Phẩm 32 Tỳ Khưu

23/07/20193:11 CH(Xem: 3499)
Phẩm 32 Tỳ Khưu

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Phẩm 32

TỲ KHƯU

 __________________________________________

 

Ghi nhận: Nhiều bài kệ trong phẩm này gần y hệt nhau, chỉ khác có một chữ, cho thấy phẩm này được ghi để đọc tụng, học thuộc, nghiền ngẫm. Chữ Bhixu (còn viết là: Bhikshu) nơi đây sẽ dịch là tỳ khưu vì cận âm, có khi giữ cách dịch là tỳ kheo trong văn phong của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Bài kệ 19 nói rằng người sống thánh hạnh là đã xa lìa cả thiện và ác; ý này có nghĩa rằng vị tỳ khưu sống được rỗng rang không tịch trong các pháp, không vướng vào khái niệm trần gian về thiện và ác; sống theo giới bổn, làm thiện và giúp người nhưng vẫn thấy đó là rỗng lặng. Tức là, làm thiện mà không vướng vào thiện (để có quả lành cõi trời, người), và lìa ác mà không thấy lìa ác vì đã thấy tự tánh các pháp vốn là rỗng lặng.

Nhiều bài kệ nói rằng cần cả định và huệ, tức là tâm an tĩnh và tâm nhận biết thấu suốt (kệ 28: Không có định, sẽ không có huệ; không có huệ, sẽ không có định). Nghĩa là, định-huệ không rời nhau, dụ như mặt nước, hễ ngưng sóng và lắng bùn (định), mới thấy hiện ảnh mặt trăng (huệ).

Trong bài kệ 38 và 39, nhóm chữ "Śramanas and Brahmans" là chỉ các giáo sĩ ngoại đạo và các Bà La Môn.

Nhiều bài kệ nói rằng dính mắc vào sinh hữu (attachment to existence) là cội nguồn đau khổ. Nói dính mắc, là nói nắm giữ, chấp thủ, tâm có chỗ trụ. Như thế, lìa dính mắc là không nắm giữ, là tâm vô sở trụ, là không dính tâm vào cái được thấy (tương tự, cái được nghe…). Ý chỉ vô sở trụ trong Kinh Kim Cang nơi đây được ghi trong nhiều bài kệ ở phẩm này.

Nhiều bài kệ, kể từ kệ 56 trở đi, y như lập lại Kinh Uraga Sutta (Sn 1.1, Kinh Con Rắn trong Kinh Tập), nhưng một câu lập đi lập lại trong các bài kệ qua cú pháp Anh văn trong bản Rockhill và Iyer khá mơ hồ (sees that this world is like a mirage, casts off what is and is not of the other shore = thấy rằng thế giới này như một quáng nắng, rời bỏ cái đang là [bờ kia] và cái không phải bờ kia), trong khi đó cú pháp rất minh bạch trong các bản dịch Sn 1.1 của Thanissaro (knowing with regard to the world that "All this is unreal," sloughs off the near shore & far = xem thế giới này như huyễn, giũ bỏ cả bờ này và bờ kia), của Nyanaponika (knows about the world: "This is all unreal,"  — such a monk gives up the here and the beyond = biết thế giới này đều như huyễn, vị sư như thế rời cả bờ này và bờ kia). Bởi vì, cả hai bờ được chúng ta nhìn và nói tới đều là phóng chiếu qua dàn máy chiếu phim thân-tâm-ngũ-uẩn, trong khi thực tướng là cái rỗng rang vắng lặng, xa lìa ngôn ngữ; Niết bàn vô trụ xứ thì không gọi là ở bờ nào cả.

 

 

1 (365) Tỳ khưu hài lòng với những gì mình được cúng dường, không bận tâm về những gì các vị khác được cúng dường; liên tục sống ly thamquán chiếu, sẽ được chư thiên hoan hỷ bảo vệ.

 

2 Tỳ khưu hài lòng với những gì mình được cúng dường, không bận tâm về những gì các vị khác được cúng dường, được bảo vệ nhờ sống ly thamquán chiếu, được chư thiên hoan hỷ bảo vệ; người như thế sẽ không tham gì tài sản, danh vọng, thế lực.

 

3 Vị tỳ khưu đã lìa tất cả tham, vắng bặt say đắm dù được trao tặng các thứ trước mắt, tinh tấn sống với tâm phòng hộ và vô ngã, chớ nói hay thương lượng với người.

 

4 Bị kẻ ác mắng nặng lời, tỳ khưu không giận dữ trong mọi trường hợp, như voi bị tên bắn giữa trận tiền.

 

5 Bị kẻ ác mắng nặng lời, tỳ khưu bình đẳng an tịnh trong mọi trường hợp, như voi bị tên bắn giữa trận tiền.

 

6 Không làm bất cứ những gì cho lòng tham của mình, lo phòng hộ các căn, giải thoát hoàn toàn, không muốn một căn nhà, sống không thấy gì là mình, lìa tất cả tham, đơn độc sống cô tịch, như thế gọi là tỳ khưu.

 

7 (375) Đây Tỷ kheo có trí, tụ tập pháp căn bản, hộ căn, biết vừa đủ, giữ gìn căn bản giới, thường gần gũi bạn lành, sống thanh tịnh tinh cần.

 

8 (362) Người tự kiểm soát tay, kiểm soát chân, kiểm soát lời nói, kiểm soát các căn, tìm vui nơi cô tịch, sống biết đủ, ta gọi là tỳ khưu.

 

9 (364) Tỳ khưu hoàn toàn hỷ trong pháp, lạc trong pháp, thiền trên pháp, mang trong tâm là pháp, sẽ không bao giờ rời xa pháp.

 

10 (373) Bước vào ngôi nhà trống, Tỷ kheo tâm an tịnh, thọ hưởng vui siêu nhân, tịnh quán theo chánh pháp.

 

11 (374) Người luôn luôn chánh niệm, sự sanh diệt các uẩn, được hoan hỷ, hân hoan, chỉ bậc bất tử biết.

 

12 Như núi đá bất động trước gió, vị tỳ khưu đã đoạn tận tham ái sẽ trở thành bất động.

 

13 Như núi đá bất động trước gió, vị tỳ khưu đã đoạn tận vô minh sẽ trở thành bất động.

 

14 Như núi đá bất động trước gió, vị tỳ khưu đã đoạn tận ngã chấp sẽ trở thành bất động.

 

15 Như núi đá bất động trước gió, vị tỳ khưu đã đoạn tận ái dục sẽ trở thành bất động.

 

16 Như núi đá bất động trước gió, vị tỳ khưu đã đoạn tận tất cả những dính mắc sẽ trở thành bất động.

 

17 Không tích trữ tài vật, không xem cái gì là của mình, không phiền não về bất cứ gì, vị đó gọi là tỳ khưu.

18 Người chỉ đi khất thực, không gọi là tỳ khưu; người dính mắc vào pháp thế gian, không gọi là tỳ khưu.

 

19 Người đã rời bỏ cả thiện và ác, người sống đời thánh hạnh, người sống ngoài xã hội đời thường, vị đó gọi là tỳ khưu.

 

20 Vị tỳ khưu sống dịu dàng, trọn lòng tin lời Đức Phật dạy, thấy toàn hảo an tịnh, không bao giờ mệt mỏi.

 

21 Vị tỳ khưu sống dịu dàng, trọn lòng tin lời Đức Phật dạy, sẽ thấy toàn hảo an tịnh, giữ được an tịnh các uẩn thân tâm.

 

22 Vị tỳ khưu sống dịu dàng, trọn lòng tin lời Đức Phật dạy, sẽ thấy toàn hảo an tịnh, sẽ phá hủy được tất cả dính mắc.

 

23 Vị tỳ khưu sống dịu dàng, trọn lòng tin lời Đức Phật dạy, sẽ tự bước xa đường ác, như voi tự xa vũng lầy.

 

24 Vị tỳ khưu sống dịu dàng, trọn lòng tin lời Đức Phật dạy, sẽ giũ bỏ mọi ác pháp, như gió tước lá trên cây.

 

25 Vị tỳ khưu sống dịu dàng, trọn lòng tin lời Đức Phật dạy, gần Niết bàn tới nổi khó thể rơi xa khỏi.

 

26 Vị tỳ khưu sống dịu dàng, trọn lòng tin lời Đức Phật dạy, vượt thắng những gì quyến rũ và khả ái, xa lìa cả ưa và ghét, sống đầy hỷ lạc, sẽ đoạn tận sầu khổ.

 

27 Với thân, khẩu và ý lặng lẽ, bình an, xa lìa mọi chuyện thế gian, tỷ khưu sẽ an bình, Thế Tôn nói như thế.

 

28 (372) Không có định, sẽ không có huệ; không có huệ, sẽ không có định: có cả định, huệ, mới là tỳ khưu.

 

29 Người trí ra sức tinh tấn, tu cả định và huệ; đòi hỏi đầu tiên của tỳ khưu là phải có hai pháp này.

 

30 Sống biết đủ, phòng hộ các căn; xem xét kỹ các pháp cần để giải thoát, điều độ ẩm thực, ở nơi cô tịch, tu pháp định và hướng về trí tuệ -- đó là lời Đức Phật dạy.

 

31 (378) An tịnh cả thân, khẩu, ý; giới hạnh đầy đủ, tâm trong sạch, đó là bậc tỳ khưu.

 

32 Giới hạnh đầy đủ, an tịnh toàn hảo, quán chiếu bảy pháp Thất Giác Chi, đó là bậc tỳ khưu.

 

33 Sống trong sạchtrí tuệ, xa lìa pháp nhiễm ô, đoạn tận sầu khổ, đó là bậc tỳ khưu.

 

34 Bất kể sống giới đức hay khổ hạnh, bất kể đã học nhiều pháp và sống cô tịch, nếu chưa đoạn tận  sầu khổ, và nếu bỏ cuộc vì thiếu tự tin trong pháp tu thiền định, người này không gọi là tỳ khưu.

 

35 Năm uẩn hình thành thân tâm “cái tôi” và là sầu khổ trong cõi này. Bậc thượng nhân hãy tinh tấn thành tựu giác ngộ toàn triệt, nơi đó là hạnh phúc.

 

36 Kiếp này suy nghĩ như thế nào, kiếp sau sẽ tái sinh theo cách suy nghĩ đó; họ sẽ sinh lại trong thế giới này, họ ưa thích sinh hữu, họ vui sướng trong sinh hữu, họ mong muốn tài vật thế gian, họ lý luận về các thuyết sinh hữu, họ tìm vui ngay trong sinh hữu của họ.

 

37 Họ vui sướng nhưng thực sự là sầu khổ, họ hạnh phúc nhưng run rẩy vì sợ hãi; họ nên tự giải thoát ra khỏi cuộc sinh hữu này, nên tự ra sức sống đời thanh tịnh.

 

38 Các giáo sĩ và các bà la môn đều dạy rằng sinh hữu là dẫn tới sinh hữu; nhưng không một ai trong họ biết đường giải thoát ra khỏi sinh hữu, Thế Tôn nói như thế.

 

39 Các giáo sĩ và các bà la môn đều dạy rằng sinh hữu là dẫn tới sinh hữu; nhưng không một ai trong họ biết sự giải thoát thực sự ra khỏi sinh hữu ra sao, Thế Tôn nói như thế.

 

40 Sầu khổ là kết quả dính mắc (nắm giữ, chấp thủ) vào sinh hữu, và từ đau khổ dẫn tới thêm dính mắc: nếu tất cả dính mắc bị phá hủy, sẽ không còn sầu khổ nữa.

 

41 Nhìn từ trí tuệ toàn hảo sẽ thấy bất kỳ hình thức sinh hữu nào cũng đều là vô thường, sầu khổ, biến đổi – và do vậy, người trí sẽ rời bỏ lòng tham muốn sinh hữu, và sẽ tìm vui trên đường đoạn tận sinh hữu.

 

42 Vị tỳ khưu rời bỏ sầu khổ sẽ được an toàn, với tâm không dính mắc gì tới cõi khác (kiếp sau), sẽ đoạn tận được sầu khổ; chiến thắng xong Ma vương, rồi sẽ thấy đoạn tận sinh hữu, như thế là đoạn tận sầu khổ.

 

43 Vị tỳ khưu đã tự cắt lìa ra khỏi sinh hữu, với tâm an tĩnh, dứt bặt say đắm, sẽ không còn phải tái sinh nữa, sẽ rời khỏi chu kỳ sinh tử luân hồi.

 

44 Vị tỳ khưu đã tự cắt lìa ra khỏi sinh hữu, với tâm an tĩnh, dứt bặt say đắm, giải thoát ra khỏi trói buộc của Ma, sẽ rời khỏi chu kỳ sinh tử luân hồi.

 

45 Vị tỳ khưu đã tự cắt lìa ra khỏi sinh hữu, với tâm đã đoạn tận lậu hoặc, sẽ không còn phải tái sinh nữa, sẽ rời khỏi chu kỳ sinh tử luân hồi.

 

46 Vị tỳ khưu đã tự cắt lìa ra khỏi sinh hữu, với tâm đã đoạn tận lậu hoặc, giải thoát ra khỏi trói buộc của Ma, sẽ rời khỏi chu kỳ sinh tử luân hồi.

 

47 Vị tỳ khưu đã tự cắt lìa ra khỏi sinh hữu, đã cắt ra từng mảnh sự quyến luyến tái sinh, sẽ không còn phải tái sinh nữa, sẽ rời khỏi chu kỳ sinh tử luân hồi.

 

48 Vị tỳ khưu đã tự cắt lìa ra khỏi sinh hữu, đã cắt ra từng mảnh sự quyến luyến tái sinh, giải thoát ra khỏi trói buộc của Ma, sẽ rời khỏi chu kỳ sinh tử luân hồi.

 

49 Người đã vượt qua vũng lầy, và không còn bị gai nhọn trần gian đâm trúng nữa, đã tìm ra lối đi đoạn tận tham, thực sự đáng gọi là tỳ khưu.

 

50 Người đã vượt qua vũng lầy, và không còn bị gai nhọn trần gian đâm trúng nữa, đã tìm ra lối đi đoạn tận sân, thực sự đáng gọi là tỳ khưu.

 

51 Người đã vượt qua vũng lầy, và không còn bị gai nhọn trần gian đâm trúng nữa, đã tìm ra lối đi đoạn tận vô minh, thực sự đáng gọi là tỳ khưu.

 

52 Người đã vượt qua vũng lầy, và không còn bị gai nhọn trần gian đâm trúng nữa, đã tìm ra lối đi đoạn tận ngã chấp, thực sự đáng gọi là tỳ khưu.

 

53 Người đã vượt qua vũng lầy, và không còn bị gai nhọn trần gian đâm trúng nữa, đã tìm ra lối đi đoạn tận tất cả tham, thực sự đáng gọi là tỳ khưu.

 

54 Người đã vượt qua vũng lầy, và không còn bị gai nhọn trần gian đâm trúng nữa, đã tìm ra lối đi đoạn tận tất cả dính mắc nắm giữ, thực sự đáng gọi là tỳ khưu.

 

55 Người đã đoạn tận các hành vi chỉ trích, giết hại, gây tổn thương và các gai nhọn trần gian, người bất động y như ngọn núi, người không bị vui sướng nào làm động tâm, thực sự đáng gọi là tỳ khưu.

 

56 Vị tỳ khưu không chỉ trích hay phóng đại thêu dệt, nhìn thấy thế giới này y hệt một quáng nắng, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

57 Như vị lương y chữa nọc độc của rắn, vị tỳ khưu  chiến thắng tham ái, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

58 Như vị lương y chữa nọc độc của rắn, vị tỳ khưu  chiến thắng sân hận, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

59 Như vị lương y chữa nọc độc của rắn, vị tỳ khưu  chiến thắng vô minh, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

60 Như vị lương y chữa nọc độc của rắn, vị tỳ khưu  chiến thắng ngã chấp, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

61 Như vị lương y chữa nọc độc của rắn, vị tỳ khưu  chiến thắng ái dục, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

62 Như vị lương y chữa nọc độc của rắn, vị tỳ khưu  chiến thắng hờn ghét, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

63 Như vị lương y chữa nọc độc của rắn, vị tỳ khưu  chiến thắng dính mắc chấp thủ, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

64 Vị tỳ khưu đã hủy sạch toàn bộ tham ái, như dòng lũ lớn làm tràn bờ sông mong manh, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

65 Vị tỳ khưu đã hủy sạch toàn bộ sân hận, như dòng lũ lớn làm tràn bờ sông mong manh, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

66 Vị tỳ khưu đã hủy sạch toàn bộ vô minh, như dòng lũ lớn làm tràn bờ sông mong manh, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

67 Vị tỳ khưu đã hủy sạch toàn bộ ngã chấp, như dòng lũ lớn làm tràn bờ sông mong manh, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

68 Vị tỳ khưu đã hủy sạch toàn bộ ái dục, như dòng lũ lớn làm tràn bờ sông mong manh, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

69 Vị tỳ khưu đã hủy sạch toàn bộ dính mắc, như dòng lũ lớn làm tràn bờ sông mong manh, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

70 Vị tỳ khưu xa lìa được tất cả tham, tự giải thoát ra khỏi lưới tham, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

71 Vị tỳ khưu rời bỏ tất cả các tâm mơ hồ, không còn vương gì nhiễm ô, tâm đã đoạn tận sầu khổ, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

72 Vị tỳ khưu đã trạch pháp minh bạch, thấy tỏ tường tất cả các pháp, tâm đã đoạn tận sầu khổ, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

73 Vị tỳ khưu đã bứng gốc toàn bộ cánh rừng lậu hoặc nhiễm ô, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

74 Vị tỳ khưu đã bứng gốc toàn bộ dịch bệnh của lậu hoặc nhiễm ô, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

75 Vị tỳ khưu đã bứng gốc toàn bộ thiên hướng của lậu hoặc nhiễm ô, xa lìa cả bờ này và bờ kia, y hệt con rắn giũ bỏ bộ da cũ và mòn.

 

76 Vị tỳ khưu sống theo chánh pháp, thiền định về Không, người có tâm liên tục an tịnh, đã rời bỏ sầu khổ phía sau và vui hỷ lạc.

 

77 Vị tỳ khưu, không nói chuyện gì về ưa hay ghét,  tìm cư trú nơi cô tịch, sống trong thanh tịnh, đoạn tận toàn bộ những ưa thích sinh hữu cõi này và các thiên hướng bất thiện.

 

Hết Phẩm 32, về Tỳ Khưu

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 21509)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.