Cách phân biệt tin giả trên mạng

18/11/20203:06 CH(Xem: 19559)
Cách phân biệt tin giả trên mạng

CÁCH PHÂN BIỆT TIN GIẢ TRÊN MẠNG
Tin Tổng Hợp từ Mindtools | CNN | NPR | Harvard | UMUC | UWGB


fake newsVới lượng thông tin khổng lồ trong thời đại Internet hiện nay, nguồn gốc và mức độ tin cậy của chúng đang là một vấn đề đáng lo ngại. Lợi dụng khả năng lan truyền nhanh chóng của các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter, những người đứng sau các tin tức sai lệch, giả mạo đang đưa chúng tiếp cận đông đảo người dùng hơn chỉ trong tích tắc nhằm trục lợi. Nếu không được trang bị kiến thức đầy đủ, người dùng Internet sẽ rất dễ sa vào những cái bẫy thông tin đó.

Việc tiếp thu những thông tin sai lệch này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người đọc, mà một khi đã được phát tán rộng rãi, nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

lý do đó, chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để nhận biết và đưa ra quyết định đúng đắn trước những thông tin trôi nổi trên các trang mạng. Có ba cách hiệu quả sau đây để giúp người đọc có thể xác minh được độ tin cậy của một bài viết.

1. Chú ý đường link

Trước tiên hãy kiểm tra phần top-level domain (tên miền cấp cao nhất) của trang đó. Top-level domain chính là phần sau cùng của một tên miền Internet. Chẳng hạn như trong tên miền www.google.com thì com chính là top-level domain. Dưới đây là một số top-level domain mà bạn thường gặp: com, info, net, org…: Đây là những top-level domain phổ biến nhất trên Internet vì bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào cũng có thể mua và sở hữu những tên miền này. Chính vì thế mà bạn phải thật cẩn trọng với tin tức từ những trang web kết thúc bằng đuôi này.

Riêng đuôi org, tuy là tên miền dành cho các tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận nhưng bạn cũng nên cảnh giác, bởi những trang này có thể đăng tải thông tin chủ quanmục đích riêng của tổ chức đó, chứ không hoàn toàn cung cấp thông tin khách quan cho người đọc.

vn, au, ca…: Đây là những top-level domain thuộc cấp quốc gia (vn – Việt Nam, au – Úc, ca – Canada, …). Để có thể sở hữu những top-level domain này, người mua cần phải cung cấp đầy đủ giấy tờ hợp pháp cũng như đáp ứng đủ tiêu chí của quốc gia đó. Vì vậy, nội dung được đăng trên những website sử dụng đuôi này có mức độ tin cậy cao hơn những website nêu trên.

Tuy nhiên, những đuôi này vẫn có thể được mua bởi bất kỳ ai nên bạn cần xem xét thêm nhiều yếu tố khác để xác minh độ tin cậy.

edu, gov: Đây là top-level domain dành riêng cho các tổ chức giáo dục đào tạo (edu) và các tổ chức chính phủ (gov). Bạn có thể tin tưởng và chia sẻ những nội dung được đăng tải trên các trang này vì đây đều là những thông tin chính thức.

2. Đọc phần “About Us” (Về chúng tôi)

Nếu bạn gặp một trang thông tin lạ chưa từng đọc hoặc chưa từng nghe tên thì hãy vào mục “About Us” (Về chúng tôi) để tìm hiểu thêm về những cá nhân hoặc tổ chức đứng sau. Họ có phải là những chuyên gia dày dặn kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà website đó tập trung vào không? Đó có phải là tòa soạn báo được nhiều người trong ngành tín nhiệm không? Hay chỉ là một trang blog thể hiện quan điểm của một cá nhân nào đó? Đại đa số những website chính thống sẽ có đầy đủ thông tin về công ty chịu trách nhiệm; thành viên trong ban quản trị; nhiệm vụ, mục tiêu, và tầm nhìn của tổ chức đứng sau. Ngoài ra, những thông tin về ban lãnh đạo cũng có thể tìm thấy ở nhiều website khác chứ không chỉ riêng mỗi trang đó.

3. Sử dụng Google Images

Những phần mềm chỉnh sửa hình ảnh như Photoshop (Adobe) đang bị lạm dụng nhằm xóa nhòa lằn ranh giữa thật và giả. Đôi khi rất khó nhận biết một hình ảnh đã qua hậu kì nếu chỉ nhìn sơ lược, người chỉnh sửa có trình độ cao, hoặc kích cỡ hình ảnh không đủ lớn.

Rất may là hiện nay chức năng tìm kiếm hình ảnh của Google Images có thể phần nào giúp chúng ta xác minh độ tin cậy của các bức hình trên Internet. Chỉ cần bấm chuột phải vào tấm hình mà bạn cảm thấy đáng ngờ và chọn “Search Google for image.” Phần “Pages that include matching images” sẽ hiển thị những trang web có chứa hình ảnh tương tự tấm ảnh bạn vừa tìm kiếm.

Nếu có nhiều trang web cũng sử dụng hình ảnh đó nhưng với những nội dung khác nhau thì bạn nên đặt nghi vấn về nguồn gốc bài viết mà bạn đang đọc. Nếu hình ảnh bạn vừa tìm có điểm khác biệt với những tấm còn lại thì bạn không nên tin tưởng bài viết đó.

Một số mẹo xác minh khác

Truy cập website chuyên xác minh nguồn tin

Nếu trang tin tức bạn đọc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, bạn có thể truy cập FactCheckInternational Fact-Checking Network (IFCN), hoặc Snopes để xác minh nguồn tin. 

Tìm trang web đăng nội dung tương tự

Kiểm tra xem thông tin bạn đang đọc có được đề cập trên những trang báo chính thống khác như New York Times hoặc Wall Street Journal hay không. Nội dung trên những trang này hầu hết đã được rà soát và kiểm tra về tính xác thực trước khi được đưa lên mặt báo.

Kiểm tra chất lượng bài viết và nội dung bình luận

Nếu một bài viết phạm nhiều lỗi chính tả hoặc ngữ pháp, dù chỉ là lỗi nhỏ, thì bạn không nên tin tưởng vào nội dung bài viết đó. Ngoài ra, đọc lướt qua phần bình luận cũng là một cách để xác minh. Nếu có nhiều người chỉ ra những thông tin sai lệch của bài viết thì khả năng cao là bài viết đó không đáng tin cậy.

Nguồn / Tổng hợp từ:
Mindtools | CNN NPR | Harvard UMUC UWGBmà chúng ta cần lưu ý 


Tóm lược: 

Thời đại thông tin tràn ngập cũng có nghĩa tràn ngập mọi loại thông tin, trong đó có cả mọi loại thông tin giả (fake news): thông tin sai lệch/xuyên tạc (disinformation) và không tin không đúng sự thật (misinformation).

Ở đây cũng xét có nhu cầu để làm rõ vài định nghĩa. Theo tổ chức UNESCO thì tin sai (disinformation) là thông tin sai lệch và cố tình tạo ra để gây hại cho một người, nhóm xã hội, tổ chức hoặc quốc gia. Nên gọi loại tin này là tin xuyên tạc. Tin không thật (misinformation) là thông tin sai nhưng không tạo ra với mục đích gây hại. Tin giả (fake news) có ý nghĩa ngược với thông tin thật, bao gồm hai loại tin nêu trên. Dưới đây là bảng tóm lược 10 điểm mà chúng ta cần lưu ý khi tiếp nhận thông tin:

1. Tiêu đề bài viết: Tiêu đề của các tin fake thường rất hấp dẫn, viết in hoa kèm dấu chấm than mang tính chất khẳng định. Nếu bạn thấy một tiêu đề nghe có vẻ khó tin, thì có lẽ nội dung của bài cũng vậy thôi.

2. Quan sát đường link: Đường link chứa tin fake thường mô phỏng lại một trang tin đáng tin cậy nào đó, chỉ khác một vài ký tự trong đường dẫn. Bạn nên chú ý kỹ ở điểm này, có thể vào chính trang tin đó để đối chiếu lại.

3. Kiểm tra nguồn tin: Cần đảm bảo rằng tin tức đến từ một nguồn đáng tin cậy.

4. Kiểm tra định dạng bài viết: Các tin tức fake thường không được chỉnh chu, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp hết sức ngớ ngẩn. Ngoài ra, định dạng bài viết sẽ khá lộn xộn, không thống nhất.

5. Kiểm tra ảnhTin tức giả thường đi kèm ảnh và video để tăng sự tin tưởng. Tuy nhiên, đa số toàn là ảnh trên mạng, nên bạn cần làm thao tác tìm kiếm hình ảnh đó trên Internet để truy ra nguồn gốc của nó.

6. Kiểm tra thông tin thời gian: Tin fake có những mốc thời gian rất vô lý, thậm chí được sửa đổi hết sức trắng trợn.

7. Kiểm tra lại thông tin bằng chứngKiểm tra nguồn tin của tác giả về độ chính xác. Nếu thiếu bằng chứng, đó nhiều khả năng là tin fake.

8. Kiểm tra các trang tin chính thống: Nếu không có bất kỳ trang tin nào đăng tải, đó là dấu hiệu cho thấy đó là tin fake.

9. Xem lại tính chất nguồn tin: Đôi khi, người đọc có thể nhầm lẫn giữa một tin fake và một bài viết mang tính chất bông đùa. Hãy kiểm tra lại nguồn đăng tin.

10. Một số bài viết hết sức chặt chẽ, nhưng cố tình bóp méo sự thật. Cần phảitư duy phản biện tốt để nhận biết tính khách quan và đáng tin cậy của bài viết, và hay share một cách có trách nhiệm.

Tham khảo: Telegraph, The Guardian


CÔNG NGHỆ DEEPFAKE LÀM VIDEO GỈA

Công nghệ Deepfake hiện nay đang bị lợi dụng để phục vụ cho những mục đích chính trị xấu xa. Một video clip lan truền trên mạng người ta khó có thể phân biệt đâu là video có nội dung giả mạo. Bạn có thể đưa bất kỳ nhà chính trị nào làm bất cứ điều gì ở mọi nơi. Kể cả khi video đó là giả mạo nhưng khi lan truyền trên mạng xã hội thì nó sẽ hủy hoại ai đó.

Hiện tại chưa có luật lệ quy định về việc ứng dụng công nghệ Deepfake nhưng không thể ngăn sự phát triển và lan truyền của công nghệ này. Một chương trình có tên là FakeApp cho phép tải về dễ dàng để mọi người thích làm video clip giả có thể thử.

Dưới đây là một đoạn phim về cựu Tổng thống Mỹ, Barrack Obama tạo nên bởi công nghệ Deepfake giống thật đến đáng sợ. (Nguồn: Business Insider)





XEM THÊM:

LỜI BAN BIÊN TẬP: Chúng tôi nhận được bài viết của độc giả Liên Nguyễn nói về bản tin “BẰNG TIẾN SĨ LUẬT HARVARD CỦA BÀ MICHELLE OBAMA LÀ BẰNG GIẢ”. Tin này đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Chúng tôi và nhiều người biết đó là tin giả, nhưng cũng có một số người tin đó là thật. Vậy chúng ta hãy thử xem bài phân tích dưới đây của độc giả Liên Nguyễn như thế nào!  

 

 

GIẢI MÃ TIN GIẢ

“BẰNG TIẾN SĨ LUẬT HARVARD CỦA BÀ MICHELLE OBAMA LÀ BẰNG GIẢ”

 

Dưới thời chính phủ Trump, conspiracy theories sinh sôi nảy nở tốc độ nhanh như nấm; độc hại, nguy hiểm như những chủng mới của coronavirus; được tín đồ của Trump chia sẻ, phát tán để bôi bẩn, làm hại người khác; lan tràn bùng phát mọi nơi, mọi lúc, khó mà dập tắt được, như thể chúng là những cơn cháy rừng gặp gió thổi mọi chiều.  

Con người thời đại này nếu mỗi ngày mỗi vội vàng tin vào những bản tin giả một cách mù quáng mà không vận dụng não bộ để phán đoán nhận định, thì e rằng chất xám trong não bộ của con người lâu ngày trở thành bị chai lì, không còn hoạt động được và càng ngày càng bị teo mòn đi... cho đến khi bị biến mất.  

Con người, một khi chất xám bị biến mất, đến giây phút lìa đời phải từ bỏ cuộc sống quá ngắn ngủi này để đi về một kiếp khác, e rằng chúng ta sẽ không còn sự minh mẫn để chủ động và lựa chọn đi về một cõi lành.

Chúng tôi đã có dịp viết về chuyện tin giả, fact-checking mấy lần rồi, đặc biệt là những người giỏi tiếng Anh thì việc kiểm chứng vô cùng dễ.  Không biết quý độc giả thế nào, nhưng người viết không bao giờ lan truyền tin giả.  Lan truyền tin giả có tác dụng, trước nhất gây hại cho người khác nếu họ tin đó là tin thực và thứ nhì với mình thì đã tự gieo một nhân xấu cho mình; nếu một người nhận tin thì tác dụng ít hơn nhưng nhiều người nhận tin, quả xấu càng lớn hơn.  Chắc chắn, quả xấu lớn của hành động này, sớm hay muộn, khi đủ duyên, thì mình sẽ phải nhận quả xấu thôi. 

Cho nên, bất cứ ai nếu tin sâu NHÂN QUẢ, "phàm trước khi làm điều gì (chẳng hạn như chuyển tin giả vu khống, đổ tội cho người khác một cách không có chứng cớ), phải nghĩ đến hậu quả của nó" (lời của hòa thượng Thích Thiện Hoa trong "Bài Học Ngàn Vàng"), thì sẽ dừng ngay lại những hành động tạo quả xấu.

Người viết tin như vậy nên không bao giờ làm; trừ phi nếu có phải gởi tin giả "conspiracy theories" cho ai thì em sẽ "dán nhãn" là "tin giả" na ná như cách Twitter mới đây đã dán nhãn fact-checking trên mấy tweets của ông Trump.  

Nhận định tính thật hay giả của một bản tin rất dễ, nhiều khi chỉ cần vài giây suy xét là biết ngay.  Nhưng có khi phải kiểm tra để biết thực hư thế nào. Tuy viết ra đây thì dài dòng, nhưng thực sự tiến trình kiểm tra thực hư một nguồn tin rất mau chóng và rất dễ.  Chúng ta có thể dùng một trong ba cách dưới đây để kiểm tra, lần lượt từ cách chủ quan là tận dụng sự quan sát của mình, đến cách khách quan là dựa vào phương pháp fact-checking.  Cả ba cách đều dựa vào Google, YouTube, hoặc Internet. 

 

Cách 1. Chuyện bà Michelle Obama (MO) có văn bằng thật là chuyện hết sức hiển nhiên, nó hiển lộ rành rànhthể hiện qua lời nói, nội dung nói, và cách bà ấy nói chuyện trước công chúng.  Chúng ta có thể đánh giá trình độ giáo dục (education)  của MO theo nhận định chủ quan của mình.

Quý vị chỉ cần vào YouTube, gõ ba chữ "michelle obama speech," thì thấy rất nhiều videos MO nói diễn văn, có những videos số lượng lên đến 7-8 triệu views, hoặc chí ít mỗi video cũng có vài ba triệu views hoặc vài trăm ngàn views.

Nhưng số lượng views lớn rất có thể cũng chẳng có ý nghĩa gì.  Chẳng hạn như có người rất nổi tiếng; nói lắp bắp không đâu vào đâu; phát ngôn bừa bãi; nói trước quên sau; lời nói sau thì mâu thuẫn, trái ngược với lời nói trước đó; nói phét gần 20 ngàn lần trong vòng 3 năm rưỡi nay; nói tục tỉu; nói nhục mạ người khác; nói tối nghĩa; nói lời mị dân; nói lời tự tâng bốc chính mình; vu khống, cáo buộc người khác mà không có chứng cớ chứng minh... những vẫn có thể có số lượng views rất lớn.

Cho nên, nếu vào YouTube, không nhất thiết phải nhìn vào số lượng views của MO, mà hãy lắng nghe MO đã nói gì; lời nói của MO trước công chúnggiá trị hay không, có xứng đáng để trở thành những bài học hoặc tấm gương sáng cho giới trẻ noi theo hay không...  Hãy nhìn phản ứng của khán giả đối với lời phát biểu của MO.  

Người thực có tri thức chân chính, người thực có education chân chính, người công tâm, người thiết diện vô tư như Bao Công chẳng hạn, sẽ biết chắc education, văn bằng Luật của MO là thật.

Bởi vậy, điều có thể chứng tỏ một người đã hoàn tất ít nhất một chương trình education nghiêm túc, nhất định phải thể hiện qua cách người ấy đã nói như thế nào, đời sống cá nhân người ấy ra sao, làm gì, thành tựu gì, hoặc viết gì trước/cho công chúng

Mời quý vị hãy nghe thử đoạn video này.  Nếu ai có ghét MO thì cũng nên nghe để có thể đánh giá trung thực, về việc MO có học hay thất học cỡ nào.

Watch first lady Michelle Obama’s full speech at the 2016 Democratic National Convention

 

Cách 2: Nếu cách 1 vẫn chưa thể thuyết phụctính chất nhận định chủ quan của mình, hoặc quý vị không chịu dùng cách 1, thì dùng cách 2 để kiểm chứng.  Cách 2 tương đối khách quan hơn cách 1, không dựa vào nhận định chủ quan của mình mà dựa vào sự đánh giá khách quan của những chuyên gia.

Hãy vào Google gõ đại khái vài từ khóa chính, ví dụ "who was the best educated u.s. first lady," thì có thể thấy vô số links trả lời cho câu hỏi này.  Những links được người searchers dùng nhiều nhất có lẽ được xếp ở vị trí trên cùng; trong trường hợp này là link của trang quora.com.

Bên dưới của link quora.com, chúng ta có thể nhìn thấy ngay hàng chữ này:

Sep 11, 2018 - There have been 9 first ladies who held an academic degree. The highest educated ones were Hillary Clinton and Michelle Obama, who both hold a Juris Doctor.

Sự trả lời cho câu hỏi trên, published ngày Sep 11, 2018, đến thời điểm này Melania Trump (MT) đã trở thành First Lady được gần 2 năm, nghĩa là người ta có tính luôn education của MT để xếp hạng.

Tạm dịch: Đến nay đã có tổng cộng 9 đệ nhất phu nhân có văn bằng của một đại học.  Hai người có học vấn cao nhất là Hillary Clinton và Michelle Obama, cả hai cùng có bằng Tiến Sĩ Luật.

https://www.quora.com/Who-was-the-best-educated-US-First-Lady

Nếu muốn biết thêm chi tiết, hãy bấm vào link trên, thì có thể đọc được khoảng 14 answers.  NgƯỜi viẾt xin chọn câu trả lời thứ 2 trong 14 câu trả lời, của Andre Engels, PhD Theoretical Computer Science, Eindhoven University of Technology (2001), vì câu trả lời cô đọng, đầy đủ như sau:

(Andre Engels có bằng Tiến Sĩ về Theoretical Computer Science ở Eindhoven University of Technology năm 2001, hy vọng sẽ không có ai trong đây cho rằng bằng tiến sĩ của Andre Engels là bằng tiến sĩ giả!  Nếu vẫn nghi ngờ về personal information của Andre Engels, chúng ta có thể "sợt" tiếp trên Google để tìm hiểu sự thật.) 

There have been 9 first ladies who held an academic degree. The highest educated ones were Hillary Clinton and Michelle Obama, who both hold a Juris Doctor. The others are: Laura Bush (Master), Pat Nixon (Bachelor + master equivalent teaching degree), Lady Bird Johnson (double bachelor), Lou Henry Hoover, Grace Coolidge, Jacqueline Kennedy and Nancy Reagan (all bachelor).

Tạm dịch ngắn gọn: Đến nay đã có tổng cộng 9 đệ nhất phu nhân có văn bằng đại học.  Hai người có học vấn cao nhất là Hillary Clinton và Michelle Obama, cả hai cùng có bằng Tiến Sĩ Luật.  7 người có văn bằng học vấn tiếp theo, từ cao đến thấp, là: Laura Bush (Thạc Sĩ); Pat Nixon (Cử Nhân + văn bằng dậy học tương đương thạc sĩ); Lady Bird Johnson (Cử Nhân về 2 majors); Lou Henry Hoover, Grace Coolidge, Jacqueline Kennedy and Nancy Reagan (cả 4 người này đều có bằng Cử Nhân).

 

Cách 3: Là cách chính xác nhất, vì dùng phương pháp fact-checking.  "Fact(s)" là sự kiện có thật; bất cứ sự kiện nào có thật đều được gọi là "fact(s)."  Kiểm tra một thông tin xem nó có thật hay không có thật gọi là fact-check hay fact-checking.

Một trong những trang mạng fact-checking là snopes.com  Hãy gõ vào search box câu hỏi này, "Did Harvard Admit Michelle Obama’s Degrees Are Fake?" "Có phải Harvard thừa nhận rằng những văn bằng của MO là giả?"

Thì có ngay câu trả lời (Published 6 April 2020) như dưới đây:

Claim: Harvard University confirmed that Michelle Obama's degrees are fake. 
Rating: Labeled Satire

Claim rằng: Đại Học Harvard University đã khẳng định rằng những văn bằng của Michelle Obama là giả.

Xếp loại: Thể loại Trào Phúng.

(Có nghĩa là loại tin như thế này được xếp loại là trào phúng.)

On March 14, 2020, ObamaWatcher published an article positing that the degrees earned by former first lady Michelle Obama at Harvard University were fake and that her transcripts had been altered to change her gender from male to female.

Vào March 14, 2020, trang ObamaWatcher đã xuất bản một bài báo nói y như thật rằng những văn bằng mà đệ nhất phu nhân Michelle Obama có được tại Harvard University là giả và rằng những học bạ của bà đã được cạo sửa để đổi giới tính từ nam sang nữ.

Everything on this website is fiction. It is not a lie and it is not fake news because it is not real. If you believe that it is real, you should have your head examined. Any similarities between this site’s pure fantasy and actual people, places, and events are purely coincidental, and all images should be considered altered and satirical. See above if you’re still having an issue with that satire thing.

Tất cả mọi thứ trên trang web này đều hư cấu (nghĩa là sản phẩm tưởng tượng).  Đó không phải là một sự nói dối, cũng không phải là tin giả, mà là tin không thực sự hiện hữu.  Nếu bạn tin rằng đây là tin có thật, bạn nên đi kiểm tra não bộ của bạn.  Bất cứ sự tương đồng trùng hợp nào nếu có giữa người thật, việc thật và những bản tin tưởng tượng trên trang web này được coi là dàn dựng và trào phúng.  Hãy đọc lại ở bên trên nếu bạn vẫn còn bị kẹt ở chi tiết trào phúng.

In reality, Obama graduated cum laude* from Princeton University in 1985 and then earned her Juris Doctor (J.D.) degree from Harvard Law School in 1988. The claim that Michelle Obama is really a man (hinted at in the fictional article) is an unfounded yet oft repeated conspiracy theory.

Thực tế là, Obama đã tốt nghiệp "cum laude, hạng danh dự" ở Princeton University* năm 1985 và tiếp theo có được văn bằng Tiến Sĩ Luật ở Harvard Law School* năm 1988.  Tuy nhiên, tin đồn rằng "Michelle Obama thực sự là một người đàn ông" là một loại tin "conspiracy theory" không có chứng cứ.   

(* "Cum Laude" là một từ ngữ Latin, nghĩa là "with distinction, hạng ưu tú, xuất sắc" hoặc "with honor, hạng cao, hạng danh dự" hoặc "with praise, được khen ngợi."  Sự xếp hạng tốt nghiệp hạng gì dựa trên thang độ điểm số tối đa 4 điểm của GPA.  Thông thường, phải có GPA cao từ 3.5 trở lên mới được xếp hạng là "Cum Laude."

* Princeton University (tiểu bang New Jersey) và Harvard University (tiểu bang Massachusetts) là hai trong những trường đại học nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ, là hai trường nằm trong hệ thống Ivy League Schools, là một hệ thống đại học lâu đời và rất nổi danh ở Mỹ.  Hệ thống đại học Ivy League có tỷ số thu nhận sinh viên rất nhỏ.  Phải là học sinhthành tích xuất sắc mới có thể được vào hai trường đại học này.)

Đây là link để kiểm chứng fact-checking cho những điều vừa viết trong cách 3:

Did Harvard Admit Michelle Obama's Degrees Are Fake?

Do lòng tham vô đáy, người ta đã bịa đặt ra tin giả.  Đối với thế hệ của tuổi 50, 60 trở lên, tin tức dựng lên từ conspiracy theories rất có hại, có thể dẫn đến việc tàn phá sự nghiệp của cá nhân, của tập thể; hủy hoại một chế độ, một chính thể; tàn phá nền dân chủ...  Đối với những ai lớn tuổi, tuy conspiracy theories có tính tàn phá, hủy hoại, nhưng những ai thuộc lứa tuổi gần đất xa trời và có khuynh hướng thích tàn phá, thích hủy hoại thì chắc là không "care" đến hậu quả tàn phá nghiêm trọng, khó lường của tin giả.

Chỉ tội cho những thế hệ trẻ và con cháu của thế hệ trẻ, những con đàn cháu đống của chủ nhân những trung tâm tung tin giả và đồng lõa tin giả.  Họ, những thế hệ trẻ tiếp theo, tương lai và hy vọng của nước Mỹ, là nạn nhân phải bị sống trong một đất nước nơi mà tin thật thì không mấy ai tin, còn tin giả thì áp đảo tin thật, và có hằng ha sa số người tin.  Chẳng khác gì địa ngục, nơi điều dối trá thắng điều chân thật.  Thật là đau lòng!  

Nếu Joe Biden thắng cử, người viết bài này nhất định sẽ viết một lá thư gởi cho tổng thống mới, về conspiracy theories.  Sẽ đề nghị với Joe Biden rằng "Hãy mở thêm những môn học ở cấp high school toàn quốc, dậy cách hiểu và khống chế conspiracy theories.  Ra luật về “conspiracy theories."

Sau bài viết này, người viết sẽ block tất cả những emails của bất cứ ai chia  sẻ thông tin dối trá conspiracy theories.

 

Lien Nguyen

June 5, 2020

 

 








.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.