Thư Viện Hoa Sen

Triết Lý Của Cuộc Sống - Tác Giả: Masahiro Morioka, Người Dịch: Minh Chánh

26/05/201212:00 SA(Xem: 15353)
Triết Lý Của Cuộc Sống - Tác Giả: Masahiro Morioka, Người Dịch: Minh Chánh

TRIẾT LÝ CỦA CUỘC SỐNG
Tác giả: Masahiro Morioka
 Người dịch: Minh Chánh

Triết lý của cuộc sống chính là một trong những trụ cột quan trọng nhất trong việc nghiên cứu cuộc sống. Nhiệm vụ cơ bản của triết lý cuộc sống là tư duy sâu sắc về vấn đề: “sự sống, cái chết và bản chất là gì?”.

Triết lý của cuộc sống là gì? 

Thời đại hiện nay là một trong những cuộc khủng hoảng môi trường và sự can thiệp quá sâu của công nghệ vào đời sống con người. Trong bối cảnh này, việc thay đổi căn bản hoàn cảnh cuộc sống của chúng ta có một nhu cầu đột phá để thảo luận về ‘triết lý của cuộc sống”. Giải quyết nhu cầu này phải là một nhiệm phụ khẩn cấp cho các nhà triết học đương đại.

Tất nhiên, có những hoạt động chuyên môn đã giải quyết vấn đề này, chẳng hạn như “triết lý ứng dụng”, “triết lý cuộc sống” (trong thế kỉ 19 và 20) và “triết ý sinh học”. Tuy nhiên, ngày này, một phạm vi rộng lớn rất cần thiết liên quan đến truyền thống triết học của chúng ta và nhiều chủ đề giải quyết khác. Trong tiếng Anh, các từ “triết lý cuộc sống” có thể dùng để tham khảo triết lý cá nhân của một người trong cuộc sống, nhưng những từ này cũng có thể được sử dụng để chỉ một lãnh vực triết học rộng lớn bao gồm các phạm vi chẳng hạn như triết lý môi trường, triết lý sinh học, triết lý của cái chết, nghiên cứu về ý nghĩa của cuộc sống con người, và phương pháp tiếp cận toàn diện giáo dục môi trường.

Chúng tôi xác định triết lý cuộc sống như là một lãnh vực nghiên cứu học thuật bao gồm các hoạt động sau đây.

-Giao lưu văn hóa, so sánh, hoặc nghiên cứu lịch sử dựa trên triết lý của sự sống, cái chết và bản chất.

- Phân tích triết lý và đạo đức của các vấn đề đương đại liên quan đến đời sống con người và động thực vật trong thời công nghệ hiện đại.

 - Một phân tích triết lý mang tính khái niệm xung quanh sự sống, cái chết và bản chất.

 Triết lý của cuộc sống chính là một trong những trụ cột quan trọng nhất trong việc nghiên cứu cuộc sống. Nhiệm vụ cơ bản của triết lý cuộc sống là tư duy sâu sắc về vấn đề: “sự sống, cái chết và bản chất là gì?”. Triết lý của cuộc sống là một khía cạnh lớn của triết học trong thời cổ đại ở chấu Âu và châu Á, nhưng có vẽ như đã hoàn toàn biến mất trong triết học đương đại. Chúng ta không tìm thấy mục “triết lý của cuộc sống” trong bách khoa toàn thư. Tuy nhiên, quan tâm đến đạo đức sinh học, chăm sóc đời sống và các vấn đề môi trường đã được phát triển nhanh chóng. Bây giờ là lúc để tái tạo lại triết lý cuộc sống như một khía cạnh của triết học đương đại. Sau đây là danh sách một số các chủ đề nghiên cứu mà tôi đã từng quan tâm đến.

 (1)Triết học tìm hiểu một số khái niệm cơ bản liên quan đến sự sống, cái chết và bản chất.

 Nhiệm vụ chính của triết lý cuộc sống là tư duy sâu sắc về các khái niệm liên quan đến sự sống, cái chết và bản chất. Ví dụ sớm muộnchúng ta cũng sẽ chết, nhưng điều này đích thực có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta? Thật ngạc nhiên, đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Nó có mối liên hệ chặt chẻ với vấn đề khác: “điều gì sẽ xảy ra khi tôi chết?”. Nhưng chúng ta không thể biết bất cứ điều gì chắc chắn về câu trả lời cho truy vấn sau này. Vấn đề được đặt ra bởi các nghiên cứu cuộc sống sẽ là một cái gì đó như: “đâu là ý nghĩa của cuộc sống hữu hạn này khi chúng ta không biết bất cứ điều gì về cuộc sống sau khi chết?”. Ngoài ra, còn có các vấn đề quan trọng khác cần được giải quyết trong lãnh vực “triết lý cuộc sống”, chẳng hạn như “cuộc sống không hối tiếc là gì?”; “tất cả đều sẽ chết vậy tại sao chúng ta phải sống?”; và nhiều vấn đề khác nữa. Một cuộc sống không hối tiếc có thể được coi là đề cập đến một tình huống mà trong đó tôi thực sự có thể tin rằng tôi sinh ra khi phải đối mặt với cái chết của riêng tôi, nhưng điều này thực chất là một giải thích xác đáng? Tôi đã thảo luận một số các chủ đề như vậy trong tác phẩm “nền văn minh không đau đớn” (2003). Nghiên cứu về ý tưởng của cuộc sống được đề cập trong mục 1sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc phát triển lãnh vực này. Hơn nữa, tôi đã nghiên cứu kỉ các chủ đề này trong một bài viết bằng tiếng Nhật mang tên “nghiên cứu cuộc sống là gì?” (2007)

 (2) Ba tính chất của đời sống con người

 Đọc giả nên xem lại khái niệm hướng dẫn 7 trong phần “nghiên cứu cuộc sống”. Tôi tin rằng nếu tiếp tục nghiên cứu chủ đề này, sẽ cung cấp cho chúng ta một quan điểm nghiên cứu mới về triết lý môi trường và đạo đức môi trường. Tôi đang dự định viết một bài luận sẽ phát triển các công trình củ của tôi về chủ đề này.

 (3) Khái niệm về một cảm giác an toàn cơ bản.

 Nên xem khái niệm hướng dẫn 2 “nghiên cứu cuộc sống” và giới thiệu các tác phẩm của tôi dưới đây. Chúng ta cần phải làm rõ khái niệm này thực sự có nghĩa gì đối với triết học. Ví dụ sự khác biệt giữa một “cảm giác an toàn cơ bản” và “giá trị của con người”, hoặc sự khác biệt giữa “cảm giác an toàn cơ bản” và ‘quyền cơ bản của con người” cần được làm rỏ.

 (4) Mối quan hệ và bản thể.

 Nên xem khái niệm hướng dẫn 6 dưới đây. Tôi gọi đó là siêu hình học về “mối quan hệ” và “bản thể” trong bài viết này và trong chương cuối nói về người liệt não. Tôi nghỉ khái niệm này cần phải được làm rõ hơn.

 (5) Triết lý xã hội dựa trên các nghiên cứu cuộc sống.

 Mục đích cuối cùng của nghiên cứu cuộc sống là để giúp chúng ta sống trong cuộc sống hữu hạn này mà không hề hối tiếc. Chúng ta phải làm sáng tỏ các nguyên tắc xã hộihệ thống xã hộicần thiết để đạt được mục đích này, đồng thời hiểu rỏ xem chúng sai biệt với các thuyết xã hội khác như thế nào. Việc nghiên cứu lãnh vực này là rất cần thiết cho tương lai.

 (6) Cuộc sống và quyền sở hữu.

 Mối quan hệ mang tính khái niệm giữa tôi và cuộc sống là gì? Những người biện minh cho việc tự tử có thể nhấn mạnh rằng cuộc sống của một người nào đó thuộc về anh ấy/cô ấy, nhưng điều này con người sở hữu “cuộc sống” của anh ấy/cô ấy? Vấn đề của “cuộc sống và quyền sở hữu” có lẽ là một trong những chủ đề nghiên cứu quan trọng nhất trong triết lý cuộc sống. Điều này liên kết chặt chẻ với nghi vấn: mối quan hệ giữa cơ thể và quyền sở hữu là gì? Vấn đề này được nghiên cứu kỉ lưỡng trong tác phẩm rất có ảnh hưởng của Shin’ya Tatiewa, “quyền sở hữu cá nhân” (được viết bằng tiếng Nhật).

 (7) Vấn đề sát sanh và/hoặc ăn ác sinh vật khác.

Chúng ta ăn thịt, cá và rau quả. Chúng ta sát hại động vậtthực vật làm thực phẩm. Hầu hết các nhà triết học hiện đại đã chứng minh việc sát sanh để ăn uống, nhưng những thói quen này thực sự có hợp lý trong nghiên cứu cuộc sống? Một số triết gia về môi trường nhấn mạnh rằng tất cả các sự sống trên trái đất đều có giá trị như nhau, nhưn điều này là đúng thì những gì chúng ta đang đối xử với các sinh vật khác sẽ bị lên án nghiêm khắc. Một số nhà triết học phân chia các sinh vật thành hai loại khác nhau là hữu tínhvô tính, nhưng đây không phải chỉ là một lý do hợp lý cho con người? Với sự giúp đở của sinh thái học, sinh học và nhân chủng học, chúng ta cần phải giải quyết vấn đề khó khăn này trong lãnh vực triết lý của cuộc sống.

 Có một số vấn đề thuộc về triết học được đề cập đến trong phạm trù đã liệt kê ở trên, và để tìm hiểu đầy đủ các vướng mắc khó khăn trong triết lý cuộc sống, chúng ta cần phải nghiên cứu kỉ những ý tưởngnhận định sâu sắc của các nhà triết học vĩ đại trong quá khứ. Đồng nghiệp của tôi và tôi đã thành lập một trung tâm nghiên cứu nhỏ: Viện Nghiên Cứu Triết Học Đương Đại Về Cuộc Sống, tại đại học Osaka Prefecture, và đã bắt đầu thiết lập nơi để thảo luận về triết lý của cuộc sống cả bên trong lẫn bên ngoài trường đại học này. Chúng tôi cũng đang chạy một tạp chí học thuật “tạp chí triết lý của cuộc sống”. Xin xem bài tiểu luận của tôi: “nghiên cứu triết lý của cuộc sống trong xã hội đương đại” được giới thiệu vào năm 2010.

 Về cá nhân mình, tôi không theo một tôn giáo nào cụ thể. Tôi là người của trường phái “thuyết bất khả tri”[1], nhưng tôi có môi quan tâm mãnh liệt trong cách tiếp cận tôn giáo. (xem trang web lifestudies.org)

 

 


[1] Thuyết bất khả tri (agnosticism): là quan điểm triết học cho rằng tính đúng hay sai của một số tuyên bố nhất định-đặc biệt là các tuyên bố thần học về sự tồn tại của Chúa Trời hay các vị thần-là chưa biết và không thể biết được hay không mạch lạc. Thuyết bất khả tri cho rằng không thể có tri thức tinh thần tuyệt đối hay chắc chắn, hoặc nói cách khác tuy những sự chắc chắn đó là có thể có, nhưng cá nhân của người theo thuyết này không có tri thức đó. Thuyết bất khả tri bao hàm một hình thức của chủ nghĩa hoài nghi đối với các khẳng định tôn giáo. Có lẽ nhà tư tưởng đầu tiên của thuyết này là Sanjaya Palatthiputa, một người cùng thời với đức Phật Thích Ca, tại Ấn Độ.

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: