Ông cha ta giữ gìn biển đảo (Tôn Thất Thọ)

02/09/20202:56 CH(Xem: 1532)
Ông cha ta giữ gìn biển đảo (Tôn Thất Thọ)
VĂN HÓA PHẬT GIÁO
SỐ 351 SỐ VU LAN 01-09-2020

Ông cha ta giữ gìn biển đảo
(Tôn Thất Thọ)

Ở Đàng Trong, dưới thời các chúa Nguyễn, ngoài việc mở mang đất đai, sản xuất nông nghiệp, các vị chúa đã xây dựng nên những lực lượng thủy quân truyền thống để giữ gìn biển đảo như tổ chức các đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải, vừa làm nhiệm vụ khai thác kinh tế biển, vừa giữ gìn chủ quyền trên Biển Đông. Triều đình đã tổ chức khảo sát, ghi chép cẩn thận về tuyến đường biển ra các đảo. Xa nhất có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đó là những cơ sở cho việc quản lý vùng biển của Tổ quốc.

Sang thế kỷ thứ XIX, nhà Nguyễn càng chú trọng hơn tới việc thực hiện về quản lý về chủ quyền trên vùng biển, đảo. Ngay đầu đời Gia Long, nhà vua tiếp tục duy trì, củng cố các đội Hoàng Sa như trước và giao quần đảo Hoàng Sa cho tỉnh Quảng Ngãi quản lý.

Dưới thời Minh Mạng (1820-1840), triều đình thường cử thủy binh và quan lại đi thăm dò đường biển và khảo sát tại quần đảo Hoàng Sa. Đảo lớn nhất trong quần đảo này bấy giờ được ghi chép là đảo Phật Tự.

Sách Đại Nam nhất thống chí chép:
“Đảo Hoàng Sa ở phía Đông cù lao Ré huyện Bình Sơn.

TÔN THẤT THỌ

Từ bờ biển Sa Kỳ đi thuyền ra, thuận gió thì độ ba bốn ngày đêm có thể đến nơi. Có đến hơn 130 đảo nhỏ cách nhau một hai ngày đường, hoặc mấy trống canh. Trong đảo có bãi cát vàng, liên tiếp kéo dài không biết hàng mấy ngàn dặm, bằng phẳng, rộng rãi, tục gọi là “Vạn lý trường sa”, nước rất trong, trên bãi có giếng nước ngọt, chim biển tụ tập không biết cơ man nào. Sản vật nhiều ốc hoa, hải sâm, đồi mồi, vích, cùng những hàng hóa của thuyền người Thanh bị bão, trôi dạt vào đấy.

Hồi đầu bản triều, đặt đội Hoàng Sa, có 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm, cứ tháng 3 là ra biển tìm kiếm hải vật; đến tháng 8, thì do cửa biển Tư Hiền về nộp, lại đặt đội Bắc Hải, do đội Hoàng Sa kiêm quản, để đi lấy hải vật ở các đảo. Phía Đông đảo Hoàng Sa, đầu đời Gia Long phỏng theo lệ cũ đặt đội Hoàng Sa.

Đầu đời Minh Mệnh, thường sai người đi thuyền công đến đấy thăm dò đường biển, thấy một nơi có cồn cát trắng chu vi 1.070 trượng, cây cối xanh tốt, giữa cồn cát có giếng, phía Tây nam cồn có ngôi miếu cổ, không rõ dựng từ thời nào, có bia khắc bốn chữ “Vạn lý ba bình” (muôn dặm sóng yên). Đảo này xưa gọi là đảo Phật Tự, phía Đông và phía Tây đảo đều là đá san hô. Mọc vòng quanh ở mặt nước. Về giữ gìn biển đảo phía Tây bắc tiếp giáp với đá san hô nổi lên một cồn chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 2 thước ngang với cồn cát, gọi là đá Bàn Than.

Năm Minh Mệnh thứ 16, sai thuyền công chở gạch đá đến xây đền, dựng bia đá ở phía tả đền để ghidấuvàtrahộtcácthứcâyởbamặttảhữuvà sau. Binh phu đắp nền miếu đào được lá đồng và gang sắt có đến hơn 2.000 cân”.

(ĐNNTC, T.2, tr.492)

Ngoài việc quan tâm đến các vùng biển và đảo xa, triều đình còn tăng cường quản lý chặt chẽ các địa phương ven bờ, nhất là quản lý các đảo và quần đảo gần bờ. Đặc biệt, họ rất quan tâm, khuyến khích việc di dân từ các địa phương nội địa đến lập làng ở các vùng ven biển,thực hiện khai đê lấn biển, phát triển kinh tế ven biển. Đầu thế kỷ XIX, nhà vua đặt ra chức Doanh Điền sứ để đảm nhận công việc khai khẩn ven núi, ven biển nhằm thực hiện chủ trương di dân ra biên giới, bờ biển. Nổi bật nhất là công việc lấn biển của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã cho ra đời 2 huyện mới: huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình và huyện Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình vào năm Minh Mệnh thứ 10 (1829).

Đến giữa thế kỷ XIX, toàn bộ vùng biển nước ta đặt dưới sự quản lý của 75 huyện, 3 châu thuộc 32 phủ của 18 tỉnh, 3 đạo và 1 phủ (Thừa Thiên) trực thuộc kinh thành. Các tỉnh ven biển đều được triều đình giao trách nhiệm quản lĩnh tất cả biên giới, bờ biển, hải đảo. Ngoài các đơn vị hành chánh như tỉnh (hoặc đạo), phủ, huyện, tổng, xã ven biển còn có các hình thức tổ chức hành chánh khác nhau như trại (nơi mới lấn biển), vạn, phường tại đâu có các nghề đánh cá và chế biến hải sản. Nhờ những chính sách và biện pháp đó mà đầu thế kỷ XIX, vùng biển nước ta từ Bắc vào Nam với những đảo ven bờ hay cách xa bờ hai, ba ngày đi thuyền đã có dân cư sinh sống. Cụ thể là trong vùng quần đảo của tỉnh Quảng Yên có hàng trăm đảo lớn nhỏ, địa thế hiểm trở, phức tạp, ở đó, cư dân chủ yếu làm nghề đánh cá, buôn bán trên biển.

Tại vùng biển phía Nam thuộc tỉnh Vĩnh Long, Hà Tiên cũng có rất nhiều đảo. Để tiện cho việc quản lý, bản đồ hành chánh nước ta thời đó đã vẽ khá cẩn thận và kỹ lưỡng các đảo này. Có những đảo phải đi từ một đến hai ngày bằng thuyền mới tới nơi. Chẳng hạn, đảo Côn Lôn thuộc huyện Tuấn Nghĩa, tỉnh Vĩnh Long. Đảo này vốn do trấn Gia Định cai quản. Từ cửa Cần Giờ đi ra đảo Côn Lôn phải mất hai ngày. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), Côn Lôn được chuyển cho Vĩnh Long cai quản. Trên đảo có ruộng trồng lúa, cư dân thôn An Hải sinh sống. Hằng năm họ làm ruộng, chăn nuôi, đánh cá và nộp thuế cho nhà nước bằng yến sào, ốc tai voi, đồi mồi, vích, dây mây…

Việc tổ chức quản lý dân cư, lãnh thổ ven biên giới vùng biển được thực hiện theo xu hướng thống nhất, tập trung quyền lựcquản lý chặt chẽ vào một đầu mối tối thượng là nhà vua và triều đình. Nếu như các triều đại từ thế kỷ XVIII trở về trước đã chú trọng đến việc sắp đặt lãnh thổ, quản lý cư dân cư ven biên giới, ven biển làm cơ sở khẳng định, thực hiện chủ quyền quốc gia thì nửa đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn cũng hết sức chú trọng khai thác, kế thừa, nâng cao các thành quả của các tiền triều.

Để bảo vệ biên giới, bờ biển, vùng biển, nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức xây dựng và phát triển các lực lượng biên phòng được thể hiện ở các mặt bố trí hệ thống đồn bảo, tấn sở ở các cửa ải biên giới, cửa biển rất dày đặc; bên cạnh đó, từng bước hoàn thiện tổ chức, biên chế lực lượng và quan quân trấn thủ biên phòng. Thành phần lực lượng trấn giữ biên giới, biển đảo thời Nguyễn bao gồm cả quân lính chính quy thường trực của triều đình, lẫn quân địa phương, thổ binh, dân binh. Trong đó quân chính quy đã được biênchếvớitỷlệcaovàcómặtởhầuhếtcáckhu vực trọng yếu. Vai trò của thổ binh vẫn được chú ý và là thành phần tương đối đông đảo, nhưng chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ phụ giúp, hỗ trợ. Mỗi đồn bảo, mỗi tấn sở đều được triều đình chuẩn định ngạch biên chế, có số lượng nhất định, bổ những võ quan cấp hàm khác nhau chỉ huy tùy tính chất từng khu vực, biên giới hay bờ biển.

Ngoài việc nâng cao trình độ tổ chức quản lý dân cư, lãnh thổ và tổ chức lực lượng làm nhiệm vụ biên phòng, nhà Nguyễn còn từng bước đề ra những quy định cụ thể về hoạt động của lực lượng này. Đó là những quy định phản ánh sự dẫn dắt, chỉ đạo tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, cách thức tiến hành kiểm soát, tuần tiễu nắm tin tứcbiên giới, cửa biển và trên vùng biển, đảo… Có những mặt hoạt động đã đạt tới một sự định hình nghệ thuật bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới, vùng biển của đất nước. Trước nguy cơ xâm lược của nước ngoài, nhà Nguyễn đã có một hệ thống biên phòng gần như hoàn chỉnh nhất mà hiện nay, đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm và những biện pháp rất cần được tham khảo.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/04/2024(Xem: 46149)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.