Cần một lý tưởng sống

26/07/20184:02 SA(Xem: 8341)
Cần một lý tưởng sống

CẦN MỘT LÝ TƯỞNG SỐNG
Thích Trung Hữu

 

van donNhững ngày này tôi nghe các phương tiện truyền thông bàn tán về việc nhà nước ta muốn xây dựng các khu như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc thành những đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, với tham vọng biến những khu này thành trung tâm giàu có như Luân Đôn, Paris, Thẩm Quyến… Giàu thì ai cũng ham, nhưng điều quan trọng là cái giàu đó nó có đem lại sự an ổnhạnh phúc hay không, chứ càng giàu mà càng bấp bênh, lo sợ, bất an thì giàu để mà làm gì. Ở đây người viết không có ý bàn về chính trị hay đại sự quốc gia, mà chỉ nhân sự kiện trên mà nêu lên một chút cái nhìn của mình về triết lý sống mà thôi. Giàu chưa hẳn là nguyên nhân của hạnh phúc mà có khi lại còn là nguyên nhân của khổ đau. Và giữa giàu và hạnh phúc, nếu phải chọn, ta nên chọn hạnh phúc. Hơn nữa, nước ta bây giờ tuy không phải là một nước giàu nhưng người dân ta nói chung không phải là quá khổ về vật chất. Cái mà người dân ta đang cần, rất cần lúc này không phải là có thêm tiền mà lý tưởng sống.

Tôi chưa bao giờ thấy xã hội mình lại xuất hiện nhiều hội hè hay các hoạt động tín ngưỡng kỳ cục như bây giờ. Những hoạt động này, dưới con mắt của những người bình thường thì chúng thật là vô nghĩa, nếu không muốn nói là điên khùng. Nhưng nếu nhìn sâu hơn một chút thì ta thấy rằng đó là biểu hiện của sự bế tắt về đường hướng, lý tưởng sống. Tất nhiên trong đó cũng có những cá nhân hay tổ chức bày ra để lừa gạt quần chúng vụ lợi cho mình, nhưng nếu người dân có cuộc sống đàng hoàng, có ước mơ, có lý tưởng sống rõ ràng thì làm sao họ bị gạt cho được, làm sao những kẻ kia có thể thừa nước đục thả câu? Người dân đến với các tổ chức này với nhiều lý do như được cứu rỗi, và cũng không ngoại trừ lý do… giải trí, muốn tìm cái gì đó khác hơn cuộc sống nhàm chán, dối trá, không đáng tin cậy này. Họ làm để mà có cái gì đó để làm, vì họ không còn biết tin vào đâu hay đi về đâu. Họ không tìm thấy giá trị của cuộc sống, với một tương lai vô định.

Xã hội ngày nay thật là bất ổn. Cái bất ổn dễ thấy nhất chính là đạo đức của mọi người. Lòng tham của con người đã lên đến cực độ. Để có lợi, họ có thể làm mọi thứ, chỉ biết có bản thân mình còn người khác như thế nào thì mặc kệ. Lương tâm trở thành một thứ xa xí phẩm mà thỉnh thoảng người ta mới nghĩ tới khi không đụng chạm đến quyền lợi của bản thân. Lòng tham của con người biểu hiện với nhiều cách thức và quy mô khác nhau. Từ việc tham nhũng hàng ngàn tỷ, chiếm đất đai đến việc pha trộn chất độc vào thực phẩm, làm cà phê, hồ tiêu giả hay cướp bia, rồi xúm lại xẻo thịt một con bò bị xe đụng chết giữa đường. Sự tham lam của con người nó ti tiện đến mức mà tôi có cảm tưởng rằng mỗi người đều là một tên ăn trộm, sẳn sàng lấy đồ của người khác khi có cơ hội. Xã hội không còn ai tin ai. Chúng ta sống trong lo sợ, mất an ninhđề phòng lẫn nhau. Một xã hội như vậy thì đâu có hạnh phúc, đâu có đáng sống.

Tôi nghe kể ở một số nước người ta bán đồ mà không cần có người đứng giữ mà chỉ để cái thùng bên cạnh. Ai tới mua đồ thì trả tiền vô cái thùng đó. Còn ở thành phố Hồ Chí Minh, ngay cả thùng tiền từ thiện dành cho người nghèo mà người ta cũng tới vơ vét. Việt nam ta là nước duy nhất trên thế giới dùng chữ “Đồng Bào” để gọi nhau. Đồng bào nghĩa là cùng một bào thai, là anh em ruột với nhau. Một dân tộc gọi nhau như thế thì thân thương biết bao, đẹp đẽ biết bao. Thế nhưng giờ đây mỗi lần nghĩ đến hai chữ “Đồng Bào” là lòng mình lại nghe xót xa. Hãy nhìn lại xem, ta đang làm gì với đồng bào của mình vậy? Cướp bốc, đánh đập, lừa đối, thậm chí tiêu diệt giống nồi bằng các chất độc hại tẩm ướp trong thực phẩm chỉ vì chút lợi nhuận. Là đồng bào sao không thương yêu nhau?

Cái hiểu lầm của con người hiện nay là họ cho rằng vật chấtnguyên nhân của hạnh phúc. Sự thật có phải như vậy hay không? Ta hãy nghe hòa thượng Nhất Hạnh nói:

“Tôi nghĩ, chúng ta phải nói với người trẻ về hạnh phúc chân thực là gì? Vì nhiều người nghĩa rằng hạnh phúc được làm bởi tiền tài, danh vọng, địa vị, sắc dục... Và nếu không đạt được những thứ đó thì họ đau khổ. Nhưng chúng ta thử nhìn xem trong xã hội có nhiều người đã có đầy đủ những thứ đó nhưng vẫn tiếp tục đau khổ, thậm chí có nhiều người còn tự tử. Bởi vậy, theo tôi, hạnh phúc chân thực chỉ có khi ta được hiểu, được thương và ta có khả năng hiểu, thương những người khác. Chúng ta hoàn toàn có thể sống hạnh phúc mà không cần có nhiều tiền bạc. Ở Làng Mai, các thành viên trong tăng thân không ai có nhà riêng, xe riêng, tài khoảng riêng, thậm chí không có lương hàng tháng, nhưng chúng tôi đâu có khổ. Chúng tôi sống rất hạnh phúc, vui cười cả ngày. Đó là bởi chúng tôi sống trong sự hòa hợp và biết cách chế tác tình huynh đệ. Ngoài ra chúng tôi thấy mình sống có ích và giúp được nhiều người bớt khổ. Chúng tôi thấy rằng hạnh phúc được tạo dựng bởi lòng từ bi và tình thương chân thực. Vì vậy mà dù ta sống rất giản dị và tiêu thụ rất ít thì ta vẫn có thể sống hạnh phúc như thường… Vì vậy, theo tôi, điều quan trọng là ta cần thay đổi quan niệm về hạnh phúc. Mỗi người trong chúng ta đều có một ý niệm về hạnh phúcý niệm đó có thể là trở ngại chính ngămn chúng ta tiếp xúc với hạnh phúc chân thực”.[1]

Hòa thượng còn kể thêm rằng khi Ngài nói chuyện với các học giả, các nhà lý luận theo chủ nghĩa Mác-xít tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội, Ngài nói đùa với họ rằng: “Chúng tôi không ai có tài khoản riêng, máy vi tính riêng, cũng không có lương hàng tháng, chúng tôi mới là những người cộng sản thứ thiệt.”[2] Làm cho mọi người ở đó ai cũng cười lớn.

Quan điểm trên đây của Hòa thượng Nhất Hạnh về hạnh phúc, thật ra, không xa lạ đối với truyền thống Phật giáo. Chính đức Phật đã tìm ra con đường hạnh phúc này và Ngài đã phát biểu nó bằng chính cuộc đời sống động của Ngài. Nếu địa vị, tiền bạc có thể làm nên hạnh phúc đích thực thì đức Phật đã không bỏ vương vị để chọn lấy cuộc đời của một tu sĩ không có tài sản. Và suốt cuộc đời Ngài đi rao giảng cái gì? Ngài rao giảng về Niết Bàn, cái hạnh phúc đích thực khi tâm ta vắng bóng của tham lam, sân hận, si mê, kiêu ngạo, nghi ngờ cũng như những nhận thức sai lầm. Có nước nào giàu bằng Mỹ, Nhật. Nhưng tỷ lệ người tự tử ở hai nước này lại đứng đầu thế giới. Còn nước Bhutan vừa nhỏ lại khá nghèo nhưng người dân của họ lại vô cùng hạnh phúc. Đó là vì chính phủ của nước này đã sử dụng chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc dân (GNH - Gross National Happiness) thay cho chỉ số Tổng Sản lượng Nội địa (GDP - Gross Domestic Product) để đong đếm hạnh phúc của người dân. Cho dù chính phủ Bhutan chưa phải là hoàn hảo trong việc đem đến hạnh phúc cho dân của họ, song thực tế là họ luôn có ý thức phải mang lại hạnh phúc cho người dân của mình.

Đức Phật không làm chính trị. Người phật tử cũng không làm chính trị. Nhưng những gì liên quan đến khổ đau và hạnh phúc của chúng sinh đều không xa lạ với Phật giáo. Đức Phật từng can thiệp không cho chiến tranh xãy ra, một số thiền sư thời Lý Trần là những cố vấn chính trị, quân sự để đem lại bình yên cho đất nước. Trong xã hội ngày nay, có ai có lương tâm mà không đau lòng, không thương xót cho con người thời đại. Con người khác với con vật. Con vật chỉ biết ăn uống, vui chơi và sinh sản. Nếu con người chúng ta cũng chỉ biết kiếm tiền, vui chơi giải trí và sinh sản thì có khác gì loài vật. Loài vật chúng không hỏi chúng thuộc quốc gia nào, từ đâu đến, đi về đâu, tại sao sống, sống để làm gì… Nhưng con người thì khác, con người cần lý tưởng, cần sống có ý nghĩa. Và chính lý tưởng làm cho cuộc sống của con ngườiý nghĩa, đáng sống hơn.

Ai là người chịu trách nhiệm cho những vấn đề này của xã hội, của dân tộc Việt Nam, của con Lạc cháu Hồng? Tôn giáo chịu một phần trách nhiệm, vì tôn giáođại biểu của đạo đức và có chức năng giáo hóa chúng sinh. Tuy nhiên tôn giáo chỉ có ảnh hưởng đối với tín đồ, những người có tín ngưỡng; hơn nữa tôn giáo chỉ là một phần tử nhỏ trong toàn bộ cơ cấu xã hội mà thôi. Vậy ai là người chịu trách nhiệm chính? Tôi cho rằng những người lãnh đạo đất nước có vai trò vô cùng quan trọng. Nhà lãnh đạo là tấm gương mà người dân nhìn vào và nôi theo. Nhà lãnh đạo phải cho dân thấy và tin rằng họ đang thay nhân dân gánh lấy trọng trách của đất nước chứ không phải là cai trị dân. Tôi tin rằng, nếu nhà lãnh đạo có tấm lòng vì nước vì dân thì người dân sẽ cống hiến hết sức mình để phục vụ đất nước cũng như sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình, nếu cần, để bảo vệ đất nước. Không tin thì hãy nhìn lại lịch sử sẽ rõ.

Thích Trung Hữu

Thư Viện Hoa Sen

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.