1.5 Lời Bạt

01/07/201012:00 SA(Xem: 12413)
1.5 Lời Bạt

BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc 
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008

Quyển Đầu

 BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM 
THANH QUY CHỨNG NGHĨA 

1.5 Lời Bạt

Bách Trượng thiền sư viết Thanh Quy gồm 9 chương mà phần luận thuật đều mô tả qui tắc thuần túy, lại được tỳ kheo Nghi Nhuận về sau dẫn thêm sự tích xưa thành lời giải thích bằng yếu nghĩa câu văn chứng minh rõ ràng khiến người học lớp sau một khi xem là thấy rõ như xem chỉ bàn tay, đó là công dụng của cuốn sách dạy cho ta vậy. Nên suy nghĩ tới lời Phật dạy: Thuyết pháp là đàm KHÔNG, nhưng trước hết nếu không từ thật lo công phu thì đạt đến không môn trong tương lai do đâu ngộ được? Cho nên hễ có đạo ắt có việc mà trong Thanh Quy đã đề cập. Đã có công hành trì hẳn có quả thực tế liền theo sau, cho dù siêu phàm nhập thánh cũng không phụ chí người học hạnh xuất thế

Người xưa nói rằng: “Ngộ được khổ ở trong khổ mới là người đáng bậc thượng nhơn; vị tỳ kheo một bát cơm nguyên chẳng làm tự nhiên có được”. Mong cùng nhau tham cứu cùng với đại chúng sách tấn tu tập vậy. 

Chùa Hoa Lâm tại Lãnh Nam, kính đề lời bạt. 

Hậu học Khoáng Nhàn

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57626)
29/06/2010(Xem: 52074)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.