Phẩm Bốn Pháp

18/11/20186:07 SA(Xem: 2333)
Phẩm Bốn Pháp
TIỂU TẠNG A-TÌ-ĐẠT-MA BẮC TRUYỀN
ĀRYA ŚĀRIPUTRA
A-TÌ-ĐẠT-MA
TẬP DỊ MÔN TÚC LUẬN
ABHIDHARMA SANGĪTIPARYĀYA PĀDAŚĀSTRA
阿毘達磨集異門足論
ẤN BẢN ĐIỆN TỬ 17/11/2018 
PHƯỚC NGUYÊN
Dịch & chú

PHẨM BỐN PHÁP

I.    KINH VĂN

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi Tử lại nói với đại chúng:

Cụ thọ nên biết! Đức Phật đối với bốn pháp sau khi đã tự mình khéo thông đạt, hiện đẳng giác, liền tuyên thuyết khai thị cho các đệ tử. Hôm nay chúng ta nên hòa hợp kết tập, để ngăn ngừa sau khi Đức Phật diệt độ xảy ra tranh cãi, khiến cho pháp luật tùy thuận phạm hạnh được an trụ lâu dài mang lại lợi lạc cho vô lượng hữu tình; lại vì thương xót thế gian, chúng chư thiênnhân loại, khiến cho họ có được nghĩa lợi an lạc thù thắng.

Thế nào là bốn pháp?

Trong đây có năm tụng tóm tắt.

II. LUẬN GIẢI

TỤNG THỨ NHẤT

Tụng tóm tắt thứ nhất:

Một: Bốn pháp có mười,

Niệm, đoạn, thần, lự, đế

Tưởng, vô lượng, vô sắc

Thánh chủng, quả đều bốn.

Có bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, bốn tĩnh lự, bốn Thánh đế, bốn tưởng, bốn vô lượng, bốn vô sắc, bốn Thánh chủng, bốn quả Sa-môn.

1. Bốn niệm trụ

Bốn niệm trụ: 1. Thân niệm trụ. 2. Thọ niệm trụ. 3. Tâm niệm trụ. 4. Pháp niệm trụ.

Thế nào là thân niệm trụ?

Mười sắc xứ và sắc được liệt vào pháp xứ. Đó gọi là thân niệm trụ.

Thế nào là thọ niệm trụ?

Sáu thọ thân. Thọ được sinh bởi nhãn xúc, cho đến: thọ được sinh bởi ý xúc. Đó gọi là thọ niệm trụ.

Thế nào là tâm niệm trụ?

Sáu thức thân. Nhãn thức, cho đến: ý thức. Đó gọi là tâm niệm trụ.

Thế nào là pháp niệm trụ?

Pháp xứ vô sắc không được liệt vào thọ uẩn. Đó gọi là pháp niệm trụ.

Lại nữa, thiện hữu lậu và vô lậu đạo được sinh bởi thân tăng thượng, đó gọi là Thân niệm trụ.

Thiện hữu lậu và vô lậu đạo được sinh bởi thọ tăng thượng, đó gọi là Thọ niệm trụ.

Thiện hữu lậu và vô lậu đạo được sinh bởi tâm tăng thượng, đó gọi là Tâm niệm trụ.

Thiện hữu lậu và vô lậu đạo được sinh bởi pháp tăng thượng, đó gọi là Pháp niệm trụ.

Lại nữa, duyên thân tuệ, gọi là Thân niệm trụ.

Duyên thọ tuệ, gọi là Thọ niệm trụ.

Duyên tâm tuệ, gọi là Tâm niệm trụ.

Duyên pháp tuệ, gọi là Pháp niệm trụ.

2. Bốn chánh đoạn

* Bốn chánh đoạn: Đó là:

1. Vì để các pháp ác bất thiện đã phát sinh khiến cho được đoạn trừ, nên khởi lên ý muốn, phát động nỗ lực tinh tấn, sách tiến tâm, kiên trì tâm, đó là thứ nhất.

2. Vì để các pháp ác bất thiện chưa phát sinh khiến cho không phát sinh, nên khởi lên ý muốn, phát động nỗ lực tinh tấn, sách tiến tâm, kiên trì tâm, đó là thứ hai.

3. Vì để các thiện pháp chưa sinh khiến cho phát sinh, nên khởi lên ý muốn, phát động nỗ lực tinh tấn, sách tiến tâm, kiên trì tâm, đó là thứ ba.

4. Vì để các pháp thiện đã sinh khiến cho được trụ vững, không quên mất, phát triển tròn đầy, tăng lên gấp bội, rộng lớn, tác chứng bằng trí, nên khởi lên ý muốn, phát động nỗ lực tinh tấn, sách tiến tâm, kiên trì tâm, đó là thứ tư.

Thế nào là chánh đoạn: “vì để các pháp ác bất thiện đã phát sinh khiến cho được đoạn trừ, nên khởi lên ý muốn, phát động nỗ lực tinh tấn, sách tiến tâm, kiên trì tâm”?

Đoạn trừ các pháp ác bất thiện đã sinh; để thiện hữu lậu và vô lâu đạo được khởi lên bởi tăng thượng [lực]. Như thế gọi là chánh đoạn thứ nhất.

Thế nào là chánh đoạn: “vì để các pháp ác bất thiện chưa phát sinh khiến cho không phát sinh, nên khởi lên ý muốn, phát động nỗ lực tinh tấn, sách tiến tâm, kiên trì tâm”?

Ngăn chặn các pháp ác bất thiện chưa sinh; để thiện hữu lậu và vô lâu đạo được khởi lên bởi tăng thượng [lực]. Như thế gọi là chánh đoạn thứ hai.

Thế nào là chánh đoạn: “vì để các thiện pháp chưa sinh khiến cho phát sinh, nên khởi lên ý muốn, phát động nỗ lực tinh tấn, sách tiến tâm, kiên trì tâm”?

Khởi động các pháp thiện chưa sinh; để thiện hữu lậu và vô lâu đạo được khởi lên bởi tăng thượng [lực]. Như thế gọi là chánh đoạn thứ ba.

Thế nào là chánh đoạn: “vì để các pháp thiện đã sinh khiến cho được trụ vững, không quên mất, phát triển tròn đầy, tăng lên gấp bội, rộng lớn, tác chứng bằng trí, nên khởi lên ý muốn, phát động nỗ lực tinh tấn, sách tiến tâm, kiên trì tâm”?

Tăng trưởng các pháp thiện đã sinh; để thiện hữu lậu và vô lâu đạo được khởi lên bởi tăng thượng [lực]. Như thế gọi là chánh đoạn thứ tư.

3. Bốn thần túc

Bốn thần túc:

Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc đó là thứ nhất;

Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc đó là thứ hai;

Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc đó là thứ ba;

Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc đó là thứ tư.

Thế nào là Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc?

Thiện hữu lậu và vô lậu được được sinh bởi tăng thượng của dục. Đó gọi là Dục Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc.

Thế nào là Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc?

Thiện hữu lậu và vô lậu được được sinh bởi tăng thượng của cần. Đó gọi là Cần Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc.

Thế nào là Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc?

Thiện hữu lậu và vô lậu được được sinh bởi tăng thượng của tâm. Đó gọi là Tâm Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc.

Thế nào là Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc?

Thiện hữu lậu và vô lậu được được sinh bởi tăng thượng của quán. Đó gọi là Quán Tam-ma-địa thắng hành thành tựu thần túc.

4. Bốn tĩnh lự

Bốn tĩnh lự: 1. Sơ tĩnh lự. 2. Đệ nhị tĩnh lự. 3. Đệ tam tĩnh lự. 4. Đệ tứ tĩnh lự.

Thế nào là sơ tĩnh lự?

Năm uẩn thiện được liệt vào Sơ tĩnh lự.

Thế nào là đệ nhị tĩnh lự?

Năm uẩn thiện được liệt vào đệ nhị tĩnh lự.

Thế nào là đệ tam tĩnh lự?

Năm uẩn thiện được liệt vào đệ tam tĩnh lự.

Thế nào là đệ tứ tĩnh lự?

Năm uẩn thiện được liệt vào đệ tứ tĩnh lự.

5. Bốn Thánh đế

Bốn Thánh đế: 1. Khổ Thánh đế. 2. Khổ tập Thánh đế. 3. Khổ diệt Thánh đế. 4. Thú khổ diệt đạo Thánh đế.

Thế nào là khổ Thánh đế?

Năm thủ uẩn, tức sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Đó gọi là khổ Thánh đế.

Thế nào là khổ tập Thánh đế?

Những gì là nhân hữu lậu. Đó gọi là khổ tập Thánh đế.

Thế nào là khổ diệt Thánh đế?

Trạch diệt vô vi. Đó gọi là khổ diệt Thánh đế.

Thế nào là thú khổ diệt đạo Thánh đế?

Những gì là pháp hữu học và pháp vô học. Đó gọi là thú khổ diệt đạo Thánh đế.

6. Bốn tưởng

Bốn tưởng: 1. Tiểu tưởng. 2. Đại tưởng. 3. Vô lượng tưởng. 4. Vô sở hữu tưởng.

Thế nào là tiểu tưởng?

Những gì là tưởng, đẳng tưởng, hiện tiền đẳng tưởng, đã tưởng, sẽ tưởng mà câu hành với tác ý tư duy các sắc nhỏ hẹp: hoặc tư duy về thanh ứ, hoặc tư duy nùng lạn, hoặc tư duy về phá hoại, hoặc tư duy bành trướng, hoặc tư duy về hài cốt, hoặc tư duy về cốt tỏa, hoặc tư duy hỏa, hoặc tư duy phong, hoặc tư duy thanh, hoặc tư duy hoàng, hoặc tư duy xích, hoặc tư duy bạch, hoặc tư duy tai họa của các dục, hoặc tư duy phẩm chất của xuất ly, đó gọi là tiểu tưởng.

Thế nào là đại tưởng?

Những gì là tưởng, đẳng tưởng, hiện tiền đẳng tưởng, đã tưởng, sẽ tưởng mà câu hành với tác ý tư duy các sắc rộng lớn nhưng không phải vô biên: hoặc tư duy về thanh ứ, nói chi tiết như trên. Đó gọi là đại tưởng.

Thế nào là vô lượng tưởng?

Những gì là tưởng, đẳng tưởng, hiện tiền đẳng tưởng, đã tưởng, sẽ tưởng mà câu hành với tác ý tư duy các sắc rộng lớn, lượng của nó vô biên: hoặc tư duy về thanh ứ, nói chi tiết như trên. Đó gọi là vô lượng tưởng.

Thế nào là vô sở hữu tưởng?

Trong đây chỉ rõ vô sở hữu tưởng.

7. Bốn vô lượng

Bốn vô lượng: 1. Từ vô lượng. 2. Bi vô lượng. 3. Hỷ vô lượng. 4. Xả vô lượng.

Thế nào là Từ vô lượng?

Những gì là Từ và Từ tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức, hoặc nó được đẳng khởi từ hai nghiệp thân và khẩu, hoặc nó được đẳng khởi từ hành không tương ưng với tâm. Đó gọi là Từ vô lượng.

Thế nào là Bi vô lượng?

Những gì là Bi và Bi tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức, hoặc nó được đẳng khởi từ hai nghiệp thân và khẩu, hoặc nó được đẳng khởi từ hành không tương ưng với tâm. Đó gọi là Bi vô lượng.

Thế nào là Hỷ vô lượng?

Những gì là Hỷ và Hỷ tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức, hoặc nó được đẳng khởi từ hai nghiệp thân và khẩu, hoặc nó được đẳng khởi từ hành không tương ưng với tâm. Đó gọi là Hỷ vô lượng. Đó gọi là Hỷ vô lượng.

Thế nào là Xả vô lượng?

Những gì là Xả và Xả tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức, hoặc nó được đẳng khởi từ hai nghiệp thân và khẩu, hoặc nó được đẳng khởi từ hành không tương ưng với tâm. Đó gọi là Xả vô lượng. Đó gọi là Xả vô lượng.

8. Bốn vô sắc

Bốn vô sắc: 1. Không vô biên xứ. 2. Thức vô biên xứ. 3. Vô sở hữu xứ. 4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Thế nào là Không vô biên xứ?

Không vô biên xứ khái lược có hai loại: (i) định và (ii) sinh. Những gì là thọ, tưởng, hành, thức hoặc định, hoặc sinh. Đó gọi là Không vô biên xứ.

Thế nào là thức vô biên xứ?

Thức vô biên xứ khái lược có hai loại: (i) định và (ii) sinh. Những gì là thọ, tưởng, hành, thức hoặc định, hoặc sinh. Đó gọi là thức vô biên xứ.

Thế nào là vô sở hữu xứ?

Vô sở hữu xứ khái lược có hai loại: (i) định và (ii) sinh. Những gì là thọ, tưởng, hành, thức hoặc định, hoặc sinh. Đó gọi là vô sở hữu xứ.

Thế nào là Phi tưởng phi phi tưởng xứ?

Phi tưởng phi phi tưởng xứ khái lược có hai loại: (i) định và (ii) sinh. Những gì là thọ, tưởng, hành, thức hoặc định, hoặc sinh; và có một loại định được đẳng khởi từ hành không tương ưng tâm, tức Diệt tưởng thọ định. Đó gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

9. Bốn Thánh chủng

Bốn Thánh chủng:

1. Các vị Bí-sô, khi có được bất cứ y phục loại nào, liền phát sinh sự hài lòng, tán thán sự hài lòng. Không vì nhân duyên tìm cầu y phục mà khiến cho thế gian sinh ra nhạo báng. Nếu khất cầu không được, thì quyết không ảo não khóc than, không ngóng cổ trông đợi, không đấm ngực si dại. Nếu khất cầu được rồi, thì thọ dụng như pháp, không sinh nhiễm trước, mê đắm, si dại, cất giấu, tích trữ. Khi thọ dụng, có thể thấy được tai họa trong nó, bằng chánh tri mà xuất ly. Do vị ấy tự hài lòng với bất cứ loại y phục nào có được, nên quyết không tự đề cao mình, không miệt thị người khác, mà có thể tinh chuyên nỗ lực, chánh tri, hệ niệm, đó gọi là đứng vững trong phả hệ Thánh từ thượng cổ.

2. Các vị Bí-sô, khi có được bất cứ ẩm thực nào, liền phát sinh hài lòng, nói chi tiết như trên.

3. Các vị Bí-sô, khi có được bất cứ ngọa cụ nào, liền phát sinh hài lòng, nói chi tiết như trên.

4. Các vị Bí-sô: (i)‘Mong muốn đoạn trừ, vui thích đoạn trừ’, tuỳ học một cách tinh tấn đối với sự ‘mong muốn đoạn trừ, vui thích đoạn trừ’; (ii) ‘Mong muốn tu tập, vui thích tu tập’, tuỳ học một cách tinh cần đối với việc ‘mong muốn tu tập, vui thích tu tập’. Vị ấy do ‘vui thích trong sự tu tập và đoạn trừ’ như vậy, nên quyết không tự đề cao mình, không miệt thị người khác, mà có thể nỗ lực, chánh tri, hệ niệm, đó gọi là đứng vững trong phả hệ Thánh từ thượng cổ.

Thế nào là Thánh chủng: hài lòng với bất cứ y phục loại nào có được?

Khi có được bất cứ y phục loại nào, liền phát sinh sự hài lòng, nên thiện hữu lậu và vô lậu đạo được sinh bởi tăng thượng. Đó gọi là Thánh chủng: hài lòng với bất cứ y phục loại nào có được.

Thế nào là Thánh chủng: hài lòng với bất cứ ẩm thực loại nào có được?

Hài lòng với bất cứ ẩm thực loại nào có được, nên thiện hữu lậu và vô lậu đạo được sinh bởi tăng thượng. Đó gọi là Thánh chủng: hài lòng với bất cứ ẩm thực loại nào có được.

Thế nào là Thánh chủng: hài lòng với bất cứ ngọa cụ loại nào có được?

Hài lòng với bất cứ ngọa cụ loại nào có được, nên thiện hữu lậu và vô lậu đạo được sinh bởi tăng thượng. Đó gọi là Thánh chủng: hài lòng với bất cứ ngọa cụ loại nào có được.

Thế nào là Thánh chủng: “Mong muốn đoạn trừ, vui thích đoạn trừ; mong muốn tu tập, vui thích tu tập”?

Mong muốn đoạn trừ, vui thích đoạn trừ; mong muốn tu tập, vui thích tu tập, nên nên thiện hữu lậu và vô lậu đạo được sinh bởi tăng thượng. Đó gọi là Thánh chủng: “Mong muốn đoạn trừ, vui thích đoạn trừ; mong muốn tu tập, vui thích tu tập”.

10. Bốn quả Sa-môn

*Bốn quả Sa-môn: 1. Quả Dự lưu. 2. Quả Nhất lai. 3. Quả Bất hoàn. 4. Quả A-la-hán.

Thế nào là quả Dự lưu?

Quả Dự lưu có hai loại: 1. Hữu vi; 2. Vô vi.

Quả Dự lưu hữu vi: khi chứng nghiệm quả Dự lưu, những gì là học pháp đã đắc, hoặc hiện đắc, hoặc sẽ đắc. Đó gọi là quả Dự lưu hữu vi.

Quả Dự lưu vô vi: khi chứng nghiệm quả Dự lưu, những gì là trạch diệt đã đắc, hoặc hiện đắc, hoặc sẽ đắc. Đó gọi là quả Dự lưu vô vi.

Quả Nhất lai, quả Bất hoàn: nên biết cũng như vậy.

Thế nào là quả A-la-hán?

Quả A-la-hán có hai loại: 1. Hữu vi; 2. Vô vi.

Quả A-la-hán hữu vi: khi chứng nghiệm quả A-la-hán, những gì là pháp vô học đã đắc, hoặc hiện đắc, hoặc sẽ đắc. Đó gọi là quả A-la-hán hữu vi.

Quả A-la-hán vô vi: khi chứng nghiệm quả A-la-hán, những gì là trạch diệt đã đắc, hoặc hiện đắc, hoặc sẽ đắc. Đó gọi là quả A-la-hán vô vi.

TỤNG THỨ HAI

2. Tụng nêu tổng quát thứ hai:

Hai: Bốn pháp có chin,

Là chi, tịnh, trí, lực

Xứ, uẩn, y, tích, pháp,

Riêng bốn trí hai nhóm.

Có bốn Dự lưu chi, bốn chứng tịnh, bốn trí, bốn lực, bốn xứ, bốn uẩn, bốn y, bốn pháp tích, bốn pháp cần được tác chứng. Trí có hai nhóm, tám loại còn lại mỗi loại có một nhóm.

11. Bốn Dự lưu chi

Bốn Dự lưu chi: 1. Thân cận thiện sĩ. 2. Lắng nghe chánh pháp. 3. Như lý tác ý. 4. Pháp tùy pháp hành.

Thế nào là Thân cận thiện sĩ?

Thiện sĩ: đó là Phật và đệ tử. Lại có bất cứ hạng bổ-đặc-già-la nào, đầy đủ giới, đầy đủ đức, thoát ly các tỳ vết, có pháp thiện xảo, có khả năng tiếp nhận địa vị tôn sư, thành tựu phẩm chất ưu việt, biết hổ thẹn, biết truy hối, khéo thủ hộ, hiếu học, có đầy đủ tri thức, có đầy đủ kiến giải; thích tư duy thẩm sát, thích cân nhắc, thích quán sát, trạng thái thông minh, có đầy đủ sự tri nghiệm, dứt sự đuổi theo về Tồn tại, đồng loại với tuệ; Tách rời tham, hướng đến sự diệt tận tham; tách rời sân, hướng đến sự diệt tận sân; tách rời si, hướng đến sự diệt tận si; huấn luyện nhuần nhuyễn, hướng đến sự huấn luyện nhuần nhuyễn; tịch tĩnh, hướng đến tịch tĩnh; giải thoát, hướng đến giải thoát; đủ các loại phẩm chất ưu thắng như thế, gọi là thiện sĩ.

Nếu có thể thường xuyên thân cận, thừa sự, cung kính, phụng sự đối với các bậc Thiện sĩ được kể ở trên, như vậy gọi là thân cận Thiện sĩ

Thế nào là lắng nghe chánh pháp?

Chánh pháp: Thiện sĩ được nói ở trên sẽ trực tiếp soi sáng cho ta những điều khoản chưa được sáng tỏ và sẽ trực tiếp khai ngộ cho ta những điều khoản chưa được khai ngộ. Bằng trí tuệ thông suốt ý nghĩa thâm diệu của vấn đề, vị ấy phương tiện công bố, ước lệ, gầy dựng, chỉ lối. Bằng vô lượng phương tiện, vị ấy trực tiếp chỉ rõ cho họ: “khổ thực tế là khổ; tập khởi thực tếtập khởi; diệt thực tế là diệt; đạo thực tế là đạo”.

Nếu đối với những Chánh Pháp được nói như thế, thích lắng nghe, thích thọ trì, thích cứu cánh, thích hiểu rõ, thích quán sát, thích khảo nghiệm, thích suy cứu, thích thông suốt, thích xúc chạm, thích chứng nghiệm, thích thể nghiệm; vị ấy, vì để nghe pháp nên không ngại gian khó; vì để thọ trì, thường xuyên dùng nhĩ căn hướng đến pháp âm, phát sinh nhĩ thức ưu việt. Như thế gọi là lắng nghe Chánh Pháp.

Thế nào là Như lý tác ý?

Đối với pháp nghĩa không điên đảo được nghe bởi nhĩ, được thông tri bởi nhĩ thức và được nhĩ thức dẫn khởi, khiến tâm chuyên chú, theo dõi sự thâu nhiếp, thâu nhiếp toàn diện, tập trung ý tưởng, đề cao ý tưởng, khảo sát rõ ràng, trạng thái cảnh giác của tâm. Đó gọi là Như lý tác ý.

Thế nào là pháp tùy pháp hành?

Thiện pháp ưu việt phát sinh bởi xuất ly, viễn ly được dẫn khởi từ Như lý tác ý, trụ vững tu tập, tinh cần không gián đoạn. Như thế gọi là pháp tùy pháp hành.

12. Bốn chứng tịnh

* Bốn chứng tịnh: Như Khế kinh nói: Thành tựu bốn pháp gọi là Dự lưu. Đó là: 1. Chứng tịnh nơi Phật. 2. Chứng tịnh nơi Pháp. 3. Chứng tịnh nơi Tăng. 4. Giới được bậc Thánh yêu mến.

Thế nào là Chứng tịnh nơi Phật?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Ở đây, vị Thánh đệ tử, bằng đặc điểm như vậy tuỳ niệm chư Phật, nghĩa là vị Thế Tôn ấy là bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật Bạc-già-phạm”.

Vị ấy bằng đặc điểm như thế tuỳ niệm chư Phật, những gì là tín, trạng thái của tín, trạng thái hiện tiền của tín tương ưng với kinh nghiệm nhận thức, mà kiến là căn bản; có thể tuỳ thuận, xác chứng, (phát sinh) ái mộ, trạng thái ái mộ, tâm lắng, tâm sạch, đó gọi là chứng tịnh nơi Phật.

Thế nào là chứng tịnh nơi Pháp ?

Như Thế Tôn nói :

“Bí-sô nên biết! Ở đây, vị Thánh đệ tử bằng đặc điểm như vậy tùy niệm Chánh Pháp, nghĩa là Chánh Pháp của Phật, thiện thuyết, hiện kiến, vô nhiệt, ứng thời, dẫn đạo, cận quán, trí giả nội chứng”.

Vị ấy bằng đặc điểm như thế tuỳ niệm Chánh Pháp, những gì là tín, trạng thái của tín, trạng thái hiện tiền của tín tương ưng với kinh nghiệm nhận thức, mà kiến là căn bản; có thể tuỳ thuận, xác chứng, (phát sinh) ái mộ, trạng thái ái mộ, tâm lắng, tâm sạch, đó gọi là chứng tịnh nơi Pháp.

Thế nào là Chứng tịnh nơi Tăng?

Như Thế Tôn nói :

“Bí-sô nên biết! Ở đây, vị Thánh đệ tử bằng đặc điểm như vậy tùy niệm Tăng, nghĩa là Tăng đệ tử Phật, thành tựu diệu hành, chất trực hành, như lý hành , thực hành theo pháp và tùy pháp, hòa kính hành, tùy pháp hành. Ở trong Tăng ấy, có Dự lưu hướng, có Dự lưu quả; có Nhất lai hướng, có Nhất lai quả; có Bất hoàn hướng, có Bất hoàn quả; có A-la-hán hướng, có A-la-hán quả; hợp lại như vậy, có bốn đôi, tám hạng bổ-đặc-già-la. Tăng đệ tử của Phật, đầy đủ giới, đầy đủ định, đầy đủ tuệ, đầy đủ giải thoát, đầy đủ giải thoát tri kiến, xứng đáng thỉnh cầu, xứng đáng tế tự, xứng đáng cung kính, xứng đáng được phụng sự bởi thế gian, vì là ruộng phước vô thượng”.

Vị ấy bằng đặc điểm như vậy tuỳ niệm Tăng, những gì là tín, trạng thái của tín, trạng thái hiện tiền của tín tương ưng với kinh nghiệm nhận thức, mà kiến là căn bản; có thể tuỳ thuận, xác chứng, (phát sinh) ái mộ, trạng thái ái mộ, tâm lắng, tâm sạch, đó gọi là chứng tịnh nơi Tăng.

Thế nào là Giới được bậc Thánh yêu thích?

Thân luật nghi, ngữ luật nghi, mạng thanh tịnh vô lậu, đó gọi là Giới được bậc Thánh yêu thích.

Vì sao gọi là Giới được bậc Thánh yêu thích?

Chư Phật và đệ tử gọi là Thánh. Những vị ấy yêu mến, vui thích  đối với giới này, nhẫn thuận không đối nghịch, thế nên gọi là Giới được bậc Thánh yêu thích.

13. Bốn trí (1)

[393c14][1] Bốn trí: 1. Pháp trí. 2. Loại trí. 3. Tha tâm trí. 4. Thế tục trí.

Thế nào là pháp trí?

Những gì là vô lậu trí duyên với dục giới hành, vô lâu trí duyên với dục giới hành nhân, vô lậu trí duyên với dục giới hành diệt, vô lậu trí duyên với dục giới hành năng đoạn.

Lại nữa vô lậu trí duyên pháp trípháp trí địa.

Đó gọi là pháp trí.

Thế nào là loại trí?

Những gì là vô lậu trí duyên với sắc giới, vô sắc giới; vô lậu trí duyên sắc, sắc giới hành nhân; vô lậu trí duyên sắc, sắc giới hành diệt; vô lậu trí duyên sắc, sắc giới hành năng đoạn

Lại nữa, vô lậu trí duyên loại trí và duyên loại trí địa.

Đó gọi là loại trí.

Thế nào là tha tâm trí?

Hoăc trí tác thành do tu tập, là quả của tu tập, y chỉ tu tập, đã đắc nhưng chưa mất, có thể nhận biết tâm và tâm sở của người khác hiện tiền hòa hợp thuộc Dục giới, Sắc giới, và một phần tâm và tâm sở vô lậu của người khác. Đó gọi là tha tâm trí.

Thế nào là thế tục trí?

Những gì là Tuệ hữu lậu. Đó gọi là thế tục trí.

14. Bốn trí (2)

Lại có bốn trí: 1. Khổ trí. 2. Tập trí. 3. Diệt trí. 4. Đạo trí.

Thế nào là khổ trí?

Trí vô lậu được phát khởi do đối với năm thủ uẩn, tư duy về phi thường, khổ, không, phi ngã. Đó gọi là khổ trí.

Thế nào là tập trí?

Trí vô lậu được phát khởi do đối với các nhân hữu lậu, tư duy về nhân, tập, sinh, duyên. Đó gọi là tập trí.

Thế nào là diệt trí?

Trí vô lậu được phát khởi do đối với trạch diệt, tư duy về diệt, tĩnh, diệu, ly. Đó gọi là diệt trí.

Thế nào là đạo trí?

Trí vô lậu được phát khởi do đối với đạo vô lậu, tư duy về đạo, như, hành, xuất. Đó gọi là đạo trí.

15. Bốn lực

Bốn lực: 1. Tín lực. 2. Tinh tấn lực. 3. Định lực. 4. Tuệ lực.

Thế nào là tín lực?

Tịnh tín được gieo trồng y chỉ Đức Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác, nó là hữu căn sinh, an lập kiên cố, tất cả Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma, Phạm, hoặc những kẻ khác trong Thế gian, đều không thể như phápđoạt lấy. Đó gọi là tín lực.

Thế nào là tinh tấn lực?

Vì để các pháp ác bất thiện đã phát sinh khiến cho được đoạn trừ, nên khởi lên ý muốn, phát động nỗ lực tinh tấn, sách tiến tâm, kiên trì tâm; vì để các pháp ác bất thiện chưa phát sinh khiến cho không phát sinh, nên khởi lên ý muốn, phát động nỗ lực tinh tấn, sách tiến tâm, kiên trì tâm; vì để các thiện pháp chưa sinh khiến cho phát sinh, nên khởi lên ý muốn, phát động nỗ lực tinh tấn, sách tiến tâm, kiên trì tâm; vì để các pháp thiện đã sinh khiến cho được trụ vững, không quên mất, phát triển tròn đầy, tăng lên gấp bội, rộng lớn, tác chứng bằng trí, nên khởi lên ý muốn, phát động nỗ lực tinh tấn, sách tiến tâm, kiên trì tâm. Đó gọi là tinh tấn lực.

Thế nào là định lực?

Ly dục, ly ác bất thiện pháp, có tầm có tứ, hỷ lạc phát sinh do viễn ly, chứng nhậpan trú sơ tĩnh lự, nói chi tiết cho đến: chứng nhậpan trú đệ tứ tĩnh lự. Đó gọi là định lực.

Thế nào là tuệ lực?

Như thật liễu tri: đây là Khổ Thánh đế; như thật liễu tri: đây là Khổ tập Thánh đế; như thật liễu tri: đây là Khổ diệt Thánh đế; như thật liễu tri: đây là thú khổ diệt đạo Thánh đế.

Vì sao gọi là lực?

Do nhân là lực này, y chỉ lực này, an trú lực này, nên có thể đoạn trừ, có thể đập vỡ, có thể phá hủy tất cả kết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền, nên gọi là lực.

16. Bốn xứ

* Bốn xứ: 1. Tuệ xứ. 2. Đế xứ. 3. Xả xứ. 4. Tịch tĩnh xứ.

Thế nào là tuệ xứ?

Như trong kinh Biện lục giới ký biệt, đức Bạc-già-phạm nói cho Cụ thọ Trì Kiên:

Bí-sô nên biết! Tuệ xứ tối thắng, đó là lậu tận trí. Do đó, này Bí-sô! Nên thành tựu lậu tận trí. Nếu thành tựu lậu tận trí tức là thành tựu tuệ xứ tối thắng”.

Đó gọi là tuệ xứ.

Thế nào là đế xứ?

Như trong kinh Biện lục giới ký biệt, đức Bạc-già-phạm nói cho Cụ thọ Trì Kiên:

“Bí-sô nên biết! Đế xứ tối thắng, đó là giải thoát bất động. Đế: nghĩa là pháp như thật. Cuống: là pháp hư vọng. Do đó, này Bí-sô! Nên thành tựu giải thoát bất động. Nếu thành tựu giải thoát bất động tức là thành tựu đế xứ tối thắng”.

Đó gọi là đế xứ.

Thế nào là Xả xứ?

Như trong kinh Biện lục giới ký biệt, đức Bạc-già-phạm nói cho Cụ thọ Trì Kiên:

“Bí-sô nên biết! Trước đây, do chấp thọ vô trí, vô minh nên lệch ra khỏi đường chánh pháp. Vậy nay nên xả bỏ, nên khạc nhổ sạch, nên trừ khử. Bí-sô nên biết! Xả xứ tối thắng, nghĩa là loại trừ tất cả sở y, ái tận, ly nhiễm, vĩnh diệt, Niết-bàn. Do đó, này các Bí-sô! Nên thành tựu Niết-bàn này. Nếu thành tựu Niết-bàn này, gọi là thành tựu Xả xứ tối thắng”.

Đó gọi là Xả xứ.

Thế nào là tịch tĩnh xứ?

Như trong kinh Biện lục giới ký biệt, đức Bạc-già-phạm nói cho Cụ thọ Trì Kiên:

Bí-sô nên biết! Tham nhiễm não hại tâm, khiến không thể giải thoát, sân nhiễm não hại tâm, khiến không thể giải thoát, si nhiễm não hại tâm, khiến không thể giải thoát. Bí-sô nên biết! Tham sân si này, nên đoạn trừ vĩnh viễn không còn tàn dư, khạc nhổ sạch, trừ khử, ái tận, ly nhiễm, vĩnh diệt, điềm tĩnh, gọi là chân tịch tĩnh. Do đó, này Bí-sô! Nên thành tựu chân tịch tĩnh này. Nếu thành tựu tịch tĩnh chân thật này, gọi là thành tựu tịch tĩnh xứ tối thắng.

Đó gọi là tịch tĩnh xứ.

17. Bốn uẩn

Bốn uẩn: 1. Giới uẩn. 2. Định uẩn. 3. Tuệ uẩn. 4. Giải thoát uẩn.

Thế nào là Giới uẩn?

Như trong kinh Biện tam uẩn biệt, Đức Bạc-già-phạm dạy như thế này:

“Bí-sô nên biết! Ta nói giới hữu học, hoặc giới vô học, hoặc tất cả giới phi học phi vô học thuộc thiện, đều là Giới uẩn”.

Đó gọi là Giới uẩn.

Thế nào là định uẩn?

Như trong kinh Biện tam uẩn biệt, Đức Bạc-già-phạm dạy như thế này:

“Bí-sô nên biết! Ta nói định hữu học, hoặc định vô học, hoặc tất cả định phi học phi vô học thuộc thiện, đều là định uẩn”.

Đó gọi là định uẩn.

Thế nào là Tuệ uẩn?

Như trong kinh Biện tam uẩn biệt, Đức Bạc-già-phạm dạy như thế này:

“Bí-sô nên biết! Ta nói tuệ hữu học, hoặc tuệ vô học, hoặc tất cả tuệ phi học phi vô học thuộc thiện, đều là Tuệ uẩn”.

Đó gọi là Tuệ uẩn.

Thế nào là giải thoát uẩn?

Như trong kinh Biện tam uẩn biệt, Đức Bạc-già-phạm dạy như thế này:

“Bí-sô nên biết! Ta nói giải thoát hữu học, hoặc giải thoát vô học, hoặc tất cả giải thoát phi học phi vô học thuộc thiện, đều là giải thoát uẩn”.

Đó gọi là giải thoát uẩn.

18. Bốn y

Bốn y chỉ: 1. Tư trạch một pháp cần viễn ly. 2. Tư trạch một pháp cần thọ dụng. 3. Tư trạch một pháp cần trừ khử. 4. Tư trạch một pháp cần nhẫn thọ.

  1. Thế nào là tư trạch một pháp cần viễn ly?

Như trong kinh Phòng clậu kí biệt, Đức Bạc-già-phạm dạy như thế này: 

Các Bí-sô nên tư trạch kỹ lưỡng: cần tránh xa các loài voi dữ, ngựa dữ, bò điên, chó dữ, trâu dữ các loại. Nên tư trạch kỹ lưỡng: tránh xa các cây độc, gai độc, hầm hố, vực thẳm, hố xí, sông ngòi các thứ. Nên tư trạch kỹ lưỡng: tránh xa các ác hành, oai nghi giả trá, bạn ác, bạn bè xấu, môi trường ác hành, ngọa cụ không thích hợp. Ngọa cụ không thích hợp: nghĩa là nếu thọ dụng ngọa cụ như thế, thì các bậc có trí, các vị đồng phạm hạnh, đáng lẽ là môi trường không nên phân biệt mà lại sinh phân biệt, không nên lường đoán mà lại lường đoán, không nên hoài nghi mà lại hoài nghi, ngọa cụ như thế Ta nói là không thích hợp, các Bí-sô phải cần phải tránh xa”.

Đó gọi là tư trạch một pháp cần viễn ly.

Thế nào là tư trạch một pháp cần thọ dụng?

Như trong kinh Phòng clậu kí biệt, Đức Bạc-già-phạm dạy như thế này:

“Các Bí-sô cần tư trạch kỹ: nên thọ dụng y phục một cách như pháp, không phải vì dũng kiện, không phải vì ngạo dật, không vì dung mạo, không phải vì đoan nghiêm, chỉ vì nhằm phòng ngừa ruồi muỗi, nóng lạnh, rắn rít và nhất là để che phủ thân hình thô xấu đáng hổ thẹn này.

Cần tư trạch kỹ: nên thọ dụng các loại thức ăn một cách như pháp không phải vì dũng kiện, không phải vì ngạo dật, không vì dung mạo, không phải vì đoan nghiêm, chỉ vì tạm an trụ thân này, tồn tại, dứt trừ đói khát, nhiếp thọ phạm hạnh; vì đoạn thọ cũ, không khởi thọ mới, đời sống vô tội, sức lực an vui.

Cần tư trạch kỹ: nên thọ dụng các thứ ngọa cụ một cách như pháp không phải vì dũng kiện, không phải vì ngạo dật, không vì dung mạo, không phải vì đoan nghiêm, chỉ vì nhằm phòng ngừa nóng lạnh, mưa gió và đắc tối thắng an ổn tịch tĩnh.

Cần tư trạch kỹ: nên thọ dụng về các thứ thuốc men như pháp không phải vì dũng kiện, không phải vì ngạo dật, không vì dung mạo, không phải vì đoan nghiêm, chỉ vì dứt trừ những bệnh tật chưa khởi, đã khởi, đắc tu thiện nghiệp”.

Đó gọi là tư trạch một pháp cần thọ dụng.

Thế nào là tư trạch một pháp cần trừ khử?

Như trong kinh Phòng clậu kí biệt, Đức Bạc-già-phạm dạy như thế này:

“Này các Bí-sô! Nếu đã khởi các thứ Tầm tư dục, Tầm tư nhuế, Tầm tư hại v.v... chớ nên che giấu, phải cấp tốc đoạn diệt, khạc nhổ sạch, trừ khử”.

Đó gọi là tư trạch một pháp cần trừ khử.

Thế nào là tư trạch một pháp cần nhẫn thọ?

Như trong Kinh Phòng Chư Lậu Ký Biệt, Đức Bạc-giàphạm đã nói:

“Các Bí-sô nên phát khởi tinh tấn, có uy thế, có nỗ lực, dung hãn kiên mãnh, không xả thiện ách, giả sử thân ta máu thịt khô cạn, chỉ còn da xương gân mạch tạm thời tồn tại, nếu bản nguyện mong cầu thắng pháp chưa đạt được, thì trọn không đình chỉ việc phát khởi tinh tấn. Lại khi tinh tấn, thân tâm mệt mỏi, nhưng cũng không do đấy mà sinh giải đãi, nên quyết nhẫn thọ các thứ xúc nóng lạnh, đói khát, rắn rít, ruồi muỗi, mưa gió v.v... Lại nên nhẫn thọ các thứ ngôn ngữ hủy nhục do người khác phát ra có khả năng khiến cho tự thân phát nhiệt, hung hăn, thống thiết muốn chết, cảm thọ khổ cay đắng”.

Đó gọi là tư trạch một pháp cần nhẫn thọ.

19. Bốn pháp tích

Bốn pháp tích: 1. Pháp tích không tham. 2. Pháp tích không sân. 3. Pháp tích chánh niệm. 4. Pháp tích chánh định.

Thế nào là pháp tích không tham?

Không tham: Những gì là không tham nơi đối tượng của dục, không đẳng tham, nói chi tiết cho đến: không đồng loại với tham, không phải sản phẩm của tham. Đó gọi là không tham.

Pháp tích: không tham cũng gọi là pháp, cũng gọi là tích, cũng gọi là pháp tích. Đó gọi là pháp tích không tham.

Thế nào là pháp tích không sân?

Không sân: Không có ý muốn gây tổn hại hữu tình; không ghim chặt trong lòng, không muốn làm nhiễu não, nói chi tiết cho đến: đã không làm tổn hại, sẽ làm tổn hại, đang không làm tổn hại. Đó gọi là không sân.

Pháp tích: không sân cũng gọi là pháp, cũng gọi là tích, cũng gọi là pháp tích. Đó gọi là pháp tích không sân.

Thế nào là pháp tích chánh niệm?

Chánh niệm: Những gì là niệm được khởi lên bởi thiện pháp phát sinh do y chỉ xuất gia, y chỉ viễn ly, tùy niệm, nói chi tiết cho đến: trạng thái ghi nhớ sáng suốt của tâm.

Pháp tích: chánh niệm cũng gọi là pháp, cũng gọi là tích, cũng gọi là pháp tích. Đó gọi là pháp tích chánh niệm.

Thế nào là pháp tích chánh định?

Chánh định: những gì là định khiến cho tâm trụ được khởi lên bởi thiện pháp phát sinh do y chỉ xuất gia, y chỉ viễn ly, nói chi tiết cho đến: trạng thái tâm và cảnh hiệp nhất. Đó gọi là chánh định.

Pháp tích: chánh định cũng gọi là pháp, cũng gọi là tích, cũng gọi là pháp tích. Đó gọi là pháp tích chánh định.

20. Bốn pháp cần được tác chứng

Bốn pháp cần được tác chứng: 1. Hoặc có pháp là thân cần được tác chứng. 2. Hoặc có pháp là niệm cần được tác chứng. 3. Hoặc có pháp là mắt cần được tác chứng. 4. Hoặc có pháp là tuệ cần được tác chứng.

Có pháp là thân cần được tác chứng, nghĩa ấy thế nào?

Tám giải thoát, đó là thân cần tác chứng.

Có pháp là niệm cần được tác chứng, nghĩa ấy thế nào?

Các việc thuộc đời trước, đó là niệm cần tác chứng.

Có pháp là mắt cần tác chứng, nghĩa ấy thế nào?

Các việc sinh tử, là mắt cần tác chứng.

Có pháp là tuệ cần tác chứng, nghĩa ấy thế nào?

Các lậu tận, là tuệ cần tác chứng.

 

TỤNG THỨ BA

Tụng tóm tắt thứ ba:

Ba: Bốn pháp có chín,

Hành, tu, nghiệp, thọ, ách,

Ly hệbộc lưu,

Thủ, hệ đều bốn nhóm.

Có bốn hành, bốn tu định, bốn nghiệp, bốn pháp thọ, bốn ách, bốn ly hệ, bốn bộc lưu, bốn thủ, bốn thân hệ.

21. Bốn hành (1)

Bốn hành: 1. Khổ trì thông hành. 2. Khổ tốc thông hành. 3. Lạc trì thông hành. 4. Lạc tốc thông hành.

Thế nào là khổ trì thông hành?

Năm căn hạ phẩm, không được liệt vào tĩnh lự. Đó gọi là khổ trì thông hành.

Thế nào là khổ tốc thông hành?

Năm căn thượng phẩm, không được liệt vào tĩnh lự. Đó gọi là khổ tốc thông hành.

Thế nào là lạc trì thông hành?

Năm căn hạ phẩm, được liệt vào tĩnh lự. Đó gọi là lạc trì thông hành.

Thế nào là lạc tốc thông hành?

Năm căn thượng phẩm, được liệt vào tĩnh lự. Đó gọi là lạc tốc thông hành.

22. Bốn hành (2)

Lại có bốn hành: 1. Bất kham nhẫn hành. 2. Kham nhẫn hành. 3. Điều phục hành. 4. Tịch tĩnh hành.

Thế nào là bất kham nhẫn hành?

Không thể kham nhẫn các thứ xúc nóng lạnh, đói khát, rắn rít, ruồi muỗi, mưa gió v.v... Lại không thể kham thọ các thứ ngôn ngữ hủy nhục do người khác phát ra có khả năng khiến cho tự thân phát nhiệt, hung hăn, thống thiết muốn chết, cảm thọ khổ cay đắng, các loại như thế. Đó gọi là bất kham nhẫn hành.

Thế nào là kham nhẫn hành?

Có thể kham nhẫn các thứ xúc nóng lạnh, đói khát, rắn rít, ruồi muỗi, mưa gió v.v... Lại có thể kham nhẫn các thứ ngôn ngữ hủy nhục do người khác phát ra có khả năng khiến cho tự thân phát nhiệt, hung hăn, thống thiết muốn chết, cảm thọ khổ cay đắng, các loại như thế. Đó gọi là kham nhẫn hành.

Thế nào là Điều phục hành?

Khi mắt thấy sắc nên chuyên ý, hệ niệm, phòng hộ nhãn căn, điều phục tâm mình, không làm khởi động các thứ phiền não, ác nghiệp; khi tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý thông tri pháp đều chuyên ý, hệ niệm, phòng hộ nhĩ căn, nói chi tiết cho đến: phòng hộ ý căn, điều phục tâm mình, không làm khởi động các thứ phiền não, ác nghiệp. Đó gọi là Điều phục hành.

Thế nào là tịch tĩnh hành?

Thế nào là tịch tĩnh hành?

Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, thất đẳng giác chi, bát Thánh đạo chi, bốn thông hành, bốn pháp tích, xa-ma-tha, tì-bát-xá-na, đó gọi là tịch tĩnh hành.

Vì sao nói đó là Tịch tĩnh hành? Vì do nơi hành này, hoặc tập hoặc tu, hoặc thực hành nhiều lần, có thể khiến cho các tham dục, sân nhuế, ngu si, mạn v.v... đã sinh khởi được tịch tĩnh, hoàn toàn tịch tĩnh, tối cực tịch tĩnh. Do đó, nói đây là tịch tĩnh hành.

23. Bốn tu định

* Bốn tu định:

Những gì là bốn?

Có một loại tu định, nếu tu tập, tu tập nhiều lần, có thể khiến cho chứng đắc hiện pháp lạc trú .

Lại có loại tu định khác, nếu tu tập, tu tập nhiều lần, có thể khiến cho chứng đắc trí kiến thù thắng .

Lại có loại tu định khác, nếu tu tập, tu tập nhiều lần, có thể khiến cho chứng đắc Tuệ phân biệt thù thắng .

Lại có loại tu định khác, nếu tu tập, tu tập nhiều lần, có thể khiến cho chứng đắc sự diệt trừ vĩnh viễn các lậu .

a. Tu định gì mà nếu được tu tập, tu tập nhiều lần có thể khiến cho chứng đắc hiện pháp lạc trú? 

Trạng thái tâm và cảnh hiệp nhất câu hành với hỷ lạc phát sinh do viễn ly được kể trong sơ tĩnh lự, đó gọi là định mà nếu tu tập, tu tập nhiều lần có thể khiến cho chứng đắc hiện pháp lạc trú .

b. Tu định gì mà nếu được tu tập, tu tập nhiều lần có thể khiến cho chứng đắc trí kiến thù thắng? 

Trạng thái tâm và cảnh hiệp nhất câu hành với quang minh tưởng, đó gọi là định mà nếu tu tập, tu tập nhiều lần có thể khiến cho chứng đắc trí kiến thù thắng.

c. Tu định gì mà nếu được tu tập, tu tập nhiều lần có thể khiến cho chứng đắc Tuệ phân biệt thù thắng? 

Trạng thái tâm và cảnh hiệp nhất câu hành với tầm quán thọ tưởng, đó gọi là định mà nếu tu tập, nếu được tu tập nhiều lần có thể khiến cho chứng đắc Tuệ phân biệt thù thắng.

d. Tu định gì mà nếu được tu tập, tu tập nhiều lần có thể khiến cho chứng đắc sự diệt trừ vĩnh viễn các lậu? 

Lại nữa, “trạng thái tâm và cảnh hiệp nhất” thuộc vô gián đạo  hướng đến quả A-la-hán, câu hành với sự thanh tịnh của xả và niệm  được kể trong đệ tứ tĩnh lự, đó gọi là định mà nếu được tu tập, tu tập nhiều lần có thể khiến cho chứng đắc sự diệt trừ vĩnh viễn các lậu.

Như Bạc-già-phạm nói trong “Ba-la-diên-noa khởi vấn”:

Đoạn dục tưởng, ưu sợ,

Thoát hôn trầm, thụy miên,

ố tác, trạo cử,

Đắc xả, niệm thanh tịnh.

Pháp luânthượng thủ,

Đắc chánh trí, giải thoát,

Ta nói đoạn vô minh,

Đắc thắng phân biệt tuệ.

24. Bốn nghiệp

Bốn nghiệp: 1. Nghiệp đen dị thục đen. 2. Nghiệp trắng dị thục trắng. 3. Nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng. 4. Nghiệp không trắng không đen - không đưa đến dị thục, có thể tận diệt các nghiệp.

Thế nào là nghiệp đen dị thục đen?

Như Thế Tôn nói cho Bổ-lạt-noa, người hành trì câu chi ngưu giới:

“Viên mãn nên biết! Ở thế gian có một hạng Bổ-đặc-già-la tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại. Kẻ kia đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại. Kẻ kia đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại. Kẻ kia đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại rồi, tức sinh trong thế giantổn hại. Kẻ kia do sinh trong thế giantổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc có tổn hại. Kẻ kia đã xúc chạm với xúc có tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại, hoàn toàn không đáng yêu, hoàn toàn không đáng thích, hoàn toàn không đáng vui, hoàn toàn không vừa ý, như các loại hữu tình Na-lạc-ca. Kẻ ấy do loại này, nên có loại sinh này, sinh rồi lại xúc chạm loại xúc như thế. Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp đen dị thục đen”.

Tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại là gì?

Tạo các thân, ngữ, ý hành bất thiện.

Ở trong nghĩa này, ý nói: các thân, ngữ, ý hành bất thiện gọi là các thân, ngữ, ý hành có tổn hại.

Kẻ kia đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại: tạo các thân, ngữ, ý hành bất thiện rồi, thì tạo tác, tăng trưởng các pháp bất viễn ly.

Ở trong nghĩa này, ý nói: tạo tác, tăng trưởng các pháp bất viễn ly, gọi là tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại.

Kẻ kia đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại: Tạo tác, tăng trưởng các pháp không viễn ly rồi, thì thủ đắc trung hữu của địa ngục.

Ở trong nghĩa này, ý nói trung hữu của địa ngục gọi là tự thể có tổn hại. Vì sao?

Vì khi đã trụ trong trung hữu đó, sắc được thấy bởi mấy, tiếng được nghe bởi tai, hương được ngửi bởi mũi, vị được nếm bởi lưỡi, xúc được cảm bởi thân, pháp được thông tri bởi ý, tất cả không vừa ý, không hợp ý, không thích ý, không xứng ý, không có hình thái vừa ý, không có hình thái hợp ý, không có đặc điểm quân bình, không phải là đặc điểm quân bình. Kẻ kia do duyên này, cảm thọ thuần túy ưu khổ.

Kẻ kia đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại rồi, tức sinh trong thế giantổn hại: đã chiêu cảm được trung hữu của địa ngục rồi, tức sinh vào thú hướng địa ngục.

Ở trong nghĩa này, ý nói: thú hướng địa ngục, gọi là thế giantổn hại. Vì sao?

Vì khi sinh vào thú hướng địa ngục rồi, thì sắc được thấy bởi mắt, cho đến: pháp được thông tri bởi ý, tất cả không vừa ý, không thích ý, nói chi tiết cho đến: không có đặc điểm quân bình, không phải là đặc điểm quân bình. Kẻ kia do duyên này, cảm thọ thuần túy ưu khổ.

Kẻ kia do sinh trong thế giantổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc có tổn hại: khi sinh vào thú hướng địa ngục rồi, thì xúc chạm với xúc địa ngục.

Ở trong nghĩa này, ý nói: xúc ở địa ngục, gọi là xúc có tổn hại.

Kẻ kia đã xúc chạm với xúc có tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại: khi xúc chạm các loại xúc như thế thì nhất định cảm nghiệm loại thọ như thế, tức khi xúc chạm với xúc thuận dẫn cảm thọ khổ, tất cảm nghiệm khổ thọ. Do đây nên nói: xúc chạm với xúc có tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại.

Hoàn toàn không đáng yêu, hoàn toàn không đáng thích, hoàn toàn không đáng vui, hoàn toàn không vừa ý: những khổ thọ kia, tất cả hữu tình đều trọn không yêu mến, không ưa thích, không vui mừng, cũng không vừa ý. Do đây nên nói: hoàn toàn không đáng yêu, cho đến: không vừa ý.

Như các loại hữu tình Na-lạc-ca: chỉ rõ thú hướng địa ngục của các loại hữu tình nơi thế gian. Do đây nên nói: ncác loại hữu tình Na-lạc-ca.

Kẻ ấy do loại này, nên có loại sinh này: hữu tình kia có cứ sự sở y, có nhân, có duyên mà sinh ra ở nơi đó. Do đây nên nói: kẻ ấy do loại này, nên có loại sinh này.

Sinh rồi lại xúc chạm loại xúc như thế: sinh trong địa ngục rồi thì xúc chạm với xúc ở địa ngục. Do đây nên nói: sinh rồi lại xúc chạm loại xúc như thế.

Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo:

Giả sử tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại, hoặc không tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại, đồng thời tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, hoặc đồng thời không tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại;

Hoặc tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, hoặc không tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, đồng thời chiêu cảm được tự thể có tổn hại, hoặc đồng thời không chiêu cảm được tự thể có tổn hại;

Hoặc chiêu cảm được tự thể có tổn hại, hoặc không chiêu cảm được tự thể có tổn hại, đồng thời sinh trong thế giantổn hại, hoặc đồng thời không sinh trong thế giantổn hại;

Hoặc sinh trong thế giantổn hại, hoặc không sinh trong thế giantổn hại, đồng thời xúc chạm với xúc có tổn hại, hoặc đồng thời không xúc chạm với xúc có tổn hại;

Hoặc xúc chạm với xúc có tổn hại, hoặc không xúc chạm với xúc có tổn hại, đồng thời cảm nghiệm các thọ có tổn hại, hoặc đồng thời không cảm nghiệm các thọ có tổn hại.

Tức không thể nói: Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Nhưng do tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại, tức tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại;

Nếu không tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại, thì không tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại;

Nếu đã tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, tức chiêu cảm được tự thể có tổn hại;

Nếu không tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, thì không chiêu cảm được tự thể có tổn hại;

Nếu đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại, tức sinh trong thế giantổn hại;

Nếu không chiêu cảm được tự thể có tổn hại, thì không sinh trong thế giantổn hại;

Nếu đã sinh trong thế giantổn hại, tức xúc chạm với xúc có tổn hại;

Nếu không sinh trong thế giantổn hại, thì không xúc chạm với xúc có tổn hại.

Nếu đã xúc chạm với xúc có tổn hại, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại;

Nếu không xúc chạm với xúc có tổn hại, thì không cảm nghiệm các thọ có tổn hại.

Vì thế, nên nói: Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Đó gọi là nghiệp đen dị thục đen: nghiệp này là bất thiện, chiêu cảm dị thục không đáng yêu.

 

Thế nào là nghiệp trắng dị thục trắng?

Như Thế Tôn nói cho Bổ-lạt-noa, người hành trì câu chi ngưu giới:

Viên mãn nên biết! Ở thế gian có một hạng Bổ-đặc-già-la tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại. Vị ấy đã tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại. Vị ấy đã tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể không tổn hại. Vị ấy đã chiêu cảm được tự thể không tổn hại rồi, tức sinh trong thế gian không tổn hại. Vị ấy do sinh trong thế gian không tổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc không tổn hại. Vị ấy đã xúc chạm với xúc không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ không tổn hại, hoàn toàn đáng yêu, hoàn toàn đáng thích, hoàn toàn đáng vui, hoàn toàn vừa ý, như các loài hữu tình thiên giới siêu việt đoàn thực. Hữu tình kia do loại này, nên có loại sinh này, sinh rồi lại xúc chạm với loại xúc như thế. Do đó Ta nói: các hữu tình đó tùy thuận nghiệp tự tạo. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp trắng dị thục trắng.

Tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại là gì?

Tạo các thân, ngữ, ý hành thiện.

Ở trong nghĩa này, ý nói: các thân, ngữ, ý hành thiện gọi là các thân, ngữ, ý hành không tổn hại.

Vị ấy đã tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại: tạo các thân, ngữ, ý hành thiện rồi, thì tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly.

Ở trong nghĩa này, ý nói: tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly gọi là tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại.

Vị ấy đã tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể không tổn hại: tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly tức chiêu cảm được trung hữu của Sắc giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: trung hữu của Sắc giới gọi là tự thể không tổn hại. Vì sao?

Vì khi đã an trụ trong trung hữu ấy thì sắc thấy bởi mắt, tiếng nghe bởi tai, hương ngửi bởi mũi, vị nếm bởi lưỡi, xúc được cảm nhận bởi thân, pháp thông tri bởi ý, tất cả đều vừa ý, không phải là không vừa ý, là hợp ý, không phải là không hợp ý, là đặc điểm vừa ý, không phải là đặc điểm không vừa ý, là hình thái bình đẳng, không phải là hình thái không bình đẳng. Vị ấy, do các duyên như thế nên cảm thọ thuần túy hỷ lạc.

Vị ấy đã chiêu cảm được tự thể không tổn hại rồi, tức sinh trong thế gian không tổn hại: đã chiêu cảm trung hữu của Sắc giới rồi, tức sinh lên thiên thú thuộc Sắc giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: thiên thú thuộc Sắc giới gọi là thế gian không tổn hại. Vì sao?

Vì trong thiên thú thuộc Sắc giới thì sắc được thấy bởi mắt, cho đến: pháp được thông tri bởi ý, tất cả đều vừa ý, không phải là không vừa ý, nói chi tiết cho đến: hình thái bình đẳng, không phải là hình thái không bình đẳng. Vị ấy do các duyên như thế nên cảm thọ thuần túy hỷ lạc.

Vị ấy do sinh trong thế gian không tổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc không tổn hại: khi sinh trong thiên thú thuộc Sắc giới thì xúc chạm với xúc của thiên thú thuộc Sắc giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: xúc của thiên thú thuộc Sắc giới gọi là xúc không tổn hại.

Vị ấy đã xúc chạm với xúc không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ không tổn hại: khi xúc chạm với loại xúc như thế thì nhất định cảm nghiệm các loại thọ như thế, tức khi xúc chạm với xúc thuận dẫn lạc thọ tất thọ nhận lạc thọ. Do đây nên nói xúc chạm với xúc không tổn hại rồi thì cảm nghiệm các thọ không tổn hại.

