- Lời Nói Đầu
- Khảo luận về tác giả, niên đại và truyền bản
- Bài Tựa Kinh Tứ Thập Nhị Chương
- Chương 1: Quả vị Sa-môn
- Chương 2: Hình thức Sa-môn
- Chương 3: Điều ác và điều thiện
- Chương 4: Tội lỗi và sám hối
- Chương 5: Quà tặng trở về
- Chương 6: Ngược gió tung bụi
- Chương 7: Bố thí và trì giới
- Chương 8: Bố thí và tùy hỷ
- Chương 9: Phân biệt cúng dường
- Chương 10 : Năm điều khó
KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH
THÍCH CHÚC PHÚ
Nhà xuất bản : Hồng Đức 2014
1. Chánh VĂn
佛言. 惡人害賢者. 猶仰天而唾. 唾不污天. 還污己身. 逆風坋人. 塵不污彼. 還坋于身. 賢者不可毀. 過必滅己也. Dịch nghĩa phật dạy: Kẻ ác hại người hiền giống như ngửa mặt lên trời mà phun nước miếng. nước miếng không làm bẩn trời mà rơi trở lại làm bẩn thân mình. ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến người mà bay trở lại làm bẩn thân mình. Không thể hủy báng người hiền, vì làm việc trái lẽ đó ắt gặp họa diệt thân.
2. Đối ChiếU
2.1. Tư liệu hán tạng ĐTKĐCTT, tập 4, số 210, Kinh pháp cú, quyển thượng, phẩm ác hạnh, thứ 17. Tôn giả pháp Cứu soạn, ngô, Thiên Trúc, Sa-môn Duy-kỳ-nan và những người khác cùng dịch. Dùng ác hãm hại người người trong sạch, không dơ Tai ương về tự thân như ngược gió tung bụi.
佛言. 惡人害賢者. 猶仰天而唾. 唾不污天. 還污己身. 逆風坋人. 塵不污彼. 還坋于身. 賢者不可毀. 過必滅己也. Dịch nghĩa phật dạy: Kẻ ác hại người hiền giống như ngửa mặt lên trời mà phun nước miếng. nước miếng không làm bẩn trời mà rơi trở lại làm bẩn thân mình. ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến người mà bay trở lại làm bẩn thân mình. Không thể hủy báng người hiền, vì làm việc trái lẽ đó ắt gặp họa diệt thân.
2. Đối ChiếU
2.1. Tư liệu hán tạng ĐTKĐCTT, tập 4, số 210, Kinh pháp cú, quyển thượng, phẩm ác hạnh, thứ 17. Tôn giả pháp Cứu soạn, ngô, Thiên Trúc, Sa-môn Duy-kỳ-nan và những người khác cùng dịch. Dùng ác hãm hại người người trong sạch, không dơ Tai ương về tự thân như ngược gió tung bụi.
大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0210 法句經,卷上. 惡行品第十七.
尊者法救撰. 吳天竺沙門維祇難等譯
加惡誣罔人
清白猶不污
愚殃反自及
如塵逆風坌 ĐTKĐCTT, tập 1, số 099, Kinh Tạp A-hàm, quyển thứ 42. Kinh số 1154. Tôi nghe như vầy: Một thời Đức phật ở trong giảng đường Lộc tử mẫu, phía Đông nước Xá-vệ. Bấy giờ sáng sớm Thế Tôn đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực. Khi ấy có Bà-la-môn Kiện Mạ Bà-lađậu-bà-giá, vừa thấy Thế Tôn liền thốt ra những lời mắng nhiếc, sân si, thô ác, bất thiện; hốt bụi đất ném vào phật. Khi ấy có gió ngược, thổi bụi bay trở lại, bụi này tự phản dính vào người ông. Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: nếu người không sân hận, Thì mạ nhục đến đâu, (307c) Vẫn sạch không dính bẩn, ác kia trở lại mình. giống như người tung bụi, ngược gió hoàn tự bẩn. Lúc ấy, Bà-la-môn bạch phật: Bạch Cù-đàm, xin sám hối! Con thật ngu, thật si, không biết phân biệt, bất thiện, sao ở trước mặt Cù-đàm thốt ra những lời mạ lỵ, quở trách, thô ác, bất thiện!
Sau khi Bà-la-môn nghe những gì phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ rồi theo đường cũ mà đi. (Tạp A-hàm, tập 3, Thích Đức Thắng dịch, kinh 1054, Mạ lỵ, nXB.phương Đông, 2010, tr.230-231)
大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0099, 雜阿含經卷第四十二
一一五四.
如是我聞. 一時. 佛住舍衛國東園鹿子母講堂. 世尊晨朝著衣 持鉢. 入舍衛城乞食. 時. 健罵婆羅豆婆遮婆羅門遙見世尊. 作麁惡 不善語. 瞋罵呵責. 把土坌佛. 時. 有逆風. 還吹其土. 反自坌身.爾 時.世尊即說偈言.若人無瞋恨.罵辱以加者.清淨無結垢. 彼惡還歸 己.猶如土坌彼.逆風還自污. 時.彼婆羅門白佛言. 悔過. 瞿曇. 如愚 如癡. 不善不辯. 何於瞿曇面前麁惡不善語. 瞋罵呵責. 時. 婆羅門 聞佛所說. 歡喜隨喜. 復道而去.
2.2. Tư liệu nikaya Kinh Tiểu bộ, kinh pháp cú, phẩm ác, câu 125. hại người không ác tâm, người thanh tịnh, không uế, Tội ác đến kẻ ngu, như ngược gió tung bụi. (Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh pháp cú, Thích Minh Châu dịch, nXB.Tp .hCM, 1999, tr.56) Kinh Tương ưng bộ, kinh Bilangika. Một thời Thế Tôn ở ràjagaha, Veluvana, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja được nghe: “Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Sa-môn gotama, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. phẫn nộ, không hoan hỷ, vị ấy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, giữ yên lặng, đứng một bên. rồi Thế Tôn, với tâm tư của mình, biết được tâm tư của Bàla-môn Bilangika Bhàradvàja, liền nói lên bài kệ cho Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja: Ai hại người hiền thiện, Thanh tịnh, không cấu nhiễm. ác hạnh được chín muồi, phản lại hại người ngu. Chẳng khác gì ngược gió, Lại tung vãi bụi trần. Được nghe nói vậy, Bà-la-môn Bilangika Bhàradvaja bạch Thế Tôn: - Thật vi diệu thay, Tôn giả gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả gotama!... nay con quy y Tôn giả gotama, quy y pháp và Tỷkheo Tăng. Mong cho con được xuất gia với Tôn giả gotama... Đó là vô thượng cứu cánh phạm hạnh, ngay trong hiện tại với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”. Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa. (Kinh Tương ưng bộ, tập 1, chương bảy, Tương ưng Bà-la-môn, phẩm A-la-hán thứ nhất, kinh Bilangika, Thích Minh Châu dịch, Viện nCphVn, 1993, tr.358-359)
3. nhận Định
Trong hán tạng, nội dung chương này còn được phát hiện trong ĐTKĐCTT, tập 2, kinh số 100, Kinh Biệt dịch Tạp A-hàm, quyển thứ tư, kinh số 77. Trong nikaya, nội dung tương tự còn được đề cập trong Kinh Tiểu bộ, kinh Tập, kinh Kokaliya; Kinh Tiểu bộ, tập 6, Chuyện tiền thân Đức phật, Chuyện vị y sĩ già, số 367. Chương sáu tiếp tục làm rõ câu chuyện được đề ra từ chương năm. Đó là sự khẳng định luận đề: Không thể hủy báng người hiền, vì làm việc trái lẽ đó ắt gặp họa diệt thân.
Trong hán tạng, nội dung chương này còn được phát hiện trong ĐTKĐCTT, tập 2, kinh số 100, Kinh Biệt dịch Tạp A-hàm, quyển thứ tư, kinh số 77. Trong nikaya, nội dung tương tự còn được đề cập trong Kinh Tiểu bộ, kinh Tập, kinh Kokaliya; Kinh Tiểu bộ, tập 6, Chuyện tiền thân Đức phật, Chuyện vị y sĩ già, số 367. Chương sáu tiếp tục làm rõ câu chuyện được đề ra từ chương năm. Đó là sự khẳng định luận đề: Không thể hủy báng người hiền, vì làm việc trái lẽ đó ắt gặp họa diệt thân.