Phẩm Duyên Khởi

18/11/20186:06 SA(Xem: 3252)
Phẩm Duyên Khởi
TIỂU TẠNG A-TÌ-ĐẠT-MA BẮC TRUYỀN
ĀRYA ŚĀRIPUTRA
A-TÌ-ĐẠT-MA
TẬP DỊ MÔN TÚC LUẬN
ABHIDHARMA SANGĪTIPARYĀYA PĀDAŚĀSTRA
阿毘達磨集異門足論
ẤN BẢN ĐIỆN TỬ 17/11/2018 
PHƯỚC NGUYÊN
Dịch & chú

PHẨM DUYÊN KHỞI[1]

Một thời, Thế Tôn du hànhLực sĩ sinh xứ[2], rồi đi dần đến ấp Ba-bà[3], trụ tại rừng Chiết-lộ-ca[4].

Bấy giờ, trong ấp ấy, chúng lực sĩ ở tại khoảng đông tâycủa thôn là nơi thường tụ họp giải trí, chỗ ngôi đền Ôn-bạt-nặc-ca[5], mới dựng một đài quán thanh nhã, chưa có vị Sa-môn, Bà-la-môn v.v… cùng các lực sĩ từng thọ dụng đài quán ấy.

Khi ấy, chúng lực sĩ nghe tin đức Phật Thế Tôn cùng với Bí-sô Tăng đang trú trong khu rừng gần đây, họ hết sức vui mừng, cùng nhau thảo luận rằng:

“Chúng ta vừa mới sửa sang đài quán thắng diệu. Vậy trước tiên nên thỉnh Đức Phật cùng với Bí-sô Tăng, là ruộng phước vô thượng đến lưu trú tại đấy. Sau đó chúng ta tùy theo nghiệp thắng thiện mà đạt được tư tài từ trong sự thọ dụng này, do đây hoạch đắc lợi ích an ổn lâu dài, há chẳng tốt sao?”

Các lực sĩ sau khi thảo luận như thế, mỗi vị tập hợp bạn bè và quyến thuộc của mình, cùng nhau rời khỏi thôn Ba-bà, đi đến chỗ đức Như Lai. Sau khi đến nơi, đảnh lễ hai chân Thế Tôn, nhiễu quanh về phía phải Phật ba vòng, rồi ngồi lui một bên.

Lúc ấy, đức Bạc-già-phạm dùng âm thanh từ nhuyễn thăm hỏi các lực sĩquyến thuộc, ngài lại bằng đa dạng pháp môn vi diệu, thị hiện, khen ngợi, khích lệ. Nói xong những điều này, Thế Tôn im lặng an trú.

Chúng lực sĩ nghe Đức Phật thuyết giảng xong, hoan hỷ phấn chấn, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chấp tay cung kính đồng bạch Phật:

“Chúng con là các lực sĩ trong ấp này, ở tại khoảng đông tây của thôn là nơi thường tụ họp giải trí, chỗ ngôi đền Ôn-bạt-nặc-ca, mới dựng một đài quán thanh nhã, chưa có vị Sa-môn, Bà-la-môn v.v… cùng các lực sĩ từng thọ dụng đài quán ấy. Thỉnh cầu Thế Tôn thương xót chúng con, hãy cùng chư vị đệ tử đến lưu trú tại đó, khiến chúng con được lợi ích an ổn lâu dài”.

Khi ấy, Đức Như Lai vì thương tưởng họ nên dẫn chúng đệ tử đến trú tại đó, lại dùng diệu âm, giảng nói cho các lực sĩ về đa dạng sai biệt của quả báo bố thí, vấn đáp qua lại, đã quá phần đầu đêm. Chúng lực sĩquyến thuộc nghe được pháp yếu, thảy đều hoan hỉ, đảnh lễ Phật rồi ra về.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với Tôn giả Xá-lợi Tử:

“Ta nay đau lưng, muốn nghĩ một chút. Vậy ông có thể thay Ta tuyên thuyết pháp yếu cho Bí-sô Tăng, chớ nên bỏ trống thời giờ”.

Lúc ấy, Tôn giả Xá-lợi Tử im lặng làm theo Thánh giáo.

Khi đó, Phật trải ốt-đát-la-tăng bốn lớp làm ngọa cụ, xếp đại y làm gối, rồi thẳng mình, nằm nghiêng phía hữu, hai chân chồng lên nhau, như lý tác ý, trụ quang minh tưởng và đang khởi tưởng, kèm theo đầy đủ chánh niệm, chánh tri, như núi báu lớn, tịch nhiên vô động.

I.    NHÂN DUYÊN LY HỆ THÂN TỬ

Lúc này, Tôn giả Xá-lợi Tử nói với Bí-sô Tăng:

Trong thôn Ba Ba này, có Ly hệ thân tử[6] không biết hổ thẹn, tự xưng bậc thầy, vị ấy mạng chung chưa quá tuần tháng, nhưng các đệ tử chia ra làm hai bộ, tranh cãi phân vân, miệt thị lẫn nhau, nói rằng: “Ta hiểu pháp luật, ngoài ra không ai hiểu. Như ta sở tri đây là pháp, đây là luật, điều ta nói là đúng lý hợp nghi, các ông đối với việc này thảy đều bế tắc”. Đối với giáo thuyết của Sư tôn, mỗi người tùy theo kiến chấp cá nhân mà tự ý hoán đổi trước sau, hoặc tăng hoặc giảm, phân chia vụn vặt, lập thành nhiều bộ. Muốn biết hơn thua, nên cùng nhau tranh luận kích bác, để tránh lỗi khó, họ càng phỉ báng lẫn nhau, tuy có luận ngôn nhưng không luận đạo, tàn hại nhau với giáo mác bằng miệng. Bất cứ bạch y nào tin theo pháp đó, thấy bọn đệ tử kia tranh đấu như vậy, thảy đều phản đối, cơ hiềm, chán ghét không theo chúng nữa.

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi Tử nói với đại chúng:

Vì trong thôn Ba Ba này, những gì là pháp luật của Thân tử ly hệ đều là ác thuyết, ác thọ, không thể dẫn đến xuất ly[7], không hướng đến chánh giác, là pháp khả hoại, không thể hướng đến, không thể y chỉ[8].

Duy chỉ Pháp luật Đại sư - đức Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác của chúng ta là thiện thuyết, thiện thọ, có thể dẫn đến sự xuất ly vĩnh viễn, có thể hướng đến Chánh giác, chẳng phải là pháp khả hoại, có thể hướng đến, có thể y chỉ.

II. KẾT TẬP PHÁP TẠNG

Hôm nay chúng ta cần phải hòa hợp kết tập Pháp và Tì-nại-da[9], được nghe từ chính đức Thế tôn khi còn trụ thế. Ngăn ngừa sau khi Đức Như Lai nhập Niết-bàn, xảy ra việc đệ tử của Thế Tôn có điều tranh cãi, khiến cho pháp luật tùy thuận phạm hạnh được an trụ lâu dài mang lại lợi lạc cho vô lượng hữu tình; lại vì thương xót thế gian, chúng chư thiênnhân loại, khiến cho họ có được nghĩa lợi an lạc thù thắng.



[1] Bản Hán: quyển 1.

[2] 力士生處; Saṅgīti: malleṣu Pāli. Mallesu, giữa những người nước Malla; Tạp 35, tr. 253c24: Câu-di-na-kiệt quốc Lực sĩ sanh xứ Kiên cố song thọ lâm 俱夷那竭國力士生處堅固 雙樹林. Pāli: Kusinārā upavattanaṃ Mallānaṃ sālavanaṃ. Lực sỹ 力士, danh từ riêng chỉ bộ tộc chứ không phải danh từ chung. Một trong các bộ tộc lớn thời Phật, lãnh địa là thành Câu-thi-na và Ba-bà. Pāli. Mallā, với hai thủ phủ Pāvā và Kusinārā.

[3] Ba bà 波 婆; Saṅgīti: pāpām. No 5, No 6: Ba-tuần quốc 波旬國. No 7: từ Thiện-già thành đi Cưu-sa thôn 鳩娑村 (?). No 100(128): Mạt-lao thôn ấp 末牢村邑. D 16: từ Bhoganagara đi Pāvā.

[4] 折路迦林. Saṅgīti: jalūkāvanaṣaṇḍe; D 33: Pāvāyaṃ viharati Cundassa kammāraputtassa ambavane, du hành Pāva, trong rừng xoài của thợ rèn Cunda. Trường, kinh Chúng tập: Xà-đầu Am-bà viên 闍頭菴婆園.

[5] D 33, duyên khởi cũng vậy, hội trường tên là Ubbhataka. Tên gọi này liên hệ đến từ uposatha, chỉ ngày trai giới tức ngày 15, có thể giải thích sự khác biệt trong bản Hán trên.

[6] 離繫親子ly hệ thân tử; T 12: Ni-kiền-đà Nhạ-đề Tử 尼乾陀惹提子

[7] D 33: aniyyānike, không có khả năng hướng dẫn.

[8] Cf. D 33: bhinnathūpe appaṭisaraṇe: tháp đã đổ, không thể nương tựa

[9]毘奈耶, Sanskrit/Pāli vinaya: luật, quy tắc đạo đức.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/09/2019(Xem: 10532)
17/11/2018(Xem: 6161)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.