Phần Mở Đầu

09/06/201012:00 SA(Xem: 12161)
Phần Mở Đầu

KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần Mở Đầu

Trước khi giảng bộ kinh này, tôi cũng nói đơn sơ qua một vài đặc điểm, để cho đại chúng có cái ý thức trước, rồi học bộ Kinh

Trước hết là sơ lược về bộ Kinh này. Phần một là nói về phiên dịch. Kinh này là từ chữ Phạn dịch ra chữ Hán. Ở Trung Hoa có ba nhà dịch: 

1.- Chi Lâu Ca Sấm, Ngài dịch tên kinh là “Duy Ma Cật Kinh”, chia làm ba quyển. 
2.- Ngài Cưu La Ma Thập, dịch tên là “Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh”, có hai quyển. Cũng có tên là “Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Kinh”. 
3.- Ngài Huyền Trang, dịch :Thuyết Vô Cấu Xưng Kinh”. 

Đó là ba Ngài dịch mà còn có những bảng kinh lưu lại đến giờ. 

Kế đây là mục thứ hai, nói lý do Kinh này ra đời. Lý do thì có nhiều nhưng đây tôi lược kể hai lý do

Lý do thứ nhất, vì lòng từ bi bình đẳng của Phật, cho nên bộ kinh này ra đời. Bởi vì trước những thời pháp, những buổi giáo hóa ban đầu, thì tất cả những người tu trong đạo Phật, mà Phật gọi là hàng được giải thoát sinh tử, A La Hán đó. Đều là dành riêng cho người xuất gia. Chỉ người xuất gia tu mới có thể chứng quả A La Hán. Còn hàng cư sĩ tối đa là chứng quả A Na Hàm là cùng. Tức là quả thứ ba trong bốn quả. Chứ chưa có khi nào chứng được A La Hán

Như vậy ai muốn giải thoát sinh tử đều phải xuất gia tu, mới giải thoát sanh tử được. Còn nếu còn tại gia tu chỉ là cái nhân tốt để sau này tiếp tục tu thêm. Chớ hiện đời không thể giải thoát. Bởi vậy cho nên từ bao nhiêu thế kỹ, người phát tâm tu, ngay trong lúc đức Phật tại thế cho đến sau này, muốn giải thoát, đều ồ ạt tìm xuất gia

Như vậy thì đa số người xuất gia dù đông mấy đi nữa cũng là thiểu phần trong quần chúng. Mà nếu chỉ có một thiểu phần tu hành, có thể được giải thoát sinh tử. Còn đa số thì không được. Tức nhiên số người tu Phật càng ngày càng bị hạn chế

Do đó cho nên vì lòng từ bi của Phật mà Ngài đem câu chuyện của Ông Duy Ma Cật bệnh ra, để mời các thầy Tỳ Kheo, hay là các vị A La Hán, cho đến Bồ Tát đến thăm Ngài. Nhưng mà tất cả những vị Tỳ Kheo, A La HánBồ Tát đó đều nể kính Ông Duy Ma Cật. Thấy các Ngài không đủ khả năng đối đáp với Ông Duy Ma Cật. Cũng không đủ khả năng để mà chinh phục được ông. Ngược lại đều bị ông chinh phục

Như vậy chứng tỏ rằng không phải chỉ trong giới xuất gia làm Tỳ Kheo, chứng A La Hán. Và xuất gia như trong hình ảnh Đại thừa có những Ngài như Văn Thù Sư Lợi. Hoặc là Ngài Địa Tạng Bồ tát đều là hình ảnh người xuất gia. Thì dù Bồ tát xuất gia đó nhưng cũng chưa đủ khả năngchinh phục nổi. Hay là vượt hơn được một ông cư sĩ, là Ông Duy Ma Cật

Đó là cái điều để nâng cao tinh thần của vị cưtại gia. Nếu cư sĩ tại gia mà đạt đạo đúng rồi, cũng có cái khả năng siêu việt mà hàng xuất không thể vượt qua nổi. Đó là để nuôi cho chánh pháp hay giáo lý Phật dạy đi khắp trong mọi tần lớp. Nó không dành riêng ưu đãi cho một chế độ xuất gia thôi. Đó là nói vì lòng đại bi của Phật mà kinh này ra đời. 

Phần thứ hai là có một số nhà khảo cứu về lịch sử, họ thấy rằng Kinh Duy Ma Cật này có tánh cách như là một cuộc cách mạng của cư sĩ. Bởi vì từ trước đến giờ chỉ có những người xuất gia đạt đạo chứng quả, mà chưa ai nói đến người cư sĩ đạt đạo cao, bằng và hơn người xuất gia. Nhưng mà tới thời gian Kinh Duy Ma Cật ra đời, thì lại thấy một ông cư sĩ siêu xuất hơn cả người xuất gia nữa. 

Như vậy đó là một cuộc cách mạng để nâng giới cư sĩ lên. Chớ không có theo cái nề nếp cũ, chỉ nói xuất gia mới là giải thoát. Xuất gia mới được tự tại. Xuất gia mới đạt đạo viên mãn v.v... đó là tính cách nghiên cứu lịch sữ. Cho nên những vị đó họ nói rằng: Kinh Duy Ma Cật ra đời là một cuộc cách mạng của hàng cư sĩ

Đó là hai lý do. Lý do trước là nhìn theo tâm bình đẳng của Phật. Lý do sau là nhìn theo cuộc thay đổi của giai cấp tu hành. Đó là hai điểm tôi nêu lên về lý do.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57236)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.