Phần 5

24/06/201012:00 SA(Xem: 10479)
Phần 5

SA DI LUẬT NGHI YẾU LƯỢC
Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không 
Giảng tại Hoa Tạng Đồ Thư Quán, Đài Loan, năm 1994
Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa - Giảo chánh
Nhuận sắc: Minh Tiến & Huệ Trang

Phần 5: 

Xin mở sách đến trang mười bảy, dòng thứ nhất, chú giải ghi: “Đại Luận vân” (Đại Trí Độ Luận chép), thông thường chúng ta thấy trong chú sớ của cổ nhân ghi như vậy thì quá nửa là chỉ Đại Trí Độ Luận. Có khi ghi là “Trí Luận”, hết sức rõ ràngĐại Trí Độ Luận. Có khi viết là “Đại Luận”, chữ Đại Luận này cũng chỉ Đại Trí Độ Luận, điều này chúng tôi giới thiệu sơ qua là được rồi. Trong Đại Trí Độ Luận, đức Phật nói sát sanh có mười thứ tội, điều này rất rõ ràng, không cần phải nói cặn kẽ. Chúng ta xem đoạn thứ hai mươi sáu: 

Nhị lục, nhị viết bất đạo. 
(Hai mươi sáu, điều thứ hai là không trộm cướp) 

Đây là điều thứ hai trong mười giới, khóa học của chúng ta phải hoàn tất trước tết Âm Lịch, sau Tết chúng ta không có nhiều thời gian. Do vậy, phần chú giải quý vị tự xem, chỗ nào không rõ có thể nêu câu hỏi. Nếu không hỏi, chúng tôi sẽ lướt qua, không đọc. Do vậy, chính mình nhất định phải đọc, trong ấy có chữ khó thì phải tra [tự điển], phải chú thích âm đọc ra. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, chúng tôi gần như là dạy đọc, hướng dẫn cho quý vị đọc, còn thâm nhập nghiên cứu quý vị sẽ thể nghiệm trong hành trì sinh hoạt thường nhật, nhất định phải biến [Luật Nghi này] thành cuộc sống hiện thời của chúng ta thì giới luật này mới hành được thông suốt. Chúng ta không thể xoay ngược cỗ xe lại được, chẳng thể khôi phục thời đại xa xưa, cũng chẳng thể chiếu theo phương thức của cổ nhân, phải biết điều này. Chú giải do cổ nhân chú thích, những gì kinh điển đã nói đều là nguyên lý, nguyên tắc siêu việt thời gian, siêu việt không gian, chúng ta phải thấu hiểu tinh thần, biết được nguyên tắc, rồi mới biết áp dụng sao cho vô cùng thích đáng, thật viên mãn trong cuộc sống của chính mình. Đấy gọi là “chân chánh trì giới”. Tiếp theo là phần giải thích

Nhị thất, giải viết: “Kim ngân trọng vật, dĩ chí nhất châm, nhất thảo, bất đắc bất dữ nhi thủ”.

(Hai mươi bảy, giải thích: “Từ vật đáng giá như vàng bạc cho đến một cây kim, một ngọn cỏ, chớ nên không cho mà lấy”) 

“Không trộm cắp” được nói trong Phật pháp, nếu nói đơn giản nhất, rõ ràng chính xác nhất thì là “không cho mà lấy”. Đây đều là nói về vật có chủ, những vật có chủ nhân. Chủ nhân không cho chúng ta, chúng ta cứ tùy tiện lấy thì là trộm cắp. Nói thật ra, giới “trộm cắp” này hết sức nhỏ nhiệm, bất luận đồ vật gì dù quý trọng hay rẻ mạt, “kim ngân trọng vật” là vật quý trọng, “nhất châm, nhất thảo” là vật tầm thường, đều chớ nên “không cho mà lấy”. Phần hai mươi tám, hai mươi chín, ba mươi tiếp theo là giảng rõ cho chúng ta biết về giới cấm trộm cắp, ở đây là nói trong nhà Phật. 

Nhị bát, nhược thường trụ vật
(Hai mươi tám, nếu là vật thường trụ). 

