Luận A Tỳ Đạt Ma Câu-xá

11/05/202110:04 SA(Xem: 17264)
Luận A Tỳ Đạt Ma Câu-xá
LUẬN A TỲ ĐẠT MA CÂU-XÁ
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân
Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang
Việt dịch: Đạo Sinh

bo-ty-dam-89-1

Ngài Thế Thân (Vasubandhu) tạo Luận Câu-xá vào khoảng năm 900 sau khi Phật nhập diệt, tức khoảng thế kỷ thứ tư hay thứ năm Tây lịch, làm căn bản cho tác phẩm nổi danh khác cũng do Ngài viết hơn 30 năm sau là Duy Thức Tam Thập Tụng. Luận Câu-xá gồm 600 bài tụng và trường hàng, chia làm 8 hoặc 9 phẩm, gồm 29 hoặc 30 quyển theo sự sắp xếp của các luận gia về sau.

Rất nhiều chú sớ luận giải về Câu-xá Luận. Sau khi Ngài Huyền Tráng dịch Luận này sang Hán ngữ. Ba vị đệ tử của Ngài là Thần Thái, Phổ QuangPháp Bảo cũng viết các bộ ký sớ về Câu-xá được người sau tôn xưng là Câu-xá Tam đại gia – Đó là các bộ Câu-xá Luận sớ (Thần Thái), Câu-xá Luận ký hay Câu-xá Quang ký (Phổ Quang) và Câu-xá Luận sớ (Pháp Bảo). Sau đó, cũng vào đời Đường, ngài Viên Huy căn cứ vào các tác phẩm trước, viết bộ Câu-xá Luận Tụng Sớ được xem là tác phẩm giải thích đầy đủ nhất về 600 bài tụng của Ngài Thế Thân. Các bộ luận trên được người đời sau sưu tập, sao chép lại và hầu như cả 4 bộ đều tạo nghi vấn là mỗi bộ gồm 29 hay 30 quyển, có thể chia làm 8 hay 9 phẩm. Sở dĩ như vậy là phẩm Phá Ngã, tức phẩm cuối, có nội dung để phá ngã chấp, không liên hệ gì đến các phẩm trước, tức không thuộc nội dung Câu-xá – Sau này phần lớn các học giả đều cho rằng phẩm Phá Ngã có thể thuộc một tác phẩm khác nhưng do người sưu tập vô tình ghép vào một trong các bộ sớ giải trên. Mới đây, vào năm 2000, Hội Phật-đà Giáo dục in lại bộ Câu-xá Luận Tụng Sớ của ngài Viên Huy cũng chú thích riêng rằng phẩm Phá Ngã được in thêm dựa theo Đại Chính Tạng, tập 41. Vì lý do đó, tập Đại Cương Luận Câu-xá này không giải thích phẩm Phá Ngã.

Phần mở đầu này được trích từ:
Luận Câu Xá Đại Cương -Thích Thiện Siêu (PDF)
Toàn Bộ Luận Câu Xá chữ Hán (PDF)

Toàn Bộ Luận Câu Xá này [nằm trong Bộ T99 Luận A Tỳ Đạt Ma Câu Xá (1558) (1-30)] bản tiếng Việt của Linh Sơn Pháp Bảo Tạng Kinh (PDF)



.


Tạo bài viết
25/09/2019(Xem: 10920)
17/11/2018(Xem: 6666)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…