Tác giả: Đại sĩ Nāgārjuna
Sanskrit – Tây Tang đối chiếu dịch
Dịch và chú: Phước Nguyên
1.Lìa bỏ nguyên nhân của sắc, thì không thể nhận thức được sắc. Từ bỏ sắc thì nguyên nhân của sắc cũng không thể chấp nhận được.
2. Nếu như sắc mà lìa bỏ nguyên nhân của sắc, thì nó sẽ phạm vào lỗi: “sắc là cái không có nguyên nhân’ và nếu không có nguyên nhân thì bất cứ sự vật gì cũng không thể tồn tại ở bất kỳ nơi nào.
3. Ngược lại, giả sử nguyên nhân của sắc tồn tại bên ngoài sắc, thì nguyên nhân không đưa đến kết quả cũng sẽ tồn tại. Nhưng trên thật tế, cái nguyên nhân không đưa đến kết quả nó không hề tồn tại.
4. Trường hợp sắc tồn tại suốt từ trước, thì nguyên nhân của sắc coi như không thể quan niệm được. Trường hợp sắc không tồn tại suốt từ trước, thì nguyên nhân của sắc đương nhiên cũng không thể quan niệm được.
5. Thêm nữa, sắc mà không có nguyên nhân là hoàn toàn không thể quan niệm được. Do đó, không thể áp đặt phải thiết lập bất cứ cấu trúc khái niệm nào liên hệ đến sắc.
6. Không thể nói: ‘kết quả giống với tác nhân’, thế thì không thể quan niệm được. Hoặc không thể nói: ‘kết quả không giống với tác nhân’, thế cũng không thể quan niệm được.
7. Sự cảm nghiệm, tâm tư, ấn tượng, tác dụng ý chí, đối với hết thảy các thứ này, xét về mọi phương diện, phương pháp khảo sát hoàn toàn giống với trường hợp sắc.
8. Khi thực hiện lập luận bằng biện chứng Tính Không, nếu có ai nói lời phản bác lại, thì đối với người đó hết thảy đều không thể phản bác được. Là bởi vì phản bác đó, nó cũng tương tự những gì đã được chứng minh rồi.
9. Khi thực hiện lập luận bằng biện chứng Tính Không, nếu có ai dùng lời phê phán, thì đối với người đó, hết thảy đều không thể phê phán được. Là bởi vì phê phán đó, nó cũng tương tự những gì đã được chứng minh rồi.
Kết thúc chương khảo sát về uẩn
___________
Phục lục nguyên văn
*Sanskrit, Mmk LVP 123,6 - 128,16
rūpakāraṇanirmuktaṃ na rūpam upalabhyate /
rūpeṇāpi na nirmuktaṃ dṛśyate rūpakāraṇam // MMK_4.1 //
rūpakāraṇanirmukte rūpe rūpaṃ prasajyate /
āhetukaṃ na cāsty arthaḥ kaścid āhetukaḥ kva cit // MMK_4.2 //
rūpeṇa tu vinirmuktaṃ yadi syād rūpakāraṇam /
akāryakaṃ kāraṇaṃ syād nāsty akāryaṃ ca kāraṇam // MMK_4.3 //
rūpe saty eva rūpasya kāraṇaṃ nopapadyate /
rūpe 'saty eva rūpasya kāraṇaṃ nopapadyate // MMK_4.4 //
niṣkāraṇaṃ punā rūpaṃ naiva naivopapadyate /
tasmād rūpagatān kāṃścin na vikalpān vikalpayet // MMK_4.5 //
na kāraṇasya sadṛśaṃ kāryam ity upapadyate /
na kāraṇasyāsadṛśaṃ kāryam ity upapadyate // MMK_4.6 //
vedanācittasaṃjñānāṃ saṃskārāṇāṃ ca sarvaśaḥ /
sarveṣām eva bhāvānāṃ rūpeṇaiva samaḥ kramaḥ // MMK_4.7 //
vigrahe yaḥ parīhāraṃ kṛte śūnyatayā vadet /
sarvaṃ tasyāparihṛtaṃ samaṃ sādhyena jāyate // MMK_4.8 //
vyākhyāne ya upālambhaṃ kṛte śūnyatayā vadet /
sarvaṃ tasyānupālabdhaṃ samaṃ sādhyena jāyate // MMK_4.9 //
*Tây Tạng
1. །གཟུགས་ཀྱི་རྒྱུ་ནི་མ་གཏོགས་པར།
།གཟུགས་ནི་དམིགས་པར་མི་འགྱུར་རོ།
།གཟུགས་ཞེས་བྱ་བ་མ་གཏོགས་པར།
།གཟུགས་ཀྱི་རྒྱུ་ཡང་མི་སྣང་ངོ།།
2. །གཟུགས་ཀྱི་རྒྱུ་ནི་མ་གཏོགས་པར།
།གཟུགས་ན་གཟུགས་ནི་རྒྱུ་མེད་པར།
།ཐལ་བར་གྱུར་ཏེ་དོན་གང་ཡང།
།རྒྱུ་མེད་པ་ནི་གང་ནའང་མེད།།
3. །གལ་ཏེ་གཟུགས་ནི་མ་གཏོགས་པར།
།གཟུགས་ཀྱི་རྒྱུ་ཞིག་ཡོད་ན་ནི།
།འབྲས་བུ་མེད་པའི་རྒྱུར་འགྱུར་ཏེ།
།འབྲས་བུ་མེད་པའི་རྒྱུ་མེད་དོ།།
4. །གཟུགས་ཡོད་ན་ཡང་གཟུགས་ཀྱི་ནི།
།རྒྱུ་ཡང་འཐད་པར་མི་འགྱུར་ཉིད།
།གཟུགས་མེད་ན་ཡང་གཟུགས་ཀྱི་ནི།
།རྒྱུ་ཡང་འཐད་པར་མི་འགྱུར་ཉིད།།
5. །རྒྱུ་མེད་པ་ཡི་གཟུགས་དག་ནི།
།འཐད་པར་མི་རུང་རུང་མིན་པ་ཉིད།
།དེ་ཕྱིར་གཟུགས་ཀྱི་རྣམ་པར་རྟོག།
།འགའ་ཡང་རྣམ་པར་བརྟག་མི་བྱ།།
6.།འབྲས་བུ་རྒྱུ་དང་འདྲ་བ་ཞེས།
།བྱ་བ་འཐད་པ་མ་ཡིན་ཏེ།
།འབྲས་བུ་རྒྱུ་དང་མི་འདྲ་ཞེས།
།བྱ་བ་འང་འཐད་པ་མ་ཡིན་ནོ།།
7.།ཚོར་དང་འདུ་ཤེས་འདུ་བྱེད་དང།
།སེམས་དང་དངོས་པོ་ཐམས་ཅད་ཀྱང།
།རྣམ་པ་དག་ནི་ཐམས་ཅད་དུ།
།གཟུགས་ཉིད་ཀྱིས་ནི་རིམ་པ་མཚུངས།།
8. །སྟོང་པ་ཉིད་ཀྱིས་བརྩད་བྱས་ཚེ།
།གང་ཞིག་ལན་འདེབས་སྨྲ་བྱེད་པ།
།དེ་ཡི་ཐམས་ཅད་ལན་བཏབ་མིན།
།བསྒྲུབ་པར་བྱ་དང་མཚུངས་པར་འགྱུར།།
9. །སྟོང་པ་ཉིད་ཀྱིས་བཤད་བྱས་ཚེ།
།གང་ཞིག་སྐྱོན་འདོགས་སྨྲ་བྱེད་པ།
།དེ་ཡི་ཐམས་ཅད་སྐྱོན་བཏགས་མིན།
།བསྒྲུབ་པར་བྱ་དང་མཚུངས་པར་འགྱུར།།
།ཕུང་པོ་བརྟག་པ་ཞེས་བྱ་བ་སྟེ་རབ་ཏུ་བྱེད་པ་བཞི་པའོ།།