Đời sống viễn ly của tỳ kheo trong Kinh Di Giáo

27/03/20205:47 SA(Xem: 7005)
Đời sống viễn ly của tỳ kheo trong Kinh Di Giáo
ĐỀ TÀI:
ĐỜI SỐNG VIỄN LY CỦA TỲ KHEO
TRONG KINH DI GIÁO
Thích Nữ Minh Phước
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

 

MỤC LỤC

I.  Dẫn Luận
II. Nội Dung
1. Liện Hệ Kinh Di Giáo Với Kinh Đại Bát Niết Bàn
2. Sự Viễn Ly Của Các Tỳ Kheo Trong Kinh Di Giáo
3. Liên Hệ Với Đời Sống Thực Tế Ngày Nay
III. Đánh Giá
IV. Kết Luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

blankI. Dẫn Luận

Một trong những công trình nghiên cứu, học thuật khi nghiên cứu về Phật Giáo không thể không biết đến tam tạng Hán văn. Tạng Hán văn được nhiều học giả và các nước trên thế giới để tâm nghiên cứu trong đó có Việt Nam. Trong số nhiều bộ kinh trong Hán tạng, Kinh Di Giáo được chú trọng nhiều nhất bởi vì: Kinh Di Giáo[1] là một bộ kinh ghi chép những lời dạy cuối cùng của đức Phật, những gì tiêu biểu nhất, tinh tuý nhất của giáo pháp. Kinh Di Giáo xuất hiện ở Trung Hoa vào đời Diêu Tần (384-417), bản kinh do ngài Cưu Ma La Thập[2] dịch Hán, kinh này nằm trong “Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389”. Căn cứ vào bản dịch đó, nhiều nhà nghiên cứuchú giải về kinh này làm cho kinh Di Giáo càng phong phú và sâu sắc hơn, các luận bản như là: Di Giáo Kinh Luận, Di Giáo Kinh Luận Pháp Trú Ký, Di Giáo Kinh Luận Ký, Phật Di Giáo Kinh Luận Sớ Thiết Yếu, Phật Di Giáo Kinh Giải...

Bối cảnh thuyết kinh là trong rừng Sa la[3] Song Thọ, trước giờ đức Phật nhập Niết bàn. Các nhà nghiên cứu Phật học Trung Hoa xếp kinh Di Giáo này vào hệ thống kinh Niết Bàn, gồm những kinh tạng của Nguyên thủyĐại thừa, là những kinh nói về trạng thái Đức Phật lúc nhập Niết bàn và những lời giảng dạy của ngài. (Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc – Ht Thích Thanh Kiểm)

Dựa vào bản dịch của Tác giả: Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải, năm 2010GPXB số 888-2010/CXB/46-139/TGQĐXB số 766/QĐ-TG, học trò lấy làm nền tảng cho việc nguyên cứu đề tài “Đời sống Viễn Ly của Tỳ Kheo trong Kinh Di Giáo”

Và, Di Giáolời dặn dò, dạy bảo của đức Phật để lại cho đệ tử. Thật ra những lời dạy của đức Phật để lại cho chúng ta có đến ba tạng Giáo điển: Kinh, Luật và Luận. Nhưng bộ kinh này là  “Lời Giáo Huấn Cuối Cùng” của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi sắp nhập Niết bàn để lại cho hàng đệ tử Tỳ kheo làm quy tắc giữ gìn Phật pháp, nên bộ kinh này đặc biệt gọi là Di Giáo. Lời Di Giáo này, chẳng khác nào lời di chúc của cha mẹ khi sắp lâm chung để lại dặn dò, chỉ bảo con cái. Vì vậy, kinh này được coi là căn bảncần thiết cho người xuất gia.

II.  Nội Dung

1. Liên hệ Kinh Di Giáo với Kinh Đại Bát Niết Bàn.[4]

Sau khi đọc hai kinh Đại Bát Niết Bàn và kinh Du Hành trong Trường Bộ kinh và Trường A-hàm, đối chiếu với bản kinh Di Giáo này, một số nhận định có thể rút ra như sau:

Về mặt hình thức:

Kinh Đại Bát Niết Bàn và kinh Du Hành thuộc loại văn tường thuật, ký sự. Kể lại chuyến du hành cuối đời Đức Phật đi từ Vương Xá đến Kusinara, đi qua từ 14 đến 17 địa danh khác nhau. Qua mỗi địa phương Đức Phậtđại chúng dừng lại nghỉ ngơi một thời gian, mỗi nơi Đức Phật đều thuyết pháp độ sinh, những thời pháp ấy đều được ghi lại.

Kinh Di Giáo bản Hán dịch có hình thức một tác phẩm văn học, được sắp xếp hệ thống hóa những lời dạy của Đức Phật thành một thời thuyết pháp từ đầu cho tới cuối và đặt ngay vào thời điểm Đức Phật sắp nhập Niết bàn.

Về mặt bố cục nội dung:

Kinh Du Hànhkinh Đại Bát Niết Bàn trình bày nội dung trải dài theo con đườngĐức Phậtđại chúng đi qua, những gì xảy ra, những gì được thuyết giảng đều ghi chép, cho đến thời điểm Đức Phật nhập Niết bàn tại rừng Sa La Song Thọ.

Giáo lý được Đức Phật nhấn mạnh và lặp đi lặp lại là phương pháp hành trì Giới-Định-Tuệ. Giáo lý được Đức Phật xác định rằng đó là nội dung chứng ngộ, giảng dạy và truyền bá là 37 phẩm trợ đạo. Một số lời dạy mang tính di huấn 3 lần qua 3 thời điểm khác nhau trong chuyến du hành cuối cùng ấy.

Kinh Di Giáo bản Hán trình bày bố cục nội dung rất mạch lạc và có hệ thống, nghĩa là đúc kết những gì Đức Phật dạy trong kinh Du HànhĐại Bát Niết Bàn thành một bản văn, ý tứ rõ rệt, có thêm hoặc bớt so với hai kinh trên một số vấn đề. Nội dung được trình bày tuần tự Giới – Định – Tuệ và những lời khích lệ tu tập sau cùng.

Những lời khích lệ:

Kinh Đại Bát Niết Bàn đức Phật dạy: "Này các tỳ kheo, nếu có Tỳ Kheo nào nghi ngờ hay phân vân gì về Phật, Pháp, Tăng, con đường hay phương pháp thì các thầy hãy hỏi đi. Sau khỏi hối tiếc rằng: Bậc đạo sư có mặt trước chúng tachúng ta không tận mặt hỏi Thế Tôn" . Sau đó đại chúng phát biểu không có gì thắc mắc.

Kinh Di Giáo đức Phật dạy: "Các thầy Tỳ Kheo, đối với bốn chân lý các thầy còn hoài nghi chỗ nào thì có thể chất vấn tức khắc không nên giữ sự hoài nghi mà không cầu giải đáp" . Sau đó đại chúng cũng không thắc mắc.

Tóm lại: Qua những liên hệ trên, chúng ta có thể kết luận rằng mối quan hệ giữa hai kinh Đại Bát Niết BànDu Hành với kinh Di Giáo có mối quan hệ chặt chẽ. Có thể nói rằng kinh Di Giáo đã đúc kết lại hệ thống hóa nội dung của hai kinh trên. Tất nhiên kinh Di Giáo được trước tác về sau. Từ đó, học trò lấy Kinh Di Giáo làm giới hạn cho đề tài nghiên cứu “Đời sống Viễn Ly của Tỳ Kheo trong Kinh Di Giáo”.

 

2. Sự Viễn Ly Của Tỳ Kheo Trong Kinh Di Giáo

汝等比丘!欲求寂靜無為安樂,當離憒鬧獨處閑居。靜處之人,帝釋諸天所共敬重,是故當捨己眾他眾,空閑獨處思滅苦本。若樂眾者則受眾惱。譬如大樹眾鳥集之,則有枯折之患。世間縛著沒於眾苦,如老象溺泥不能自出。是為遠離。[5]

Nhữ đẳng tỳ-kheo! Dục cầu tịch tĩnh, vô vi, an lạc, đương ly hội náo, độc xử nhàn cư. Tĩnh xử chi nhân, Đế-thích, chư thiên sở công kính trọng. Thị cố đương xả kỷ chúng, tha chúng, không nhàn đôc xử, tư diệt khổ bổn. Nhược nhạo chúng giả, tắc thọ chúng não. Thí như đại thọ, chúng điểu tập chi, tắc hữu khô chiết chi hoạn. Thế gian phược trước, môt ư chúng khổ. Thí như lão tượng nịch nê, bất năng tự xuất. Thị danh viễn ly.[6] “Tỳ-kheo các ông! Muốn cầu tịch tĩnh, vô vi, an lạc, nên lìa chỗ tụ họp huyên náo, môt mình ở nơi thanh vắng. Người ở nơi yên tĩnh, Đế-thích và chư thiên đều kính trọng. Vì vậy, chúng hội[7] của mình, của người khác đều nên xả bỏ, đến ở môt mình nơi chỗ thanh vắng, suy nghĩ mà diệt tận gốc khổ.“Nếu ưa thích nơi chúng hội, tất phải chịu mọi khổ não. Ví như cây lớn, có nhiều chim chóc tụ họp, tất không khỏi mối họa cành nhánh khô gãy. Bị vướng buộc vào cảnh thế tục, tất phải chìm đắm trong bể khổ, như con voi già sa lầy, chẳng thể tự ra khỏi được.“Như vậy gọi là sự xa lìa”[8].

Đoạn này nói về tu tập hạnh viễn ly, nghĩa là xa lánh nơi ồn ào, náo động để chuyên tâm tu tập mới mong đạt được giải thoát. Trong kinh văn Đức Phật dạy : "muốn cầu yên tĩnh vô vian lạc, thì các tỳ kheo phải thoát ly mọi sự ồn àobối rối, ở đơn độc và ở một cách thư thái". (欲求寂靜無為安樂,當離憒鬧獨處閑居).

Đời sống của người xuất gia thoát ly thế tục rất cần sự yên tĩnh và ít công việc, dành thì giờ tu tậpquán chiếu tự tâm, thấu suốt bản chất cuộc sống. Vì vậy, thường ở nơi núi non thanh vắng, gần gũi với thiên nhiên, cách ly xóm làng rất phù hợp với đời sống xuất gia. Người xuất gia mà bị ngoại cảnh chi phối thì khó chú tâm tu tập, môi trường yên tĩnh của núi rừng, khung cảnh thanh vắng hỗ trợ rất nhiều cho người chuyên tâm tu niệm, tuy nhiên nếu đồ chúng đông đảo thì cũng có những phiền não hệ lụy đến công việc, bởi sự sống chung và va chạm. Như trong kinh A-Ma-Trú nói về sự hộ trì các căn: mắt tuy nhìn thấy sắc, nhưng không nắm bắt các tướng, mắt không bị sắc trói buộc, kiên cố tịch nhiên, không điều tham đắm, cũng không buồn lo, không rò rỉ các ác, kiên trì giới phẩm, khéo thủ hộ nhãn căn. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng như vậy. Khéo chế ngự sáu xúc, hộ trì điều phục khiến cho được an ổn cũng như đi xe bốn ngựa trên đường bằng phẳng, người đánh xe kéo cầm roi khống chế không để trật lối. Tỳ kheo cũng vậy, chế ngự con ngựa sáu căn, an ổn không mất.[9]

Nhưng khi sống nơi yên tĩnh mà vẫn chưa yên ổn, vì vậy kinh văn dạy rằng: "các Tỳ Kheo hãy thoát ly đồ chúng của mình và đồ chúng của người, ở đơn độc, thư tháithanh vắng, dùng tư duy tu mà cắt đứt gốc rễ của đau khổ". Dùng tư duy hướng đến đoạn trừ phiền não thì phải có đời sống độc cư, hoặc dành nhiều thì giờ cho riêng mình để tư duy tu. Đồ chúng nhiều thì bị ảnh hưởng bởi cái vui cái buồn của đồ chúng không dễ gì mà không động tâm, như kinh dạy : "Nếu thích đồ chúng thì sẽ bị đồ chúng quấy phá như cây đại thọ mà cả bầy chim chóc tập hợp lại thì vẫn bị cái họa khô gãy". (若樂眾者則受眾惱。譬如大樹眾鳥集之,則有枯折之患。)

Tu tập hạnh viễn ly, mới nhìn qua có vẻ như trốn đời tiêu cực, lo cho mình, thật ra, đối với một người xuất gia tâm lực, trí lực còn yếu thì phải lo tu tập để tăng trưởng đạo lực, nếu chưa đủ năng lực mà lo lăng xăng cứu độ chúng sinh hay hoạt động Phật sự, bề ngoài thì có vẻ tích cực nhưng bên trong thì rối loạn nhiều hơn. Chúng sinh đau khổ không phải vì thiếu các bậc đạo sư, mà vì quá nhiều đạo sư chưa đủ năng lực, khả năng tu tập còn kém, phiền não còn nhiều mà sống xô bồ, đồ chúng đông đảo, công việc bề bộn, không còn thì giờ để tu niệm nên phiền não tăng trưởng, mục đích của mình không đạt. Bề ngoài là một Tỳ Kheo mà bên trong thì trống rỗng hoang vu, không có chất liệu của một Tỳ Kheo. Để giải quyết việc tu song hành với hoạt động Phật sự, các thầy thời nay tổ chức nhập thấtthời hạn hay định kỳ để nuôi dưỡng đạo lực là một giải quyết tạm ổn. Giải quyết tận gốc rễ vẫn là bớt việc, dành nhiều thời gian sống viễn ly, tu tập thiền quán, và chánh niệm trong công việc hằng ngày. Nếu người xuất gia tu tập mà không nếm được vị ngọt của chánh pháp thường được gọi là pháp vị hay pháp hỷ, pháp lạc thì chắc chắn sẽ thoái thất công đức. Kinh Pháp Cú đức Phật dạy :

" Đã nếm vị độc cư

Được hưởng vị nhàn tịnh

Không sợ hãi không ác

Nếm được vị pháp hỷ" (PC. Kệ 205)

Có người thích đông đảo quần chúng, đông đảo đệ tử coi như đó là thành công trong sự nghiệp tu hành của mình. Đông đảo quần chúngđệ tử cũng có 2 mặt lợi và hại, cái mặt lợi là tác dụng độ sinh của mình sẽ đem đến lợi ích cho nhiều người, nếu mình đủ đức độtài năng, mình có khả năng giải thoát tự tại trong lòng cuộc đời, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn như hoa sen, hoặc như Phật dạy :

"Vui thay chúng ta sống

Không rộn giữa rộn ràng

Giữa những người rộn ràng

Ta sống không rộn ràng" (PC. Kệ 199)

Còn mặt tai hại thì như kinh văn đã nói : "Như cây đại thọ mà có bầy chim chóc tập hợp lại thì vẫn bị cái họa khô gãy". Có những hội chúng tốt đẹp giúp ta tu tập thẳng tiến, có những hội chúng kém cỏi làm cho ta thoái tâm Bồ đề. Đức Phật dạy : "Này các tỳ kheo, có những hội chúng nông nổi, hội chúng đấu tranh, hội chúng không thù thắng, hội chúng cặn bã...nhưng cũng có những hội chúng thâm sâu, hội chúng hòa hợp, hội chúng thù thắnghội chúng tinh hoa" (Tăng chi bộ kinh - tập I, Trang 84).

Sống độc cư cũng có mặt trái của nó, nếu Tỳ Kheo không nhiệt tâm tinh cần tu tập đoạn trừ lậu hoặc, không sử dụng khả năng "tư duy tu" mà cắt đức gốc rễ khổ đau thì sống độc cư là môi trường tốt cho sự sa đọa vì không ai kiểm soát, kiềm chế để thúc liễm thân tâm.

3. Liên Hệ Với Đời Sống Thực Tế Ngày Nay

Người xưa hay khuyên: “độc thiên kỳ thân” là khi ở riêng một mình phải dè dặt pháp ác phát sinh. Đường tưởng ở riêng là tốt hết, trừ khi ở riêng mà biết tu, ở chỗ vắng mà biết tu thì có lợi lớn. Nếu không biết tu chưa chắc đã có lợi. Vì tâm mình không phải đợi có cảnh mới chạy nhảy, mà có cảnh hay không có cảnh nó vẫn cứ chạy nhảy. Hiện tại không có cảnh thì nó lôi cảnh quá khứ ra. Do đó, dù ở chỗ vắng hay ở chỗ động mà tâm thanh tịnh thì được sinh cõi tịnh chắc chắn, chớ nói ở chỗ vắng tâm thanh tịnh thì được sinh cõi tịnh chắc chắn, chớ nói ở chỗ vắng tâm thanh tịnh sinh cõi Phật thì chưa chắc.[10]

Vậy, phải chăng muốn xa lìa ngoại cảnh huyên náo hay tìm đến nơi thanh vắng thì phụ thuộc vào nội tâm của hành giảchi phối không? Như hòa thượng Thanh Từ đã nói trên hay những vấn đề khác nào cần bàn đến không?

Tâm ý chúng ta luôn chạy nhảy như con ngựa hoang, như vượn chuyền cành cho nên thường nghe “tâm viên ý mã”, Đức Phật dạy: “tâm còn đáng sợ hơn rắn độc, thú dữ, giặc thù, lửa dữ bùng cháy lan tràn cũng chưa đủ để ví dụ cho tâm. Như một kẻ tay bưng bát mật chứ không thấy hố sâu, như thế không khác gì con voi điên mà không có móc sắt, vượn khỉ mà được cây rừng, thì sẽ hung hang nhảy vọt khó mà ngăn cản, các thầy phải cấp tốc tỏa chiết, đừng cho phóng túng. Phóng túng thì làm cho tan nát việc thiện của người. Chế ngự tâm lại một chỗ thì không việc gì không thành. Thế nên các thầy Tỳ Kheo, hãy nỗ lực tinh tấn mà chiết phục tâm mình”.[11]

Những người tu ẩn dật cho rằng, việc tế tự, chú thuật... là những hình thức, vẫn bị gia đìnhxã hội ràng buộc. Người chân chánh tu hành cần phải từ bỏ những hình thức tôn giáo, vào rừng sâu chuyên tâm tu tập. Thời gianThế Tôn chưa xuất gia, phong trào tu khổ hạnh rất thịnh hành, những người này cũng được gọi là Sa môn, có người 50, 60 tuổi, sau khi hoàn thành trách nhiệm gia đình, sống nơi ẩn dật, nhưng cũng có những người xuất gia từ thuở nhỏ.[12] Trong kinh đức Phật luôn tán thán núi rừng, xem núi rừng là nơi trú ẩn lý tưởng cho những vị xuất gia hành đạo.

“ Khả ái thay núi rừng

Chỗ người phàm không ưa

Vị ly tham ưa thích

Vì không tìm dục lạc”.[13]

Sống Tỉnh giác, Thiền quán và kết quả của việc tu tập

Tỳ kheo cáo Thánh giới như vậy, được các căn bật Thánh, ăn thì biết đủ, đầu hôm, cuối hôm, tinh cần tỉnh thức, thường niệm nhất tâm, không có thác loạn. Thích ở nơi vắng, dưới gốc cây, trong bãi tha ma, hoặc trong hang núi, hoặc ở đất trống hay trong chỗ đống phân; đến giờ khất thực, lại rửa tay chân, đặt yên y bát, ngồi kiết già, ngay người chánh ý, buộc chặt niệm trước mắt. Trừ bỏ xan tham, tâm không đeo theo; diệt tâm sân hận, không có oán kết, tâm trú thanh tĩnh, thường giữ lòng từ; trừ dẹp ngủ nghỉ, buộc tưởng nơi ánh sáng, niệm không thác loạn; đoạn trừ trạo hý; tâm không khuấy động, nội tâm an tịnh, diệt tâm trạo hý; đoạn trừ nghi hoặc, đã vượt qua lưới nghi, tâm chuyên nhất ở nơi pháp thiện. Cũng như đồng bộc được đại gia ban cho chủng tánh, an ổn giải thoát, miễn khỏi sai khiến, tâm hoan hỷ, không còn lo sợ.[14]

Tu tập Giới-Định-Tuệ

Nội dung kinh Di Giáo được xây dựng trình tự Giới, Định, Tuệ. Phần Giới được nói đến nhiều nhất, hơn một nửa dành cho Giới. Đây chính là phần nền tảng của kinh cũng là căn bản của Định, Tuệ và giải thoát.

Đối với kinh Di Giáo, Giới Định Tuệ được giảng dạy trong bối cảnh Đức Phật sắp nhập Niết bàn, tạo ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Lời dạy cuối cùng của một bậc đạo sư bao giờ cũng là điều thiết yếu, mặc dù lời lẽ đơn giản ngắn ngủi nhưng đấy là những lời tâm huyết của một đời người. Cho nên có tác dụng rất lớn về mặt tâm lý.

Xác định Giới pháp là Thầy, trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật dạy: "Này Anan, Pháp và Luật ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi ta diệt độ thì Pháp và Luật ấy sẽ là đạo sư của các ngươi".[15]  

Kinh Di Giáo Phật dạy: "các thầy Tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ phải trân trọng tôn kính Tịnh Giới...phải biết Tịnh Giới là đức Thầy cao cả của các ngươi. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì Tịnh Giới ấy" .

Lời dạy cuối cùng: Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật dạy: "Này các tỳ kheo, nay ta dạy các ngươi: các pháp hữu vivô thường, hãy tinh tấn lên chớ phóng dật" .

Kinh Di Giáo Phật dạy: "Này các tỳ kheo hãy thường nhất tâm nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát, toàn thể vũ trụ là pháp biến động hay không biến động đều là trạng thái bất an và tan rã (vô thường)".

Phương pháp thực hiện mục tiêu thoát khổ này, được đức Phật giảng dạy rõ ràngnhất quán: Giới, Định, Tuệ. Điều này không có gì bàn cãi, nó đã được thực hiện cụ thể hay bàn bạc trong tất cả kinh điển Nguyên thủy lẫn Đại thừa. Vấn đề ở chỗ giới thiệu trình bày như thế nào, nhấn mạnh khía cạnh nào mà thôi.

III.  Đánh Giá

Trong thế giới hiện đại chúng ta không thể ẩn tu trong rừng sâu hoặc đóng cửa không liên hệ với thế giới bên ngoài. Điều cần thiếtviễn ly tâm lý ham thích quần chúng, ham thích đệ tử, phải biết rõ sự phiền toáichướng ngại của đồ chúng đối với con đường tu tập, sống trong đồ chúngthoát ly đồ chúng, có vậy mới có thể thành đạt những gì cần thành đạt. Đức Phật dạy : "Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo nào ưa thích hội chúng, ưa thích đồ chúng thì Tỳ Kheo ấy sẽ không hoan hỷ để sống một mình, sống viễn ly. Do vậy vị ấy không nắm giữ tướng của tâm, sẽ không làm viên mãn chánh kiến, không làm viên mãn chánh định, sẽ không từ bỏ các kiết sử và sẽ không chứng ngộ niết bàn".[16]

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Đây là thời đại khuynh hướng tham luyến thế gian, chỉ có tinh thần nhập thế của Đại thừa mới có thể hòa nhập vào xã hội, tùy theo căn cơ của chúng sanhchuyển hóa, đồng thời mọi người trong xã hội cũng không cần sống lối sống ẩn cư đạm bạc. ở thời xưa, xã hội hỗn loạn, chúng ta có thể từ bỏ xã hội, tìm nơi thâm sơn cùng cốc. Sống đời sống đơn giản để duy trì mạng mạch Phật pháp. Như cảnh Ngũ Đài Sơn ở Sơn Tây là nơi khi xã hội loạn lạc, người xuất gia đến đây tu tập. Nhưng tình hình xã hội ngày nay thì không giống như vậy, không những con người không đồng tình thái độ ẩn dật của chúng ta mà còn níu kéo chúng ta sống trong xã hội, đồng thời đời sống thành thị và sơn lâm cũng không cách xa nhau mấy, do vậy vấn đề sống ẩn dật cũng không còn tác dụng.[17]

Như vậy, đời sống ẩn cư trong rừng núi với xã hộithời đại ngày nay không còn thích hợp, chúng ta cần nên thay đổi quan niệm này, lấy tinh thần Bồ Tát hòa nhập vào xã hội. Phật giáo Trung Quốc đề cao đời sống ẩn dật trong sơn lâm cùng cốc chịu ảnh hưởng phái Du Già của Phật giáo Ấn Độ, sau khi Phật giáo được truyền sang Trung Quốc, Phật giáo lại một lần nữa chịu ảnh hưởng tư tưởng ẩn dật của Lão Trang, kết hợp và hình thành cái gọi là Phật giáo Trung Quốc, gần 2.000 năm trôi qua giữa Phật giáo và nền văn hóa bản địa có mối quan hệ hòa quyện và khắn khít. Nhưng vào thời đại ngày nay, tình hình xã hội có nhiều biến đổi, chính là lúc chúng ta cần phải làm rõ tính đặc thù của Phật giáo, khôi phục tinh thần nhập thế của Phật giáo.[18]

Do đó, đối với ngày này người xuất gia mà tu ẩn dật trong rừng sâu núi thắm thì thật đáng tiếc sao. Vì xã hội ngày nay đang phát triển, phật giáo cũng đang vươn mình trong xã hội, các hành giả cần phải hòa nhập đóng vai trò quan trọng trong việc hoằng hóa độ sanh và đặc biệt chứng minh Phật giáo là một tôn giáo có nên tư tưởng triết lí khoa học.

 

IV.  Kết Luận

Kinh Di giáo này do Phật thuyết giảng lúc sắp nhập Niết-bàn, khuyên nhủ hàng đệ tử, lời lẽ rất rõ ràng, thiết yếu. Thế mà, những kẻ xuất giatại gia đời mạt pháp đều chẳng tôn trọng làm theo. Đại đạo vì thế sắp phải ẩn khuất, lời vi diệu ắt phải tuyêt dứt đi! Trẫm hằng nhớ tưởng Thánh giáo[19], muốn rộng truyền ra, nên sắc cho quan thuộc sai mười người hay chữ, sao chép kinh này ra nhiều bản, là nhắm đến việc phải làm theo kinh. Những thứ cần dùng như giấy, bút, mực... quan hữu tư phải lo cung cấp. Hết thảy quan viên từ ngũ phẩm trở lên, cùng thứ sử các châu, mỗi người được trao cho môt quyển. Nếu ai thấy đức hạnh, viêc làm của hàng Tăng Ni mà không phù hợp theo kinh này, thì nên lấy cả phép công lẫn tình riêng mà khuyên nhủ, khiến cho phải làm theo.[20]

Tóm lại sống viễn lytu tập hạnh viễn lygiới hạn sự tác động của hoàn cảnh làm bất lợichướng ngại cho sự tu tập đoạn trừ phiền não, lậu hoặc. Mục đích là để hỗ trợ cho công phu tu tập và để sớm hoàn thành chí nguyện xuất gia.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- “Di Giáo Kinh” CBETA, (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh).

- Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến việt dịch và chú giải, Di Giáo Kinh”, [Kinh Lời Dạy Cuối Cùng], Phần Dịch Nghĩa: Sắc Chỉ Của Vua Đường Thái Tông, Tôn Giáo, Hà Nội, 2010. (GPXB số 888-2010/CXB/46-139/TGQĐXB số 766/QĐ-TG)

- Thích Hạnh Bình (biên soạn), “Những Vấn Đề Cốt Lỗi Trong Kinh Trường A-Hàm”, Nxb Hồng Đức, năm 2018. (Số QĐXB: 1411/QĐ-NXBHĐ Ký Ngày 09/11/2018. Mã ISBN: 978-604-89-5914-2)

- HT. Thích Minh Châu Dịch, “Kinh Tiểu Bộ 1, Pháp Cú”, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1999.

- HT. Ấn Thuận, Thích Hạnh Bình (dịch), “Phật Giáo và Cuộc Sống”, Nxb Phương Đông, năm 2014.

- Thích Viên Giác, “Kinh Di Giáo Lược Giải”, Nxb Phương Đông 1997.

- HT. Thích Thanh Kiểm, “Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc”, Nxb Thành Hội Phật Giáo Tp. Hồ Chí Minh, Năm 1991.

 



[1] . “Di Giáo”:(遺教) Chỉ giáo pháp của Phật và các bậc Tổ sư để lại cho hậu thế; hoặc chỉ riêng giáo Tổ Di Già Ca pháp của đức Phật nói khi Ngài sắp vào Niết bàn. Cũng gọi Di pháp, Di giới, Di huấn, Di cáo, Di hóa. Phật giáogiáo pháp do đức Phật Thích ca nói ra và để lại cho đời sau, cho nên, có thể nói, Phật giáodi giáo của đức Thích ca. Ngoài ra, kinh Phật thùy bát Niết bàn lược thuyết giáo giới là giáo pháp cuối cùngđức Phật, khi sắp vào Niết bàn, đã nói để lại cho đời sau, cho nên kinh ấy đặc biệt được gọi là kinh Phật di giáo

[2] . “Cưu Ma La Thập”: (鳩摩羅什) (344 - 413, có thuyết nói 350 - 409) Còn gọi là Cứu ma la thập, Cưu ma la bà, Câu ma la kì bà. Nói tắt là La thập, người nước Cưu tư (Sớ lặc Tân cương) đời Đông Tấn. Là một trong bốn nhà dịch kinh lớn của Trung quốc. Cha mẹ sư đều xuất gia theo Phật, rất có đức hạnh.

[3] . “Sa-la”: (Sãla), tên một loại cây lớn mọc thành rừng, hoa rất thơm, đẹp, Hán dịch là Kiên cố. Trong rừng sa-la gần thành Câu-thi-na, có hai cây mọc song song (Sa-la song thọ). Phật chọn nơi ấy làm chỗ nhập Niết bàn.

[4]. Thích Viên Giác, “Kinh Di Giáo lược giải”, Nxp Phương Đông, năm 1997.

[5] . “Di Giáo Kinh” CBETA, T26, no. 1529, p. 288a17-22

[6].  Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải, “Di Giáo Kinh” [ Kinh Lời Dạy Cuối Cùng], Phần Dịch Âm, Tôn Giáo, Hà Nội, 2010, trang 19-20.

[7] . “Chúng Hội”: nhóm người tụ tập lại, cùng sống với nhau vì một mục đích chung. Chúng hội của mình, là chúng hội do mình đứng đầu, cai quản. Chúng hội của người khác là chúng hội mà mình nương nhờ theo, do người khác chủ quản

[8]. Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến việt dịch và chú giải, “Di Giáo Kinh” [ Kinh Lời Dạy Cuối Cùng], Phần Dịch Nghĩa: Phần Chánh Tông, Tôn Giáo, Hà Nội, 2010, trang 42.

[9]. Thích Hạnh Bình (biên soạn), “Những Vấn Đề Cốt Lỗi Trong Kinh Trường A-Hàm”, Nxb Hồng Đức, năm 2018, trang 239-240

[10] . xem thêm: HT. Thích Thanh Từ, “Chuyên Đề Hỏi – Đáp”, Ngày 03/03/2018, trang phatgiao.org)

[11] . “Kinh Di Giáo”, trang 321.

[12] . HT. Ấn Thuận, Thích Hạnh Bình (dịch), “Phật Giáo Và Cuộc Sống”, Nxb Phương Đông, năm 2014, Trang 75.

[13] . HT. Thích Minh Châu dịch, “Kinh Tiểu Bộ 1, Pháp Cú”, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam,TP. Hồ Chí Minh, 1999, trang 51.

[14] . Thích Hạnh Bình (biên soạn), “Những Vấn Đề Cốt Lỗi Trong Kinh Trường A-Hàm”, Nxb Hồng Đức, trang 242-243 (số QĐXB: 1411/QĐ-NXBHĐ ký ngày 09/11/2018. Mã ISBN: 978-604-89-5914-2)

[15] . HT. Thích Minh Châu dịch, “Trường Bộ Kinh”, tập II, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam,TP. Hồ Chí Minh, 1999, trang 663.

[16] . HT. Thích Minh Châu dịch, “Tăng Chi Bộ Kinh”- tập II, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam,TP. Hồ Chí Minh, 1999, trang 408.

[17] . Phật Giáo và Cuộc Sống, Ht. Ấn Thuận, Thích Hạnh Bình (dịch), Nxb Phương Đông, năm 2014, trang 163.

[18] . Phật Giáo và Cuộc Sống, Ht. Ấn Thuận, Thích Hạnh Bình (dịch), Nxb Phương Đông, năm 2014, trang 164

[19] . “Thánh Giáo”: Chỉ kinh điển của Phật thuyết. Vì lời dạy của Phật được xem như lời bậc Thánh, nên gọi là Thánh giáo.

[20] . Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến việt dịch và chú giải, “Di Giáo Kinh” [Kinh Lời Dạy Cuối Cùng], Phần Dịch Nghĩa: Sắc Chỉ Của Vua Đường Thái Tông, Tôn Giáo, Hà Nội, 2010, trang 28.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.