Chương 7. Phật Phẩm

11/12/20163:07 CH(Xem: 2848)
Chương 7. Phật Phẩm
Di Lặc và Vô Trước
LUẬN PHẬT TÍNH
(UTTARA TANTRA)
Thrangu Rinpoche luận giải
Đỗ Đình Đồng dịch


Chương 7

Những Phẩm Tính Phật

 

Những Phẩm Tính theo Hạn Từ các Thân

 

1. Tự thành và lợi người

    là chân thân tối hậu,

    và tục thân tùy thuộc.

    Quả tự tại, thuần thục:

    sáu mươi bốn phẩm tính.

 

     Những phẩm tính của giác ngộ được diễn tả bằng hạn từ hai thân với những phẩm tính có giá trị cho mình tương ứng với chân lý tuyệt đối (chân đế) và Pháp thân và những phẩm tính có giá trị cho người khác tương ứng với chân lý tương đối (tục đế) và hai sắc thân. Những phẩm tính có giá trị cho mình liên hệ với phẩm tính tự tại và những phẩm tính có giá trị cho người khác liên hệ với phẩm tính “trưởng thành.”

     Những phẩm tính tự tại có thể ví với mặt trời xuất hiện từ phía sau những đám mây. Một mặt trời không bị che mờ là  không có mây và không phải là sự tạo ra mây bởi vì một khi mây tan, mặt trời trở thành có thể thấy lại. Cũng vậy, hai “tuệ giác” (jñāna) của Phật không phải là kết quả của các ám chướng phiền nãosở tri bởi vì một khi tuệ giác không có những cái bất tịnh nữa, nó thị hiện như là tri kiến đầy đủ của như thực và sai biệt. Những phẩm tính của trưởng thành đã bắt đầu trong quá khứ khi vị Bồ-tát phải gồm cả tích lũy công đứctích lũy nội kiến. Qua tu tập hai loại tích lũy này, tất cả những phẩm tính khác nhau đã trưởng thành đem lại sự sinh khởi cho các sắc thân kết quả thành 32 phẩm tính trưởng thành và 32 phẩm tính tự tại của Phật tính.

 

2.   Căn cứ của tự thành

      là hiện thân của chân lý tối hậu.

      Căn cứ của lợi người

      là hóa thân của bậc đại thánh.

 

3.   Thân thứ nhất phú bẩm

      tự tại và các lực, v.v…

      Thân thứ hai phú bẩm

      những phẩm tính thuần thành

      các tướng bậc toàn hảo.

 

     Căn cứ để đạt được sự viên mãn cho mình là thân tối hậu [chân thân] trong đó tất cả những ý niệm đã được loại bỏ và tất cả những phẩm tính tốt của Phật tính đã được phát triển đầy đủ. Nếu căn cứ chỉ là thân thế tục [tục đế], nó sẽ tự động vướng mắc vô thường; do đó nó không thể cung cấp một căn bản thường hằng cho những phẩm tính ấy. Tuy nhiên, thân tối hậu thì không thay đổi vì thế nó có thể cung cấp căn cứ tốt nhất cho sự thành toàn chính mình và người khác. Do đó, người ta nói rằng thân tướng của các bậc đại thánh là căn cứ của cái tốt vĩ đại nhất khả hữu cho chúng sinh. “Những bậc Đại thánh” là danh hiệu chỉ chư Phật. Trong Phạn ngữ, từ rishi có nghĩa là một người rất trung trực, hiền lương, và chỉ nói sự thật. Nó có thể dùng chỉ những người không phải Phật giáo hay các A-la-hán nhưng theo văn mạch này nó dùng chỉ các vị Phật. Từ “hiện thân biểu tượng” có nghĩa là các vị Phật tự biểu hiện trong hình tướng biểu tượng trong thực tại tương đối vì lợi ích tốt nhất cho chúng sinh.

     Thân thứ nhất, Pháp thân, tượng trưng cho sự viên thành cho chính mình: nó có 32 phẩm tính tự tại gồm cả mười lực, bốn vô úy, và mười tám phẩm tính phân biệt. Những phẩm tính này được gọi là những phẩm tính tự tại bởi vì Pháp thân tự tại với tất cả mọi ám chướng.

     Hai sắc thân hiện hữu trong bình diện thực tại tương đối và được tượng trưng bằng những phẩm tính của một bậc toàn hảo. Đức Phật hiện thân trong sắc thân vì thế ngài có thể thấy được đối với chúng sinh khác và nhận sắc tướng hoàn hảo nhất của 32 tướng chính và 80 tướng phụ. Những tướng chính và tướng phụ này là quả của tất cả công đức đã tích lũy trên đường đạo khi Phật còn là Bồ-tát.

 

32 Phẩm Tính của Tự Tại

 

4.   Trái với màn vô minh,

      các lực như kim cương,

      như sư tử không sợ

      bất cứ tình huống nào.

      Những phẩm tính khác biệt

      của các bậc Như lai

      thì giống như hư không

      hai tướng bậc chiến thắng

      hiện như trăng trong nước.

 

     Các phẩm tính tự tại được ví với những vật khác nhau. Mười lực thì được ví với kim cương. Kim cương thì không có vật gì khác có thể hủy hoại hay đánh bại nó được. Cũng vậy, không vật gì khác có thể đánh bại được mười lực của Phật trong sự cắt đứt tất cả vô minh. Bốn điều không sợ hãi (bốn vô úy) của Phật được ví với sư tử bởi vì sư tử thì hùng dũng một cách tự nhiên. Sư tử không có bất cứ sự sợ hãi nào bởi vì nó biết mình là con vật mạnh nhất trong rừng và không một con vật nào dám nghĩ đến tấn công nó. Cũng vậy, Phật không sợ bất cứ vật gì bởi vì ngài đã thấy chân tính của mọi sự vật và sẽ không mắc sai lầm và sợ có ai chứng minh ngài sai. 18 phẩm tính khác biệt của Phật được ví với hư không. Người ta có thể trộn lẫn những yếu tố (đại) khác như đất và nước, không khí và lửa, nhưng hư không không thể trộn lẫn với bất cứ một yếu tố nào khác bởi vì nó có những đặc tính khác với bất cứ yếu tố nào khác. Cũng vậy, các thuộc  tính của Phật thì khác biệt và không giống như các phẩm tính của những chúng sinh khác. 

