Chương 5 - Văn Thù Bồ Tát Thăm Bệnh

10/06/201012:00 SA(Xem: 13796)
Chương 5 - Văn Thù Bồ Tát Thăm Bệnh

DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH
TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG
GIÁO ÁN TRUNG CAO CẤP PHẬT HỌC
Tập I và II 
Pháp Sư Thích Từ Thông dịch giải

CHƯƠNG THỨ NĂM

VĂN THÙ BỒTÁT THĂM BỆNH

 

Bấy giờ đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: "Văn Thù! Ông hãy đi thăm bệnh Trưởng giả Duy Ma Cật".

Bồ Tát Văn Thù thưa: "Bạch Thế Tôn! Bậc thượng nhân kia khó đối đáp với Ông khi đàm đạo. Ông đã quán triệt sâu sắc thực tướng. Thuyết pháp rất giỏi. Biện tài vô ngại, trí tuệ siêu thường. Ông biết hết pháp thức của Bồ Tát. Thâm nhập kho tàng bí mật của chư Phật. Hàng phục ma quân. Thần thông du hí. Trí tuệ, phương tiện đáng làm thầy người. Dù vậy, vâng lời Phật, con sẽ đi thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật".

Các Bồ Tát, Thinh văn, Phạm Thiên, Đế Thích, Tứ Thiên vương cùng có ý niệm: Nay hai vị đại sĩ Văn Thù Sư LợiDuy Ma Cật đàm đạo, chắc sẽ nói những pháp mầu nhiệm sâu xa. Chúng hội cả mấy ngàn người đều muốn tháp tùng.

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi cùng đại chúng tùy tùng hàng hàng, lớp lớp trang nghiêm cung kính đi vào Tỳ Da Ly đại thành để thăm bệnh Trưởng giả Duy Ma Cật.

1.- Ông Duy Ma Cật biết Bồ Tát Văn Thùđại chúng sắp đến. Ông cho dẹp hết các vật sở hữu chỉ để tịnh thất trống. Không có thị giả và độc nhất có một cái giường, bệnh nhân là Ông Duy Ma Cật nằm choán hết.

2.- Bồ Tát Văn Thù vào thất thấy sự kiện có vẻ lạ thường chưa hỏi han được gì, trưởng giả Duy Ma Cật cất tiếng:

- Quý hóa thay! Ngài Văn Thù Sư Lợi đến mà không có tướng đến. Thấy mà không có tướng thấy.

Bồ Tát Văn Thù đáp: Đúng vậy, thưa cư sĩ. Nếu đến thì lại chẳng đến. Nếu đi thì lại chẳng đi. Bởi vì đến không chỗ "Từ". Đi không chỗ "Tới". Gọi là "Thấy" kỳ thật chẳng thấy gì.

Thôi chúng ta gác lại chuyện ấy. Xin hỏi bệnh của cư sĩ có được đở chưa! Trị liệu có bớt không? Thế Tôn ân cần thăm hỏilo lắng lắm đó.

Do nguyên nhâncư sĩ phát sanh bệnh như thế? Bệnh đã bao lâu rồi và phải làm sao cho hết?

3.- Ông Duy Ma Cật nói: Vì có si mê ái nhiễm mà bệnh của tôi sanh. Vì tất cả chúng sanh bệnh cho nên tôi bệnh. Nếu tất cả chúng sanh không bệnh thì bệnh của tôi lành. Bởi vì Bồ Tátchúng sanh cho nên vào trong sanh tử. Có sanh tử thì có bệnh. Nếu chúng sanh khỏi bệnh thì Bồ Tát không còn bệnh nữa. Ví như trưởng giả có một đứa con, đứa con bệnh, cha mẹ cũng bệnh theo. Nếu bệnh của con lành thì bệnh của cha mẹ cũng lành. Bồ Tát cũng như vậy. Với chúng sanh thương như con một. Chúng sanh bệnh thì Bồ Tát bệnh. Chúng sanh lành bệnh thì bệnh của Bồ Tát cũng lành.

Ngài hỏi: Do nguyên nhân gì, bệnh của tôi phát sanh.

4.- Xin thưa: Bệnh của Bồ Tát phát sanh do tâm đại bi.

Bồ Tát Văn Thù hỏi: Vì sao thất của Ngài trống không và không có thị giả?

Trưởng giả Duy Ma Cật đáp:

- Cõi nước của chư Phật cũng không như vậy.

- Do đâu mà biết không?

- Do trống không cho nên biết không.

- Dùng không để không cái gì?

- Dùng không để không phân biệt.

- Đã không thì phân biệt được gì?

- Phân biệt cũng không.

- Tìm cái không ở đâu, dựa vào đâu để nhận biết?

- Dựa vào 62 kiến chấp của ngoại đạo.

- 62 kiến chấp phải tìm ở đâu?

- Tìm trong đức giải thoát của chư Phật.

- Đức giải thoát của chư Phật tìm ở đâu?

- Tìm nơi tâm tánh của tất cả chúng sanh.

5.- Thưa Ngài Văn Thù! Ngài hỏi vì sao tôi không có thị giả. Thưa Ngài: Tất cả ma quân và các ngoại đạothị giả của tôi. Bởi vì ma quân rất ưa sanh tử, mà Bồ Tát thì ở trong sanh tử không xa rời. Ngoại đạo ưa kiến chấp, Bồ Tát thì ở trong kiến chấp mà không động.

5.- Bồ Tát Văn Thù hỏi: Bệnh của cư sĩ trạng huống ra sao?

- Bệnh của tôi không hình trạng không thấy được.

- Bệnh của Ngài thuộc thân hay thuộc tâm?

- Không phải thuộc thân vì tôi đã ly cái tướng thân. Cũng không phải thuộc tâm, vì tâm như huyễn.

- Địa, thủy, hỏa, phong, trong bốn đại, Ngài bệnh đại nào?

- Bệnh của tôi không phải địa đại nhưng không rời địa đại. Không phải thủy, hỏa, phong; cũng không rời thủy, hỏa, phong. Bệnh của chúng sanh phát từ tứ đại. Chúng sanh bệnh cho nên tôi bệnh.

7.- Bồ Tát Văn Thù hỏi: Khi một Bồ Tát nhuốm bệnh, vị Bồ Tát đi thăm bệnh phải thăm hỏi thế nào, nói những gì?

Ông Duy Ma Cật đáp: "Bồ Tát đi thăm bệnh nên nói: Rằng thân vô thường, nhưng không bảo phải chán bỏ thân. Rằng thân là khổ, nhưng không khuyên nhận cái vui Niết Bàn. Rằng thân là vô ngã, mà khuyến khích tích cực giáo hóa chúng sanh. Rằng thân rỗng lặng như hư không, nhưng không nói vĩnh viễn không như sừng thỏ, lông rùa. Rằng nên ăn năn tội trước, nhưng không nên ôm ấp những lỗi đã qua. Hãy quán xét bệnh của mình mà thương xót người đang có bệnh. Phải tự thức tỉnh rằng: ta đã từng khổ đau trong nhiều kiếp, mà đừng quên nghĩ đến việc lợi lạc cho chúng sanh. Nhớ làm phước đức, luôn nghĩ tường đến đời sống trong sạch. Không nên sanh tâm buồn rầu, thường khởi tâm tinh tấn. Ta phải làm vị đại y vương để trị bệnh cho tất cả chúng sanh.

Bồ Tát đi thăm bệnh phải thăm hỏi như thế, an ủi như thế khiến cho Bồ Tát có bệnh phát khởi hoan hỉ.

8.- Văn Thù Sư Lợi hỏi: Thưa cư sĩ! Bồ Tát có bệnh phải điều phục tâm mình như thế nào?

Trưởng giả Duy Ma Cật đáp: Bồ Tát có bệnh nên quán chiếutư duy rằng, bệnh của ta hôm nay là do các phiền não vọng tưởng điên đảo đời này, đời trước mà sanh ra. Nó là pháp không thật thì ai là người thọ bệnh!

Thân nầy là kết quả của sự tổ hợp, nương gá tứ đại mà thành. Tứ đại không có chủ tể thì thân nầy là vật vô ngã. Bệnh sanh khởi là do chấp ngã. Vì vậy, đối với bản ngã không nên sanh tâm luyến ái chấp mắc.

9.- Đã biết nguồn gốc của bệnh, cần phải trừ bỏ quan niệm"chấp ngã" và "chúng sanh". Chỉ lưu lại ý tưởng về "pháp". Do các pháp hợp lạithành thân. Sanh chỉ là pháp sanh; diệt chỉ là pháp diệt. Pháp thì chẳng biết gì nhau. Khi sanh nó chẳng nói ta sanh. Khi diệt chẳng nói ta diệt. Tư duy như vậy, Bồ Tát có bệnh trừ diệt quan niệm về "pháp". Lại tư duy rằng: quan niệm về "pháp" cũng chỉ là một thứ điên đảo. Điên đảo còn thì còn khổ não, còn bệnh hoạn. Thế nên Bồ Tát khởi ý tưởng "Ly".

- Ly là thế nào?

- Ly ngã và ngã sở.

- Ly ngã, ngã sở là sao?

- Ly cả hai pháp.

- Ly cả hai pháp là thế nào?

- Ly nội tâm, ly ngoại cảnh, thể hiện tánh bình đẳng.

- Bình đẳng như thế nào?

- Bình đẳng về ý niệm ngã và bình đẳng về ý niệm Niết bàn. Nhận thức rõ rằng: Ngã vốn không, Niết-bàn cũng chẳng có. Ngã và Niết bàn đều không.

- Do gì biết đó là không?

- Tư duy rằng chúng chỉ dựa trên văn tựgiả lập. Chúng không có tính quyết định. Hiểu được tính bình đẳng đó thì không còn bệnh nào khác., chỉ có bệnh "không". Cuối cùng "không" cũng không. Bấy giờ Bồ Tát có bệnh xử dụng vô sở thọ mà thọ cái thọ. Khi nào Phật pháp chưa đầy đủ, cũng không diệt thọ để nhận lấy quả sở chứng. Giả sử thân có khổ, nhớ nghĩ chúng sanh trong ác thúkhởi lòng đại bi: rằng ta đã điều phục cũng sẽ điều phục cho chúng sanh. Vì vậy chỉ trừ bỏ bệnh chấp mà không trừ bỏ "pháp". Vì muốn trị dứt gốc bệnh của chúng sanhgiáo hóa họ.

10.- Thế nào là gốc bệnh?

- Gốc bệnh có vì có tâm phan duyên. Chừng nào còn có tâm phan duyên thì gốc bệnh còn.

- Đối tượng phan duyên là gì?

- Đối tượng phan duyêntam giới.

- Làm sao đoạn được phan duyên?

11.- Muốn đoạn phan duyên phải vô sở đắc. Vô sở đắc thì hết phan duyên.

- Sao gọi là vô sở đắc?

- Vô sở đắc có nghĩa là vĩnh ly hai thứ kiến chấp.

- Hai thứ kiến chấp là gì?

- Là nội kiến và ngoại kiến. Nội kiến là chấp bản ngã của tự thân.Ngoại kiến là chấp hiện tượng vạn pháp bên ngoài.

Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Đây là những điều Bồ Tát có bệnh phải điều phục tâm mình. Nhằm dứt trừ các khổ, lão, bệnh, tử. Đó là Bồ Đề của Bồ Tát. Nếu không như thế thì việc tu sửa của mình sẽ không có được trí tuệ sắc bén. Ví như có chiến thắng đối thủ ngoan cường thì mới gọi là chàng dũng sĩ! Được vậy, Bồ Tát gọi đó là người chiến sĩ tiêu trừ giặc cướp: lão, bệnh, tử.

12.- Bồ Tát có bệnh còn quán chiếu tư duy rằng: Bệnh của ta đây không thật có. Bệnh của chúng sanh cũng không thật có. Quán chiếu tư duy như thế đối với chúng sanh. Nếu sanh khởi lòng đại bi ái kiến thì cần phải xả ly. Bởi vì Bồ Tát nhằm đoạn trừ khách trần phiền nãophát khởi lòng đại bi. Nếu lòng đại bi còn có tâm ái kiến thì ở trong sanh tử sẽ có lúc mỏi mệt mà thoái thoát đạo tâm. Xa lìa đại bi ái kiến thì hóa độ chúng sanh đời nầy, kiếp khác cùng không có chán nản mỏi mệt. Người không bị ràng buộc mới dạy cách mở cho người ràng buộc. Đang bị ràng buộc mà dạy cách mở ràng buộc cho người khác là chuyện không thể có. Mình không bị ràng buộc, mở ràng buộc giúp cho người khác là việc dễ dàng! Thế nên Bồ Tát không nên làm những điều gì khiến cho mình bị ràng buộc.

13.- Thế nào là bị ràng buộc. Thế nào là được mở ràng buộc?

- Đam mê thiền vịBồ Tát bị ràng buộc. Xử dụng các phương tiện trong sinh hoạt bình thườngBồ Tát không bị ràng buộc.

Lại nữa Bồ Tát không phương tiện, không trí tuệ là bị ràng buộc. Có phương tiệntrí tuệBồ Tát được mở ràng buộc.

- Thế nào là không phương tiện, không trí tuệ, Bồ Tát bị ràng buộc?

- Nghĩa là Bồ Tát dùng tâm ái kiếntrang nghiêm cõi Phật hóa độ chúng sanh. Dùng "không", "vô tướng", "vô tác" mà điều phục tâm mình. Đó là Bồ Tát không phương tiện, không trí tuệ, Bồ Tát bị ràng buộc.

- Có trí tuệ, có phương tiện, Bồ Tát được mở ràng buộc là thế nào?

- Nghĩa là Bồ Tát lìa xa các tham dục, sân nhuế tà kiến, các phiền não mà trồng cội phước, hồi hướng thẳng vô thượng Bồ Đề. Đó là có trí tuệ, có phương tiện, Bồ Tát được mở ràng buộc.

Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát có bệnh phải nên quán các pháp như thế.

Lại nữa, quán thân vô thường, khổ, không, vô ngã. Đó là trí tuệ. Thân dù có bệnh mà ở trong sanh tử làm lợi ích cho chúng sanh không chán nản, mỏi mệt. Đó là có phương tiện.

Lại quán về thân. Thân không rời bệnh, bệnh không rời thân. Thân ấy, bệnh ấy không phải mới, không phải cũ gọi đó là trí tuệ. Thân dù có bệnh mà không diệt thân, gọi đó là phương tiện.

14.- Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi! Bồ Tát có bệnh nên như thế mà điều phục tâm mình. Không trụ ở tâm điều phục, cũng không trụ ở tâm bất điều phục. Vì trụ tâm bất điều phục là pháp của phàm phu. Trụ ở tâm điều phục là pháp của Thanh văn. Thế nên, Bồ Tát không trụ ở tâm điều phục và tâm bất điều phục. Ly đuợc cả hai pháp, thì Bồ Tát làm việc ở sanh tử mà không bị nhiễm ô. Trụ ở Niết bàn mà không diệt độ hẳn. Thế nên Bồ Tát hạnh không phải là hạnh phàm phu cũng không phải là hạnh hiền thánh. Bồ Tát hạnh không phải hạnh cấu, cũng không phải hạnh tịnh.

15.- Bồ tát hạnhvượt quá hạnh ma mà hiện hàng phục các ma.

Bồ tát hạnh cầu nhất thiết trí mà không cầu phi thời.

Bồ tát hạnh dù quán các pháp không sanh mà không vào chánh vị.

Bồ tát hạnh dù quán thập nhị nhân duyên mà tham nhập các tà kiến.

Bồ tát hạnhchinh phục tất cả chúng sanh mà không luyến ái.

Bồ tát hạnh dù ưa vui với hạnh viễn ly mà không có ý tưởng diệt hết tướng thân tâm.

Bồ tát hạnh dù sanh hoạt trong tam giới mà không tổn hoại pháp tánh.

Bồ tát hạnhkhông chấpviệc làm phúc đức mà vẫn trồng các cội phước đức.

Bồ tát hạnh dù thấy tất cả vô tướng mà vẫn cứu độ chúng sanh.

Bồ tát hạnh dù biết vạn pháp vô tác mà vẫn hiện thọ thân.

Bồ tát hạnhviệc làm vô khởi mà khởi các hạnh lành.

Bồ tát hạnhthực hành lục ba la mậtphổ biến khắp đủ tâm và tâm sở pháp của chúng sanh.

Bồ tát hạnhthực hành đủ lục thông mà không hết hoặc lậu.

Bồ tát hạnhthực hành tứ vô lượng tâm mà không tham đắm sanh cõi Phạm thế.

Bồ tát hạnhthực hành thiền định, giải thoát tam muội mà không đam nhiễm vị thiền.

Bồ tát hạnhthực hành tứ niệm xứ mà không vĩnh viễn xa lìa thân, thọ, tâm, pháp.

Bồ tát hạnhthực hành tứ chánh cần mà không bỏ rời sự tinh tấn của thân tâm.

Bồ tát hạnh dù hành tứ như ý túc mà được tự tại thần thông.

Bồ tát hạnhthực hành ngũ cănphân biệt các căn lợi độn của chúng sanh.

Bồ tát hạnhthực hành ngũ lực mà ưa cầu thập lực.

Bồ tát hạnhthực hành thất giác chiphân biệt trí tuệ Phật.

Bồ tát hạnhthực hành bát chánh đạo mà ưa thực hành vô lượng Phật đạo.

Bồ tát hạnhthực hành pháp chỉ quán trợ đạo mà không bị rơi vào tịch diệt hoàn toàn.

Bồ tát hạnh dù biết rõ các pháp không sanh, không diệt mà vẫn dùng tướng hảo trang nghiêm thân.

Bồ tát hạnh dù hiện oai nghi Thanh văn, Duyên giác mà không rời pháp Phật.

Bồ tát hạnhtùy thuận thật tướng mà vẫn tùy thuận chỗ hiện thân cần thiết.

Bồ tát hạnh dù quán đất nước chư Phật vắng lặng như hư không mà hiện cảnh trí thanh tịnh của cõi Phật.

Bồ tát hạnh dù được thành Phật đạo, chuyển pháp luân, nhập Niết bàn mà không rời bỏ đạo Bồ tát.

Sau khi Trưởng gia Duy Ma Cật nói thời pháp ấy có tám ngàn Thiên chúng tùy tùng phát tâm cầu vô thượng chánh đẳng chánh giác.

TRỰC CHỈ

1.- Tịnh thất trống, tiêu biểu "Nhất chân pháp giới, vạn pháp giai không" nhằm xiển dương chân lý:

"Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc là không, không là sắc".

Một giường, một thân. Một thân nằm trên một giường, tiêu biểu pháp thânhuyễn thân bất ly. Pháp thân không rời huyễn thân. Huyễn thân ở trong pháp thân.

"Huyễn hóa không thân tức pháp thân".

2.- Nếu đứng bên mé sông, trên bờ biển, người ta sẽ thấy chiếc thuyền đi từ địa điểm này đến địa điểm nọ: Đi từ Thái Bình Dương sang đến Đại Tây Dương chẳng hạn...

Qua sự thấy biết đó, người ta cho rằng chiếc thuyền có Đi có Đến.

Giả sử người ta được nhìn thấy qua cái nhìn thấy cao rộng của phi hành gia vũ trụ thì sự Đi và Đến của chiếc thuyền kia chẳng có nghĩa lý gì cả, vì nó chưa có phút giây tạm rời khỏi mặt địa cầu.

Sự di chuyển "Đến", "Đi" của con người trong pháp giới "nhất chân" cũng chẳng có nghĩa gì.

Nhìn bằng tuệ nhãn, Bồ tát thấy rõ:

"Đến mà không có tướng đến"

"Đi không chỗ khởi hành"

Bởi trong quá trình Đi, Đến không có giây phút tạm rời pháp giới nhất chân.

"Tánh thấy" và "đối tượng thấy". Phải học cách nhìn "Pháp nhĩ như thị", người đệ tử Phật mới có cơ may nhận thức được chân lý.

Pháp nhĩ như thị nghĩa là thấy mà không có tướng thấy. Thấy cũng như không thấy, không thấy cũng như thấy. Có cũng như không có. Không có cũng như có. Có là không. Không là có. Vì biết rằng: thật tướng của các Pháp là vô tướng.

3.- Sanh, lão, bệnh, tử đối với Bồ tát không có gì đáng nói. Vì đó là quy luật phổ biến. Nó là chân lý của cuộc đời. Có gì phải bận tâm Bồ tát.

Bồ tát Duy Ma Cật bệnh, chỉ là một cái cớ được tạo ra nhằm triển khai thật tướng, chỉ bày pháp tánh, giới thiệu pháp thân, xiển dương đệ nhất nghĩa của Đại thừa.

Vì gió độc si ái làm cho Bồ tát sanh bệnh. Vì chúng sanh bệnh mà Bồ tát bệnh. Chừng nào chúng sanh hết bệnh, thì bệnh Bồ tát lành.

Bồ tát thương chúng sanh như cha mẹ thương con. Con bệnh cha mẹ bệnh theo. Con lành bệnh, bệnh cha mẹ cũng lành.

Bệnh của Bồ tát phát sanh do tâm đại bi.

4.- Cõi nước của chư Phật cũng trống không, thất của Bồ tát Duy Ma Cật cũng trống không, nhằm khai thị đạo lý "Hành thâm Bát Nhã, chiếu kiến ngũ uẩn giai không".

Tuy nhiên người đạt đạo phải tìm thấy "Cái không ngay trong cái có".

Đó là cái nhìn cũa tuệ nhãn: Đương thể tức không của Bồ tát.

5.- Ma quân ưa sanh tử. Bồ tát ở trong sanh tử không rời. Ngoại đạo đam mê kiến chấp, Bồ tát ở trong kiến chấp mà không động.

Do vậy Bồ tát không cô đơn. Ma quânngoại đạo là người hầu cận, là "thị giả" rồi.

6.- Bệnh của Bồ tát không thuộc thân, vì Bồ tát đã ly "thân tướng". Cũng không phải thuộc tâm, vì Bồ tát biết rõ "tâm như huyễn".

7.- Khi thăm bệnh, Bồ tát cần nhắc nhở bệnh nhân về sự vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh của thân, nhưng không khuyến khích chán nản thân, bi quan, yếm thếtiêu cực vì thân.

Hãy quán xét bệnh của mình, mà nghĩ đến bệnh khổ của chúng sanh. Hãy phát chí nguyện làm vị đại y vương để trị bệnh cho tất cả.

8.- Bồ tát có bệnh nên tự quán chiếu rằng: Bệnh của ta do phiền não vọng tưởng điên đảo, do chấp ngã pháp mà sanh. Có điên đảo thì có bệnh khổ.

9.- Muốn trừ diệt bệnh khổ, Bồ tát khởi ý tưởng "Ly". Ly ngã, ngã sở. Ly nội tâm, ly ngoại cảnh. Khởi ý niệm bình đẳng rằng: Ngã vốn không và Niết bàn cũng chẳng có.

10.- Gốc bệnh của chúng sanh là tâm phan duyên. Chừng nào chúng sanh còn tâm phan duyên thì gốc bệnh còn.

11.- Muốn đoạn tâm phan duyên phải "Vô sở đắc".Muốn được vô sở đắc phải viễn ly chấp ngãchấp pháp.

12.- Bồ tát cứu độ chúng sanh không được có lẫn tâm ái kiến. Nếu lòng đại bi mà có lẫn ái kiến thì việc độ sanh sẽ có lúc mỏi mệt nản lòng.

13.- Trong việc độ sanh, thực hiện đúng chánh pháp, Bồ tát tự tại trong nhiệm vụ lợi tha. Thực hiện sai chánh pháp, Bồ tát có thể bị ràng buộc, mắc mứu, chướng ngại sự giải thoát giác ngộ của mình.

Nếu Bồ tát còn mống niệm đam mê, trụ chấp dù là đam mê trụ chấp thiền định lục ba la mật, Bồ đề, Niết bàn, Bồ tát bị ràng buộc rồi.

 Bồ tát phải thường xuyên xử dụng trí tuệ, luôn luôn vận dụng phương tiện trong việc độ sanhBồ tát được cởi mở ràng buộc.

14.- Bồ tát có bệnh điều phục tâm mình bằng cách: không trụ ở tâm điều phục, cũng không trụ ở tâm bất điều phục. Bởi vì trụ ở tâm điều phục là pháp của Thanh văn. Trụ ở tâm bất điều phục là pháp của phàm phu.

 15.- Bồ tát phải thể hiện Bồ tát hạnh. Không thể hiện Bồ tát hạnh thực nghĩa Bồ tát không còn.

Bồ tát hạnh không phải là hạnh phàm phu, cũng không phải là hạnh hiền thánh. Bồ tát hạnh không phải hạnh cấu nhiễm cũng không phải hạnh thanh tịnh.

Bồ tát hạnh: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm".




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58777)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :