Chương 14 - Chúc Lũy

10/06/201012:00 SA(Xem: 12026)
Chương 14 - Chúc Lũy

DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH
TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG
GIÁO ÁN TRUNG CAO CẤP PHẬT HỌC
Tập I và II 

Pháp Sư Thích Từ Thông dịch giải

 CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐN

CHÚC LŨY

 

1.- Đức Phật gọi Bồ tát Di Lặc bảo:

Này Di Lặc! Nay ta đem pháp vô thượng Chánh biến tri giác mà ta từng tụ tập chứa nhóm trải qua vô lượng A tăng kỳ kiếp phó chúc cho ông. Những kinh điển như thế, sau Phật diệt độ, ở hậu thế các ông hãy nổ lực truyền bá rộng rãi ở chốn nhơn gian đừng để cho giáo lý tối thượng thừa mai một. Vì sao? Bởi trong đời vị lai vẫn có kẻ thiện nam, thiện nữthiên long, quỷ thần, Càn thát bà, La sát v.v... có khả năng ham mộ pháp đại thừa phát tâm vô thượng Chánh biến tri giác. Giả sử mà họ không được nghe những kinh điển thượng thừa liễu nghĩa như thế thì thiệt thòi quá lớn lao. Ngược lại họ được nghe kinh liễu nghĩa thậm thâm này, phát khởi tín tâm sâu sắc lãnh thọ, hành trì, đối với chúng sanh hữu duyên có khả năng tiếp thụ họ quảng bá tuyên truyền làm cho nhiều người cùng được có lợi ích.

2.- Di Lặc! Ông nên biết, Bồ tát có hai hạng: Một, ham thích văn từ bóng bẩy, ngôn ngữ khách sáo chuốt trau. Hai, không khiếp sợ những kinh nghĩa sâu xa, đúng như thật tướng mà thể nhập. Hạng ham văn từ bóng bẩy, ngôn ngữ khách sáo...Phải biết, đó là hạng tân học Bồ tát. Hạng người ngôn từ khách sáo gác bỏ ngoài tai, văn tự chuốt trau, nghi lễ rườm rà khử bỏ. Đối với kinh điển đại thừa liễu nghĩa thậm thâm, không có lòng sợ sệt, có khả năng thể nhập như thuyết tu hành, thọ trì đọc tụng, nghe rồi tâm thanh tịnh an vui. Phải biết, đó là hạng người Bồ tát trau dồi đạo hạnh đã lâu đời rồi.

Di Lặc này! Lại còn có hai hạng người cũng thuộc làng tân học. Một, từ trước họ chưa được nghe kinh điển thậm thâm liễu nghĩa, nay nghe họ sanh tâm sợ sệt nghi ngờ, không tùy thuận nổi, lại còn hủy báng không tin, thốt lên những lời bảo thủ rằng: Hồi nào giờ tôi chưa từng nghe những giáo lý như thế. Sao nay lai nói như vậy, kinh đó từ đâu mà có, đó là thứ kinh gì? Hai, có hạng người vẫn thọ trì, giải quyết thâm nghĩa của kinh, nhưng không chịu thân cận cúng dường, cung kính tôn trọng. Có lúc lại còn phê phán chỉ trích ý kinh. Hai hạng người như thế, phải biết đó là những hàng Bồ tát tân học. Họ là những người tự hủy hoại phước đức trí tuệ của mình. Họ không thể hấp thụ được những kinh nghĩa thậm thâm để điều phục lấy tâm mình.

Lại nữa Di Lặc! Còn có hai hạng Bồ tát dù tin hiểu sâu đối với kinh pháp này, nhưng vẫn còn tự làm tổn thương phước đức trí tuệ, không chứng được vô sanh pháp nhẫn. Một, khinh thường các hàng Bồ tát tân học không dạy dỗ cho họ tiến lên. Hai, dù tự mình hiểu sâu nghĩa thú của kinh, nhưng còn chấp mắc, phân biệt.

3.- Di Lặc Bồ tát, nghe nói thế liền bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Thật chưa từng có, theo lời Phật dạy, con sẽ tránh xa những khuyết điểm mà Thế Tôn đã chỉ vẽ ra. Con sẽ phụng trì pháp vô thượng Chánh biến tri giác mà Như Lai đã thực hiệntích lũy trong vô lượng A tăng kỳ kiếp. Đời vị lai, nếu có người thiện nam, thiện nữ cầu đại thừa, con sẽ khiến cho trong tay họ cầm được những kinh điển liễu nghĩa thậm thâm như vậy và khiến cho họ thọ trì, đọc tụng truyền bá rộng cho nhiều người cùng nghe hiểu tu hành. Phải biết đó là thần lực của Di Lặc gia hộ kiến lập mà nên

Phật khen: Lành thay! Di Lặc! Như ông đã phát nguyện, Như Lai rất vui lòng và sẽ hỗ trợ thiện ý của ông.

Bấy giờ tất cả chư Bồ tát đều chấp tay bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Sau Như lai diệt độ, chúng con cũng đem hết sức mình truyền bá rộng sâu trong các cõi nước mười phương pháp vô thượng Chánh biến tri giác của Như Lai đã dạy. Lại vận dụng mọi phương tiện và khả năng hỗ trợ cho những người thuyết pháp, truyền bá kinh này được thuận lợi thập phần viên mãn.

Tứ Thiên vương bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Nơi nơi chốn chốn, thành ấp tụ lạc, núi rừng, đồng nội, chỗ nào có người thọ trì đọc tụng, biên chép giảng giải kinh này, con sẽ sai các quyến thuộc đến đó nghe pháp và để bảo hộ phạm vi một trăm do tuần, khiến cho các thứ thiên ma tà quái, cuồng tín, si mê đều không có cơ hội để khuyấy phá người truyền bá giảng thuyết kinh này.

Đức Phật bảo: An Nan! Ông hãy thọ trì kinh này và truyền bá sâu rộngđời sau.

Dạ, bạch Thế Tôn! Con xin vâng lời Phật. Con đã nắm vững những phần cốt lõi thâm sâu rồi.

Bạch Thế Tôn! Kinh này tên gọi là chi? Ông A Nan hỏi.

Phật bảo: Kinh này tên là Duy Ma Cật Sở Thuyết. Cũng gọi là kinh Bất khả tư nghi giải thoát pháp môn. Ông hãy như vậy thọ trì.

Phật nói kinh này xong, Trưởng giả Duy Ma Cật, Đại trí Văn Thù Sư Lợi, Xá Lợi Phất và hàng chư Thiên, người, A tu la cùng tất cả đại chúng nghe rồi đều hoan hỉ tín thọ phụng hành.

TRỰC CHỈ

1.- Chúc lũy có nghĩa là dặn dò một cách thân thiết, vì tánh cách quan trọng của một vấn đề.

Di Lặc Bồ tát được Phật chúc lũy phải kế thừa truyền bá, giữ gìn, tôn trọng kinh này. Đây là giáo lý tối thượng thừa, lợi ích chúng sanh hậu thế rất lớn lao, không nên hời hợt lơ là khiến cho nền giáo lý thậm thâm bị mai một.

Di Lặc là vị Bồ tát sẽ thành Phật vào tiểu kiếp thứ 10 trong 20 tiểu kiếp ở vào giai đoạn trụ.

2.- Bồ tát ham thích văn từ bóng bẩy, ngôn ngữ khách sáo. Đó là Bồ tát tân học, trí tuệ căn lành chưa được bao nhiêu...

Bồ tát nghe kinh điển tậm thâm vi diệu ham mộ tư duy phấn chí tu hành không nghi ngờ, không sợ sệt. Đó là Bồ tát đã trồng sâu căn lành nhiều đời nhiều kiếp...

3.- Bồ tát Di Lặc phát biểu tiếp thu nguyện đem hết sức mình động viên, cổ vũ khiến cho mọi người cùng hưởng ứng tu tập theo giáo lý đại thừa liễu nghĩa thậm thâm này để cùng thu hoạch tột cao, trên con đường Bồ đề vô thượng.

Nhằm xác lập vấn đề cho thật rõ ràng, nghiêm túc trước khi chấm dứt thời pháp liễu nghĩa tối thượng thừa, ông A Nan hỏi Phật về tên gọi của kinh này.

Đức Phật dạy: Kinh này tên gọi là Duy Ma Cật Sở Thuyết cũng gọi là Bất khả tư nghì giải thoát pháp môn kinh.

Hết

 (Tu Viện Quảng Đức)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58777)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :