Thư Viện Hoa Sen

10 Phẩm Pháp Sư

28/05/201012:00 SA(Xem: 10974)
10 Phẩm Pháp Sư

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 
Giảng nghĩa: Pháp Sư Thích Thiện Trí

Giáo sư của Giảng Sư Cao Cấp Phật Giáo Việt Nam & Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. HCM

 

Phẩm Pháp Sư 
Thứ Mười

Pháp sưhai nghĩa:

1. Vị nào tin hiểu, đọc tụng, thọ trì, thơ tả và vì người giải thuyết Diệu pháp, gọi là Pháp sư.

2. Pháp Pháp sư, đó là “chân lý tối hậu” mà chư Phật, Bồ Tát và tất cả chúng sinh đều kính ngưỡng phụng trì.

Chính “chân lý tối hậu” ấy mới vượt ra khỏi sự tương phân đối đãi, vượt ra khỏi năng, sở lập ngôn. Do vậy kinh này thiết lập với ngụ ý. Đức Thế Tôn thọ ký cho kẻ hậu lai, nếu ai tin hiểu phụng thờ Phật pháp, phụng thờ kinh Pháp Hoa, phụng thờ “chân lý tối hậu”.

“Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nhân nói với Dượng Vương Bồ Tát để bảo đảm tám muôn đại sĩ rằng: Dược Vương! Trong đại chúng đây có vô lượng hàng chư Thiên, Long vương, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Nhân cùng Phi nhân, Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà dị, hạng cầu Thanh văn, cầu Bích Chi Phật, cầu Phật đạo. Các loại như thế đều ở trước Phật nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa một bài kệ, một câu, nhẫn đến một niệm tùy hỷ, Ta đều trao ký cho sẽ đặng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”.

Kinh Pháp Hoachân lý tối thượng, lời lẽ trong ấy chứa đựng những bí yếu thâm mật của chân lý, nên rất là khó tin khó hiểu. Lúc Phật hiện tiền hay sau khi Phật diệt độ ai mà nghe được kinh Pháp Hoa mà tin hiểu thọ trì, thì phải biết người đó không phải hạng căn trí hạ liệt, phải rõ rằng người đó đã xa lìa vọng tưởng, trí tuệ rõ thông, nên do vậy mà Đức Thế Tôn thọ ký cho.

Chỉ cần một niệm tùy hỷ cũng đủ để tiến lên bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì tín là đã tin mình có hạt giống vô lậu giải thoát, làm sao không đạt thành được, nên kinh lại viện dẫn:

“Lại nữa, sau khi Như Lai diệt độ, nếu có người nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa này nhẫn đến một bài kệ, một câu, một niệm tùy hỷ đó, ta cũng trao ký đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho. Nếu có người đọc tụng, thọ trì, giải nói, biên chép kinh này nhẫn đến chắp tay cung kính. Dược Vương nên biết ! Các người trên đó đã từng cúng dường mười muôn nước Phật, ở chỗ các Đức Phật thành tựu đại nguyên vì thương xót chúng sinh mà sinh vào nhân gian”.

Bởi vì kinh Pháp Hoaảnh tượng tượng trưng cho pháp tánh. Cho nên ai đã thực hành như thế chính người đó là Pháp sư. Chính người đó đã vì lòng bi mẫn đối với chúng sinhhiện thân nơi nhân gian để tùy thuận dìu dắt chúng sinh vậy.

“Dược Vương! Nếu có người hỏi chúng sinh nào ở đời vị lai sẽ thành Phật ? Nên chỉ các người ở trên đó ở đời vị lai ắt đặng làm Phật vậy. Phải biết người đó là Đại Bồ Tát thành xong đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì thương xót chúng sinhnguyện sinh trong cõi đời để rộng nói phân biệt kinh Diệu Pháp Liên Hoa”.

“Lại nữa! Nếu người thiện nam, thiện nữ nào sau khi Ta diệt độ có thể rộng vì một người nói kinh Pháp Hoa, nhẫn đến một câu, phải biết người đó là sứ giả của Như Lai”.

Bởi vì kinh Diệu Pháp Liên Hoađại bi phương tiện bí ẩn thâm diệu của chư Như Lai. Duy có Như Lai mới năng thuyết nổi, nên kẻ nào năng thuyết được một kệ, một câu đều được xem Như Lai thuyết, vì đồng đại bi nguyện lực vậy.

“Dược Vương! Nếu có người ác đem tâm không lành ở trong một kiếp hiện ở trước Phật thường chê mắng Phật, tội đó còn nhẹ. Nếu có người dùng một lời dữ chê mắng người tại gia hay xuất gia đọc tụng kinh Pháp Hoa, tội đây rất nặng”.

Vì sao thế? Vì chửi mắng Phật thì tội cũng nặng, nhưng còn có thể sám hối được. Sự chửi mắng ấy không ảnh hưởng gì đến “bản lại diện mục” của tự thân mình. Hơn nữa đấng giác ngộ, cũng không có gì phải dấy động và cũng chẳng có gì làm thương tổn đến Ngài được. Còn chửi mắng người tại gia hay xuất gia đọc tụng kinh Pháp Hoa. Đó chính là chúng ta đã tự xa rời tánh giác, lại làm thối thất tâm Bồ đề của kẻ khác, không tin vào “thể tánh nhất như” vốn ở nơi mình thì làm sao thoát khỏi vòng nhiễm chấp sa đọa luân hồi được.

Chê bai mắng chửi kẻ đọc tung kinh này là chính ta đã tự hủy hoại hạt giống Phật ở nơi ta, và nơi người khác. Do vậy mà Đức Thế Tôn dùng dụ trên để chúng sinh khởi bị thối thất bồ đề tâm.

Vì chửi mắng chê bai như thế là chính chúng ta không tin vào cái “chây lý tối thượng” ở nơi ta. Mà kinh Pháp Hoa là chỗ chứa đựng tất cả những bí yếu của chân lý, là pháp vi diệu, để từ đó ta tự cứu ta ra khỏi vòng nhiễm chấp luân hồi.

Sự chửi mắng chê bai như vậy sẽ làm tổn thương đến niềm tin vào khả năng thành Phật của chính mình. Đó là chính ta tự biến thành mũi tên lao nhanh vào nẻo áo.

“Dược Vương! Có người đọc tụng kinh Pháp Hoa, phải biết người đó dùng đức trang nghiêm của chư Phật mà tự trang nghiêm nơi mình”.

“Dược Vương! Nay bảo người, các kinh của ta nói, với trong kinh này, Pháp Hoa tốt thứ nhất, vì kinh này là vua trong các kinh”.

Bởi lẽ các kinh khác như những dòng sông, suối, rạch, tất cả phải tuôn về biển cả. Pháp Hoa nơi đó chứa đựng “Lý đạo Nhất thừa”.

Do vậy nên kinh này thật khó tin, khó hiểu, nên Đức Thế Tôn đã bảo:

“Dược Vương! Kinh này là tạng bí yếu của các Đức Phật, chẳng nên chia bủa vọng trao cho người”.

Đây là món thuốc vi diệu, nếu không phải bậc đại y vương thông đạt diệu dụng các phương dược thì chẳng thể nào dám dùng đến vậy.

Nếu chính là bậc đại y vương sử dụng thì không còn gì bằng. Do vậy:

“Dược Vương nên biết! Sau khi Như Lai diệt độ, người nào có thể biên chép, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, vì người khác mà nói, thời được Như Lai lấy y trùm thân, lại được các Đức Phật hiện tại ở phương khác hộ niệm cho”.

“Người đó có đại trí lực, chí nguyện lực, và các thiện căn lực, phải biết người đó cùng Như Lai ở chung, được Đức Như Lai lấy xoa đầu”.

Nếu chúng ta tin rằng, chúng ta sẵn có “Tri kiến Như Lai”, chúng ta sẵn có “Phật pháp thân” thì chính niềm tin đã thể hiện rõ nét về sự dùng “đức trang nghiêm của chư Phật tự trang nghiêm cho mình”. Nên nói là được Như Lai lấy y trùm thân, hay được Như Lai lấy tay xoa đầu vậy.

“Dược Vương! Nơi nơi, chỗ chỗ, hoặc nói, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc chép, hoặc chỗ có quyển kinh này đều nên dựng tháp bẳng bảy thứ báu cho tột cao rộng đẹp đẽ, chẳng cần để xá lợi. Vì sao? Vì trong đó đã có toàn thân của Đức Như Lai rồi”.

kinh Pháp Hoa chứa đựng tròn đủ chân lý. Kinh này từ kim khẩu Phật tuyên dương, đây là diệu pháp, chỉ rõ tất cả pháp, không một pháp nào không phải là Phật pháp. Không một chúng sinh nào không có Phật tánh. Không một chúng sinh nào không đạt thành tri kiến Như Lai. Do vậy, chỗ nào có kinh này, chính nơi đó còn quý trọng hơn là có xá lợi Phật.

“Nếu có người nào thấy được pháp này mà lễ lạy cúng dường phải biết người đó đã gần đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”.

“Dược Vương! Nếu có chúng sinh nào cầu Phật đạo hoặc thấy, hoặc nghe kinh Pháp Hoa này, nghe xong tin hiểu thọ trí, nên biết người đó đặng gần đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”.

Ví như người cần nước trong lúc khát ngặt, gắng công đào giếng, từ đất khô đào cho đến khi thấy đất ướt, đất bùn, biết chắc rằng nước đã đi dần đến chỗ lấy được.

Cũng như vậy, nếu ai chưa nghe, chưa hiểu, chưa có thể tu tập Pháp Hoa này, phải biết người đó cách đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác còn xa. Nếu được nghe hiểu suy gẫm tu tập kinh này thời biết chắc gần đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của tất cả Bồ Tát đều thuộc kinh này.

Do vậy, đủ thấy rằng, kinh này là của phương tiện bậc nhất hiển bày chân thật tướng hiển bày tri kiến Như Lai, thông nhiếp các căn cơ, chi thẳng vào tâm Phật.

“Dược Vương! Nếu có Bồ Tát nghe kinh Pháp Hoa này mà kinh nghi sợ sệt thì phải biết Bồ Tát đó mới phát âm. Nếu hàng Thanh văn nghe kinh này mà kinh nghi sợ sệt, phải biết đó là hạng tăng thương mạn”.

Vì nếu nghe rằng: “Chính tự thân của Bồ Tát cũng đạt thành tri kiến Như Lai” mà kinh nghi sợ sệt thì rõ biết vị đó mới bắt đầu bước vào lý đạo.

Còn hàng Thanh văn nào cho là đã chứng, thành đạo quả A la hán, được ít cho là đủ mà không hiểu được rằng mình có thể đạt thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Lại an trụ nơi quả vị A la hán, đó chính là kẻ tăng thượng mạn vậy.

“Dược Vương! Nếu có người thiện nam, thiện nữ nào, sau khi Như Lai diệt độ muốn vì bốn chúng mà nói kinh Pháp Hoa này, thời phải làm cách nào? Người thiện nam, thiện nữ đó, phải vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai, rồi mới nên vì bốn chúng rộng nói kinh này. Nhà Như Lai chính là tâm đại từ đại bi với tất cả chúng sinh. Aùo Như Lai chính là lòng nhu hòa nhẫn nhục. Tòa Như Lai chính là nhất thiết pháp không”.

Muốn nói kinh này phải đủ ba điều kiện:

- Phát tâm đại từ đại bi.

- Có lòng nhu hòa nhẫn nhục.

- Thực chứng được nhất thiết pháp không hay tri kiến Như Lai.

Không thể dùng thế trí biện thông mà nói được. Vì thế trí biện thông là cái chướng ngại to lớn không thể nào thâm nhập giáo nghĩa Đại thừa. Thế trí biện thông có được là do tâm sinh diệt khởi sinh, nằm trong vòng nhiễm pháp.

Do vậy, người nó kinh Pháp Hoa, đó là Pháp sư. Bậc Pháp sư này là ảnh tượng, là phương tiện để chỉ về Pháp pháp sư. Chỉ về “chân tánh nhất như” làm cho chúng sinh viên thành đạo quả.

Cuối phẩm kinh đã viện dẫn: “Nếu ai gần Pháp sư mau đặng đạo Bồ Tát, thuận theo thầy đó học, đặng thấy hằng sa Phật”.

Thầy đó chính “Pháp pháp sư” vậy

Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59332)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: