Thư Viện Hoa Sen

Chương 7: Bố thítrì giới

23/02/20162:46 CH(Xem: 5162)
Chương 7: Bố thí và trì giới
KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH
THÍCH CHÚC PHÚ 

Nhà xuất bản : Hồng Đức 2014

Chương 7 Bố ThÍTrÌ giỚi

1. Chánh VĂn
佛言. 夫人為道務博愛. 博哀施德莫大施. 守志奉道. 其福甚大. Dịch nghĩa phật dạy: người hành đạo phải có lòng thương yêu rộng lớn. Có lòng lân mẫn ban ơn rộng khắp, không bằng nghiêm trì giới luật. Bền lòng phụng đạo thì phước đó rất lớn. Chú thích Đại thí: Thứ nhất, là giữ ngũ giới (theo Tăng nhất A-hàm, quyển 20). Thứ hai, nêu giảng về Tứ vô lượng tâm, Lục độ, Tứ đế, Vô thường, mười hai bộ kinh… cũng gọi là Đại thí (theo Sanh kinh, quyển thứ 5). Theo ngữ cảnh của kinh văn, Đại thí được hiểu là sự nghiêm trì giới luật.
2. Đối ChiếU
2.1. Tư liệu hán tạng ĐTKĐCTT, tập 2, Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển thứ hai, phẩm Quảng diễn thứ ba, kinh số 5.
Tôi nghe như vầy: Một thời Đức phật trú tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳđà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: - hãy tu hành một pháp. hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam-lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến niết-bàn. những gì là một pháp? Là niệm Thí. phật bảo các Tỷ-kheo: - Thế nào là tu hành niệm Thí, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam-lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến niết-bàn? Bấy giờ, các Tỷ-kheo bạch Thế Tôn rằng: - gốc rễ của pháp do Thế Tôn nói. nguyện xin Thế Tôn vì các Tỷ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỷ-kheo nghe từ như Lai rồi sẽ thọ trì. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: - hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi. Các Tỷ-kheo bạch rằng: - Kính vâng, bạch Thế Tôn. Sau khi các Tỷ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng: - Tỷ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm Thí. những gì tôi bố thí hôm nay, là tối thượng trong các sự thí, vĩnh 
viễn không có tâm hối hận, không mong đền đáp để mong được thiện lợi. nếu người nào mắng tôi, tôi quyết không mắng trả. Dù người hại tôi, dùng tay đánh, dao gậy đập, gạch đá ném, tôi cũng sẽ khởi lòng từ, không nổi sân hận. những gì tôi bố thí, ý muốn cho sẽ không dứt tuyệt. Đó gọi là, này Tỷ-kheo, đại thí, sẽ thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam-lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến niếtbàn. Cho nên, này các Tỷ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm Thí, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. như vậy, này các Tỷ-kheo, hãy học điều này. Các Tỷ-kheo sau khi nghe những gì phật dạy, hoan hỷ phụng hành. (Tăng nhất A-hàm, tập 1, Thích Đức Thắng dịch,  nXB.phương Đông, 2011, tr.49-50)
大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0125, 增壹阿含經卷第二 . 廣演品 第三. 五.
聞如是.  一時. 佛在舍衛國祇樹給孤獨園. 爾時. 世尊告諸比丘. 當修行一法. 當廣布一法. 修行一法已. 便有名譽. 成大果報. 諸善普 至. 得甘露味. 至無為處. 便成神通. 除諸亂想. 逮沙門果.自致涅槃. 云何為一法. 所謂念施. 佛告諸比丘. 云何修行念施. 便有名譽. 成大 果報. 諸善普至. 得甘露味. 至無為處. 便成神通. 除諸亂想. 獲沙門 果. 自致涅槃. 爾時. 諸比丘白世尊曰. 諸法之本. 如來所說. 唯願世尊 為諸比丘說此妙義.  諸比丘從如來聞已. 便當受持. 爾時.世尊告諸比 丘. 諦聽. 諦聽. 善思念之. 吾當為汝廣分別說. 
