Chương 26: Quán Thập Nhị Nhơn Duyên

03/07/201012:00 SA(Xem: 16586)
Chương 26: Quán Thập Nhị Nhơn Duyên

LONG THỌ BỒ TÁT Nāgārjuna
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội PL. 2546 - DL. 2003

CHƯƠNG XXVI: QUÁN THẬP NHỊ NHƠN DUYÊN.

Hỏi: Ông đã thuyết con đường đệ nhất nghĩa bằng pháp Đại thừa. Nay tôi muốn nghe pháp Thanh văn để vào đạo đệ nhất nghĩa.

Chúng sanh bị si phủ,

Về sau khởi ba hành.

Bởi vì khởi ba hành,

Theo hành vào sáu nẽo[1] 

Do nhân duyên các hành,

Thức thọ thân sáu đạo. [1]

Vì do các thức nhiễm,

Tăng trưởng nơi danh sắc. [2] 

danh sắc tăng trưởng,

Nhân đó sanh sáu nhập.

Tình, trần,thức hòa hiệp,

Mà sanh ra sáu xúc.[2] [3] 

Vì nhân nơi sáu xúc,

Liền sanh khởi ba thọ.

Bởi do sanh ba thọ,

Mà phát sanh khát ái. [4] 

Nhân ái có bốn thủ,

Nhân thủ nên có hữu.

Nếu thủ ấy không thủ,

Thì giải thoát không hữu. [5] 

Từ hữu mà có sanh,

Từ sanh có lão tử.

Từ lão tử mà có,

Ưu bi các khổ não. [6] 

Như thế tất cả sự,

Đều từ sanh mà có.

Chỉ là do nhân duyên,

Tụ tập đại khổ ấm. [7] 

Ấy gọi là sanh tử,

Căn bản của các hành.

Tạo tác là vô minh,

Người trí không tạo tác. [8] 

Vì do cái này diệt,

Nên cái ấy không sanh.

Chỉ là tụ khổ ấm,

Như thế là chánh diệt. [9] 

Phàm phu vì bị vô minh làm mù tối. Với ba nghiệp thân, khẩu, ý mà sanh khởi các hành dẫn vào sáu nẽo tạo thành thân đời sau. Sự phát khởi sáu hành có ba bậc, thượng, trung, hạ. Thức đi vào sáu nẽo, tùy theo hành mà thọ thân. Do bởi nhân duyên thức đắm nhiễm mà có danh sắc tụ tập. Vì danh sắc tụ tập, nên có sáu nhập. Do nhân duyên sáu nhậpphát khởi sáu xúc. Bởi nhân duyên sáu xúc, mà có ba thọ. Vì nhơn duyên ba thọ mà phát sanh khát ái. Do nhân duyên khát ái, mà có bốn thủ. Khi chấp thủ bốn thủ, do thân, khẩu, ý khởi nghiệp tội phước, khiến cho có tương tục của ba cõiđời sau. Từ hữu mà có sanh; từ sanh mà có lão tử; từ lão tử mà có ưu bi khổ não, đủ mọi sự đau khổ, chỉ là tụ tập của khổ ấm. Thế nên kẻ phàm phu vô trí khởi căn bổn của các hành dẫn đến sanh tử này. Người trí không khởi những hành đó. Do thấy biết như thật nên vô minh diệt. Do vô minh diệt, các hành cũng diệt. Bởi nhân duyên diệt nên quả cũng diệt. Như thế, tu tập Trí quán mười hai nhân duyên sanh diệt, nên sự ấy diệt. Do sự ấy diệt, cho đến, sanh, lão tử, ưu bi, đại khổ ấm, đều như thật chánh diệt. Chánh diệt là cứu cánh diệt tận. Nghĩa mười hai nhân duyên sanh diệt ấy, như trong Kinh, Luận đã nói rộng.

--------------------------------------------------------------------------------

[1] Phần Quán Thập nhị nhân duyêntính cách quan trọng trong bộ T.Q.L. nhưng vì chương I Quán nhân duyên trước kia Ngài Thanh Mục đã luận bàn nhiều về vấn đề Nhân duyên rồi nên chương này chỉ giải thích sơ lược những từ ngữPháp số mà thôi. Mười hai nhân duyên là: vô minh, hành,thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, sanh và lão tử

[2] Ba nghiệp là thân khẩu và ý. Sáu đườngngạ quỷ, súc sanh, Thiên, Nhơn, A tu la, sắc: là sắc pháp. Tâm là thọ, Tưởng, hành và thức. Sáu thứ xúc: Chỉ sáu căn tiếp xúc sáu trần mà có cảm xúc: thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc và pháp. Ba thọ: là khổ thọ, lạc thọxả thọ. Bốn ái thủ: Dục thủ, ngã thủ, kiến thủgiới cấm thủ.

Nguồn gốc sanh từ là vô minh. Khi vô minh đoạn diệt, thì các khổ phiền não ngũ ấm theo đó tiêu diệt hết.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38514)
03/09/2014(Xem: 25989)
24/11/2016(Xem: 15534)
29/05/2016(Xem: 7697)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.