Đại cương luận Đại thừa khởi tín

02/12/20163:41 CH(Xem: 5951)
Đại cương luận Đại thừa khởi tín

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN  
Nguyên tác: Mã Minh Bồ Tát tạo 
Hán dịch: Chơn Đế Tam Tạng Pháp Sư 
Việt dịch và Cương yếu : HT Thích Liêm Chính

Đại cương luận Đại thừa khởi tín


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni suốt 49 năm thuyết pháp, sau đó chư Tôn giả kiết tập thành Tam tạng Thánh giáo. Trong đó Luận tạng phần lớn đều do Thánh đệ tử trước tác. Bồ tát tạo luận nếu y vào Chính giáo do Phật thuyết giải thích sâu rộng hơn gọi là Thích kinh luận, chẳng hạn như Bồ tát Thế Thân tạo Thập địa kinh luận. Tông kinh luậntác giả y cứ những điểm trọng yếu của kinh, triển khai thành luận, như Đại thừa khởi tín. Theo ngài Hiền Thủ cho rằng luận này căn cứ tất cả những kinh luận Đại thừa, chủ yếu Kinh Lăng Già, Hoa nghiêm, Duy Ma CậtĐại Bát Niết bàn, cũng như các tông như Địa tông luận, Hoa nghiêm, Thiên thai, Chân ngônTịnh độ đều đánh giá tư tưởng Khởi tín ở một địa vị rất cao, duy chỉ có Đại thừa Pháp tướng tông cực lực phủ nhận cho rằng hoàn toàn không quan hệ gì đến Tam luận tông. Bồ tát Thế Thân trong Tam luân tông sáng lập giáo nghĩa A lạ da duyên khởi cho rằng A lại da đồng nhất với Chân như tuyệt đối thanh tịnh, vì thế không thể bị bất cứ nhiễm pháp nào có thể huân tập, về sau Huệ Quang Luật sưHuệ Viễn đại sư phát huy ý nghĩa nấy ngày càng sáng tỏ hơn. 

Theo Địa luận tông đưa Khởi tín lên địa vị tối cao thuộc Hiển thật tông và Bồ tát tạng. Ngài Trí giả, Ngẩu ích, Trí Húc đều cho rằng Khởi tín thông cả Thông giáo, Biệt giáoViên Giáo. Chân ngôn tông theo Hoằng Pháp đại sư tại kinh Kim Cang đảnh khai đề, sáng lập Hiển và Mật giáo chủ trương: Chân nhưSinh diệt nhị môn bất nhị đó là Mật giáo, Chân và Sinh nhị mônHiển giáo. Thiền tôngKhởi tín luận đều y cứ Kinh Lăng Già nên cực kỳ tôn trọng cho đây là Chân tủy Bất lập văn tự Niết bàn diệu tâm. Pháp tướng tông Thế Thân kiến lập A lại da duyên khởi cho rằng Thức A lai da là Duy vọng đối với Chân và vọng hòa hợp của Khởi tín là điều có thể chấp nhận, nhưng Chân nhưpháp không sinh diệt làm thế nào hòa hợp với Vọng tâm sinh diệt, đây là điều không thể chấp nhận, vì thế nên Duy thức tông khẳng khái phủ nhận Khởi tín không phải do Mã Minh trước tác, hoặc do người dịch sai lầm, hoặc dịch không chính xác với nguyên bản văn tự. Riêng Tịnh độ tông theo Tuyển trạch tập của Pháp Nhiên, Tịnh độ luận của Thế Thân, Thập trụ luận của Long Thọ hoàn toàn nhất trí với Khởi tín luận.
Nội dung Luận này trình bày: Chân như duyên khởi hay Như lai tàng duyên khởi, 1 trong 4 duyên khởi do Hoa nghiêm tông thành lập (1: Nghiệp khởi. 2: A lại da, 3: Chân như và 4: Pháp giới duyên khởi) hoặc Nhất tâm, Nhị môn. Toàn luận tổ chức theo một hệ thống rất chặt chẽ, bắt đầu từ Nhân duyên trình bày 8 lý do chính đáng để Ngài tạo luận. Trong đó lý do thứ nhất có tính cách tổng quát chư Phật chư Bồ tát, kể cả Luận chủ thuyết pháp hay tạo luận không ngoài mục đích độ sinh, muốn tất cả chúng sinh được giải thoát sinh tử trầm luân chứng đắc Niết bàn, tuyệt đối không vì sự cung kính hay danh lợi của thế gian. Bảy lý do sau là nói lên tâm tư nguyện vọng tha thiết của mình muốn tồi tà hiển chính để Phật pháp mãi trường tồn tại nhân gian đem lại lợi ích cho chúng sinh. Thứ đến Lập nghĩa tức thành lập Giáo nghĩa hay Chủ thuyết đặc hữu của khởi tín luận

Chủ thuyết này cho rằng tất cả các pháp nhiễm hay tịnh sở dĩ hiện hữu trong tam giới đều bắt nguồn từ Nhất niệm bất giác về Chân như, vì không nhận biết Chân như là pháp bất sinh bất diệt thường trụ bất biến gọi đó là Nhất niệm bất giác tức Căn bản vô minh, từ căn bản này phát sinh Tam tếLục thô gọi là Chi mạt vô minh, theo duyên khởi hình thành tạo ra vô lượng phiền não khiến muôn loài vạn vậtthế giới hiện tượng đều quay cuồng trong vòng Lưu chuyển sinh diệt môn. Cũng bắt đầu từ đây nếu sớm giác ngộ Chân như, phát tâm yễm sinh tử cầu đắc Niết bàn có thể y vào Thỉ giác tùy thuận tinh tiến tu tập, nhưng trước tiên phải khởi tín tâm kiên cố đối với Phật pháp tăng, nhất là tuyệt đối tin tưởng Chân như tự tính của chính mình, tiếp tục thực hành Ngũ hạnh: Thí giới nhẫn tấn và Chỉ quán, tùy trình độcăn tính lợi hay độn sai biệt nhưng tất cả cuối cùng đều có thể tùy thuậnđắc nhập Chân như tức quy về Bản giác, đây cũng chính là thành tựu Phật quả.
Đại thừa có Pháp và nghĩa. Pháp Đại thừa chính là Tâm chúng sinh, tâm này tiềm ẩn Chân như tại nội và có 3 nghĩa rộng lớn. 1: Thể đại, Chân như tự thể của nó rất rộng lớn biến khắp vũ trụ vạn hữu. Tướng của nó đầy đủ vô lượng tính công đức như Tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, vô lượng bách thiên đà la ni môn. Dụng của nó có khả năng đưa tất cả chúng sinh từ mê giới sinh tử, chứng đắc Niết bàn giải thoát giới. Nói chung Pháp và Nghĩa đại thừa chính là Tâm chúng sinh. Để giải thích tường tận chủ Chủ thuyết này, khởi điểm do Nhất niệm Bất giác liền thành Căn bản Vô minh, do Căn bản vô minh phát sinh tướng nghiệp đầu tiên gọi là Vô minh nghiệp tướng, đã có Căn bản vô minh, liền sinh khởi Chi mạt vô minh tức Tam tếLục thô hình thành tại tàng thức A Lại Da thức. Tàng thức này có công năng Thọ huân trì chủng tức vừa bảo trì tất cả những chủng tử nhiễm và tịnh nhiều đời nhiều kiếp không mất và cũng không lẫn lộn tùy duyên phát sinh hiện hành, đồng thời tiếp nhận những chủng tử thiện và ác tân huân từ ngoài vào tạo tạo thành 2 môn: Chân như môn và Sinh diệt môn, tuy chia thành hai môn nhưng thật sự chỉ do Nhất niệm Bất giác nên hai môn này thật sự không thể tách rời nhau Luận văn gọi là: Bất tương ly.

Khi nghiên cứu Chân như phải nên nhớ Chân như có 2 nghĩa. 1: Ly ngôn chân nhưChân như thanh tịnh tuyệt đối, là lý tính Nhất pháp giới bất sinh bất diệt, ly ngôn thuyết, ly văn tự, ly tâm duyên, là tự tính bản hữu của tất cả chúng sinh không thể bị Nhiễm pháp vô minh vọng tâm huân tập. 2: Y ngôn chân nhưChân như tùy duyên nhiễm và tịnh huân tập phát sinh nhiễm và tịnh muôn pháp. Kinh Bát Nhã gọi là Chân như Bất biếnChân như tùy duyên. Sinh diệt lại có 2 loại. 1: Nhiễm và Tịnh pháp cùng sinh cùng diệt, có nhiễm tức có tịnh và ngược lại. Nơi nào còn chúng sinh thì nơi đó có chư Phật thị hiện.
Nội dung toàn luận gốm 5 chương: Nhân duyên, Lập nghĩa, Giải thích, Tu hành tín tâm và Khuyên tu lợi ích. Trong đó 2 phần: Lập nghĩa và Giải thích vô cùng trọng yếu. Đại cương toàn luận thuyết minh: Nhất tâm, Nhị môn, Tam đại, Tứ tín, Ngũ hạnh, khuyến tu lợi ích.
Thế nào là Nhất tâm? Nhất được đề cập ở đây tức duy nhất tuyệt đối, Tâm là Bản thể của tất cả các pháp, Tự tính của tất cả hữu tình chúng sinh gọi là Pháp giới tínhvũ trụ vạn hữu hiện tượng giới gọi là Pháp giới, dù gọi là Phá giới tính hay Pháp giới thì đó cũng là Nhất tâm. Đồng nghĩa dị danh với Nhất tâm: Thật thể, Pháp giới tính, Phật tính, Chân như, Viên giác tính, Như lai tàng, Thật tướng, Diệu tâm, Niết bàn, Bản lai diện mục.v.v… Luận này cho rằng Nhất tâm chính là Tâm chúng sinh, lý do là vì Nhất tâmbản thể tinh thần của vũ trụ, chúng sinh tâmcá thể tinh thần. Thế nên hai môn Chân nhưSinh diệt là thể và tướng của Nhất tâm. Đó là đứng về phương diện hiện tượng sai biệt phân tích, nhưng ở phương diện tuyệt đối thì vũ trụ vạn hữu không có sự sai biệt nhiễm hay tịnh, chân hay vọng, thánh hay phàm vì bản thể của tất cả pháp đều là Chân như tự tính thường hằng bất biến.
Tại Nhất tâm chân như luôn sẵn có Thể, tướng và dụng, phạm vi của nó vô cùng rộng lớn. Thể, tướng và dụng của Chân như hay Nhất tâm biến mãn vũ trụ vạn hữu, chư Phật, chúng sinh, cho đến nhơn súc nói chung không một loài nào không sẵn có. Hơn nữa tác dụng của nhất tâm chân như vốn đủ hằng hà sa số tự tính công đức, đồng thời nhiếp hóa tất cả chúng sinh nên gọi là Dụng đại. Với những lý do trên nên Pháp này gọi là Đại. Pháp này còn có khả năng độ thoát chúng sinh đạt đến quả vị cứu cánh giác ngộ nên gọi Thừa, gọi chung là Đại thừa. Tuy nhiên mặc dù Nhất tâmChân như có khả năng rộng lớn như thế nhưng chúng sinh cần phảitín tâm đối với Chân như, Phật bảo, Pháp bảoTăng bảo, nhất là sự tin tưởng tuyệt đối vào tự tính Chân như của chính mình đây là điều vô cùng quan trọng, Tổ Huệ Năng: Bất ly tự tính tức thị phước điền, được như thế chưa đủ, cần phải tu tập Năm hạnh căn bản: Thí, giới, nhẫn, tấn và chỉ quán, được như thế không bao lâu Hành giả sẽ trải qua quá trình kiến đạo, Hành đạoTu đạo thành Nhất hạnh tam muội tức thành tựu Phật quả. Nếu sợ mạng vận bất trắc thì có thể nhất tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu vãng sinh cực lạc thế giới, tiếp tục tu tập cho đến A bệ bạt trí tức bất thối chuyển mới có thể thành tựu quả vị cứu cánh.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/09/2019(Xem: 10542)
17/11/2018(Xem: 6180)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.