Thế nào là “thường trụ vật”? Thường Trụ là những gì thuộc về đạo tràng của chúng ta, đấy là “thường trụ vật”, phàm ai là người xuất gia đều có phần. Muốn dùng vật thường trụ thì phải dùng theo cách như thế nào? Theo phương thức trước kia là phải “làm Yết-ma”. Yết-ma (karma) nói theo cách chúng ta bây giờ là “mở cuộc họp”, mọi người đều đồng ý thì chúng ta có thể lấy dùng. Mọi người không đồng ý thì chẳng được lấy dùng. Do vậy, khi chúng ta muốn sử dụng vật thường trụ thì phải được đại chúng đồng ý. Chuyện nhỏ nhặt tầm thường mà phải được đại chúng đồng ý thì phiền phức quá, nhất là trong những tự viện tùng lâm lớn, mấy trăm, mấy ngàn người ở, gom hết lại mở cuộc họp rất phiền toái. Do vậy, vị “chủ tịch” của tùng lâm tự viện, [tức là] vị hiện thời chúng ta gọi là Trụ Trì, hoặc Quán Trưởng của Đồ Thư Quán chúng ta, có thể thay mặt đại chúng phân xử. Đương nhiên chuyện nhỏ thì vị ấy có thể quyết định, chuyện lớn thì vị ấy cũng phải mở cuộc họp toàn thể. Ví dụ như phân xử bất động sản thuộc đạo tràng chúng ta là chuyện lớn, vị ấy nhất định phải kêu gọi đại chúng họp lại. Củi, gạo, dầu, muối tầm thường, một cây kim, một ngọn cỏ là chuyện nhỏ nhặt, vị ấy có thể toàn quyền thay mặt đại chúng quyết định, phải biết điều này! 

Trộm của thường trụ, tội lỗi ấy hết sức nặng nề, vì chẳng phải là kết tội với một cá nhân mà là kết tội với toàn bộ Tăng đoàn. Nhất là nếu đạo tràng ấy là thập phương đạo tràng, sự phiền phức càng lớn hơn nữa, tội lỗi nặng nề nhất. Nhưng hiện thời thập phương đạo tràng gần như không có, mang danh nghĩa là “thập phương đạo tràng”, chứ trên thực tế vẫn y như cũ, không phải là thập phương đạo tràng! Thập phương đạo tràng thì bất cứ người xuất gia nào đều có thể “quải đơn” (cư trú). Hiện thời người xuất gia đến [đạo tràng] quải đơn không dễ dàng chi, đấy cũng là xu thế của thời đại. Trước kia lòng người ai cũng nặng về đạo, thuần hậu, xã hộitrật tự, xã hội an toàn, người phát tâm xuất gia đều là thiện tâm. Xã hội hiện thời kẻ gian dối, phạm tội quá nhiều, trong số người xuất gia cũng chẳng đàng hoàng. Nếu kẻ ấy đến phá hoại đạo tràng thì sự việc phiền phức lắm. 

Trong thời kỳ Mạt Pháp này, trong kinh đức Phật giảng rất rõ ràng, con cháu của Ma đều xuất gia, hiện tướng Tỳ-kheo, gia nhập Tăng đoàn để phá hoại Phật pháp. Trong khi đức Phật còn tại thế, Ma vương Ba Tuần[32] thưa với Phật: “Trong tương lai, tôi sẽ phá hoại pháp của Ngài”. Đức Phật nói: “Chánh pháp của Như Lai không một ai có cách chi phá hoại được!” Ma nói: “Đợi đến thời kỳ Mạt Pháp, khi pháp vận của Ngài đã suy, tôi kêu con Ma, cháu Ma đều xuất gia hết, hiện tướng Tỳ-kheo để phá hoại Phật pháp của Ngài”. Đức Phật nghe xong, không nói một câu nào, ứa nước mắt. “Thí như sư tử trùng, hoàn phệ sư tử nhục” (Ví như trùng trong thân sư tử lại rỉa thịt sư tử). Đấy là con cháu của Ba Tuần, chứ không phải là con cháu của Phật, đến phá hoại Phật pháp, chúng ta phải nâng cao tâm cảnh giác đối với điều này. Do vậy, trong giai đoạn hiện tại, khi [có ai] muốn gia nhập Tăng đoàn, chúng ta không thể không chú ý, không cẩn thận

Do tình huống xuất gia hiện thời khác hẳn trước kia, trước kia xuất gia phải đậu cuộc thi do quốc gia tổ chức, đúng là “phẩm đức kiêm ưu” (tài lẫn đức đều cao); hơn nữa, cuộc thi do nhà vua chủ trì. Vì thế, người xuất gia xưa kia được xã hội tôn trọng là có lý vậy. Về mặt đức học thông thường, quý vị nhất địnhtrình độ tiến sĩ, lại còn phải thi đậu về Phật pháp, hoàng đế sẽ ban một tờ độ điệp cho quý vị. Quý vị cầm được tờ độ điệp ấy mới có tư cách xuất gia. Quý vị nói với vị pháp sư hữu duyên của một tự viện nào đó: “Tôi muốn xuất gia”. Vị ấy sẽ hỏi trước: “Anh có độ điệp hay không?” Có độ điệp thì có thể cho quý vị xuống tóc, không có độ điệp thì không thể thâu nhận, bởi như vậy là phạm pháp. Người xuất gia được đế vương công nhận, thừa nhận: “Ngươi có thể làm thầy ta, ngươi có thể thay ta giáo hóa bá tánh”. Do vậy, người xuất gia gọi là “đế vương sư” (thầy của vua chúa), được xã hội tôn trọng, hoàng đế tôn trọng. Trong thời đại ấy, người xuất gia phạm pháp, chẳng dùng pháp luật thế gian để xét xử mà dùng giới luật của Tăng đoàn để xét xử

Hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh phế bỏ chế độ cấp độ điệp, chế độ thi cử; sau đấy, người xuất gia trình độ không ngang nhau nữa. Có rất nhiều kẻ phạm tội không chạy đi đâu được bèn xuất gia. Phẩm chất của người xuất gia hiện thời suy sụp cả ngàn trượng, chắc chắn chúng ta chẳng thể dùng những tiêu chuẩn xưa kia để cân nhắc. Do vậy, hiện thời đạo tràng này chẳng thể làm thập phương đạo tràng là có lý, có cội nguồn lịch sử sâu xa vậy. Chúng ta làm như vậy không sai, người ta đến quải đơn với chúng ta ở nơi đây, muốn đến ở với chúng ta vài ngày, nhất định phải quan sát. Nếu kẻ ấy lai lịch bất minh, tốt nhất là chúng ta đừng thâu nhận. Cổ nhân thường nói: “Thỉnh thần dung dị, tống thần nan” (mời thần dễ, tiễn thần khó). Vì sự an toàn của đạo tràng chúng ta, nhất định phải rất thận trọng, phải biết điều này! Từ xa đến, đãi họ ăn một bữa cơm là được rồi, chẳng giữ họ ở lại. Ở tại nơi đây thì nhất định có người thân thuộc, có người chúng ta biết rất rành giới thiệu thì có thể ở lại vài ngày. Chuyện này phải biết, chuyện này chẳng phạm giới. Thời đại này khác với thời đại trước, Phật pháp khế cơ khế lý, “cơ” là hoàn cảnh hiện tiền, nhất định phải biết hoàn cảnh hiện tiền

Nhị cửu, nhược tín thí vật.
(Hai mươi chín, nếu là vật của tín thí

“Tín thí vật” chính là vật do tín đồ cúng dường cho thường trụ. Cúng dường thường trụ, nhưng còn chưa chia cho mọi người, thì vật ấy là của tín đồ, là của tín chúng. Khi còn chưa chia thì thuộc về “tín thí vật”. Tuy vậy, cúng dường cho chúng ta, chúng ta chia cho mọi người rồi thì [vật ấy] thuộc về loại nói ở dưới đây là “tăng chúng vật”. 

Tam thập, nhược Tăng chúng vật. 
(Ba mươi, nếu là vật của Tăng chúng)

“Tăng chúng vật” là vật đã chia cho mỗi một người, thuộc về mỗi cá nhân. Những điều này chúng ta đều phải hiểu rõ, đều phải rành rẽ. Tiếp theo còn có ba điều nữa, nhưng không thuộc về Tăng đoàn

Tam nhất, nhược quan vật. 
(Ba mươi mốt, hoặc là quan vật)

“Quan vật” nói theo cách bây giờ là vật thuộc về quốc gia, thuộc xã hội, thuộc về chánh quyền địa phương, nay chúng ta gọi là những “thiết bị, công trình công cộng”. Thiết bị công cộng đều được xây dựng từ tiền đóng thuế của nhân dân. Chúng tôi nêu một thí dụ nhỏ, như điện thoại công cộng, điện thoại công cộng do chánh phủ lắp đặt, hoặc do chánh quyền thành phố lắp đặt, hoặc do công sở của một khu vực lắp đặt, đều do tiền nộp thuế của dân chúng mà có. Nếu muốn ăn trộm thứ ấy thì sẽ mắc tội với nhân dân cả thành phố, tội ấy rất nặng. Phàm là vật thuộc của công phải nhất định yêu tiếc, quý vị không yêu tiếc đều có tội, nhất định phải biết điều này. 

Bình thường chúng ta nói đến tu phước, tích lũy công đức, thực hiện từ đâu? Yêu tiếc vật thường trụ, yêu tiếc của công. Những vật thuộc về của công phải coi trọng hơn những vật thuộc về chính mình. Những vật của chính chúng ta nếu làm hỏng không sao cả, phải biết những vật thuộc về của công là vật thuộc đạo tràng, thuộc về thập phương thường trụ, chúng ta phải làm sao cho xứng với người xuất gia mười phương. Nếu những thiết bị công cộng chúng ta không cẩn thận, không chú ý làm hỏng thì làm sao xứng đáng với dân chúng của cả thành phố. Quý vị nghĩ được như vậy thì tự nhiên sẽ sanh tâm cung kính, tự nhiên rất chú tâm, rất cẩn thận. Đấy là chúng ta tu phước, là đang tích đức! 

 Trong cửa Phật cũng thường nói: “Địa ngục môn tiền tăng đạo đa” (trước cửa địa ngục, sư sãi, đạo sĩ đông đảo). Vì sao người xuất gia dễ đọa địa ngục như vậy? Không biết, không hay, không có ý thức ấy, không có khái niệm ấy, thường xuyên phạm lỗi! Tùy tiện làm hư hỏng các thiết bị công cộng, coi thiết bị công cộng rất thường, coi đồ đạc của chính mình rất trọng, đấy là điên đảo, đấy là lầm lạc! Nhất định phải dè chừng, nhất định phải tiếc phước. Dùng điện thoại thì trừ phi bất đắc dĩ, đừng dùng! Khi dùng thì gắng hết sức tiết kiệm thời gian, đấy là quý vị tiếc phước, [vì] đấy chính là “thường trụ vật”. Không có phước báo thì đạo tràng theo đúng chánh pháp có thần hộ pháp, quý vị hưởng hết phước báo rồi, thần hộ pháp trục đi, quý vị ở chỗ này không được. Thân tâm quý vị không yên, đạo tràng chúng ta không kêu quý vị đi, mà chính quý vị không đi không được! Sức mạnh nào vậy? Thần hộ pháp đuổi đi. Thần hộ pháp đuổi đi là hoa báo, tương lai còn có quả báo, gặp phiền phức rồi! 

Đạo tràng chúng ta là một đạo tràng hoằng pháp, trong tương lai mọi người đều có cơ hội ra ngoài hoằng pháp, bất luận là đạo tràng mời quý vị, hay là các cư sĩ thỉnh riêng quý vị, người ta tiếp đãi quý vị, đối với đồ đạc trong nhà người ta cũng phải quý tiếc giống hệt như vật của thường trụ; quý vị mới được người khác lễ kính. Phải có lòng từ bi, đừng làm phiền người khác, dùng đồ vật của người ta phải kỹ càng như dùng vật của thường trụ. Vậy mới là đúng! Đấy là giống như người xuất gia, giống như người trì giới

Tôi có lần ở tại nước Mỹ, cũng là đi các nơi hoằng pháp, Quán Trưởng phái hai vị Ngộ Chiếu, Ngộ Hạnh làm thị giả cho tôi. Đối với sự hành trì của hai vị ấy, các cư sĩ phê bình Ngộ Chiếu khinh phước, không biết tiếc phước, gọi điện thoại quá lâu, gọi điện thoại quốc tế về Đài Loan, cầm điện thoại nói cả nửa tiếng đồng hồ hay một tiếng đồng hồ, quá đáng! Sau này, khi hóa đơn điện thoại gởi về, quý vị nghĩ trong tâm người ta sẽ cảm thấy như thế nào? Giống người xuất gia ở chỗ nào? Vị này rất thông minh, phản ứng rất lẹ làng, tôi và Quán Trưởng đều rất tán thưởng ông ta. Đối với chuyện ông ta bỏ đi, Quán Trưởng nuối tiếc sâu đậm, chúng tôi cũng mong giữ được ông ta ở nơi đây, chúng tôi thật sự không muốn để ông ta đi, nhưng thần hộ pháp đẩy đi! Ông ta rời bỏ nơi này của chúng ta hoàn toàn chẳng phải do ý của tôi và Quán Trưởng, chúng tôi đều mong mỏi ông ta có thể chất phác tu học siêng năng và đạt thành tựu trong Tăng đoàn chúng ta. Khăng khăng không nghe, cứ muốn đi, khuyên thế nào ông ta cũng không ở lại. Do vậy, tôi bảo Quán Trưởng: “Đừng buồn, thần hộ pháp đẩy đi, đây là chuyện không làm chi được hết! Không biết tiếc phước, thần hộ pháp đẩy đi ấy mà!” Những chuyện giống như vậy đều thuộc về giới trộm cắp, quý vị làm quá đáng rồi! Do vậy, phải quý tiếc đồ dùng công cộng

Tam nhị, dân vật.
(Ba mươi hai, đồ vật của dân) 

“Dân vật” là mọi đồ đạc của dân chúng. Tôi vừa mới nói đó, chúng ta đến nhà cư sĩ, được người ta tiếp đãi, hết thảy những vật dụng trong nhà người ta chúng ta phải yêu quý như đồ vật thuộc về thường trụ, vậy mới là đúng! 

Tam tam, nhất thiết vật
(Ba mươi ba, hết thảy vật)

“Nhất thiết vật” là những vật thuộc về quỷ thần, cầm thú, thường gọi là “vật vô chủ”, thật ra là không phải không có chủ, chẳng qua chúng ta không thấy được đó thôi. Nêu một ví dụ, chẳng hạn như cây cối, cây cối là vật thuộc quỷ thần. Trong Giới Kinh có nói, cây cao hơn chiều cao một người đều có quỷ thần nương gá trong ấy. Quỷ thần không có chỗ ở, sống trong cây, chúng ta kêu là “thọ thần” (thần cây). Cây nào có thần? Mà chính là quỷ thần sống nương gá vào chỗ ấy. 

Trước kia, người xuất gia sống trên núi cất một lều tranh, dùng vật liệu ngay nơi ấy. Do vậy, quý vị phải nhớ kỹ: Người xuất gia chuyện gì cũng phải biết. Chớ có nói chuyện này không biết, tợ hồ tỏ vẻ chính mình thanh cao, lầm rồi! Giặt quần áo, nấu cơm, may vá, ngay cả cất nhà, dựng lều tranh, xưa kia đều do chính mình làm. Dựng lều tranh đương nhiên phải đốn cây để làm vật liệu. Trong Giới Kinh nói: Ba hôm trước khi đốn cây phải đến nơi đó cúng tế, tụng kinh, niệm chú cho họ, bảo họ ba ngày sau tôi muốn dùng thứ này làm vật liệu, xin thần cây dọn nhà, nhường cho tôi, vậy là đúng pháp. Đấy là cung kính đối với hết thảy mọi vật

Cây cối hoa cỏ đều có thần nương gá; do vậy, chúng ta đối với những vật ấy có thể thưởng thức, nhưng chớ nên chấp trước, chớ nên yêu thích chúng quá đáng. Yêu thích quá đáng, yêu thích hoa thì đời sau có thể biến thành thần hoa; yêu thích cây có thể biến thành thần cây. Vì vậy, Phật dạy chúng ta đối với hết thảy vạn vật đều phải dùng tấm lòng bình đẳng để đối đãi, chớ nên ham đắm, vật gì chúng ta dùng đến nó chớ nên ham đắm, phải buông bỏ được. Hễ ưa thích một thứ gì sẽ biến thành một loại ham đắm, phiền phức lớn lắm! Người xuất gia có kẻ ưa thích tượng Phật, tượng Phật xưa có giá trị vô cùng, coi như đồ quý báu để tom góp, chẳng chịu buông bỏ. Đời sau sẽ đi về đâu? Tượng Phật lại chẳng thể sanh con đẻ cái, trong tượng Phật có ký sinh trùng, trong tượng Phật có chuột. Chúng tôi có lần sống ở chùa Long Hoa tại Hương Cảng, trong tượng Phật có ổ chuột. Nếu quý vị yêu mến quá mức không bỏ được, tương lai sẽ biến thành loại ấy. Trong chùa miếu có gián, có chuột là do đâu? Đều là những hòa thượng đời trước không bỏ được, lưu luyến nơi ấy, biến thành những loài đó! Ưa thích sách thì trong sách có loài mọt sách, sẽ biến thành loài mọt sách. Đấy đều là sự thật! 

Do vậy, chúng ta phải đổi cái tâm hoan hỷ đó, nhất tâm nhất ý ưa thích A Di Đà Phật, ưa thích Tây Phương Cực Lạc thế giới, đó là đúng! Lúc lâm chung, ý niệm nào mạnh, ý niệmsức mạnh hơn sẽ lôi quý vị đi đầu thai trước hay đi thọ sanh trước. Người niệm Phật chẳng thể vãng sanh là vì có tâm tham luyến đối với pháp thế gian, ắt [là vì] có chuyện không buông xuống được, đấy chính là cội nguồn khiến quan trọng đến cùng cực, cội nguồn của việc người ấy chẳng thể vãng sanh. Vì vậy, mọi việc buông xuống hết, điều gì cũng dùng được nhưng chẳng chấp trước một điều gì, khi mất đi chắc chắn chẳng đau lòng. Vậy là quý vị đại tự tại rồi! Đấy là đem giới cấm nói ra, tiếp theo là nói đến những hành vi trộm cắp

Tam tứ, hoặc đoạt thủ. 
(Ba mươi tư, hoặc đoạt lấy

“Đoạt thủ”, mọi người thường hiểu lầm điều này, nghĩ đây đâu phải là trộm cắp, chứ thật ra đấy là [phạm] giới trộm cắp. Ví dụ như hiện thời ông Giản Phong Văn đang làm nghề kiến trúc, chiều hôm qua đến thưa với tôi: “Bạch sư phụ! Chiều nay con không thể đến nghe kinh được” “Vì sao?” “Con phải đi tặng bao lì-xì”. Có phải là cam tâm tình nguyện hay không? Không phải! Chẳng phải là cam tâm tình nguyện, nhưng không tặng đâu có được, người nhận lấy đã phạm giới trộm cắp. Thế nhưng phạm vi [của giới này] lớn lắm! Quý vị địa vị càng cao, người ta có chuyện cầu cạnh quý vị, chẳng thể không biếu xén, nhưng hoàn toàn chẳng phải do cam tâm tình nguyện, đều thuộc về giới trộm cắp hết! Người thời xưa làm quan, hai ống tay áo thênh thang gió mát, quyết định chẳng nhận những vật gì không nên nhận, quý vị mới hiểu phạm vi rộng lớn của giới trộm cắp! Hễ chẳng phải là do tôi cam tâm tình nguyện, mà là bất đắc dĩ không biếu xén không xong, đấy đều gọi là “đoạt thủ” (đoạt lấy), lươn lẹo ỷ thế đoạt lấy, quý vị không dám không biếu, không dám không bợ đỡ. Đấy đều là giới trộm cắp

Tam ngũ, hoặc thiết thủ 
(Ba mươi lăm, hoặc lén lấy) 

“Thiết thủ” là lén lút lấy, nay chúng ta gọi là “ăn trộm”. 

Tam lục, hoặc trá thủ. 
(Ba mươi sáu, hoặc gạt lấy) 

“Trá thủ” là dùng phương pháp lừa đảo để đạt được, đều thuộc về trộm cắp. Trong xã hội hiện thời [chuyện này] rất nhiều: Làm đồ giả mạo nhãn hiệu [nổi tiếng] để bán kiếm lời, không thành thật, lừa dối là thuộc về loại này. Đấy đều là phạm giới trộm cắp

Tam thất, nãi chí thâu thuế mạo độ đẳng, giai vi thâu đạo
(Ba mươi bảy, cho đến trốn thuế, làm đồ giả, đều là trộm cắp

Do vậy, giới trộm cắp này rất nhỏ nhiệm, chẳng dễ gì giữ được! Có rất nhiều tín đồ thọ giới xong đến hỏi tôi: “Bạch sư phụ! Nay chúng con buôn bán, không trốn thuế không thể có lời được. Mọi người đều trốn thuế, chúng con làm sao đây?” Đương nhiên tốt nhất là đừng thọ giới. Thế nhưng không thọ giới cũng chớ nên làm, vậy làm như thế nào? Tôi bất đắc dĩ giới thiệu phương pháp của Vĩnh Minh Diên Thọ đại sư. Vĩnh Minh Diên Thọ đại sư lấy trộm, lấy trộm tiền tài từ công quỹ, để làm gì? Phóng sanh. Không phải để tự mình hưởng thụ mà là thay thế quốc gia tu phước, thay thế xã hội tu phước. Chuyện trộm cắp ấy là [hạnh] Bồ Tát, chứ không phạm giới trộm cắp, Ngài không mắc tội. Vì sao? Quốc gia chúng ta không tin Phật pháp, không biết tu phước báo; đại chúng xã hội không hiểu Phật pháp, không biết tu phước. Chúng ta trộm lấy một ít để tu phước thay cho xã hội, tu phước thay cho quốc gia. Đấy là tâm Bồ Tát, Vĩnh Minh Diên Thọ như vậy đấy. Như vậy thì được! 

Nếu trốn thuế để chính mình hưởng thụ thì quý vị có tội lỗi lớn rồi, vì tiền thuế thâu từ nhân dân. Quý vị phải hướng về nhân dân cả nước mà sám hối, khi trả nợ trong tương lai, nhân dân cả nước đều có phần, quý vị phải trả khi nào? Chuyện này hết sức phiền phức! Quý vị ăn trộm của một người, tương lai trả nợ là trả cho một người, còn được đi! Quý vị ăn trộm của dân cả nước, vậy thì phiền quá, đấy là chuyện rất đau đầu. Vì thế, trộm của thường trụ và trộm của công, ăn trộm vật công cộng, tội lỗi ấy nhất định đọa địa ngục A Tỳ. Nếu các vị ăn trộm của đối tượng nào đông quá, ăn trộm của dân cả nước, vấn đề hết sức nghiêm trọng! Chúng ta ắt phải biết, ắt phải hiểu rõ

“Mạo độ” được giải thích trong phần sau. Chúng ta mở sách xem dòng mười hai trong trang mười chín, “mạo độ” là giả mạo. Trong xã hội chúng ta ngày nay thường nghe đến chuyện làm giả, làm nhái. Đấy là tham lợixâm phạm quyền lợi của người khác. Đấy đều thuộc về trộm cắp

Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, phạm vi của nó hết sức rộng lớn, hết sức tỉ mỉ. Sau khi thật sự hiểu rõ xong, người ấy nhất định sẽ hết sức yêu mến vật dụng thuộc thường trụ, hết sức quý tiếc thiết bị công cộng, coi vật của thường trụ và đồ công cộng nặng gấp mười lần đồ của chính mình không chừng. Nhất định phải hiểu điều này, đây là đạo lý chân chánh, là sự thật chân chánh. Bất luận quý vị có thọ giới hay không, nếu quý vị phạm thì đều mắc tội, mà tội còn rất nặng! Tiếp theo là nêu những quả báo do phạm tội trộm cắp

Tam bát, kinh tải nhất sa-di đạo thường trụ quả thất mai, nhất sa-di đạo chúng tăng bính sổ phiên, nhất sa-di đạo chúng tăng thạch mật thiểu phần, câu đọa địa ngục.

(Ba mươi tám, kinh chép một sa-di trộm bảy trái cây của thường trụ, một sa-di lấy trộm mấy cái bánh của chúng tăng, một sa-di ăn trộm chút thạch mật của chúng tăng, đều đọa địa ngục

Những chuyện này phát xuất từ kinh Phật. Chúng ta thấy [ăn cắp] rất ít, trong phần chú giải sau đó đã viết rất tường tận, quý vị hãy tự xem. “Kinh tải nhất sa-di đạo thường trụ quả thất mai”. Vị sa-di này cũng kể như là có lòng tốt, ăn trộm bảy trái cây để cúng dường sư phụ, “nhất sa-di đạo tăng bính sổ phiên” ăn trộm mấy tấm bánh nướng. “Nhất sa-di đạo chúng tăng thạch mật thiểu phần”: Thạch mật là đường mía, giống như đường phèn hiện thời, từng khối từng khối một, giống như đá vậy. “Câu đọa địa ngục” (đều đọa địa ngục), quý vị thấy chuyện nhỏ xíu xiu như vậy, chẳng đáng kể chi, vì sao mắc tội nặng như vậy? Quý vị phải biết là vì những đồ ấy là vật thuộc thường trụ, là vật của chúng tăng, chứ không phải của một cá nhân. Quý vị ăn trộm của một cá nhân, không mắc tội nặng dường ấy, trả nợ cũng dễ dàng, sám hối cũng thuận tiện. Quý vị phải hiểu: Thường Trụ, Tăng Chúng không chỉ là một tăng đoàn của chúng ta vì Tăng không có giới hạn, người xuất gia trong tận hư không trọn pháp giới là một Tăng đoàn. Do vậy, “phá hòa hợp Tăng” là trọng tội! 

Tuy chúng ta ngày nay là trên hình thức, khi mọi người xuất gia đến nơi chúng ta không thâu nhận họ, đây là thời kỳ bất thường, là biện pháp tạm thời. Người thật sự xuất gia thật sự có lòng tốt, chúng ta cầu còn không được, hoan nghênh họ đến còn không kịp. Do vậy, chúng ta quả thậtTăng đoàn thật sự, quả thậtthập phương đạo tràng; hiện thời giống như biện pháp bất đắc dĩ trong thời kỳ chiến tranh, loạn lạc, trong thời kỳ bất thường, để bảo vệ sự an toàn của tăng đoàn chúng ta nên mới làm như vậy. Đấy là chánh xác! Vì thế, đây là thời kỳ không bình thường, là thủ đoạn bất thường. Nhưng phải nhớ kỹ, hết thảy những gì được trang bị trong Tăng đoàn chúng ta đều thông khắp mười phương, đều trọn khắp pháp giới, chúng ta và trọn khắp hư không pháp giới cùng là một thể thì quý vị mới hiểu khi trộm một cây kim, một ngọn cỏ, tội ấy đều là A Tỳ địa ngục! 

Nếu đạo tràng của chúng ta đây do tư nhân thiết lập, do tôi truyền cho đồ đệ của tôi, truyền cho đồ tôn của tôi, gọi là “tử tôn đạo tràng” (đạo tràng truyền cho con cháu) thì tội lỗi chẳng nặng nề đến thế, mà nhẹ thôi! Vì sao vậy? Đạo tràng này của quý vị là một gia đình, là một gia tộc, chẳng thông khắp mười phương, chẳng thông khắp ba đời, nên kết tội khác nhau. 

 Trong xã hội hiện thời, tử tôn đạo tràng rất nhiều. Đạo tràng này của chúng ta không phải là tử tôn đạo tràng, đạo tràng này do đại chúng quyên tặng cúng dường, không phải do một người bỏ tiền ra, không phải do một người làm chủ. Ở Đài Loan có một người, gia tộc của chính ông ta có tiền bèn lập ra một đạo tràng. Tuy tạo dựng một đạo tràng, ông ta cũng nhận hết thảy cúng dường của tín đồ, chẳng hiểu cách tính sổ sách trong đó ra sao, chúng ta cũng không biết tính toán, nhưng nhất định biết tính toán sổ sách. 

Vì thế, thập phương thường trụ là trân quý nhất, chư Phật hộ niệm, long thiên ủng hộ. Chuyện cảm ứng trong đạo tràng của chúng ta rất nhiều, nhưng chúng tôi không nói, trên những bản tin chúng ta cũng không viết. Vì sao? Đạo tràng chánh pháp không làm những chuyện ấy. Hiện thời rất nhiều đạo tràng dùng những chuyện cảm ứng để dụ hoặc tín đồ. Trong những chuyện cảm ứng của chúng ta thì có rất nhiều quỷ thần thỉnh cầu muốn đến đạo tràng của chúng ta, chuyện này thường xảy ra. Năm trước vào đúng mồng một Tết, chín giờ sáng gọi điện thoại muốn vào trong đạo tràng của chúng tôi, chúng ta thờ bài vị của vị đó tại đây. Chuyện này chúng tôi thường chẳng kể ra, đều không nhắc đến. Quý vị nói đạo tràng này không thù thắng, vì sao [quỷ thần] khăng khăng đến đây? Yêu cầu được đến đây? Quán Trưởng nói: “Vì sao gọi điện thoại cho tôi?” Tôi nói: “Bà là chủ nhân, bà đồng ý mới được! Gọi điện thoại cho tôi, vô ích! Nhất định phải gọi bà, bà bằng lòng vị ấy mới vô được chớ!” Chuyện kiểu này rất nhiều. Quý vị mới hiểu rằng đạo tràng này quả thật được chư Phật hộ niệm, long thiên ủng hộ. Quý vị chớ nghĩ rằng cánh cửa đó mở toang, [nếu] chúng ta ở đây không đồng ý, mọi quỷ thần không vào được! Họ yêu cầu chúng ta chấp thuận, thờ bài vị, họ mới vô đây được, nhưng chúng tôi không nói ra. Những đạo tràng có chuyện nhỏ nhặt đều tuyên dương rầm rộ; không có thì bịa đặt đồn thổi, mục đích của họ là gì? Mong mỏi tín đồ đều tới. Phàm là những chuyện cảm ứng ấy, một chữ chúng tôi không nhắc tới, chỉ có một số ít thường tới đây là biết, quyết định chẳng tuyên dương. Mọi người nỗ lực tu học, tương lai đều có thành tựu. Vì thế, với phần chú giải ở chỗ này, bản thân [quý vị] nhất định phải xem kỹ. Chúng ta xem đoạn ba mươi chín: 

Tam cửu, cố kinh vân: “Ninh tựu đoạn thủ, bất thủ phi tài”. 

Tứ thập. Y! Khả bất giới dư! 

(Ba mươi chín, vì thế kinh nói: “Thà chặt tay, chẳng lấy của sai trái”. 

Bốn mươi! Ôi! Chẳng nên răn dè ư!) 

Phải biết lợi - hại ở chỗ này, rồi quý vị mới biết tu phước ra sao, tiếc phước như thế nào, vun bồi phước như thế nào, quý vị mới có thể phước huệ song tu. Quý vị không biết, không hiểu rành cách tu phước huệ song tu ra sao? Đúng là “tu mù luyện đui”. A! Hôm nay hết giờ rồi, chúng tôi giảng tới đoạn này. 

Hỏi: “Nhược đạo tha kinh quyển, kế chỉ mặc trị phạm tội” (Hỏi: Nếu trộm quyển kinh của người khác, tính tội đã phạm theo giá trị của giấy và mực), dường như tội không nặng lắm! Phía trước nói: “Đạo tăng man vật giả, quá sát bát vạn tứ thiên phụ mẫu đẳng tội” (trộm tràng hoa của Tăng, tội nặng hơn giết tám vạn bốn ngàn cha mẹ), sao mà sai biệt quá xá vậy? 

Đáp: “Đạo tha kinh quyển” là vật của một người thôi, nên tội rất nhẹ. Một quyển kinh bao nhiêu tiền, tôi chỉ thiếu quý vị bao nhiêu đó tiền. Tôi trả quý vị cũng tiện lắm. Nhưng vật của thường trụ thì nặng nề lắm! Vật của thường trụ là gì? Thường trụ là mỗi một người đều có phần. Ví dụ như một quyển kinh của thường trụ là mười đồng, đấy là của thường trụ, quý vị ăn trộm. Thường trụ có bao nhiêu người? Vừa mới nói đấy thôi, đạo tràng này của chúng ta thông khắp mười phương ba đời, chẳng biết rõ con số nữa! Quý vị thiếu mỗi người mười đồng, quý vị cũng không biết rõ [con số là bao nhiêu nữa]. Nếu quyển kinh này là của cá nhân tôi, quý vị lấy trộm, quý vị trả cho tôi mười đồng là xong rồi. Nặng - nhẹ khác nhau như vậy đó! 

Vì thế, vật của thường trụ quyết định chẳng được trộm, vật thuộc công cộng chớ nên ăn trộm. Nếu khi quý vị ăn trộm đồ vật công cộng, nếu vật ấy do quốc gia lắp đặt, quý vị kết tội với dân cả nước. Nếu do chính quyền Đài Bắc lắp đặt, quý vị kết tội với người dân cả thành phố Đài Bắc. Vậy là phiền phức lắm, nặng vậy đó! Vì thế, ăn trộm của một người tội rất nhẹ, ăn trộm vật của thường trụ kết tội nặng nề. Quý vị thấy một sa-di ăn trộm bảy trái cây, có đáng kể chi, vì sao đọa địa ngục? Do là vật của thường trụ! Một cây kim, một cọng cỏ tội thuộc về vật của thường trụ tội đều nặng cả, thuộc về một cá nhân thì tội rất nhẹ; do vậy, chớ nên trộm vật của thường trụ. Quyết định chẳng được ăn trộm vật thuộc công cộng, mắc tội rất nặng. Người ta thường không hiểu, chẳng biết đạo lý này, tự cậy mình thông minh, gây tạo tội nghiệp lớn lao, quả báo trong tương lai chẳng thể nghĩ tưởng được! 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 58890)
29/06/2010(Xem: 53230)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.