諸比丘對曰. 如是. 世尊. 諸比丘前受教已. 世尊告曰. 若有比 丘正身正意. 結跏趺坐. 繫念在前. 無有他想. 專精念施. 我今所施. 施中之上. 永無悔心. 無返報想. 快得善利. 若人罵我. 我終不報. 設
人害我. 手捲相加.刀杖相向. 瓦石相擲. 當起慈心. 不興瞋恚. 我所 施者. 施意不絕. 是謂. 比丘. 名曰大施. 便成大果報. 諸善普至. 得 甘露味. 至無為處. 便成神通. 除諸亂想. 獲沙門果. 自致涅槃. 是故. 諸比丘. 常當思惟. 不離施念. 便當獲此諸善功德. 如是. 諸比丘. 當 作是學.爾時. 諸比丘聞佛所說. 歡喜奉行. ĐTKĐCTT, tập 2, Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển thứ hai mươi, phẩm Thanh văn thứ hai mươi tám, kinh số 1. … Khi gia chủ nghe sẽ nói về pháp thí, tâm liền hoan hỷ, nói với Mục-liên rằng: - Mong ngài diễn nói. Tôi nghe sẽ hiểu. Mục-liên đáp: - gia chủ nên biết, như Lai nói về năm sự đại thí, suốt đời hãy niệm mà tu hành. gia chủ lại nghĩ: “Vừa rồi Mục-liên muốn nói về hành pháp thí, nay lại nói có năm sự đại thí”. Mục-liên biết những ý nghĩ trong tâm của gia chủ, lại bảo gia chủ rằng: - như Lai nói có hai đại thí, là pháp thí và, tài thí. nay tôi sẽ nói về pháp thí, không nói tài thí. gia chủ nói: - Cái gì là năm sự đại thí? Mục-liên đáp: - Một là không được sát sinh, đây gọi là đại thí, gia chủ nên tu hành suốt đời. hai là không trộm cắp, gọi là đại thí, nên tu hành suốt đời. Không dâm (tà), không nói dối, không uống rượu, nên tu hành suốt đời.
này Trưởng giả, đó gọi là có năm đại thí này nên niệm mà tu hành. (Tăng nhất A-hàm, tập 2, Thích Đức Thắng dịch,  nXB.phương Đông, 2011, tr.105-106)
大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0125, 增壹阿含經卷第二十 . 聲聞 品第二十八. (一)
…是時. 長者聞當說法施. 便懷歡喜. 語目連言. 願時演說. 聞當 知之.目連報言. 長者當知. 如來說五事大施. 盡形壽當念修行. 時. 長 者復作是念. 目連向者欲說法施行. 今復言有五大施. 是時. 目連知長 者心中所念. 復告長者言. 如來說有二大施. 所謂法施. 財施. 我今當 說法施. 不說財施. 
長者報言. 何者是五大施. 目連報言. 一者不得殺生. 此名為大 施. 長者. 當盡形壽修行之. 二者不盜. 名為大施. 當盡形壽修行. 不 婬. 不妄語. 不飲酒. 當盡形壽而修行之. 是謂. 長者. 有此五大施. 當 念修行. ĐTKĐCTT, tập 3, số 154, Sanh kinh, quyển thứ năm, kinh phật thuyết Thí dụ, thứ năm mươi lăm. Tây Tấn, Tam tạng Trúc pháp hộ dịch. Bồ-tát phải hết lòng siêng năng thực hành đầy đủ ba loại bố thí. những gì gọi là ba loại bố thí? Tức là ngoại thí, nội thí và đại thí, đó là ba loại bố thí. áo quần, thực phẩm, châu báu, đất nước, vợ con… gọi là ngoại thí. Tay, chân, xương, thịt, đầu, mắt, tủy, não… gọi là nội thí. Vì chúng sanhthuyết giảng Tứ vô lượng tâm, Lục độ, Tứ đế, Vô thường, mười hai bộ kinh… gọi là Đại thí.
大正新脩大藏經第 03 冊 No. 0154 ,生經卷第五 . 佛說譬喻經第 五十五
西晉三藏竺法護譯
菩薩勤苦具足三施. 何謂三施. 外施內施大施. 是為三施. 衣食 珍寶. 國土妻子. 是為外施. 支體骨肉. 頭目髓腦. 是為內施. 四等六 度. 四諦非常. 十二部經. 為眾生說. 是為大施. ĐTKĐCTT, tập 4, số 212, Kinh Xuất diệu, quyển thứ 28. Diêu Tần, Lương Châu, Sa-môn Trúc phật niệm dịch. … Thế nào gọi là lòng từ thương xót một người? như trong kinh phật đã nói, nếu có người bố thí cho hết thảy chúng sanh, lại có người vì lòng từ thí cho một người, thì phước của người nào nhiều hơn? Có vị Tỷ-kheo đáp: người thực hành lòng từ, thương xót nghĩ đến chúng sanh, thì phước rất lớn. Vì thế, trong kinh nói rằng, lòng từ thương xót một người tức đạt được phần căn bản của những hạnh lành. Do vậy, được hết thảy hiền Thánh tán thán là phước lớn. Thương yêu cứu giúp một người thì được phước vô lượng, huống chi là bố thí cho hết thảy các loài chúng sanh, phước đó rộng lớn vô biên không thể tính kể. To lớn nhiều lần cho đến không thể dùng ví dụ để so sánh. Thế nên được hết thảy hiền Thánh ca ngợi là phước lớn vậy.
大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0212
出曜經卷第二十八. 姚秦涼州沙門竺佛念譯
…慈心愍一人者. 如佛契經所說. 若有人施一切眾生. 加以慈心 施一人者. 其福何者為多. 比丘報曰. 行慈之人愍念眾生者. 其福甚多 是故說曰慈心愍一人便獲諸善本也. 盡當為一切賢聖稱福上者. 惠 施一人其福難量. 況施一切眾生之類乎. 其福無限無量不可稱計. 巨 億萬倍不可以譬喻為比. 是故說曰. 當為一切賢聖稱福上也.
2.2. Tư liệu nikaya Kinh Tăng chi bộ, kinh Velama.
… này gia chủ, dầu cho Bà-la-môn Velàma bố thí có rộng lớn, và có ai bố thí cho chúng Tỷ-kheo với Đức phật là vị thượng thủ, và có ai xây dựng một tinh xá cho chúng Tăng trong bốn phương... và có ai với tâm tịnh tín quy y phật, pháp và Tăng, và có ai với tâm tịnh tín chấp nhận học pháp, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ không đắm say rượu men, rượu nấu... Và có ai với tâm tịnh tín, chấp nhận học pháp... từ bỏ không đắm say rượu men, rượu nấu, và ai tu tập từ tâm giải thoát, cho đến trong khi khoảnh khắc vắt sữa bò, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. này gia chủ, dầu cho Bà-la-môn Velàma bố thí có rộng lớn, có ai bố thí một vị đầy đủ chánh kiến.. và có ai bố thí cho 100 vị đầy đủ chánh kiến… và có ai bố thí một vị Bất lai... và có ai bố thí trăm vị Bất lai, và có ai bố thí một vị A-la-hán... và có ai bố thí trăm vị A-la-hán... và có ai bố thí một vị Độc giác phật, và có ai bố thí trăm vị Độc giác phật, và có ai bố thí như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng giác... và có ai bố thí chúng Tỷ-kheo với Đức phật là vị cầm đầu, và có ai cho xây dựng một tinh xá cho chúng Tăng trong bốn phương... và có ai với tâm tịnh tín quy y phật, pháp và chúng Tăng... và có ai tâm tịnh tín chấp nhận học pháp, từ bỏ sát sanh... từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu... và có ai dầu chỉ trong một khoảnh khắc vắt sữa bò, tu tập từ tâm, và có ai dầu chỉ trong một khoảnh khắc búng ngón tay, tu tập tưởng vô thường, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia. (Kinh Tăng chi bộ, tập 4, chương 9 pháp, phẩm Tiếng rống con sư tử, kinh Velama, Thích Minh Châu dịch, Viện nCphVn, 1996, tr.128-129)
Kinh Trung bộ, kinh phân biệt cúng dường. - Thật là như vậy, này Ananda! Thật là như vậy, này Ananda! 
này Ananda, nếu do nhờ một người, mà một người khác được quy y phật, quy y pháp, quy y Tăng, thời này Ananda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. (Kinh Trung bộ, tập 3, kinh phân biệt cúng dường,  Thích Minh Châu dịch, Viện nCphVn, 1992, tr.572)
3. nhận Định
Mặc dù chưa tìm thấy nguyên bản chương này trong kinh văn, thế nhưng các ý tưởng chủ đạo trong chương này được nhiều bản kinh trong cả hai truyền thống kinh điển lưu lại. Điểm nhấn quan trọng trong bài là cụm từ Đại thí. Đại thí được hiểu trên nhiều tầng nghĩa khác nhau. Đó có thể là việc cấp dưỡng, bố thí cho nhiều người và nhiều loài, đó cũng là tinh tấnnhẫn nhục hay nỗ lực hoằng pháp. nghĩa đặc biệt của Đại thí được hiểu trong chương này, chính là phát tâm quy y Tam bảothọ trì giới pháp. Bố thí, quy y, thọ trì giới phápphát nguyện phụng sự Tam bảophước đức lớn nhất và cũng là chủ điểm của chương này.
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59332)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: