Người Việt có ba thứ chữ viết (An Chi)

02/09/20202:54 CH(Xem: 2117)
Người Việt có ba thứ chữ viết (An Chi)
VĂN HÓA PHẬT GIÁO
SỐ 351 SỐ VU LAN 01-09-2020

Người Việt có ba thứ chữ viết
(An Chi)

Người Việt có ba thứ chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Ngoài chữ Quốc ngữ hiện hành thì, trong lịch sử, người Việt từng có một thứ chữ Quốc ngữ khác. Đó là chữ Nôm, mà tiền nhân đã tận dụng chữ Hán để tạo nên. Vậy chữ Nôm là chữ Quốc ngữ thuộc loại hình phương khối tự (chữ hình vuông) còn chữ Quốc ngữ hiện hành thì viết theo bảng chữ cái của tiếng La-tinh (gọi tắt là chữ La-tinh), có thêm một số dấu phụ. Nhưng trước khi chữ Nôm và chữ Quốc ngữ ra đời thì ông cha ta đã phải dùng chữ Hán.

Chữ Hán là gì?

Vì chưa có chữ viết riêng nên trước khi chữ NômvàchữQuốcngữrađờithìôngchatađã phải dùng chữ Hán làm quốc gia văn tự, nghĩa là chữ viết của nhà nước. Đó là chữ Hán của tiếng Hán văn ngôn (cũng gọi là tiếng Hán cổ) mà tiền nhânđãdùngtừtriềuđìnhchođếndângianđể ghi chép mọi mặt của đời sống, từ chiếu, chỉ, dụ, biểu của vua, tấu sớ của quan, cho đến bi ký và câu đối ở các đền chùa, sáng tác của nho sĩ, ghi chép của người bình dân như văn tự mua bán đất đai, nhà cửa, đơn từ kiện cáo, nói tóm lại là tất cả những gì cần thể hiện bằng chữ viết.

Vớithứquốcgiavăntựđó,tacómộtnềnHán văn Việt Namchúng ta đọc theo âm thường gọi là âm Hán Việt. Trong suốt thời gian tồn tại của quốc gia phong kiến tự chủ từ Đại Cồ Việt đến Đại Nam thì ta có cả một kho tàng tác phẩm phong phú, mà nếu hậu thế dốt nát về chữ Hán thì sẽ trở thành “một đàn thằng ngọng đứng xem chuông” trước những công trình đầy tâm huyết, tâm sự và tư tưởng đa dạng, nhiều chiều của tiền nhân.

Xin phân biệt rõ thứ tiếng Hán này với tiếng Hoa thời nay. Có một số người vì bị ý thứctâm lý chống Trung Quốc chi phối quá mạnh nên đã dại dột chống lại thứ tiếng Hán này, thậm chí còn quy kết cho những người chủ trương dạy thứ tiếng Hán này ở bậc phổ thông mà gọi họ là “Hán nô” (lẽ ra phải nói là Việt nô mới đúng). Không biết chữ Hán (văn ngôn) thì làm sao đọc được Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, Thất trảm sớ của Chu Văn An hoặc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi? Cao Xuân Hạo khẳng định: “Người Việt sẽ không thể giỏi tiếng Việt nếu không thấu đáo nghĩa của các từ Hán-Việt, vốn chiếm tỷ lệ hơn 70% trong vốn từ vựng tiếng Việt”.

Chữ Nôm là gì?

Chữ Nôm là thứ chữ mà tiền nhân đã vận dụng chữ Hán để tạo nên. Chỉ thật sự đáng tiếc là vì chữ Hán – với tính cáchquốc gia văn tự-lấn át mà chữ Nôm không được chế định một cách nghiêm cẩnnhất quán nên cũng đã gây ra trở ngại, khó khăn cho người sử dụng, nhất là người đọc bình thường. Nhưng hiển nhiên nó từng là một phương tiện ghi chép và chuyển tải tư tưởng, tình cảm của nhiều thế hệ người Việt trong nhiều thế kỷ liên tục (cho đến đầu thế kỷ XX), mà văn bản thuộc loại xưa nhất có lẽ là Cư trần lạc đạo phú của vua Trần Nhân Tông (1258-1308).

Chúng ta có một khối lượng khá lớn văn bản và tác phẩm bằng chữ Nôm chưa khai thác hết. Đây là một kho tàng vô giá của văn hóa Việt Nam. Đáng buồn là có một số người lại đánh giá chữ Nôm một cách sai lệch vì đã thiên về chữ Quốc ngữ một cách cực đoan – nghĩa là mù quáng – , như có thể thấy trong mấy dòng tin dưới đây:

“Theo ông Lại Nguyên Ân, chữ Nôm không thuần Việt, vì đó là sản phẩm vay mượn của người Hán nên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa. Ông

Chữ Quốc ngữ hiện hành thì viết theo bảng chữ cái của tiếng La-tinh (gọi tắt là chữ La-tinh), có thêm một số dấu phụ. Thứ chữ này thường được gọi một cách mơ mơ hồ hồ là chữ Quốc ngữ. Chúng tôi gọi nó là chữ Việt ABC, nói tắt là chữ Việt (để phân biệt với chữ Nôm); thứ chữ Việt này đã trải qua ba giai đoan: – chữ Việt của Công giáo; – chữ Việt của thực dân; – và cuối cùng mới trở thành chữ Việt của người Việt, thường gọi là chữ Quốc ngữ.

Giai đoạn đầu của nó chỉ là chữ Việt của Công giáo. Thứ chữ này hiển nhiên không phải do A. de Rhodes tạo ra mà do các cố đạo tiền bối của ông ta, có cả những con chiên người Việt giúp sức. Phạm Thị Kiều Ly đã rất sáng suốt và khách quan khi gọi giai đoạn 1619-1861 của thứ chữ này (tức là giai đoạn nó mới chỉ được sử dụng trong khuôn Ban đầu chữ Nôm là những chữ được lồng vào văn bản chữ Hán để ghi âm một vài từ của tiếng Việt, rồi đến một thời điểm được xem là “lượng đã biến thành chất” thì nó mới xuất hiện một cách rộng rãi để thực sự được sử dụng trong văn viết, nhất là của các văn nhân, thi sĩ. Chữ Việt của Cônggiáothìcũngthế,banđầulàrờirạc,lácđác trong một số văn bản bằng tiếng La-tinh, tiếng Ý hoặc tiếng Bồ Đào Nha của các cố đạo. Về sau, nó mới được thu thập để biên soạn thành từ điển song ngữ như của Gaspar de Amaral (Việt-Bồ), Antonio Barbosa (Bồ-Việt) và tam ngữ như của Alexandre de Rhodes (Việt-Bồ-La), mà cũng chỉ là để phục vụ cho công cuộc truyền giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một quyền lợi nhỏ nhoi nào của văn hóa Đại Việt.

Đây là điều mà một tác giả người Công giáo là Petrus Paulus Nguyễn Thành Thống đã nhấn mạnh: “Có điều ít người biết hoặc không chịu biết là CQN(chữ Quốc ngữ – AC) ban đầu chỉ là chuyện nội bộ của người Công giáo. Trước tiên, việc sáng tạo ra CQN là để các vị thừa sai dùng cho dễ; chỉ “lưu hành nội bộ” […] Sau rồi CQN mới được dùng cho việc in ấn sách vở kinh kệ của người Công giáo. Thực dân Pháp nắm lấy và khai thác công cụ CQN là việc của họ; không hề có một thỏa thuận nào với người Công giáo” . Khẳng định: ‘Chữ Quốc ngữ mới là của người Việt’”. Nhưng chẳng có lẽ chữ Quốc ngữ do các cố đạo phương Tây tạo ra lại là “thuần Việt”? Cực kỳ vô lý! Mà xin thưa rằng ở đây không có chuyện “thuần hay không thuần” vì nếu cần đặt vấn đề “thuần hay không thuần” thì ngay kiểu chữ viết ABC của tiếng La-tinh – mà ông Lại Nguyên Ân đềcao-cũngcóthuầnđâu.Nólàmộtsựsao chép có “điều chỉnh quyền tác giả” từ bảng chữ cái của tiếng Hy Lạp cổ đại, thông qua bảng chữ cái Etruscan (Etruscan alphabet).

Sở dĩ chữ cái La- tinh trở nên “ngon lành” thì chẳng qua là nhờ hai thế lực: Đế quốc La Mã và Giáo hội Công giáo La Mã. Ông Lại Nguyên Ân còn cực kỳ sai trái khi đưa ra mệnh đề “[chữ Nôm] là sản phẩm vay mượn của người Hán nên chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa”. Tàu làm gì có chữ Nôm để mà cho người Việt mượn. Trong hàng tỷ dân Tàu có mấy người đọc được chữ Nôm? Mà “ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa” là do điều kiệnhoàn cảnh lịch sử tạo ra chứ đâu có phải là “tội lỗi” của chữ Nôm. Sao ta lại không thấy chính sự ra đời của chữ Nôm và việc vận dụng nó mới chứng tỏ tâm lý muốn thóat ly chữ Hán? Vả lại, ta cũng nên biết rằng Trung Quốc (Trung Hoa đại lục) đã bay lên vũ trụ bằng loại hình chữ vuông (phương khối tự) của nó, chứ không phải bằng chữ cái La- tinh ABC; rồi nó đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng với thứ chữ đó và cuối cùng, cũng với thứ chữ đó, nó đang là mối đe doạ bành trướng toàn cầu.

Chữ Quốc ngữ là gì?

Quốc ngữ là tiếng nước nhà. Chữ Quốc ngữ là chữ dùng để ghi lại tiếng nói của nước nhà, được toàn thể dân chúng chấp nhậnsử dụng một cách hoàn toàn tự nguyện.

khổ của Giáo hội Công giáo) là chữ tiền Quốc ngữ . Tiền Quốc ngữ dĩ nhiên chưa phải là Quốc ngữ, cũng như tiền khởi nghĩa chưa phải là khởi nghĩa, tiền cách mạng chưa phải là cách mạng, tiền tư bản chủ nghĩa chưa phải là chủ nghĩa tư bản, v. v… Thứ chữ Việt này không có ông tổ nào cả, y như chữ Nôm mà Hàn Thuyên chỉ là “ông tổ truyền thuyết”.

Ban đầu chữ Nôm là những chữ được lồng vào văn bản chữ Hán để ghi âm một vài từ của tiếng Việt, rồi đến một thời điểm được xem là “lượng đã biến thành chất” thì nó mới xuất hiện một cách rộng rãi để thực sự được sử dụng trong văn viết, nhất là của các văn nhân, thi sĩ. Chữ Việt của Công giáo thì cũng thế, ban đầu là rời rạc, lác đác trong một số văn bản bằng tiếng La-tinh, tiếng Ý hoặc tiếng Bồ Đào Nha của các cố đạo. Về sau, nó mới được thu thập để biên soạn thành từ điển song ngữ như của Gaspar de Amaral (Việt-Bồ), Antonio Barbosa (Bồ-Việt) và tam ngữ như của Alexandre de Rhodes (Việt-Bồ-La), mà cũng chỉ là để phục vụ cho công cuộc truyền giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một quyền lợi nhỏ nhoi nào của văn hóa Đại Việt.

Đây là điều mà một tác giả người Công giáo là Petrus Paulus Nguyễn Thành Thống đã nhấn mạnh: “Có điều ít người biết hoặc không chịu biết là CQN (chữ Quốc ngữ – AC) ban đầu chỉ là chuyện nội bộ của người Công giáo. Trước tiên, việc sáng tạo ra CQN là để các vị thừa sai dùng cho dễ; chỉ “lưu hành nội bộ” […] Sau rồi CQN mới được dùng cho việc in ấn sách vở kinh kệ của người Công giáo. Thực dân Pháp nắm lấy và khai thác công cụ CQN là việc của họ; không hề có một thỏa thuận nào với người Công giáo”

Vậy có hay không có sự thông đồng giữa Công giáo với thực dân Pháp trong việc thuộc địa hóa nước Đại Nam? Chỉ xin khẽ khàng nhắc lại lời sau đây của Nicole-Dominique Lê: “Tôi tiếc là đã không thể tiếp cận với kho lưu trữ của Hội Thừa sai ở đường Bac. Các cha đã cho tôi vào thư viện – việc này giúp cho tôi rất nhiều – nhưng các vị lại không để cho tôi vào tra cứu ở kho lưu trữ. Đây là điều đáng tiếc vì lẽ ra ta đã có thể tìm đúng thực chất của những sự kiện hãy còn mơ hồ và đang tranh cãi, và nhất là về vai trò mà các nhà truyền giáo đã nắm giữ trong công cuộc thuộc địa hóa nước Việt Nam của người Pháp” .

Như vậy là vấn đề “Có hay không có sự thông đồng giữa Công giáo với thực dân Pháp” hãy còn là chuyện trong bóng tối. Nó đang nằm trong “kho lưu trữ của Hội Thừa sai Paris ở đường Bac”. Nhưng đây không phải là chuyện chúng tôi muốn bàn đến. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng trước khi thực dân Pháp can thiệp thì chữ Việt ABC chỉ hoàn toàn là chuyện nội bộ của Công giáo, không mảy may tác động gì đến ý thức, nhận thứchoạt động văn hóa của cộng đồng người Việt. Theo chúng tôi, giai đoạn này khởi đầu từ chữ Việt ABC sơ khai cho đến năm 1880 là năm mà M.H. Ravier cho xuất bản quyển Dictionarium latino-annamiticum ở Ninh Phú.

Nhưng trước đó thì năm 1868 đã bắt đầu giai đoạn chữ Việt của thực dân, là năm mà Legrand de la Liraye cho ra đời quyển Dictionnaire élémentaire annamite-français do Imprimerie Impériale (Saigon) ấn hành để phục vụ cho quan chức, viên chức, sĩ quan và binh lính Pháp có thể tìm hiểu về tiếng Việt vì không phải ai cũng thông thạo tiếng La-tinh. Théophile Marie Legrand de la Liraye là một giáo sĩ của Hội Thừa sai Paris, được phong linh mục ngày 23-9-1843. Ngay sau đó ông ta đã đi làm nhiệm vụ và đến vùng Tây Bắc Kỳ (Tonkin Occidental) vào ngày 26-12-1843. Năm 1858, đang còn là linh mục, ông ta làm thông ngôn cho Rigault de Genouilly trong cuộc bao vây Đà Nẵng. Rồi ông ta vào Sài Gòn. Năm 1861, ông ta rời bỏ Hội Truyền giáo để hoàn tụctham gia việc cai trị của thực dân Pháp với chức Thanh tra bản xứ sự vụ (Inspecteur des Affaires Indigènes). Sau đó, ông ta làm thông ngôn cho Thống đốc Nam Kỳ là Pierre-Paul Marie de La Grandière. Năm 1867, ông ta được cử đi Huế để thông báo cho triều đình Đại Nam biết việc Pháp đã chiếm luôn ba tỉnh miền Tây (Nam Kỳ) và việc Phan Thanh Giản tự tử. Ông ta mất ngày 7-8-1873 tại Sài Gòn. Legrand de la Liraye là hiện thân sinh động của một giám mục Công giáo hoàn tục để dấn thân vào công cuộc xâm lăng nước Đại Nam. Tại sao ông ta phải hoàn tục? Hồ sơ về vụ này có lẽ còn nằm trong bóng tối tại “kho lưu trữ của Hội Thừa sai Paris ở đường Bac”.

Sau quyển từ điển của Legrand de la Liraye 11 năm thì Louis Caspar, cũng là giáo sĩ của Hội Thừa sai Paris, cho ra đời quyển Dictionnaire annamite- français (Tân Định, Sài Gòn, 1877); quyển này được J.F.M. Génibrel, cũng là giáo sĩ thừa sai, soạn lại và bổ sung rất nhiều (refondue et très considérablement augmentée) để đưa in vào năm 1898. Song song với việc “chuyển hướng ngôn ngữ” từ tiếng La-tinh sang tiếng Pháp của các cố đạo trong việc làm từ điển, thực dân Pháp bắt đầu lợi dụng chữ Việt để dần dần đánh bạt chữ Hán và ý thức hệ Nho giáo ra khỏi môi trường văn hóa của người Việt. Nhà cầm quyền Pháp đã cho ra đời tờ Gia Định báo viết bằng chữ Việt vào ngày 15-4- 1865 để làm công cụ thông tin của thực dân Pháp. Ban đầu đó là một tờ công báo chuyên đăng các công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân. Vậy đây chỉ là chữ Việt của thực dân. Và xin nhớ rằng tại bìa trong (trang tên sách) bộ từ điển đầy đặn của mình là Đại Nam quấc âm tự vị, Huình-Tịnh Paulus Của cũng chỉ gọi thứ chữ này là “mượn 24 chữ cái phương Tây làm chữ bộ”, chứ không gọi là “chữ Quốc ngữ” mặc dủ bộ từ điển của ông vẫn có mục “Quốc ngữ” được giảng là “tiếng nói riêng trong nước”.

Ngay cả chữ Việt trên Nam Phong tạp chí sau này, số đầu tiên ra mắt ngày 1-7-1917, cũng chỉ là chữ Việt của thực dân Pháp. Đặt lên trên cả cái măng-sét NAM PHONG, là mấy chữ Pháp L’INFORMATION FRANÇAISE (Nguồn thông tin của Pháp), rồi ngay bên dưới, cỡ chữ nhỏ hơn, cũng in bằng chữ hoa, là LA FRANCE DEVANT LE MONDE – SON ROLE DANS LA GUERRE DES NATIONS (Nước Pháp trước thế giớiVai trò của nó trong cuộc chiến giữa các quốc gia). Thì cũng là dùng chữ Việt để đề cao vai trò của nước Pháp mà thôi.

Chỉ đến năm 1906 thì chữ Việt ABC mới có điều kiện để trở thành chữ Việt của người Việt. Đầu tiên là sắc lệnh của vị vua yêu nước Thành Thái: “Hoàng đế Thành Thái đã tuyên bố trong một sắc lệnh vào năm trị vì thứ 18 (1906) của ngài rằng: cha mẹ có thể quyết định cho con theo học một trường ấu học để học theo chương trình Hán tự 漢子 (tức Hán cổ) hoặc Nam âm 南音 (tức Quốc ngữ)”. Đây là điều có thể thấy được trong Đại Nam hội điển sự lệ tục biên .

Thứ đến là, ngay năm sau, với việc Đông Kinh nghĩa thục đi vào hoạt động từ tháng 3-1907 thì chữ Việt mới chính thức được đề cao: Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước.

Còn dụ số 123 của vua bù nhìn Khải Định (28- 12-1918) ra lệnh bãi bỏ chế độ khoa cử Hán học từ năm 1919 thì ban hành sau sắc lệnh năm thứ 18 của nhà vua yêu nước Thành Thái những 12 năm mà cũng chỉ là để thực hiện ý đồ của thực dân Pháp nên dứt khóat không thể lấy làm cái “mốc” quan trọng cho lịch sử chữ Quốc ngữ.

Vậy, cứ vào hai sự kiện đã nói, ta nên lấy năm 1906 làm năm chữ Việt ABC trở thành Chữ Quốc ngữ của người Việt.

Thái độ cần có với ba thứ chữ

Cả ba thứ chữ, chữ Hán quốc gia văn tự, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đều có vai trò lịch sử riêng cho nên người Việt có lương tri phải coi trọng ba thứ đó như nhau chứ tuyệt đối không thể có thái độ “nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Chữ Quốc ngữ chỉ là một thứ văn tự non trẻ (mới hơn 100 năm) chứ chữ Hán quốc gia văn tự thì đã hơn 1.000 năm còn chữ Nôm thì cũng ngót nghét 700 năm (tính từ Cư trần lạc đạo phú). Trong vòng 1.000 năm đó chữ Hán và chữ Nôm đã bổ sung cho nhau để ghi lại mọi mặt đời sống vật chấttinh thần của người Việt. còn chữ Quốc ngữ thì đến hơn tám trăm năm sau mới xuất hiện. Vậy cho nên ta cũng đừng lấy gì làm quá tự hào về nó. Nguyễn Tuấn Cường đã nhận xét: “Trong phong trào toàn dân (mạng) cổ võ cho chữ Quốc ngữ, đáng tiếc là bắt đầu có những tiếng nói coi thường và phủ định (chữ Hán và) chữ Nôm. Đó là lối tư duy thô sơ, kiểu như để nâng Tây Sơn thì phải dìm nhà Nguyễn hồi xưa […] Nhưng nếu bạn có chút tri thức về văn tự học, và tự biết gạt bỏ cái thành kiến dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, hay kiểu tư duy tao thích màu xanh vì mày thích màu đỏ, thì bạn sẽ tự hiểu rằng: chữ abc hay chữ vuông đều có giá trị của mình […]” .

Chẳng ai có nhận thức bình thường mà lại không thấy được sự tiện lợi quan trọng của chữ Quốc ngữ. Đây là một điều dứt khoát. Nhưng nếu nói nhờ chữ Quốc ngữ mà người Việt mới tiếp xúc được với văn hóavăn minh phương Tây thì hoàn toàn sai. Bên Tàu, quê hương của phương khối tự, Khang Hữu Vy (1858 – 1927) là nhà văn, nhà tư tưởng tư sản, lãnh tụ phái Duy tân cuối thế kỷ XIX. Lương Khải Siêu (1873-1929) soạn bảng Tây học thư mục biểu, liệt kê ra 300 loại sách đã phiên dịch từ tiếng Âu Mỹ ra tiếng Trung Quốc trong hơn 20 năm.

Tại Nhật Bản, cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa đất nước, giúp cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỷ XIX mà chữ viết của Nhật là sự kết hợp của hiragana, katakana và kanji chứ không phải chữ La-tinh ABC. Chẳng cần đến chữ La-tinh ABC, với văn tự Hangeul của mình, Hàn Quốc đã được xếp vào nhóm quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, và được xem là một trong bốn con rồng của châu Á. Tại Việt Nam, Văn minh tân học sách viết bằng chữ Hán – chứ không phải Quốc ngữ – ra đời năm 1904 trước khi phong trào Đông Kinh nghĩa thục chính thức ra đời. Bởi thế, ta chỉ nên đánh giá chữ Quốc ngữ một cách trân trọng chứ không nên tung hô nó lên tận trời xanh một cách lố bịch, thậm chí còn đòi phải có “Ngày chữ Quốc ngữ”!. “Ngày chữ Quốc ngữ” để làm gì? Nó đang sống phây phây, sờ sờ với nguyên tắc ngữ âm học tối giản, tuyệt đối không hề có nguy cơ bị mai một như chữ Nôm. Trước đây, chúng tôi từng đề nghị lấy “Ngày dân ta quyết định chọn chữ Quốc ngữ làm quốc gia văn tự” làm “Ngày Quốc gia Văn tự”. Nay, suy nghĩ kỹ lại mới thấy đề nghị đó cũng vô duyên không kém cái đề nghị “cần có một ngày vinh danh chữ Quốc ngữ”. Mà vô duyên thật. Chính chữ Nôm mới cần có ngày của mình, “Ngày của Chữ Nôm”. Đó là ngày nào thì xin trao cho cơ quanthẩm quyền là Viện Nghiên cứu Hán Nôm nghiên cứu để đề đạt lên Chính phủ và Quốc hội. Điều này có thể góp phần khích lệ sự quan tâm của giới trẻ đến thứ chữ viết truyền thống của cha ông.

Các cố đạo với chữ Việt ABC

Nói về việc các cố đạo tạo ra chữ Việt ABC, Nguyễn Giang cho rằng “không có họ thì việc đó cũng hoàn toàn có thể được làm sau này” . Ngay trong nước, ta cũng đã có dự thảo Quốc âm tân tự đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Vả lại, như đã khẳng định, việc làm của họ chỉ là để phục vụ cho công cuộc truyền giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một quyền lợi nhỏ nhoi nào của văn hóa Đại Việt. Nói về Alexandre de Rhodes, Lê Nguyễn đã nhận xét rằng “Từ điển Việt-Bồ-La năm 1651 nêu rõ hai mục đích chính mà A. de Rhodes nhắm đến là giúp cho hàng giáo sĩ dễ dàng truyền thụ giáo lý Thiên Chúa cho giáo dân và giúp cho giáo dân dễ tiếp thu các bài giảng bằng tiếng Việt từ các giáo sĩ. Không thấy ông nhắc đến một mục tiêu cao cả hơn nhắm vào lợi ích chung của cộng đồng dân Việt” . Cái tâm lý đòi dân ta phải mang ơn A. de Rhodes chẳng qua là hậu quả của sự nhồi sọ mà bọn thực dân Pháp đã thực hiện trong thời kỳ chúng còn cai trị dân ta, nước ta.

Thêm nữa, trong suốt quá trình truyền giáo, số lượng văn thư Công giáo bằng chữ Nôm còn vượt xa số lượng viết bằng chữ Việt, và sách chữ Nôm vẫn được người Công giáo sử dụng cho đến giữa thế kỷ XX. Điều này hiển nhiên chứng tỏ rằng cả chữ Việt lẫn chữ Nôm đều chỉ là những phương tiện truyền giáo của các cố đạo chứ đâu có phải họ đặt ra chữ Việt vì quyền lợi của người Đại Việt. Huống chi, người Việt đã lấy chữ Việt ABC từ tay thực dân Pháp chứ đâu có phải từ tay của mấy ông cố đạo. Người Việt Nam đã tận dụng chữ Quốc ngữ, do Pháp áp đặt để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện gậy ông đập lưng ông mà thôi. Sự thể hiển nhiên đã là như vậy. Thế nhưng một số nhà trí thức và giáo sư cứ đòi cho bằng được phải lấy tên của A. de Rhodes mà đặt cho một con đường ở Đà Nẵng. Chưa đủ. Bây giờ họ còn đòi đặt tên đường Francisco de Pina, được coi là thầy của A. de Rhodes nữa.

Trước ý đồ trịch thượng này, Lê Nguyễn đã viết:

“Từ bao lâu nay, trong tâm tưởng của mọi người vẫn tồn tại ý thức cho rằng đặt tên đường là một hình thức công nhận sự đóng góp của một nhân vật lịch sử đối với xã hội mà họ đang sống. Sau ngày 30-4- 1975, tại Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác ở miền Nam, […] các bảng tên đường Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Thoại, Trương Minh Giảng, Trương Tấn Bửu, Võ Di Nguy, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu… bị đồng loạt gỡ xuống […]. Sau một thời gian dài gần nửa thế kỷ những bảng tên đường ghi danh họ trước 1975 vẫn chưa được phục hồi, điều này góp phần không nhỏ trong việc khiến cho thế hệ mới lớn sau 1975 nhận thứcđánh giá lệch lạc về công sức của tiền nhân. Thiển nghĩ khi mà những việc cần thiết và hợp lẽ như thế vẫn chưa làm được thì chuyện đặt tên đường cho những De Pina, De Rhodes … vẫn còn lạc lõng trong nhận thức lịch sử 10 của con người hôm nay” .

Như nhiều dân tộc khác, người Việt cũng biết độ lượng và trọng đạo nghĩa. Đâu có ai thắc mắc về việc đặt tên đường Calmette, Pasteur và Yersin ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng với A. de Rhodes và F. de Pina… thì khác. Vậy xin các vị trí thức, giáo sư kia chớ có làm chuyện “mồ cha không khóc, khóc đống mối”.

Chú thích:

1. “Mấy nhận xét về chữ Quốc ngữ”, Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp,ngữ nghĩa, Nxb Giáo Dục, TP.HCM, 1998, tr.161).

2. “Chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ mới là thuần Việt?”, Vietnamnet ngày 31-12-2019).

3. “Lịch sử chữ Quốc ngữ từ 1615 đến 1861: Quá trình La- tinh hóa tiếng Việt trong trào lưu ngữ học truyền giáo” (Tia Sáng ngày 30-12-2019).

4. “Chữ Quốc ngữ và môi trường Bình Định”, Hội thảo “Bình Định với chữ Quốc ngữ” tại Qui Nhơn ngày 12 và 13-1-2019). 5. Nguyên văn tiếng Pháp:“Je regrette de n’avoir pu accéder

aux archives des Missions-Etrangères de la rue du Bac. Les pères m’ont ouvert la bibliothèque, ce qui me fut un grand secours, mais ils me refusèrent la consultation des archives. Cela est regrettable, car il aurait peut-être été possible de mieux faire la part des choses dans les évènements encore obscurs et controversés, et surtout sur le rôle véritable que les missionnaires jouèrent lors de la colonisation française au Viêt-Nam.” (Lê Nicole-Dominique, “Les Missions-Étrangères et la pénétration française au Viêt-Nam”, Nice : Institut d’études et de recherches interethniques et interculturelles, 1975. pp. 3-228. Publications de l’Institut d’études et de recherches interethniques et interculturelles, 5).

6. Dẫn theo blog Nguyễn Hồng Phúc’s Writings, bài “Liam C. Kelley – Cải cách giáo dục của vua Thành Thái”.

7. Lời bình trên Facebook.

8. “Những người giúp chữ Quốc ngữ ‘làm nên’”, BBCWorld Service, 31-8-2018.

9&10. Facebook, ngày 27-11-2019. Riêng tên đường LÊ VĂN DUYỆT thì đã được khôi phục theo quyết định của HĐND TP.HCM khóa IX, kỳ họp thứ 20 chiều 11-7-2020. Khi Lê Nguyễn viết trên Facebook thì chưa có quyết định này.

* Ảnh của tác giả

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/04/2024(Xem: 46187)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.