Minh - Lê văn Vinh
  3. Nguyễn thị Ngọc Lan
  4. Tâm Ngôn - Huyền tôn nữ Tuyết Hoa
  5. Nguyễn thị Phúc
  6. Lê thị Kim Khanh
  7. Trần thị Phước
  8. Nguyễn thị Yến
  9. Nguyễn văn Đạt

10.Đặng văn Công

11.Nguyên Thường - Đào thị Yến Phi

12.Không Gian - Nguyễn thị Vân

13.Đặng thị Ngọc Tuyền

14.Tâm Bạch - Đào thị Tuyết

15.Nguyễn thị Huế

16.Quách thị Trang

17.Nguyễn văn Đức

18.Nguyễn văn Triệt

19.Nguyễn châu Kỳ

20.Nguyễn đoan Chánh

21.Hoàng văn Dậu

22.Văn bá Hoành

23.Tâm Dũng - Nguyễn đại Thức

24.Lê đình Linh

25.Nguyễn bá Lập

26.Phan văn Diên

27.Lương Hoàng Chuẩn

28.Viên Lạc - Phạm gia Bình

29.Hạnh Minh - Hồ tấn Anh

30.Tâm Trí - Nguyễn Thái Cường

Kính thưa Chư liệt vị

Xin phép được trình bày thêm đôi nét về tổ chức tuổi trẻ. Gia Đình Phật Tử Việt Nam là một tổ chức gíáo dục bao gồm mọi lứa tuổi và mọi thành phần trong xã hội, từ một em bé 5,7 tuổi cho đến cụ già 70, 80 tuổi, từ một em bé chăn trâu, một thanh niên lao động cho đến một chuyên gia, một trí thức khoa bảng. Một đơn vị Gia Đình Phật Tử Việt Nam là biểu hiện của một mẫu gia đình Việt Nam thu hẹp, bao gồm ông, bà cha mẹ bạn bè thân hữu cùng sinh họat vui tươi, dưới một mái chùa.

Với khẩu hiệu Hòa - Tin - Vui cho đến châm ngôn Bi, Trị, Dũng.

Từ 3 lời tưởng nhớ:

 - Em tưởng nhớ Phật,

 - Em kính mến cha mẹthuận thảo với anh chị em,

 - Em thương người và vật

cho đến 5 điều luật:

Phật tử quy y Phật Pháp Tănggiữ giới đã phát nguyện

Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống

Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật

Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm

Phật tử sống hỷ xã để dũng tiến trên đường đạo

Gia Đình Phật Tử Việt Nam với ước nguyện đem đạo vào đời thông qua sự tu tập, sự học hỏi giáo pháprèn luyện thân giáo nên mọi hành hoạt của tổ chức không thể rời xa chánh pháp, nên tùy thuộc vào quốc độ, khung cảnh, căn cơ để tùy thuận chúng sanh mà có những phương thức hành hoạt phù hợp nhưng luôn luôn giữ truyền thống tổ chức, tùy duyên bất biến.

Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam dựa trên giáo pháp và lời chi dạy của Đức bổn sư để hướng dẫn đàn em trở thành Phật tử chân chánh, trở thành một con người tốt để phục vụ tốt cho gia đình, cho tổ chức, cho cộng đồng, quốc gia, dân tộc và nhân loại. Một thế hệ an bình thể hiện tinh thần Bồ Tát đạo với hình ảnh của Thường bất Khinh Bồ Tát, thì vấn đề nhân bản, nhân quyền, tự do dân chủ mặc nhiên sẽ hiện hành.

Kính ngưởng bái bạch Bồ Tát Thích Quảng Đức, Chư liệt vị thánh tử đạo, Chư liệt vị tiền bối hữu danh, vô danh đã vị pháp vong thân.

Nam mô Bồ tát Thích Quảng Đức

Nam mô Công đức lâm Bồ Tát Ma Ha Tát

A Di Đà Phật

Trân trọng kính chào và cám ơn liệt qúy vị

 

Tâm Duy - Phan Duy Chiêm

 

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: