Chương 2 Phương Tiện

10/06/201012:00 SA(Xem: 13214)
Chương 2 Phương Tiện

DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH
TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG
GIÁO ÁN TRUNG CAO CẤP PHẬT HỌC

Tập I và II 

Pháp Sư Thích Từ Thông dịch giải

 CHƯƠNG THỨ HAI

PHƯƠNG TIỆN

1.- Bấy giờ thành Tỳ Da Ly có một vị Trưởng giả tên là DUY MA CẬT. Trưởng giả Duy Ma Cật là người đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gốc rễ lành trồng sâu, cho nên Ông đã được vô sanh pháp nhẫn. Trong hàng Bồ Tát, Duy Ma Cật là vị Bồ Tát biện tài vô ngại. Du hí thần thông. Hàng phục các ma được vô sở uý. Thể nhập sâu sắc các pháp môn. Trí tuệ siêu tuyệt. Phương tiện linh hoạt. Biết rõ tâm tưởng của chúng sanh, phân biệt độn căn, lợi căn của đối tượng. Ở trong Phật đạo từ lâu, đã thuần thục thâm tín đại thừa. Việc làm vững chãi, suy nghĩ chín chắn, trụ oai nghi Phật, tâm lớn như biển. Chư Phật ngợi khen, hàng trời cung kính. Vì muốn độ người, Trưởng giả Duy Ma Cật phương tiện ở thành Tỳ Da Ly.

2.- Vì muốn cãm hóa những người nghèo, Ngài Duy Ma Cật bố thí rất nhiều của cải. Để cảm hóa người phạm giới, Ngài trì giới thanh tịnh. Để cảm hóa người nóng nảy, Ngài biểu lộ hạnh kiên nhẫn ôn hòa. Để độ người giải đải, Ngài thực hành tinh tấn. Để cảm hóa người loạn tâm, Ngài thiền định nhất tâm. Để cảm hóa người vô trí, Ngài hướng dẫn phát huy trí tuệ. Dù Ngài là bạch y mà phụng trì luật hạnh của Sa môn. Dù ở tại gia mà không lưu luyến tam giới. Giả có vợ con mà thường tu phạm hạnh. Hiện có quyến thuộc mà thường thích viễn ly. Dù phục sức đồ quí mà lòng cưu mang thân tướng hảo. Dù có ăn uống như thế gian vị chính là vui trong thiền định. Có lúc tham gia sòng bạc, cốt yếu nhằm để độ người. Lúc tùy thuận ngoại đạochánh tín không lung lạc. Đọc hiểu suốt sách vở thế gian mà thường vui với giáo pháp Phật. Nhằm cảm hóa mọi ngườigiữ gìn chánh pháp. Kinh doanh được tiền của, nhưng chẳng lấy đó làm vui. Dạo chơi khắp phố phường để làm điều lợi ích chúng sanh. Có lúc tham gia trị chánh, nhằm để cứu độ quốc dân. Có khi tham dự các diễn đàn hội thảo, cốt lèo lái hướng dẫn mọi người đi vào đường chánh đạo đại thừa. Vào học đường nhằm để dẫn dắt tuổi thơ. Có lúc đến thanh lâu nhằm chỉ rõ cho mọi người tai họa của ái dục. Vào quán rượu như mọi người mhằm để nêu gương tự chủ.

3.- Ở cương vị trưởng giả, Ông Duy Ma Cật gương mẫu trong hàng trưởng giả, vì họ mà nói chánh pháp. Ở trong cư sĩ, gương mẫu trong hàng cư sĩ, dứt hết các tham nhiễm tầm thường. Ở trong dòng Sát đế lỵ, gương mẫu trong hàng Sát đế lỵ, để dạy họ về đức nhẫn nhục. Ở trong trong dòng Bà la môn, gương mẫu trong hàng Bà la môn dạy trừ bỏ tánh ngã mạn. Ở trong nội chính đại thần, gương mẫu trong hàng đại thần nhằm dạy họ học chánh pháp. Ở trong hàng vương tử, gương mẫu trong hàng vương tử để dạy họ về đạo lý hiếu trung. Ở trong nội quan, gương mẫu trong hàng hoạn quan để dạy các cung tần về chánh tâm chánh hạnh. Ở trong thứ dân, gương mẫu trong hàng thứ dân để hướng dẫn họ làm điều phước thiện. Ở trong hàng Phạm Thiên, gương mẫu trong các Phạm Thiên để dạy họ tu về thắng tuệ. Ở trong Đế Thích, gương mẫu trong hàng Đế Thích nhằm dạy họ về chân lý vô thường của hiện tượng vạn pháp. Ở trong cương vị hộ thế thì gương mẫu trong hàng hộ thế nhằm hộ độ nhân dân lạc nhiệp an cư.

Duy Ma Cật trưởng giả vận dụng vô số phương tiện như thế để đem lại lợi lạc cho chúng sanh. Và hôm nay Trưởng giả lại hiện thân có bệnh.

 Nghe Trưởng giả Duy Ma Cật bị bệnh, Quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ, Bà la môn, các vương tử và các thân thuộc cả mấy ngàn người lần lượt đến tịnh thất của Trưởng giả để vấn an. Nhân cơ hội có nhiều người đến thăm bệnh, Duy Ma Cật trưởng giả thừa cơ thuyết chánh pháp:

4.- Thưa chư nhân giả: thân nầy vô thường, không mạnh, không dai, không bền, không chắc. Nó là cái thứ mau mục nát, dễ rệu rã chẳng đáng tin cậy. Nó là cái khối chứa nhóm các khổ đau, buồn phiền và nhiều bệnh tật.

5.- Thưa chư nhân giả: người trí không tin cậy ở thân. Nó như bọt nước không thể cầm nắm. Như bong bóng không tồn tại được lâu. Như bóng nắng, do khát ái mà thấy có. Thân nầy như cây chuối, do bẹ hợp lại thành cây, trong đó không có cái nào rắn chắc. Thân nầy như huyễn từ điên đảo khởi sanh. Thân nầy như mộng, do vọng kiến thực chẳng có gì. Thân nầy như ảnh, do nghiệp duyên hiện sanh. Thân nầy như vang, do nhân duyên mà có. Thân nầy như mây nổi phút chốc tan mất. Thân nầy như chớp niệm niệm không ngừng. Thân nầy vô chủ ví như núi. Thân nầy vô ngã ví như lửa. Thân nầy vô thọ ví như gió. Thân nầy vô nhơn ví như nước. Thân nầy không thật vì là sự tổ hợp của tứ đại. Thân nầy vốn không, vì không có ngã, ngã sở. Thân nầy vô trí như cỏ cây, ngói gạch. Thân nầy vô tác giả, do sức gió nghiệp chuyển sanh. Thân nầy bất tịnh đầy dẫy uế trược xấu xa. Thân nầy tạm bợ, rỗng không, dù có ăn mặc, tắm rửa nhưng chung qui cũng tiêu ma hoại diệt. Thân nầy là tai họa chứa nhóm một trăm lẻ một bệnh khổ sầu đau. Thân nầy như giếng trên đất gò, bao nhiêu lão bệnh bức ngặt thường xuyên. Thân nầy không cố định, vì không biết sẽ chết lúùc nào. Thân nầy như rắn độc, như giặc thù, như hội tụ hư không, do ngũ ấm, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới gá hợp mà thành.

6.- Thưa chư nhân giả: phải sanh tâm khinh rẻ cái thân nầy và nên sanh tâm ham mến thân Phật. Vì thân Phật là pháp thân. Thân Phật từ vô lượng công đức trí tuệ sanh. Từ giới, định tuệ, giải thoátgiải thoát tri kiến sanh. Từ từ, bi, hỉ, xả sanh. Từ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ sanh. Từ phương tiện sanh. Từ lục thông sanh. Từ tam minh sanh.Từ ba mươi bảy phẩm trợ đạo sanh. Từ chỉ quán sanh. Từ thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng pháp sanh. Từ chỗ dứt hết tất cả các pháp bất thiện, chứa nhóm tất cả thiện nghiệp sanh. Từ không phóng dật sanh. Từ vô lượng pháp thanh tịnh như thế màsanh thân Như Lai!

Thưa chư nhân giả: muốn được thân Phật, muốn vứt bỏ cái thân nhiều bệnh khổ của chúng sanh thì phải phát tâm vô thượng Bồ Đề!

Trưởng giả Duy Ma Cật vì những người đến thăm bệnh, nói những pháp ứng cơ như thế, khiến cho vô số nghìn người phát tâm vô thượng Bồ Đề.

TRỰC CHỈ

1.- Tạo cái cớ qui tụ đông người đến để thuyết pháp, Bồ Tát Duy Ma Cật không bệnh giả bệnh. Đó là phương tiện về việc làm.

Pháp được nói ở phẩm kinh nầy chưa đá động gì đến pháp Đại thừa. Chỉ nói thuần pháp Tiểu thừa. Đó là phương tiện về thuyết pháp. Hướng dẫn tư tưởng của đại chúng từ suy nghĩ về thân để chán ngán xem thường thân vì sự mục bở, sự bất tịnh, sự không bền chắc. Khuyến khích mọi người hãy phát tâm ham mộ Phật thân. Thân Phật là thân Kim cang bất hoại cô động bởi vô lượng công đức và là sự thể hiện của Bồ Đề Niết Bàn vô thượng. Đó là phương tiện về tư tưởng trong sự nghiệp giáo hóa độ sanh.

2.-Qua thành tích, Bồ Tát Duy Ma Cật có gần đủ những đức tính từ bi, trí tuệ, phương tiện biện tài... của Phật.

Bồ Tát Duy Ma Cật rõ là thành phần tích hạ bản cao.

Thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đó là đạo đức của các nhà chánh trị cổ kim, vì sự nghiệp ích quốc lợi dân cho một nước.

Bồ Tát Duy Ma Cậtgiai cấp nào gương mẫu trong giai cấp đó.

Có vậy, chúng sanh mới nghe, mới tin, mới phục, thì lý tưởngmục đích của Bồ Tát mới hiện thựctồn tại ở trong lòng chúng sanh.

3.- Muốn bắt hùm phải vào hang cọp. Muốn cảm hóa giới nào phải đồng sự với họ. Đường lối đó Bồ Tát Quán Thế Âm đã làm. Đó là “thủ đoạn” nhưng đem lại hiệu quả cao.

Thực ra “thủ đoạn” và “phương tiện” là một. Là thủ đoạn hay là phương tiện, chỉ biết sau khi kết quả của việc làm cụ thể hình thành.

4.- Thân vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh.Thân như mộng, huyễn, bào, ảnh, như ba tiêu, như Càn thát bà thành...Cần phải yểm ly khinh sẽ nó.

Đó là cái nhìn của chủng tánh Tiểu thừa.

Chừng nào nhận thấy được các đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của hiện tượng vạn pháp, mới là người đích thực chứng ngộ chân lý.

Đó là cái thấy của người chủng tánh Đại thừa.

5.-Yểm ly thân nầy ham cầu thân Phật, chưa phải là người thể nhập tri kiến Phật của chính mình.

Vì vậy pháp mà Bồ Tát Duy Ma Cật thuyết ở phẩm kinh nầy là pháp phương tiện.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58777)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :