9. Giác ngộ tuyệt đốigiác ngộ chưa trọn

07/11/20164:40 CH(Xem: 3207)
9. Giác ngộ tuyệt đối và giác ngộ chưa trọn

KHỞI TÍN LUẬN 
ĐĐ. TS. Thích Trí Minh 
(Giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh)

9. Giác ngộ tuyệt đốigiác ngộ chưa trọn

 

I. GIÁC NGỘ TUYỆT ĐỐI

Giác ngộ tuyệt đốibất giác: Giác ngộ được nguồn tâm được gọi là giác ngộ tuyệt đối. Không giác ngộ được nguồn tâm thì không có được giác ngộ tuyệt đối. Như một người phàm ý thức được lỗi lầm trong các tâm niệm trước nên đã không tái hiện trong các tâm niệm sau đó. Có thể gọi đó là giác ngộ nhưng thật chất vẫn là bất giác.

1. Khái niệm “cứu cánh giác” (究竟覺)

- Cứu cánh giác (究竟覺): Giác ngộ tuyệt đối, giác ngộ trọn vẹn, giác ngộ toàn mãn, giác ngộ hoàn toàn. Giác ngộ viên mãn chí cực của hàng Bồ-tát và thành tựu quả vị Phật (謂菩薩大行圓滿究竟至極之覺,即成佛之位也). Giác ngộ tối caotriệt để (終極徹底的覺悟). Giác ngộ vi diệu, giác ngộ của đức Phật (佛的覺悟). Đạt diệu giác Phật vị (妙覺佛位).

- Cứu cánh giác = giác ngộ Phật quả, giác ngộ khi thuỷ giác hoàn tất tiến trình hoàn nguyên với bản giác.

- Đã đi đến tận cùng của con đường tâm linh. Giác ngộ viên mãn, cứu cánh, chí cực (圓滿究竟至極之覺).

2. Bản chất

a) Giác ngộ nguồn tâm (覺心源)

- Khởi Tín Luận: Cứu cánh giác = giác ngộ nguồn tâm, từ căn nguyên bất sinh bất diệt, đối lập với các hoạt dụng của nó trong tiến trình sinh tử.

- Giác ngộ nguồn tâm là sự chuyển hoá tất cả hạt giống phàm phu, thành hạt giống tích cực, thánh hoá và siêu thế của tâm => thuần vô vivô lậu. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm và cách ứng xử của con người sẽ trở nên thuần thiện. 

-  三藏法數九曰:「究竟即決定終極之義也。謂能覺了染心之源,究竟終窮,同於本覺故名究竟覺。」

b) Làm chủ dòng tâm

- Lương: Làm chủ ý niệm trước và không tạo cơ hội phát sinh niệm sau.

- Đường: “tiền niệm bất giác khởi ư phiền não; hậu niệm chế phục, dĩ bất cánh sinh” (前念不覺起於煩惱。後念制伏令不更生), có nghĩa là “do ý niệm trước không có tính chất giác ngộ nên làm phát sinh phiền não. Khi khắc phục được ý niệm sau nên phiền não không tái hiện.”

c) Giác ngộ của Phật (佛的覺悟)

- Giác ngộ tuyệt đối = giác ngộ cùng tột, vượt qua các giác ngộ của hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát sơ tâm, Bồ-tát thập địa và Bồ-tát mãn thập địa (菩薩地盡).

- Trong giác ngộ cứu cánh, các bồ-tát địa tận đã trải qua các giai đoạn tu chứng của mười địa, hoàn tất việc hành trì các pháp phương tiện, nhận rõ được chân tâm thường trú, đạt được trạng thái tâm thể nhất nhưgiải phóng tất cả các ý niệm phân biệt vi tế nhất.

3. Nói thêm về bất giác

- Đường: “tiền niệm bất giác khởi ư phiền não; hậu niệm chế phục, dĩ bất cánh sinh” (前念不覺起於煩惱。後念制伏令不更生), có nghĩa là “do ý niệm trước không có tính chất giác ngộ nên làm phát sinh phiền não. Khi khắc phục được ý niệm sau nên phiền não không tái hiện.”

bất giác (不覺)

- Trạng thái không/ chưa giác ngộ hoặc đi ngược lại sự giác ngộ, do vọng tưởng chi phối.

- Trên con đường hướng đến giác ngộ vẫn được xem là bất giác, cho đến khi được giác ngộ hoàn toàn mới hết bất giác.

- Bất giác có mặt với ai không nhận diện được và không sống với tiềm năng Phật tính sẵn có trong tâm, cho nên chấp nhận bị chìm đắm trong vô minhphiền não.

- Tấm màn bất giác sẽ được khép lại khi tu tập hoàn tất thuỷ giáchoàn nguyên với bản giác.

- Giác niệm ác vẫn chưa đủ sức để vượt thoát khỏi sự ảnh hưởng xấu của nghiệp lực phiền não trong quá khứ. Như hồi đầu nhưng chưa vào bờ.

- Tiến trình nhận diện phiền não, sống với chánh niệm tỉnh thức là hướng về giác ngộ, nhưng sẽ là một sai lầm nếu chúng ta đồng hoá nó với giác ngộ.

- Ngoài trừ đến lúc giác ngộ có mặt trọn vẹn, lúc đó, con người vẫn được liệt vào hạng bất giác.

II. GIÁC NGỘ TƯƠNG TỰ

Bản chất của tương tợ giác: Như hàng Thanh Văn, Duyên Giác và các hàng Bồ-tát mới phát tâm giác ngộ được [bản chất] của vọng niệm phân biệt (niệm dị), nên chuyển ý niệm về sự không phân biệt (niệm vô dị tướng), nhờ đó, xả bỏ được ý niệm phân biệt thô. Đó gọi là giác ngộ tương tự hay giác ngộ gần kề.

1. Khái niệm “tương tự giác” (相似覺)

- Tình trạng giác ngộ tương tự hay giác ngộ gần kề với quả giác ngộ của Phật, nhưng thật chất thì chưa đạt được (未真證而似於真)

- Suzuki dịch là “giác ngộ bề mặt” (enlightenment in appearance) tuy dễ hiểu nhưng không sát văn.

- Đây là sự giác ngộ của bậc Thanh Văn, Duyên Giác và các hàng Bồ-tát mới phát tâm, do từ bỏ được các ý niệm phân biệt thô.

- Ảnh dụ: Hơi tròn tròn không phải là hình tròn đích thực. Nửa ổ bánh mì không thể no.

- Cái gì không thuộc giác ngộ trọn vẹntuyệt đỉnh, cái đó thuộc về tương tự giác.

2. Bản chất

a) Giác ngộ của nhị thừa (Śrāvaka và Pratyekabuddha)

- Giác ngộtứ đếgiác ngộ duyên khởi

b) Giác ngộ của Bồ-tát (bodhisattva)

- Lương: “bồ-tát mới phát tâmquán sát bằng trí tuệ” (觀智初發意菩薩 quán tríphát ý bồ-tát). Đường dịch là “bồ-tát sơ cơ hay bồ-tát mới lập nghiệp độ sinh” (初業菩薩 sơ nghiệp bồ-tát).

c) Phương pháp tu tập

Gồm hai phần: a) Giác ngộ được bản chất của vọng niệm phân biệt, để không bị nó lôi kéo và gây ảnh hưởng, b) Chuyên tâm tu tập về sự không phân biệt, hầu đạt được trạng thái nhất niệm tương ưng.

- Đường: “nhận dạng được thể tướng khác nhau giữa thái độ chủ quantrạng thái không còn phân biệt chủ quan” (覺有念無念體相別異 giác hữu niệm vô niệm thể tướng sai biệt).

- Đoạn “giác ư niệm dị niệm vô dị tướng” (覺於念異念無異相 ) trong Bản Lương có thể chấm câu theo hai cách, dẫn đến hai nghĩa khác nhau. Cách dịch trên là do chấm câu: “giác ư niệm dị, niệm vô dị tướng.”

- Nếu chấm câu theo cách sau đây: “giác ư niệm dị, niệm vô dị tướng” thì câu này sẽ có nghĩa là “giác ngộ được ý niệm sai biệtý niệm không sai biệt.” Cách chấm câu trong trường hợp sau giống với văn mạch của bản Đường. Dựa vào nội dung của văn mạch, chúng tôi chọn cách chấm câu đầu.

III. GIÁC NGỘ CHƯA TRỌN VÀ GIÁC NGỘ NHƯ PHẬT

Bản chất của tuỳ phần giác: Các vị Bồ-tát chứng đạt pháp thân giác ngộ được tâm niệm phân biệt bám trụ, nên chuyển niệm về trạng thái không trụ chấp, nhờ đó, giải thoát khỏi ý niệm phân biệt vừa, nên được gọi là giác ngộ gần trọn phần.

1. Khái niệm “tuỳ phần giác” (隨分覺)

- Giác ngộ từng phần, giác ngộ chưa trọn vẹn.

- Tình trạng giác ngộ gần trọn phần của các bậc Bồ-tát chứng đạt pháp thân, do diệt trừ tận gốc các ý niệm phân biệt thô và phân biệt vừa.

1. Khái niệm “tuỳ phần giác” (隨分覺)

- Bồ-tát pháp thân: thuật ngữ chỉ cho các hàng bồ-tát đang còn tu tập và chứng mười địa. Sự giác ngộ của bồ-tát pháp thân được gọi là tuỳ phần giác.

- Các bồ-tát này thấu rõ được các ý niệm phân biệt bám trụ trong tâm dù vi tế vẫn gây trở ngại cho tiến trình giải thoát, nên chuyển ý niệm về trạng thái không trụ chấp vào bất kỳ cái gì.

2. Nội dung tu tập của tùy phần giác

a) Không còn trụ chấp

- Lương: 覺於念住念無住相. Chấm câu như sau “giác ư niệm trụ, niệm vô trụ tướng.” Bản đời Đường dịch rằng: “giác niệm, vô niệm giai vô hữu tướng” (覺念無念皆無有相), có nghĩa là “giác ngộ được trạng thái phân biệttrạng thái không phân biệt đều vốn không có thực thể.”

b) Không còn phân biệt

- Đường: xả trung phẩm phân biệt” (捨中品分別). Lương dịch là: “lìa tướng trạng phân biệt thô” (離分別麁念相, ly phân biệt thô niệm tướng). Ở đây chúng tôi dựa theo bản Đường vì rõ nghĩa hơn.

3. Giác ngộ như Phật

Bản chất của giác ngộ đồng Phật: Các bồ-tát đã hoàn tất các giai đoạn tu chứng thực hành đủ các pháp phương tiện, đạt được trạng thái tâm thể nhất như, giác ngộ được căn nguyên hiện khởi của tâm; giải phóng tất cả các ý niệm phân biệt vi tế nhất, thấy rõ tâm tính đó thường trụ, nên gọi là giác ngộ tuyệt đối. Chính vì vậy Kinh đã nói rằng nếu hành giả nào luôn tuệ quán tính siêu phân biệt đối đãi là đang hướng về tuệ giác Phật.

a) Hoàn tất các giai đoạn tu chứng

- Bồ-tát địa tận (菩薩地盡): Bậc bồ-tát đã hoàn tất giai trình tu tập trong mười địa của bồ-tát pháp thân, và đang cận kề quả vị giác ngộ cứu cánh. Sự giác ngộ của bồ-tát địa tận được gọi là cứu cánh giác.

b) Thực hành phương tiện

- Khéo sử dụng phương tiện trong độ sanh => Giỏi tiếp biến văn hóa và khéo thuyên thích học

- Đường: “siêu quá bồ-tát địa, cứu kính đạo mãn túc” (超過菩薩地究竟道滿足), có nghĩa là: “hành giả siêu việt khỏi các giai vị bồ-tát, đầy đủ về đạo.”

c) Tâm thể nhất như

- Đường: Nhất niệm tương ương (一念相應) => chính niệm tuyệt đối

- Trong “nhất niệm tương ưng”, thuỷ giác hợp nhất với bản giác.

- Nhất niệm tương ưng = tâm thể nhất như, là chân tâm lìa vọng niệm phân biệt, không có tướng hiện khởi, không có tướng bị hoại diệt, xưa nay vốn y như vậy, không lay động, không biến dị, không thoái chuyển với giác ngộ tối thượng.

d) Không còn phân biệt

- Tâm thể bình đẳng, trong sáng, không có mảy may phân biệt đối xử.

- Khi nhổ lên tận gốc rễ của ý niệm phân biệt, các bồ-tát thập địa đạt được trạng thái giác ngộ tuyệt đối (cứu cánh giác)

- Tu vô niệm (觀無念) là tu giác ngộ tuyệt đối.

- Với trạng thái giác ngộ này, hành giả hoàn toàn giải phóng tất cả các ý niệm phân biệt vi tế nhất, ẩn tàng tận cùng bề sâu của kho tàng tâm thức của con người.

- Thiền tông của ngài Huệ Năng vốn áp dụng triệt để tông chỉ “vô niệm” này. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/09/2019(Xem: 10534)
17/11/2018(Xem: 6162)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.