Chương 2 Tài Liệu Liên Quan Đến Phật Truyện

04/07/201012:00 SA(Xem: 7449)
Chương 2 Tài Liệu Liên Quan Đến Phật Truyện

TIỂU THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN
Tác Giả: Kimura Taiken

Hán Dịch: Thích Diễn Bồi - Việt Dịch: Thích Quảng Độ
Xuất Bản: Viện Đại Học Vạn Hạnh Việt Nam 1969 - Chùa Khánh Anh, France 

CHƯƠNG II
TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN PHẬT TRUYỆN

Phật-đà-luận của các phái Tiểu thừa không phải nghiên cứu về Phật truyện tự thân mà là căn cứ vào Phật truyện đã được tổ chức thành một hình thái nhất định để nói rõ ý nghĩa thần học của nó. Do đó, để hiểu cái dụng ý của họ vê Phật-thân-quan, trước chúng ta cần phải biết rõ về Phật truyện đã được tổ chức thành một hình thái nhất định ấy. Song, Phật truyện này dù cho được tổ chức hoàn hảo đến đâu đi nữa thì cũng chưa chắc đã đúng với sự thực lịch sử, vì nó đã trải qua nhiều giai đoạn mới được thành lập, cho nên đối với những quá trình và tư liệu đã tạo thành Phật truyện ấy, chúng ta không thể không biết tới.

Như đã nói ở trên, Phật giáo lấy sự tự giác và nhân cách của đức Phật làm nền tảng để thành lập, và trong thời đại Phật giáo Nguyên Thủy này, Phật và pháp vốn là nhất như. Song, có điều người ta lấy làm lạ là trong các ký lục cổ xưa, Phật truyện không thấy được lưu truyền. chỉ thấy trong Đại phẩm luật văn Ba li (Ngũ-phần-luật quyển 15 (Đại chính, 21, tr. 101), bắt đầu từ phổ hệ dòng Thích Ca, đại khái tuy nhất trí, nhưng so với văn Ba li không được rõ ràng mấy), tương đối ghi chép tường tận từ khi Phật thành đạo, độ cho vị đại đệ tử là Ca-Diếp, Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên cho đến khi thành lập Tăng già. Phật-ban-nệ-hoàn trong Trường-A-Hàm (Đại-Chính, I, tr. 160, phần giữa) thì chỉ ghi chép những sự tích trong ba, bốn thán truớc khi Phật nhập diệt mà thôi. Ngoài ra, tất cả những sự tích khác chỉ được lưu truyền một cách rời rạc, không có đầu cuối mạch lạc: đó là một điều rất đáng buồn! Nhất là về những lý lịch trước ngày đức Phật thành đạo hiện nay vẫn còn rất nhiều chỗ ta chưa được rõ; chẳng hạn như động cơ xuất gia và quá trình tu hành, tất đều do chính đức Phật lúc về già hồi tưởng lại và nói cho các đệ tử nghe, ngày nay chúng ta chỉ được biết một cách rải rác (1) mà thôi.

Nhận xét như trên ta thấy có vẻ như trái ngược với lập trường “Phật-pháp-nhất-như”, nhưng suy nghĩ kỹ một chút, ta thấy điều đó không có gì lạ cả. Vì sau khi Phật vừa nhập diệt các vị đệ tử đối với Phật vẫn còn nhớ tiếc, hơn nữa, theo đúng lời di chúc của Phật là lấy pháp làm nơi nương tựa nên việc khẩn yếu trước là phải biên tập những giáo pháp của Phật, còn chính Phật truyện thì lại không phải việc cấp bách, do đó mà trong các bản ký lục cổ xưa đã thiếu hẳn tính cách tổng hợp trong sự thuyết minh về Phật truyện. Về điểm này, có thể nói giữa Phật giáoCơ Đốc giáo rất tương đồng: vào thời kỳ đầu, khi biên tập những lời giáo huấn của Gia Tô, giáo đồ Cơ Đốc đều giáo lý làm trung tâm, còn như nhân cách hoạt động của Gia Tô thì chỉ được dự tưởng đằng sau giáo lý đó mà thôi.

(1) – M. IV. Bhaya bheravasutta (Tăng-nhất-a-hàm quyển 93, Tăng thượng phẩm sơ, Đại chính, 2, tr. 665 phần giữa)
- M.XIX Dvcdhàvitakkasutta (Trung-a-hàm quyển 2, Niệm Kinh, Đại Chính, 1, tr. 589 phần đầu).
- M XXVI, Ariyapariyesanasutta (Trung-a-hàm quyển 56, La-ma kinh, Đại Chính, 1, tr. 775, phần cuối).
- M. XXXVI Mahàsaccakasutta
- Qldenberg: Buddha, 4 suf, S, 101.

Song mà cách Phật mỗi ngày một xa, thậm chí các vị đệ tử thân cận với Phật cũng lần lượt qua đời, do đó niềm luyến tiếc đáng giáo phụ lại càng thêm khẩn thiết và muốn hình dung lại cuộc đời của Phật đến một trình độ nào đó để biên tập thành Phật truyện là tất nhiên phải có. Chính vì thế mới có Phật truyện bằng văn học được truyền đến ngày nay. Song, xét về nội dung của Phật truyện đó, như sự tích trước khi xuất gia, ta thấy biến đổi rất rõ ràng. Điều này không những chỉ hạn cuộc trong sự tích sau khi giáng sinh tại thành Ca-tỳ-la-vệ mà còn tru đến lý lịch (?) mấy trăm nghìn kiếp sinh tử luân hồi trước kia cũng rất rõ ràng. Đại biểu cho điều đó chính là Bản-sinh-đàm rất nổi tiếng (I). Rồi lại muốn đem phối hợp với sự tu hành và thêm ít nhiều tính cách thần học, chính là Lợi-đa-tỳ-đa-ca (Sở-hành-tán, 35 quyển) cũng được kể là một tiểu bộ trong năm bộ Ni-ka-da bằng văn Ba-li. Như vậy, nhân cách của đức Phật được nhận là quá vĩ đại, không những do sự tu dưỡng trong kiếp này mà có được mà còn do công tu hành từ bao nhiêu kiếp trước nữa; thêm vào đó, khi thuyết pháp, đức Phật lại thường dùng những cố sự có tính cách đồng thoại được lưu hành ở thời bấy giờ để nói rõ mối nhân duyên quan hệ của Ngài ở quá khứ để tỏ cho thính chúng biết tất cả không phải là ngẩu nhiên, cho nên, cuối cùng, những cố sự đó đã được coi như một yếu tố của Phật truyện, dần dần con số tăng thêm lên, rồi lại được chỉnh lý để rồi kết quả trở thành Bản-sinh-đàm hay Sở-hành-tán. Về Bản-sinh-đàm, nếu phán đoán theo các điêu-khắc-phẩm được biểu hiện tại Sơn địa, Ba-lô-phúc-độc và A-ma-lạp-ngõa-cơ, v.v…, vào thời đại A-dục-vương hoặc sau đó không lâu, thì ta có thể nói rõ đã được thành lập rất sớm. Nếu đứng về mặt biểu hiện mà nhận xét, thì Bản-sinh-đàm chẳng qua chỉ là những cố sự được giáo-huấn-hóa, nhưng, nếu đứng về trang nghiêm Phật truyện mà nhận xét, đồng thời, về phương diện lấy Phật và Bồ tát làm trung tâm để triển khai tư tưởng Phật giáo, về điểm này, Bản-sinh-đàm quả thực đã là nguyên-động-lực được phát huy một mức độ ngoài sức tưởng tượng. A-Tỳ-Đạt-Ma lấy Bồ tát luận làm vấn đề pháp tướng thật sự đã là đề mục liên quan đến Bản-sinh-đàm hoặc Sở-hành-tán. về sau, Đại thừa Phật giáo lấy Bồ tát làm trung tâm để phát triển, nếu truy nguyên ra, ta thấy tư tưởng đó thật cũng xuất phát từ Bản-sinh-đàm. Tóm lại, do sự thành lập của Bản-sinh-đàm, từ mấy trăm nghìn muôn kiếp quá khứ đến khi thành Phật, ít ra là về mặt tài liệu có thể nói Phật truyện đã đạt đến giai đoạn hoàn bị.

(1) Fausboll; jàtaka, vols. VII, London 1877. (Nguyên điển). Kern; Jàtakamàlà vol. 1, Harvard University Press 1914 (Nguyên điển), Dutoit; Jàtakam, Munchen (dịch) 
Cowell; The Jàtaka, Cambridge 1895 (dịch)
Speyer; The Jàtakamàlà (S.B.B) London 1895 (dịch).

Như vậy là Phật truyện đã được thành lập với sự kết hợp của những tài liệu tưởng tượng và những tài liệu sử thực và được truyền lưu đến ngày nay dưới nhiều hình thái. Hình thái chủ yếu và hoàn bị hơn cả dĩ nhiên phải kể đến bản chú thích về Bản-sinh-đàm (I) của Nam-Phương, đầu tiên được viết là Nhân-duyên-đàm, khởi thủy từ các kiếp quá khứ cho đến sự thiết lập Kỳ-viên-tinh-xá. Tác phẩm này viết tại Tích Lan, nếu đứng về phương diện thời giannhận xét thì tuy nó có vẻ rất mới, nhưng nếu xét về phương diện xuất xứ thì nó lại rất xa xưa, cho nên rất có giá trị về mặt sử liệu nghiên cứu Phật truyện.

(I) Fausboll ‘s edition, Jataka vol. 194 Rhys Davids; Buddhist Birth Story vol. 1, P. 1 – 43.

Nhưng tài liệu về Phật truyện được truyền nhiều nhất là các bản Hán dịch. Như: Tu-hành-bản-khởi-kinh (2 quyển, Hậu-Hán, Trúc-đại-lực và Khang-mạnh-tường cùng dịch; Đại-chính, 3… từ thời đại Phật-Định-Quang đến ngày hàng ma thành đạo), Phật-thuyết-thái-tử-thụy-ứng-bản-kản-khởi-kinh (2 quyển, Ngô, Chi-Khiêm dịch, Đại-Chính 3… kể nhân duyên từ thời đại Phật-Định-Quang đến ngày ba anh em Ca Diếp quy Phật), Quá-khứ-hiện-tại-nhân-quả-kinh (4 quyển, Tống, Cầu-na-bạt-đà-la dịch, Đại-Chính, 3… từ Phổ-quang Như-lai đến Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên quy Phật), v.v… đều là những tài liệu chủ yếu. Nhất là Phật-bản-hành-tập kinh (60 quyển, Tùy, Xà-na-quật-đa dịch, Đại-Chính 3) dùng mọi hình thái để sưu tập Nhân-duyên-đàm; vì bộ kinh này bao hàm những yếu tố rất cổ cho nên tùy theo phương pháp xử dụng mà đối với việc nghiên cứu Phật truyện sẽ là tài liệu rất sáng tỏ. Căn cứ vào những tài liệu trên đây, đem sửa chữa lại rồi dùng văn vần để viết thành truyện Phật đó là tác phẩm hữu danh của Mã Minh; Phật-sở-hành-tán (5 quyển, Bắc-kinh, Đàm-vô-sấm dịch, Đại-Chính, 4; bản dịch khác: Phật-bản-hành-kinh, 7 quyển, Tống, Thích-pháp-vân dịch, Đại-Chính, 4). Căn cứ vào tất cả tài liệu trên đây, có thể nói, Phật truyện đến ngày nay đã đến tuyệt đỉnh (Thích-Ca-phổ, 5 quyển của Tăng-Hựu “Đại-Chính, 50” sưu tập tất cả những tài liệu này, kể chỗ xuất xứ, về điểm này, tuy có tiện lợi, nhưng vì đối với tài liệu không có sự phê phán nên không thể nhận là sách nghiên cứu được).

Như vậy, hình thái Phật truyện tuy đã từng được sửa chữa qua, nhưng điểm nào mới chính là sự thực lịch sử? Và điểm nào do đời sau thêm thắt vào? Về vấn đề này, dĩ nhiên, ngoài những điểm tương đối rõ ràng có thể nhận thấy, còn thì rất khó mà có thể thuyết minh được. Sử dụng và phê phán những tài liệu trên đây, rồi tham chiếu những sự kiện khác để tạo nên một cuốn Phật truyện chân chính: đó là một đề mục lớn mà Phật giáo Nguyên Thủy cần nghiên cứu. Song, căn cứ vào những tài liệu Phật truyện ấy để cấu tạo thành nghị luận thần học: đó là mục lớn mà A-Tỳ-Đạt-Ma Phật giáo muốn nghiên cứu. Bởi thế, sau đây, chúng tôi nói sơ qua về Phật truyện.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38291)
03/09/2014(Xem: 25870)
24/11/2016(Xem: 15475)
29/05/2016(Xem: 7680)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.