       Cuối cùng, hai thân được ví với bóng trăng trong nước. Phật là Pháp thân và ngài thị hiện trong hai sắc thân giúp những chúng sinh khác mà không nghĩ là mình giúp. Cũng vậy, mặt trăng phản chiếu trong nước không nghĩ, “Ta phải chiếu trên nước” và bóng trăng không nghĩ, “Ta ở đây vì mặt trăng đang chiếu.” Ấy chỉ là sự hiện diện của mặt trăng trên trời và sự hiện diện của nước trên đất làm cho ảnh phản chiếu khả hữu. Cũng vậy, hai sắc thân không phải là kết quả của Pháp thân suy nghĩ, “Ta phải hiện ra trong các sắc thân này” hay các sắc thân nghĩ, “Ta là do Pháp thân tạo ra.”

 

Mười Lực

5.   Biết cái gì thích đáng

      cái gì không thích đáng,

      sự chín muồi của nghiệp,

      căn cơ, khí chất, ước mong,

      con đường dẫn đến mọi nơi.

     

6.   thiền định, và v.v… –

      không bị ô nhiễm,

      nhớ những cảnh giới trước,

      thiên nhãnan tĩnh,

      đây là mười lực của tri kiến phật.

 

     Năng lực thứ nhất của Phật là tri kiến toàn hảo về những cái thích đáng và những cái không thích đáng. Khi các Bồ-tát nguyện đạt giác ngộ vì tất cả chúng sinh, họ không bỏ thệ nguyện này. Tuy nhiên, chúng sinh bình thường thì hứa và sau đó một thời gian có thể phá bỏ lời hứa và có lẽ sau đó lại giữ trở lại. Nhưng năng lực phía sau tri kiến về thích đáng trở thành sự cam kết rất vững chắc không bao giờ bị bỏ rơi và cho chư Phật biết nguyên nhân của bất cứ tình huống có sẵn nào hay bất cứ hành động nào. Chư Phật biết những gì sẽ đem lại kết quả đặc biệt và những gì là do một nguyên nhân nhất định. Chẳng hạn, các ngài biết rằng mọi hành động công đức sẽ có kết quả vui thích và mọi hành động không công đức cuối cùng sẽ đem lại kết quả đau đớn.

     Năng lực thứ nhì của chư Phật là biết rằng quả của hành động có nghĩa là hiểu đầy đủ những tạo tác của nghiệp. Năng lực này đến từ sự chú ý rất nhiều đến nghiệp luật trong khi tu tập trên đường đạo và cố gắng giúp người khác hiểu nghiệp. Thí dụ, một A-la-hán sẽ không biết nguyên nhân của màu xanh và màu vàng trên lông của con công, nhưng đức Phật biết một cách chính xác hành động nào đã khiến cho có kết quả đặc biệt đó.

     Năng lực thứ ba là biết mức độ thông minh của người. Trên đường đạo chư Bồ-tát đã dạy người theo trình độ hiểu biết của họ. Chư Bồ-tát có thể thấy rằng một vài người đã có sự tinh tấn lớn, những người khác thì không; một vài người rất thông minh, những người khác thì không. Theo đó chư Bồ-tát ban những giáo lý thích hợp cho đệ tử ở mức độ thích đáng.

     Năng lực thứ tư là biết những tính khí khác nhau của chúng sinh. Trên đường đạo các Bồ-tát đã thấy khí chất và tính tình khác nhau của chúng sinh. Các ngài thấy rằng một vài người bị giận dữ ảnh hưởng nhiều nhất, vì thế các ngài dạy họ phương thuốc chữa trị giận dữ. Những người khác có vấn đề lớn với tham dục, vì thế các ngài dạy họ phương thuốc chữa trị tham dục. Những người khác nữa bị vô minh ám chướng nhiều nhất. Một vài người suy nghĩ quá nhiều và nhận được một phương thuốc khác. Khi các Bồ-tát thành Phật, các ngài đã có kiến thức đầy đủ về tính khí của chúng sinh.

     Năng lực thứ năm là biết sở thích của chúng sinh. Các Bồ-tát biết rằng một vài người cảm thấy tiểu thừa hấp dẫn và những người khác thấy thích thú nhiều hơn với đại thừa. Các ngài biết rằng một vài người thấy hấp dẫn với phép tu bố thí, trong khi những người khác thích tu giữ giới hơn, và những người khác nữa thích tu thiền định hơn. Vì các ngài biết một cách chính xác mỗi chúng sinh thích tu pháp nào hơn, các ngài biết một cách chính xác những ước muốn và sở thích của tất cả chúng sinh khi các ngài thành Phật.

     Năng lực thứ sáu là biết con đường đưa đến mọi nơi. Trên con

đường ấy khi là Bồ-tát, các ngài trở nên quen thuộc với tất cả các địa tu tập của tất cả các thừa. Do đó các ngài có thể thấy rằng những con đường khác nhau đưa đến những cảnh giới khác nhau của luân hồi và niết-bàn và thấy con đường đưa đến những cảnh giới ít khổ hơn, con đường đưa đến an lạc tức thờicon đường an lạc vĩnh viễn. Sự quen thuộc với tất cả các thừa này trên đường đạo kết quả trong tri kiến của Phật về con đường đi đến mọi nơi.    

     Năng lực thứ bảy là biết thiền định không có bất cứ sự ô nhiễm nào. Chư Phật biết thế nào là thiền định đúng và thế nào là thiền định sai bởi vì trong khi tu tập trên đường đạo các ngài nhấn mạnh sự thiền định trong tu tập của các ngài và biết được cách thiền định đúng. Các ngài cũng biết được những lỗi lầm có thể phát sinh và cách loại bỏ chúng.

     Năng lực thứ tám là nhớ những cảnh giới trước kia. Chư Phật có thể nhớ một cách rõ ràng tất cả những cảnh giới trước kia trong luân hồi – không chỉ một hay hai kiếp sống, mà tất cả mọi kiếp sống từ khi bắt đầu luân hồi. Đây là năng lực đến từ sự tu tập của các ngài trên đường đạo. Các ngài nắm lấy mọi cơ hội để tu tập đức hạnh bất kể nó nhỏ bé như thế nào và do đó nó đã cho các ngài năng lực nhớ lại các cảnh giới trước kia.

     Năng lực thứ chín là thiên nhãn có nghĩa là chư Phật có thể thấy những gì sắp xảy ra cho chúng sinh trong tương lai. Các ngài có thể thấy một người sắp nhận cái sinh nào, cảnh giới mà y sắp tới thuộc loại gì. Năng lực này là kết quả của sự quan tâm đến chúng sinh với tâm đại bi trong khi tu đạo.

     Năng lực thứ mười là tri kiến về sự tịnh hóa của tất cả những cái bất tịnh vì thế chư Phật biết rằng những bất tịnh thuộc bất cứ loại nào cũng đã hoàn toàn được loại bỏ. Nếu có người có cảm giác này trước khi thành Phật, ấy chỉ là một ảo ảnh bởi vì nó không khả hữu cho bất cứ ai nào ngoại trừ một vị Phật để loại bỏ tất cả những bất tịnhbiết điều này với sự chắc chắn. Các a-la-hán chỉ giải thoát phần nào đối với các bất tịnh. Năng lực này biết rằng tất cả những bất tịnh được an định đã đạt được trên đường đạo bằng cách dạy cho những người khác cách làm kiệt quệ tất cả những bất tịnh. Các ngài đã đạt được nó cho mình bằng tu tập thiền định. 

7.   Những lực như thế [biết] –

      cái đúng, cái không đúng,

      những thuần thục viên mãn,

      tính khí và ước muốn

      của tất cả chúng sinh,

      những con đường khác nhau,

      những ô nhiễm, thanh tịnh,

      và các nhóm căn cơ,

      nhớ lại các đời trước,

      thiên nhãn, diệt bất tịnh

      giống như kim cương

      xuyên thấu giáp vô minh,

      phá sập tường và chặt

      đổ cây [vô minh]của nó.

 

     Mười phẩm tính này được gọi là những năng lực bởi vì chúng cực kỳ quyền năng và được so sánh với ba cái tương tự. Chúng được ví với kim cương có thể xuyên thủng áo giáp, phá nát tường vách, và chặt ngã cây vô minh. Vì thế vô minh tượng trưng ba loại ám chướng dược ví với áo giáp, bức tường kiên cố, và khu rừng rậm rạp.

 

Bốn Vô Úy

 

8.   giác ngộ tất cả pháp,

      nên không còn chướng ngại,

      dạy đạo, nói tịch diệt,

      ngài có bốn vô úy.

 

    Có bốn vô úy (không sợ). Thứ nhất, chư Phật không sợ hãi bởi vì các ngài có thể nói rằng mình đã đạt được sự thanh tịnh toàn hảo không có gì nữa để tịnh hóa. Các ngài có thể nói rằng mình đã có tri kiến toàn hảo không có bất cứ sự sợ hãi nào về mâu thuẫn bởi vì các ngài biết tất cả mọi sự, không có ngoại lệ. Nguyên nhân của sự không sợ hãi nầy là các ngài luôn luôn sẵn sàng ban giáo lý cho bất cứ người nào muốn, với lòng từ ái quan tâm tất cả chúng sinh.

    Vô úy thứ nhì liên hệ với việc dạy những chúng sinh khác. Chư Phật không có sự sợ hãi rằng các ngài có thể mâu thuẫn với bất cứ người nào. Không ai có thể chứng minh chư Phật là sai khi các ngài chỉ ra những trở ngại trên đường đạo.

     Vô úy thứ ba là chư Phật đưa vào tu tập sự loại bỏ những bất tịnh qua năm địa tu tập đầu và 37 yếu tố giác ngộ (37 giác chi). Chư Phật hoàn toàn chắc chắn rằng con đường ấy có thể đưa đến giác ngộ. Các ngài không lo rằng bất cứ người nào có thể mâu thuẫn với mình bởi vì các ngài biết rằng con đường đã dạy là con đường hoàn toàn và có thể đem đến sự giác ngộ hoàn toàn.

     Các vô úy thứ hai và thứ ba là lợi ích cho những chúng sinh khác. Các vô úy ấy đạt được trên đường đạo trước khi chư Phật thực sự trở thành giác ngộ. Trên đường đạo các Bồ-tát cố gắng hành động đạo đức bằng tất cả mọi cách có thể có được và loại bỏ ngay cả những bất tịnh rất vi tế một cách liên tục. Do đó, các ngài phát triển hai loại vô úy làm thế nào diệt trừ những ám chướng và hướng dẫn mình trên chính đạo đưa đến giác ngộ.

     Vô úy thứ tư là về ngã. Chư Phật có thể tuyên bố rằng các ngài đã vượt qua tất cả những bất tịnh mà không lo bất cứ ai mâu thuẫn với các ngài bởi vì trong lúc hành đạo các ngài không bao giờ có bất cứ sự kiêu mạn nào khi các ngài dạy những chúng sinh khác.

 

9.   Vì các ngài tự biết

      và giúp người khác biết

      mọi khía cạnh khả tri,

      các ngài đã buông bỏ

      và giúp người buông bỏ

      những cái phải buông bỏ,

      vì các ngài dạy và

      khiến cho người khác học,

      vì các ngài đã đạt

      và giúp người khác đạt

      sự thành tựu cao nhất

      hoàn toàn không tì vết.

      Các ngài thành thật nói

      với những người khác về

      sự chứng ngộ của mình

      để loại bỏ chướng ngại

      trên bất cứ đường nào.

 

  1. 1.      Trong cả khu rừng rậm

      vua các loài dã thú

      không bao giờ sợ hãi,

      di động không sợ gì

      giữa các con thú khác,

      giống như sư tử đó,

      vua các bậc chiến thắng,

      dù tụ họp với ai,

      cũng hoàn toàn không sợ,

      độc lập, vững vàng

      rất thiện xảo cao minh

 

     Mục đích hay tác dụng của bốn vô úy là gì? [Thứ nhất] vì chư Phật biết mọi thứ, tác dụng của các vô úy là đưa mọi người đến bình diện tri kiến này. Tác dụng thứ nhì là giúp những chúng sinh khác cũng làm như vậy. Thứ ba, chư Phật đã đạt mục đích giác ngộ toàn hảo, vô thượng, và giúp chúng sinh làm như vậy. Cuối cùng, các ngài nói với những người khác một cách thành thật ý nghĩa của những gì chính các ngài đã chứng ngộ bởi vì các bậc đại thánh không có trở ngại gì khi các ngài ban cho giáo lý của mình.

     Có những thí dụ cho các vô úy khác nhau. Một con sư tử ở trong rừng thì không bao giờ sợ hãi bởi vì nó biết mình là con thú mạnh nhất và do đó không bao giờ lo lắng về việc gặp các dã thú khác. Cũng vậy, ở bất cứ nơi nào hay giữa bất cứ chúng sinh nào Phật cũng thấy mình, ngài sẽ luôn luôn không sợ hãi. Những kỹ năng thiện xảo của ngài sẽ luôn luôn vẫn là như vậy bởi vì không lúc nào ngài có bất cứ nghi ngờ nào về khả năng dạy bảo của mình bởi vì ngài biết những gì ngài nói là đúng. Ngài cũng không bao giờ bị những cảm giác hy vọng hay sợ vì sự có đệ tử quấy rầy.  

 

18 Phẩm Tính Khác Biệt

 

  1. 2.      Chư Phật không nhầm lẫn

       không bép xép ồn ào,

       chú tâm của các ngài

       không thể nào nhầm lẫn

       tâm thì bao giờ cũng

       an nhiên trong thiền định.

       Các ngài không chứa chấp

       những ý niệm khác nhau.

 

     18 phẩm tính chia thành ba nhóm – những phẩm tính liên quan đến cách cư xử, những phẩm tính liên quan đến hiểu biết, và những phẩm tính liên quan đến sự hoạt động. Sáu phảm tính đầu quan hệ với cách hành xử vật lý của Phật. Bất cứ khi nào chư Phật làm một việc gì, nó không thể bị biến đổi bởi một sai lầm nào. Phần lớn thời gian các A-la-hán hành động rất đúng, nhưng đôi khi họ làm sai. Như vậy đây là lý do tại sao làm đúng là một phẩm tính đặc biệt của chư Phật không một ai khác dự phần. Phẩm tính thứ nhì liên hệ với ngữ của chư Phật, các ngài không nói một cách vô nghĩa hay vô ích. Phẩm tính thứ ba liên hệ đến ý của chư Phật mà sự chú tâm của các ngài không bao giờ suy giảm. Chúng sinh bình thường và ngay cả các A-la-hán thỉnh thoảng quên tâm niệm nhưng điều đó hoàn toàn không thể xảy ra với chư Phật. Phẩm tính thứ tư liên hệ với tâm của chư Phật yên nghỉ trong thiền định trong tất cả mọi thời. Phẩm tính thứ năm là chư Phật không bao giờ nghĩ lừa gạt người khác. Toàn bộ thời gian các ngài ở trong tâm tình thương yêu, một tâm tình thương yêu rất chân thật, không bị những ý nghĩ không từ bi cản trở. Phẩm tính thứ sáu của chư Phật là các ngài không bao giờ hành động một cách cẩu thả mà không xem xét rất kỹ lưỡng trước nên hành động như thế nào để các ngài không bao giờ có những hành động vô vị.

 

12.  Tính bình đẳng các ngài

       luôn soi xét mọi điều,    

       và hùng tâm các ngài

       là không bao giờ để

       thoái hóa sự tinh tấn,

       trí nhớ hay trí tuệ,   

       giải thoátnhận thức

       tuệ giải thoát của mình.

     

     Sáu phẩm tính kế tiếp là những phẩm tính của hiểu biết. Phẩm tính thứ bảy là chư Phật không đau khổ vì bất cứ sự giảm thiểu nguyện vọng của các ngài làm lợi ích chúng sinh. Thứ tám là không bao giờ có sự suy giảm nào trong sự tinh tấn của các ngài. Thứ chín, không bao giờ có sự suy giảm nào về trí nhớ của các ngài. Thứ mười, không bao giờ có sự suy thoái nào về sự hiểu biết của các ngài. Thứ mười một, không bao giờ có sự thay đổi nào trong sự giải thoát toàn hảo của các ngài. Thứ mười hai, các ngài không bao giờ mất nhận thức về tuệ giác toàn hảo. 

 

  1. 3.      Hoạt động của các ngài

tuệ giác đi trước

      và tuệ giác đó không

      úp mặt hay cúi đầu

      trước bất lợi thời gian.

      Mười tám phẩm tính này

      và còn nữa chỉ là

      thuộc tính của bậc thầy.        

      

     Nhóm phẩm tính thứ ba là những phẩm tính của hành động. Những hành vi này lại chia thành những phẩm tính hành động đặc biệt và những phẩm tính tuệ giác đặc biệt. Phật hạnh có nghĩa là bất cứ khi nào chư Phật hành động, những hành động vật lý của các ngài đều có tuệ giác đi trướctheo sau. Cũng vậy, lời nói và những ý nghĩ của các ngài cũng có tuệ giác đi trướctheo sau. Không một hành động nào của chư Phật được thực hiện mà không có sự quan tâm to lớn mà không có sự xem xét rất chính xác về tình thế. Trước khi hành động, các ngài thấy kết quả bằng tuệ giác và hành động thích nghi. Sau khi hành động thành tựu, chư Phật sẽ đi cùng với tuệ gác của các ngài để chắc chắn rằng nó đã được hoàn thành đúng đắn.

     Ba phẩm tính tuệ giác của chư Phật hoàn toàn không bị quá khứ, hiện tại, và vị lai làm trở ngại. Điều này có nghĩa là không có những ám chướng của phiền nãosở tri làm trở ngại sự hành trì của các ngài. Nó hoàn toàn tự tạitrôi chảy và có thể biết mọi sự mà không có trở ngại.

 

Cái Dụng của 18 Phẩm Tính

 

14.  Bậc đại thánh không có

 những lỗi lầm, bép xép,

 không chú tâm, rối loạn

 tâm trí, tạp niệm hay

 sự lạnh lùng bất chợt.

       Nguyện vọng và tinh tấn,

       trí nhớtuệ giác

       thanh tịnh không tì vết,

       bất biến, trọn giải thoát,

       và tuệ giác giải thoát

       thấy tất cả các tướng

       của những cái khả tri

       đây là những phẩm tính

       không khổ vì hư hoại.

 

     Với các bậc đại thánh có sáu phẩm tính hành xử không mắc lỗi lầm, không bép xép, tâm không rối loạn, không tạp niệm, và không hành động ngẫu nhiên. Có sáu phẩm tính của chứng ngộ không suy giảm nguyện vọng, tinh tấn, trí nhớ, tuệ giác thanh tịnh toàn hảo, giải thoát hoàn toàn, và có tuệ giác giải thoát thấy tất cả những khía cạnh của cái khả tri. Ba phẩm tính thuộc về hoạt động của Phật và ba phẩm tính thuộc tuệ giác.

 

15.  Tất cả ba hoạt động,

       bất cứ hoạt động nào

       cũng đều có tuệ giác

       đi trước và đi kèm.

       Tri kiến phật các ngài

       bất biếnquảng đại

       thâm nhập cả ba thời

       không có gì chướng ngại.

       Đã chứng ngộ như thế,

       chư Phật,bậc chiến thắng

       với bi tâm mỹ lệ

       hoàn thành chuyển pháp luân

       chánh pháp đại toàn hảo

       vô úychúng sinh.

 

16.  Đất và các đại khác

       có sở hữu đặc trưng –

       bản tính các đó đó

       không phải tính hư không.

       Bản tướng của hư không,

       vô ngại, không trong sắc.  

       Đất, nước, gió, lửa, (hư) không

       thì bình đẳng chung cho

       tất cả mọi thế giới

       nhưng không nhiều như một

       vi trần thuộc tính của

       một vị Phật chung cho

       bất cứ thế giới nào.

 

     Chư Phật chứng ngộ 18 phẩm tính này khiến các ngài có thể chuyển bánh xe pháp, có tâm đại bi, và vượt qua tất cả mọi ô nhiễm. Vì vậy các ngài có thể chuyển bánh xe pháp một cách toàn hảo và không sợ hãi.

     18 phẩm tính này được ví với hư không. Các yếu tố (đại) đất, nước, gió và lửa có những tướng riêng của chúng. Đất cứng chắc, nước lỏng, gió di động, và lửa nóng và cháy. Những phẩm tính này của các yếu tố (đại) không giống như những phẩm tính của hư không bởi vì hư không cho phép sự vật xảy ra trong nó. Cũng vậy, 18 phẩm tính khác biệt ấy chỉ chư Phật mới có. Chúng sinh bình thường không có những phẩm tính đặc biệt khác biệt này của một vị Phật nhiều hơn là chư Phật có những lỗi lầm của chúng sinh bình thường.  

 

32 Phẩm Tính của Thuần Thục

 

     Các phẩm tính của sự thuần thục được biểu hiện bằng 32 tướng chính của đức Phật. Chúng được gọi là 32 tướng tốt hay tướng tuyệt vời bởi vì chúng là những thuộc tính đặc biệt của đức Phật. Chúng cũng được gọi là những phẩm tính của sự thuần thục bởi vì chúng là kết quả của quá trình tích lũy công đức lâu dài trên đường đạo.

 

17.  Hoàn toàn bằng phẳng và

       có tướng hình bánh xe,

       hai bàn chân rộng và

       mắt cá chân kín đáo.

       Ngón tay ngón chân dài

       và khép liền với nhau.

 

     Tướng thứ nhất là hai bàn chân của Phật bằng phẳng hoàn toàn và có tướng xa luân với ngàn tai hoa. Điều này có nghĩa là trong khi đức Phật trên đường đạo đã nguyện và giữ lời nguyện một cách đúng đắn, đã kính trọng các bậc thầy của ngài, và đã tích lũy rất nhiều công đức. Tướng thứ nhì là hai bàn chân của ngài rất rộng và các mắt cá chân thì không thấy được. Điều này chứng tỏ rằng ngài đã hành trì tất cả những khía cạnh đạo đức đến một độ rất cao. Tướng thứ ba là các ngón tay và ngón chân của ngài dài và điều này có nghĩa là đức Phật trong khi ở trên đường đạo đã bảo vệ những chúng sinh sắp bị giết và cứu họ khỏi bị chết. Tướng thứ tư là các ngón tay và chân của ngài kết liền nhau bằng một mạn lưới có nghĩa là bất cứ khi nào Phật cùng với những người không hòa hợp, ngài cố gắng đem họ lại với nhau.   

 

18.  Da mềm mại và thịt trẻ trung

       Thân ngài có bảy chỗ đầy đặn.

       Bắp chân giống như linh dương

       và các bộ phận kín giống như voi.

 

     Tướng thứ năm là da của ngài rất mềm mại và trơn láng như của

một thanh niên, là dấu hiệu cho thấy rằng trong khi trên đường đạo Phật đã bố thí nhiều áo quần và thực phẩm cho những người khác. Tướng thứ sáu là thân ngài có bảy bộ phận đầy đặn tương xứng với hai đầu của các bàn chân, bàn tay, hai vai, và phía sau cổ. Như thế, có bảy bộ phận tròn đều đầy đặn do sự bố thí thức ăn và đồ uống cho những chúng sinh khác trong khi tu đạo. Tướng thứ bảy là các bắp chân của ngài giống như các bắp chân của linh dương nghĩa là rất mạnh, rắn chắc, và cường tráng có nghĩa là trong lúc trên đường đạo ngài đã học tất cả mọi khía cạnh của năm ngành Phật học. Tướng thứ tám là các bộ phận kín của ngài ẩn bên trong các hốc như của con voi có nghĩa là Phật luôn luôn giữ những bí mật của một người và không nói với ai khác.  

 

19.  Thân mình của ngài giống như sư tử 

       Xương đòn gánh không rỗng mà đầy đặn.

       Hai vai ngài tròn trịa thanh lịch

       tròn và mềm hơn nữa là hai cánh tay.

 

     Tướng thứ chín là thân mình của ngài thì giống như thân mình của một con sư tử có nghĩa là nó rất hùng tráng và rộng. Điều này có nghĩa là Phật đã chăm sóc rất cẩn thậnquan tâm những người khác, và chính mình tu tập đức hạnh với đại kiên trì. Tướng thứ mười là các xương đòn gánh của ngài không rỗng mà đầy thịt không có khoảng trống giữa hai xương. Điều này có nghĩa là trên đường đạo Phật rất độ lượng nhất là với những người bệnh bằng cách cho họ thuốc men. Tướng thứ 11 là đầu hai vai thì tròn trịa có nghĩa là trên đường đạo Phật đã dùng lời nói đúng đắn bằng nói một cách thích hợp và tử tế, và bảo vệ người khác khỏi sợ hãi. Tướng thứ 12 là hai cánh tay của ngài tròn mềm, rất trơn láng và đều đặn. Điều này có nghĩa là trên đường đạo Phật đã luôn luôn là một người bạn cho những người khác, hết sức kiên nhẫn giúp họ.

 

20.  Tay dài và thân hoàn toàn thanh tịnh

       có vầng hào quang vây quanh.

       Cổ giống như chiếc tù và không tì vết

        má giống như má của vua loài thú.

 

     Tướng thứ 13 là tay ngài rất dài, đến đầu gối, chứng tỏ rằng trên đường đạo bất cứ khi nào có người yêu cầu điều gì, những mong muốn của người ấy được thỏa mãn hoàn toàn. Tướng thứ 14 là thân của Phật thì hoàn toàn thanh tịnh và có vầng hào quang bao quanh chứng tỏ rằng trên đường đạo Phật đã nỗ lực dũng mãnh tu tập mười đức hạnh. Tướng thứ 15 là trên cổ ngài có ba đường tạo hình chiếc tù và vỏ sò có nghĩa là khả năng đặc biệt của Phật để dạy 84.000 pháp môn. Điều này cũng tượng trưng cho sự kiện trên đường đạo Phật đã luôn luôn phục vụ những người bị bệnh, chăm sóc họ và cho họ thuốc men. Tướng thứ 16 là hai gò má của Phật thì giống như gò má của vua loài thú (sư tử) chứng tỏ rằng Phật đã không bép xép vô dụng và luôn luôn nhiệt tình hướng dẫn người khác tu tập những gì tốt và lành mạnh

 

21.  Bốn mươi cái răng bằng nhau

       rất thuần khiết và đứng liền nhau,

       không tì vết và thành hàng đều đặn;

       răng nanh toàn hảo và trắng tuyệt vời.

 

     Tướng thứ 17 là Phật có 40 cái răng, 20 ở hàm trên và 20 ở hàm dưới. Điều này chứng tỏ rằng trên đường đạo Phật đã có cùng một thái độ đối với tất cả chúng sinh đối xử tử tế như nhau bởi vì tất cả chúng sinh đã có lần là cha mẹ của mình. Sự giống nhau trong thái độ này được tượng trưng bằng cùng một số răng và bởi vì Phật không bao giờ nói bất cứ lời thô bạo nào với ai. Tướng thứ 18 của Phật là răng của ngài hoàn toàn sạch và thành hàng rất đẹp có nghĩa là Phật luôn luôn đem sự hòa hợp đến cho người khác và những gì Phật nói đều là sự thật. Tướng thứ 19 là răng của Phật hoàn toàn không tì vết và cũng không có răng này dài hơn răng kia. Điều này có nghĩ là trong khi trên đường đạo, Phật đã bố thí những sở hữu của ngài và sống lương thiện không lừa gạt. Tướng thứ 20 là các răng nanh của Phật trắng tuyệt hảohoàn toàn chứng tỏ rằng trên đường đạo tất cả những hành động thân, ngữ, và ý của ngài hoàn toàn lương thiệntrung thực.

 

22.  Lưỡi dài vô tận và không thể nghĩ bàn

       vị giác tối hoàn hảo.

       Bậc tự sinh có giọng nói như

       tiếng hót của chim ca-lăng-tầng-già

       hay điệu nhạc êm nhẹ của trời Phạm thiên.

 

     Tướng thứ 21 là lưỡi của đức Phật dài, không dứt và không thể nghĩ bàn chứng tỏ rằng Phật có khả năng nói pháp có nghĩa rất thâm sâu. Tướng đặc biệt này là dấu hiệu chứng tỏ rằng trên đường đạo Phật nói một cách dịu dàng và không bao giờ nói bất cứ điều gì thô lỗ. Tướng thứ 22 là đức Phật có khả năng vị giác toàn hảo nghĩa là bất cứ khi nào ngài đến tiếp xúc với thực phẩm nó đều sinh ra cái vị tuyệt hảo nhất. Đây là vì đức Phật luôn luôn ban cho những người đang cần những phương thuốc thích hợp và tốt cho họ. Tướng thứ 23 là đức Phậtgiọng ngọt ngào như chim ca-lăng-tầng-gìà hát ca khúc đẹp. Trong khi trên đường đạo Phật đã luôn luôn nói giọng dịu dàng và trơn tru và luôn luôn nói những điều thật, liên hệ, và thích thú cho chúng sinh nghe.

 

23.  Bậc vô thượng của chúng sinh

       có đôi mắt đẹp như sen xanh,

       lông mi như lông mi bò đực.

       Với chùm lông trắng ở giữa

       hai lông mày không tì vết,

       khuôn mặt đẹp ưa nhìn, đầu có u,

       da tinh khiết, mịn và vàng ánh.

 

    Tướng thứ 24 là mắt của đức Phật xanh nhạt và thanh nhã như hoa sen. Điều này chứng tỏ rằng trong khi trên đường đạo Phật đã cư xử với mọi người như là những người con duy nhất của ngài, như người mẹ có tình yêu thương vĩ đại nhất cho đứa con trai duy nhất của mình. Tướng thứ 25 của đức Phật là lông mi của ngài đẹp như lông mi của một con bò đực có nghĩa là chúng rất dài và phân biệt một cách dễ thương. Điều này có nghĩa là Phật không có sự giận dữ trong hành đạo và ngài không bao giờ hành xử một cách đạo đức giả. Tướng thứ 26 là khuôn mặt của Phật thì rất trong sáng, trắng, và đẹp. Trong khi trên đường đạo Phật luôn luôn tỏ sự kính trọng nhiều nhất đối với những chúng sinh đặc biệt như các vị Bồ-tát khác và luôn luôn tán thán họ với sự kính trọng lớn nhất. Ngài cũng có chùm lông (Phạn: ūrṇa) màu trắng rất đẹp giữa hai lông mày. Tướng thứ 27 là Phật có cục thịt nổi u cao trên đỉnh đầu không thể nhìn thấy chóp của nó nghĩa là trên đường đạo Phật đã có lòng kính trọng rất nhiếu đối với đạo sư của ngài, những vị thầy khác, và Bồ-tát khác. Nghĩa đen nói rằng ngài đội các vị Bồ-tát khác trên đầu ngài là dấu hiệu tỏ sự kính trọng nhiều nhất. Tướng thứ 28 là da của đức Phật thì tinh khiết và đẹp. Điều này chứng tỏ rằng trên đường đạo ngài luôn luôn gắng sức làm điều tốt bởi vì tâm ngài rất dễ điều khiển. Tướng thứ 29 là da của ngài có màu của vàng, là dấu hiệu của sự phục vụcúng dường chư Phật bằng tất cả mọi cách trong khi tu đạo.

 

24.   Lông trên thân ngài quá đẹp và mềm,

        từng sợi uốn cong về bên phải và hướng lên trên.

        Tóc của ngài không tì vết và như bích ngọc.

        [Tướng ngài] tròn đẹp như cây ni-câu-đà toàn hảo.

 

     Tướng thứ 30 của đức Phật là lông trên thân ngài rất mềm mại và đẹp, mỗi lông mọc từ một lỗ chân lông và uốn cong về phía phải và hướng đỉnh đầu của thân. Điều này có nghĩa là khả năng điều tâm to lớn và những nỗ lực vĩ đại của ngài trong tu tập đức hạnh trên đường đạo. Tướng thứ 31 là lông của đức Phật thì không có khuyết điểm và có màu xanh nhạt như bích ngọc. Điều này có nghĩa là Phật luôn luôn rất từ ái đối với mọi chúng sinh. Tướng thứ 32 là thân của đức Phật thì hoàn toàn cân đối và được ví với sự tròn địa của cây ni-câu-đà (Phạn: nyagrodha). Điều này chứng tỏ rằng Phật đã đến những chỗ khác nhau mà ngài đã tu tập thiền định và hướng dẫn những chúng sinh khác trên đường thiền định.

 

25.  Bậc đại thánh toàn thiệnvô song

       có sức mạnh của Na-la-diên trong thân vững chắc.

       Ba mươi hai tướng này, sáng ngời sinh động

       và ở bên kia nắm bắt của suy tư,

       được thầy dạy là các tướng của Thế Tôn.

      

     Cuối cùng, người ta nói rằng đức Phật có thân vững chắcsức mạnh của lực sĩ Na-la-diên (Phạn: Nārāyana) là phẩm tính của toàn thân ngài và không phải một tướng. Điều này có nghĩa là đức Phật luôn luôn tỏ lòng kính trọng rất nhiều đối với các vị Phật và Bồ-tát khác trên đường đạo và 64 phẩm tính được giải thích theo cùng thứ tự trong Kinh Bảo Nữ (Phạn: Ratnadarika Sūtra).

Thí Dụ về Các Phẩm Tính

 

26.   Như hình mặt trăng thu

        trên bầu trời không mây

        thấy trên nước hồ xanh,

        cũng vậy các sắc thân

        của bậc bao trùm tất cả

        mà tất cả con của bậc chiến thắng

        thấy trong mạn-đa-la phật toàn hảo. 

 

     Sắc tướng của chư Phật được ví với trăng thu trên bầu trời không mây. Thí dụ này đã được dùng trước kia trong liên hệ với các sắc thân. Ở đây các đệ tử thuần tịnh của các Bồ-tát được ví với hồ nước trong. Ảnh phản chiếu của mặt trăng trong nước trong thì rất rõ ràng chứng minh tất cả những phẩm chất của mặt trăng. Bằng cách này, các Bồ-tát có thể thấy chư Phật một cách trực tiếp trong mạn-đa-la của các ngài, như vậy họ có thể thấy Báo thân với tất cả các tướng chính và phụ của toàn hảo. Tuy nhiên, những chúng sinh bình thường và hàng thanh văn không thấy được Báo thân.

 

27.  Nên biết rằng sáu mươi bốn phẩm tính

       và những nguyên nhân tương ứng ở đây

       theo thứ tự trong bài Pháp Quí, Kinh Bảo Nữ.

 

     Có bốn nhóm phẩm tính của đức Phật. Thứ nhất là mười lực của Phật gọi như vậy bởi vì chúng có thể đánh bại và tiêu diệt tất mọi ám chướng và không thể bị phẩm tính tiêu cực này làm hại. Những lực này được ví với kim cương bởi vì kim cương được làm bằng chất có năng lực phá hủy bất cứ vật gì khác và không vật gì khác có thể làm hại chúng.

 

28.  Không thể bị tổn thương,

       không nản lòng, vô songbất động,

       chúng được ví với kim cương, sư tử,

       hư không, và mặt trăng trong nước.

     Nhóm phẩm tính kế tiếp là bốn vô úy. Vô úy có nghĩa là đức Phật không bao giờ có cảm giác rằng ngài không thể hiểu một điều gì hay trở nên nản lòng. Điều này được ví với sư tử bởi vì sư tử không sợ những con thú khác. Cũng vậy, chư Phật không bao giờ nghi ngờ hay nghĩ, “Ta sẽ biết được điều này chăng?” hay “Có thể ta sẽ mắc lỗi.”    

     Nhóm thứ ba là 18 thuộc tính khác biệt của Phật được ví với hư không. Những phẩm tính này thuộc về đức Phật mà không thuộc về ai khác bởi vì hư không có ít phẩm tính chung với các yếu tố (đại) khác.

     Nhóm phẩm tính thứ tư tiêu biểu cho hai sắc thân và 32 tướng của đức Phật và những phẩm tính này được ví với ảnh phản chiếu của mặt trăng trong nước. Khi mặt trăng ở trên bầu trời, nó không nghĩ “Ta sẽ phản chiếu trong nước.” Cũng vậy, hoạt động của Phật xảy ra khi thời gian chín muồi và tự động hiện ra không có bất cứ ý nghĩ nào.

 

29.  Trong các lực này, các nhóm

       theo thứ tự sáu, ba và một,

 

       lần lượt phá tan hoàn toàn

       ám chướng của sở trithiền định     

       và những rỉ lậu đi kèm.

 

     Mười lực được chia thành ba nhóm với sáu lực đầu tiêu biểu kim cương chiến thắng những ám chướng của sở tri. Đây là tri thức về tính thích hợp, kết quả viên mãn của hành động, mức độ thông minh, tính tình khác nhau, ước mong khác nhau, và con đường đưa đến mọi nơi. Ba lực kế tiếp phá tan những ám chướng của thiền định. Đây là định lực, nhớ những kiếp trước, thiên nhãn. Ba lực này giống như kim cương bởi vì chúng phá tan các chướng ngại đối với sự quân bình của thiền định. Cuối cùng, lực sau cùng phá tan những dấu vết của tiềm thức vi tế còn lại phía sau. Lực sau cùng này là lực nhờ đó đức Phật biết rằng tất cả những ô hiễm đã hoàn toàn được bình định.

 

30.  Như thế, chúng xuyên thủng,

       phá tan, và đánh ngã

       những cái như áo giáp,

       vách tường, và như cây.

       Kiên cố, kiên cường, vững vàng

       và không thể bị tổn thương,

       những lực này của bậc thánh

       giống chày như kim cương.

 

31.  Vì sao vững chắc? bởi vì chúng kiên cường.

       Vì sao kiên cường? bởi vì chúng vững vàng.

       Vì sao vững vàng? bởi vì chúng không thể bị tổn thương.

       Vì không thể bị tổn thương, chúng như chày kim cương.

 

     Các ám chướng cũng được tiêu biểu bằng thí dụ. Ám chướng do sở tri được ví như chiếc áo giáp dày bị chày kim cương sáu lực đầu của Phật xuyên thủng. Những ám chướng của thiền định được ví với bức tường dày bị ba lực kế tiếp của Phật phá tan. Những dấu vết của tiềm thức được ví với cái cây bị lực sau cùng của Phật đốn ngã. Người ta nói rằng các lực của những bậc đại hiền, Phật, thì giống như chày kim cương bởi vì chúng vững chắc, kiên cường, vững vàng, và không lay chuyển. Chúng vững chắc bởi vì chúng có phẩm tính không thay đổi bởi vì một khi các lực này hiện thân chúng giống như bản chất kiên cường của các pháp. Chúng vững vàng, trong đó chúng không chịu sự thay đổi. Chúng không thể lay chuyển như chày kim cương.

 

32.  Không sợ hãi, an nhiên và ổn định,

       vì ngài thiện xảo vô song,

       là sư tử giữa loài người,

       bậc khải hoàn, giống như sư tử

       không sợ hãi trong bất cứ cuộc hội họp nào.

33.  Có tri kiến kỳ diệu về mọi vật,

       ngài tuyệt đối không sợ bất cứ ai.

       Vì thấy rõ ngay cả những chúng sinh thanh tịnh

       cũng không là những kẻ bằng mình, ngài tự tại.

 

     Nhóm phẩm tính thứ nhì của đức Phật liên hệ với sự không sợ hãi (vô úy). Đức Phật được ví với sư tử bởi vì sư tử thì không sợ hãi, không quan tâm, vững vàng, và có kỹ năng vô thượng. Sư tử thì không sợ hãi giữa đám đông các thú khác tụ tậpđức Phật thì không sợ hãi giữa đám đông những người tụ họp. Khi đức Phật giảng dạy, ngài không bao giờ sợ rằng lời dạy của ngài sẽ không chỉ ra con đường hay chỉ cho con đường chân chính bởi vì ngài biết nó là con đường hoàn toàn đưa đến thành Phật. Sư tử thì không sợ hãi giữa đám dã thú khác bởi vì nó mạnh hơn bất cứ con thú nào khác. Cũng thế, Phật không sợ hãi bởi vì ngài biết tất cả mọi sự vật một cách trực tiếp. Sư tử thì tự tin bởi vì nó không cần bất cứ vật gì bảo vệ nó. Cũng vậy, Phật tự tại bởi vì ngài không cần sợ bất cứ ai có thể đánh bại ngài. Thứ ba, sư tử có các năng lực vững vàng bởi vì sức mạnh của sư tử thì luôn luôn ở đó. Cũng vậy, tâm thanh tịnh của Phật hoàn toàn trong sángvững vàng trong tất cả mọi lúc và ý thức tất cả mọi sự vật. Phật không bao giờ không thanh tịnh vì thế những phẩm tính của ngài luôn luôn vững vàng.

 

34.  Vì diệu tâm của ngài luôn chú ý

       mỗi pháp và tất cả mọi pháp, ngài an định.

       Siêu việt trạng thái vô minh tiềm ẩn,

       vượt khó khăn, ngài có sự làm chủ thiện xảo

 

     Khía cạnh thứ tư, Phật và sư tử có chung một kỹ năng vô thượng. Sư tử có thân thủ không bao giờ suy giảm; vì thế nó không bao giờ phải sợ. Cũng vậy, Phật đã hoàn toàn siêu việt tất cả vô minh. Vì thế ngài không sợ mất năng lực của mình.

 

35.  Người thế gian, hàng thanh văn,

       những người chỉ thấy một bên,

       người trí và hàng độc giác

       tri kiến của họ dần dần thêm tinh tế,

       có thể minh họa bằng năm nguyên tố.

 

36.  Chư Phật như đất, nước,

       lửa, và gió hộ trì

       tất cả mọi thế giới.

       Các ngài như hư không,

       ở bên kia các tướng

       của tồn sinh thế gian

       và siêu việt thế gian.

 

     18 phẩm tính khác biệt của đức Phật được ví với hư không. Năm giai đoạn đầu của giác ngộ được ví với năm nguyên tố (năm đại). Có thể chia chúng sinh thành năm loại khác nhau. Thứ nhất là những chúng sinh bình thường là những người hoàn toàn ở dưới quyền lực của hư huyễn và mê hoặc. Với hiểu biết nhiều hơn là những bậc thanh văn hiểu sự không hiện hữu của ngã cá nhân vì thế tâm họ trong sáng hơn. Tiếp theo nữa là các bích-chi phật (độc giác) những người có cái hiểu xa hơn cái hiểu của hàng thanh văn trong đó họ cũng hiểu sự không hiện hữu của ngoại vật, nhưng họ không hiểu sự không hiện hữu của tâm nhận thức. Xa hơn nữa là các bậc Bồ-tát có sự hiểu về ngã của cá nhân và của các pháp, nhưng họ không hoàn toàn làm chủ được nó. Cuối cùng, đến đức Phật, người có sự hiểu đầy đủ, trọn vẹn về cả hai khía cạnh của hiện hữu.

     Tâm của những chúng sinh bình thường được ví với yếu tố đất mà nó rất dày đặc. Yếu tố nước thì ít dày đặc hơn hay nhẹ hơn và được ví với hàng thanh văn. Yếu tố lửa thì còn ít dày đặc hơn nữa và nó tương ứng với hàng duyên giác. Yếu tố gió còn ít dày đặc hơn nữa và tương ứng với hàng Bồ-tát. Cuối cùng, yếu tố hư không được ví với 18 phẩm tính khác biệt của Phật. Phật còn được ví với tất cả mọi yếu tố hợp lại. Đất cho thế gian tính cứng chắc, nước thì tính lỏng chảy, lửa thì tính ấm áp, và gió thì tính chuyển động. Như vậy chư Phật cung cấp cái căn bản cho tất cả các phẩm tính. Chư Phật cũng giống như hư không trong đó các ngài ở bên kia tất cả các tướng của thế gian và ở bên kia thế gian. Điều này có nghĩa là các ngài ở bên kia bất cứ sự so sánh nào với chúng sinh bình thường, Bồ-tát, v.v…

 

37.  Băm hai phẩm tính trên

       tiêu biểu cho pháp thân,

       không thể tách rời như

       màu sắc, sự sáng, và

      hình dáng của viên ngọc.

 

38.  Những thuộc tính đó, khi thấy,

       khiến phấn khởi hài lòng,

       ấy là băm hai (tướng)

       thấy nơi hai sắc thân

      hóa thânbáo thân

      làm cho pháp toàn hảo.

 

39.  Những người xa hay gần thanh tịnh

       thấy chúng theo hai cách –

       như là trong thế gian

       hay như mạn-đa-la

       của các bậc chiến thắng –

       như hình mặt trăng thấy

       trong nước hay hư không.

 

     32 phẩm tính này có vẻ khác nhau nhưng thực ra chúng không thể phân chia cái này với cái kia và chỉ biểu hiện những mặt khác nhau của cùng một vật. Tính không thể phân chia này được ví với viên  ngọc – thực sự người ta không thể tách rời màu sắc hay sự sáng hay hình dáng thấy nơi viên ngọc bởi vì chúng hoàn toàn không thể tách rời khỏi viên ngọc thực tế. Cũng vậy, 32 phẩm tính của Phật không thể tách rời khỏi Pháp thân.

     32 phẩm tính của sự thuần thục đem lại sự hài lòng, hạnh phúc, và an lạc. 32 tướng này được biểu hiện trong hai sắc thân: Hóa thânBáo thân tượng trưng cho sự biểu hiện toàn hảo của Pháp đại thừa. Những người xa thanh tịnh là những chúng sinh bình thường. Hàng thanh văn thấy các sắc thânHóa thân. Những ai gần thanh tịnh, những Bồ-tát, thấy các sắc thânBáo thân. Trong thí dụ, những người thanh tịnh được ví với những người thấy trực tiếp mặt trăng trên bầu trời và những người bất tịnh được ví với những người thấy mặt trăng phản chiếu trong nước.  

 

     Đây là chương thứ ba, về các phẩm tính, theo sự Phân tích Tiềm năng những điều Hy hữuTối thượng, trong Luận Đại thừa Cứu cánh về Tính Liên tục Bất biến của Chân tính

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38513)
03/09/2014(Xem: 25989)
24/11/2016(Xem: 15534)
29/05/2016(Xem: 7697)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.