Chương 10 : Năm điều khó

23/02/20162:58 CH(Xem: 4619)
Chương 10 : Năm điều khó

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH
THÍCH CHÚC PHÚ 

Nhà xuất bản : Hồng Đức 2014

Chương 10 nĂM ĐiềU KhÓ

1. Chánh VĂn
佛言. 天下有五難. 貧窮布施難. 豪貴學道難. 制命不 死難. 得睹佛經難. 生值佛世難. Dịch nghĩa phật dạy: Ở đời có năm điều khó. nghèo cùng bố thí là khó. giàu sang học đạo là khó. giữ mạng bất tử là khó. Thấy được kinh phật là khó. Sinh ở đời gặp phật là khó.
2. Đối ChiếU
2.1. Tư liệu hán tạng ĐTKĐCTT, tập 2, số 125, Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển thứ 27, phẩm Tà tụ, thứ 35, kinh số 8. Đông Tấn, Kế Tân, Tam tạng Cù-đàm Tăng-già Đề-bà dịch. … Mạng người rất ngắn, không lâu ở đời. Tuy có rất thọ, không qua trăm tuổi. Tỷ-kheo nên biết, như Lai xuất thế, rất là khó. Được gặp, nghe pháp cũng khó. Thọ nhận thân hình tứ đại cũng là việc khó được. Các căn đầy đủ cũng lại khó được. Được sanh vào chốn trung ương cũng lại khó gặp. gặp gỡ thiện tri thức cũng lại khó được. nghe pháp cũng khó, phân 
biệt nghĩa lý cũng lại khó được. Thành tựu pháp tùy pháp, việc này cũng khó. (Tăng nhất A-hàm, tập 2, Thích Đức Thắng dịch,  nXB.phương Đông, 2011, tr.383)
大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0125, 增壹阿含經卷第二十七 . 邪 聚品第三十五, (八). 東晉罽賓三藏瞿曇僧伽提婆譯 …人命極短不久存世. 雖復極壽不過百歲. 所出無幾. 比丘當 知. 如來出世. 甚為難值. 聞法亦難. 受四大形. 亦復難得. 諸根具足. 亦復難得. 得生中國. 亦復難值. 與善知識相遭. 亦復難得. 聞法亦難. 分別義理. 亦復難得. 法法成就. 此事亦難. ĐTKĐCTT, tập 17, số 768, Kinh Tam tuệ. Mất tên người dịch, phụ vào dịch phẩm đời Lương. Có năm điều khó. Một, sanh ra đời gặp phật là khó. hai, được nghe kinh giáo là khó. Ba, được gặp thầy tốt là khó. Bốn, gặp được người thiện là khó. năm, được làm thân người là khó. Có năm điều khó. Một, nghèo cùng có thể bố thí là khó. hai, giàu sang mà có thể nhẫn nhục là khó. Ba, ứng xử với người dưới quyền mà không lấn lướt là khó. Bốn, cùng giường với người phụ nữ đoan chánh mà ý không loạn là khó. năm, có quyền định đoạt mạng sống mà không làm tổn hại người là khó. 大正新脩大藏經第 17 冊 No. 0768 三慧經.失譯人名今附涼錄 有五事難. 一者值佛世難. 二者聞經難. 三者得善師難. 四者得 善人難. 五者得作人難. 有五難. 一者貧能布施難. 二者豪貴能忍辱者難. 三者有事對吏 不欺者難. 四者與端正女人同床意不亂者難. 五者制人命不得傷害 者難. ĐTKĐCTT, tập 4, số 212, Kinh Xuất diệu, quyển thứ 22. Diêu Tần, Lương Châu, Sa-môn Trúc phật niệm dịch. Thân người khó được, khó gặp đời phật. Cũng rất khó được, sanh nơi chốn giữ nước. Cũng rất khó được, các căn đầy đủ. Theo pháp Thánh hiền cầu làm Sa-môn, thì cũng khó được nghe chơn diệu pháp. 大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0212,  出曜經, 卷第二十二 姚秦涼州沙門竺佛念譯. 人身難得佛世難遇. 生值中國亦復難遭. 諸根完具亦復難得. 於 賢聖法中求作沙門. 亦不可得聞真法言. ĐTKĐCTT, tập 14, số 425, Kinh hiền kiếp, quyển thứ 8, phẩm Chúc Lụy, thứ 24. Tây Tấn, nguyệt Chi, Tam tạng Trúc pháp hộ dịch. Mạng sống khó được, khó gặp kinh pháp, khó gặp đời có phật. 大正新脩大藏經第 14 冊 No. 0425 賢劫經,卷第八,囑累品第二十四 西晉月氏三藏竺法護譯 人命難得. 經道難值. 佛世難遇 ĐTKĐCTT, tập 4, số 210, Kinh pháp cú, quyển hạ, phẩm phật thuật. Tôn giả pháp Cứu soạn, ngô, Thiên Trúc, Sa-môn Duy-kỳ-nan và những người khác cùng dịch. Được làm người không dễ Sống thọ thật khó cầu gặp phật là chuyện hiếm pháp phật khó được nghe.
大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0210, 句經卷下, 述佛品 尊者法救撰, 吳天竺沙門維祇難等譯 得生人道難, 
生壽亦難得, 世間有佛難, 佛法難得聞
2.2. Tư liệu nikaya Kinh Tiểu bộ, kinh pháp cú, phẩm phật-đà, câu 182. Khó thay, được làm người, Khó thay, được sống còn, Khó thay, nghe diệu pháp, Khó thay, phật ra đời! (Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh pháp cú,  Thích Minh Châu dịch, nXB.Tp .hCM, 1999, tr.68) Kinh Tương ưng bộ, kinh Lỗ khóa. 1) ... 2) - Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần. 3) Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng hay không? - năm khi mười họa may ra có thể được, bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài. 4) - Ta tuyên bố rằng còn mau hơn, này các Tỷ-kheo, là con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng ấy; còn hơn kẻ ngu, khi một lần đã rơi vào đọa xứ để được làm người trở lại. Vì sao? 5) Vì rằng ở đấy không có pháp hành, chánh hành, thiện nghiệp, phước nghiệp. Ở đấy, này các Tỷ-kheo, chỉ có ăn thịt lẫn nhau, và chỉ có người yếu bị ăn thịt. Vì sao? 6) Vì không thấy được bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con đường đưa đến Khổ diệt. 7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Đây là Khổ”... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Đây là Con đường đưa đến Khổ diệt”. (Kinh Tương ưng bộ, tập 5, chương mười hai, Tương ưng sự thật, phần b, phẩm Vực thẳm, kinh Lỗ khóa,  Thích Minh Châu dịch, nXB.Tôn giáo, 2002, tr.659-660)
3. nhận Định
Chương mười nêu lên năm điều khó của con người. Trong tư liệu hán tạng, năm điều khó này được phát hiện trong mười điều khó được ghi lại trong kinh Tam tuệ. Đây là một bản kinh có niên đại xuất hiện khá sớm, được ngài Tăng hựu đề cập đến hai lần trong Xuất Tam tạng ký tập. hạn chế của chương này, đó là chưa đề cập đến cái khó khi được làm thân người. May thay, hạn chế này đã được bổ sung trong chương 36 của kinh Tứ thập nhị chương. Qua đối chiếu, có thể thấy rõ sự giống nhau đến mức kinh ngạc giữa kinh pháp cú, kinh Tăng nhất A-hàm và kinh Tam tuệ, đây là những nguồn tư liệu quan trọng góp nên quá trình hình thành chương này.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58706)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.