Hoàn toàn đáng yêu, hoàn toàn đáng thích, hoàn toàn đáng vui, hoàn toàn vừa ý: những lạc thọ kia, vô lượng hữu tình đều đáng yêu mến, đáng ưa thích, đáng vui mừng, đáng vừa ý. Do đây nên nói là hoàn toàn đáng yêu mến, cho đến: đáng vừa ý.

Như các loại hữu tình chư thiên siêu việt đoàn thực: chỉ rõ thú hướng thế gian thuộc sắc giới. Do đây nên nói như các loại hữu tình chư thiên siêu việt đoàn thực.

Vị ấy do loại này, nên có loại sinh này: hữu tình kia có cứ sự sở y, có nhân, có duyên, mà sinh ra ở nơi đó. Do đây nên nói: vị ấy do loại này, nên có loại sinh này.

Sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế: đã sinh nơi Sắc giới rồi thì xúc chạm với xúc của Sắc giới. Do đây nên nói: sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế.

Do đó Ta nói, các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo:

Giả sử tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại, hoặc không tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại, đồng thời tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, hoặc đồng thời không tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại;

Hoặc tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, hoặc không tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, thì đồng thời chiêu cảm được tự thể không tổn hại, hoặc đồng thời không chiêu cảm được tự thể không tổn hại;

Hoặc chiêu cảm được tự thể không tổn hại, hoặc không chiêu cảm được tự thể không tổn hại, thì đồng thời sinh trong thế gian không tổn hại, hoặc đồng thời không sinh trong thế gian không tổn hại;

Hoặc đã sinh trong thế gian không tổn hại, hoặc không sinh trong thế gian không tổn hại, thì đồng thời xúc chạm với xúc không tổn hại, hoặc đồng thời không xúc chạm với xúc không tổn hại;

Hoặc xúc chạm với xúc không tổn hại, hoặc không xúc chạm với xúc không tổn hại, thì đồng thời cảm nghiệm các thọ không tổn hại, hoặc đồng thời không cảm nghiệm các thọ không tổn hại.

Tức không thể nói: Do đó, Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Nhưng do tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại, thì tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại;

Nếu không tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại, thì không tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại;

Nếu tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, thì chiêu cảm được tự thể không tổn hại;

Nếu không tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, thì không chiêu cảm được tự thể không tổn hại;

Nếu chiêu cảm được tự thể không tổn hại, thì sinh trong thế gian không tổn hại;

Nếu không chiêu cảm được tự thể không tổn hại, thì không sinh trong thế gian không tổn hại;

Nếu sinh trong thế gian không tổn hại, thì xúc chạm với xúc không tổn hại;

Nếu không sinh trong thế gian không tổn hại, thì không xúc chạm với xúc không tổn hại;

Nếu xúc chạm với xúc không tổn hại, thì cảm nghiệm các thọ không tổn hại;

Nếu không xúc chạm với xúc không tổn hại, thì không cảm nghiệm các thọ không tổn hại;

Vì thế nên nói: Do đó, Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Đó gọi là nghiệp trắng dị thục trắng: nghiệp này là thiện, chiêu cảm dị thục đáng yêu.

 

Thế nào là nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng?

Như Thế Tôn nói cho Bổ-lạt-noa, người hành trì câu chi ngưu giới:

Viên mãn nên biết! Ở thế gian có một loại Bổ-đặc-già-la tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại. Vị ấy đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại. Vị ấy đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại. Vị ấy đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại rồi, tức sinh trong thế giantổn hại không tổn hại. Vị ấy do sinh trong thế giantổn hại không tổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc có tổn hại không tổn hại. Vị ấy đã xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại, pha tạp, tương tạp, như các loài hữu tình thuộc nhân loại và một phần thiên giới. Hữu tình kia do loại này, nên có loại sinh này, sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế. Do đó, Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng.

Tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại: tạo các thân, ngữ, ý hành thiện, bất thiện.

Ở trong nghĩa này, ý nói: các thân, ngữ, ý hành thiện, bất thiện gọi là các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại.

Vị ấy đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại: đã tạo các thân, ngữ, ý hành thiệnbất thiện rồi, thì tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly và không viễn ly.

Ở trong nghĩa này, ý nói: tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly và không viễn ly gọi là tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại.

Vị ấy đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại: tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly và không viễn ly, tức chiêu cảm được trung hữu của nhân loạichư thiên thuộc Dục giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: trung hữu của nhân loạichư thiên thuộc Dục giới gọi là tự thể có tổn hại không tổn hại. Vì sao?

Vì an trụ nơi trung hữu ấy thì sắc thấy bởi mắt, tiếng nghe bởi tai, hương ngửi bởi mũi, vị nếm bởi lưỡi, xúc được cảm nhận bởi thân, pháp thông tri bởi ý, tất cả là vừa ý cũng không vừa ý, là hợp ý cũng không hợp ý, có đặc điểm vừa ý cũng có đặc điểm không vừa ý, có hình thái bình đẳng, cũng có hình thái không bình đẳng. Vị ấy do các duyên như thế nên cảm thọ pha tạp khổ lạc.

Vị ấy đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại rồi, tức sinh trong thế giantổn hại không tổn hại: chiêu cảm được trung hữu của nhân loạichư thiên thuộc Dục giới rồi, thì sinh vào thú hướng nhân loại và thú hướng chư thiên thuộc Dục giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới gọi là thế giantổn hại không tổn hại. Vì sao?

Vì đã sinh trong thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới rồi thì sắc được thấy bởi mắt, cho đến: pháp được thông tri bởi ý, tất cả là vừa ý cũng không vừa ý, nói chi tiết cho đến: có hình thái bình đẳng cũng có hình thái không bình đẳng. Vị ấy do các duyên như thế nên cảm thọ pha tạp khổ lạc.

Vị ấy do sinh trong thế giantổn hại không tổn hại rồi, nên xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại: sinh trong thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới rồi, thì xúc chạm với các xúc của thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: xúc của thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới gọi là xúc có tổn hại không tổn hại.

Vị ấy đã xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại: khi xúc chạm với loại xúc như thế thì nhất định cảm nghiệm các loại thọ như thế, tức khi xúc chạm với các xúc thuận khổ lạc tất cảm nghiệm các khổ thọ lạc. Do đây nên nói: xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại.

Pha tạp, tương tạp: khổ thọ, lạc thọ trộn lẫn, tạp loạn hiện tại hiền tiền. Do đây nên nói: pha tạp, tương tạp.

Vị ấy do loại này, nên có loại sinh này: các hữu tình kia có cứ sự sở y, có nhân, có duyên mà sinh ra nơi đó. Do đây nên nói: vị ấy do loại này, nên có loại sinh này.

Sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế: sinh vào thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới rồi, lại xúc chạm với các xúc của thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới. Do đây nên nói: sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế.

Thế nên Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo:

Giả sư tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại, hoặc không tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại, thì đồng thời tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại;

Nếu tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, hoặc không tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, thì đồng thời chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại;

Nếu chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, hoặc không chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, thì đồng thời sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không sinh trong thế giantổn hại không tổn hại;

Nếu sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, hoặc không sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, thì đồng thời xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại;

Nếu xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, hoặc không xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, thì đồng thời cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại.

Tức không thể nói: Do đó, Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

[398b7][2] Nhưng do tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại, tức tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại;

Nếu không tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại, thì không tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại;

Nếu tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, tức chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại;

Nếu không tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, thì không chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại;

Nếu chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, tức sinh trong thế giantổn hại không tổn hại;

Nếu không chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, thì không sinh trong thế giantổn hại không tổn hại;

Nếu sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, tức xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại;

Nếu không sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, thì không xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại;

Nếu xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại;

Nếu không xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, thì không cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại.

Do đây nên nói: Thế nên Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Đó gọi là nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng: nghiệp này là thiện bất thiện, chiêu cảm dị thục đáng yêu không đáng yêu.

 

Thế nào là nghiệp không trắng không đen - không đưa đến dị thục, có thể tận diệt các nghiệp?

Như Thế Tôn nói cho Bổ-lạt-noa, người hành trì câu chi ngưu giới:

“Viên mãn nên biết! Nếu có thể tận diệt các tư nghiệp đen dị thục đen. Hoặc có thể tận diệt các tư nghiệp trắng dị thục trắng. Hoặc có thể tận diệt các tư nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp không trắng không đen - không đưa đến dị thục, có thể tận diệt các nghiệp”.

Ở đây, không phải đen: do đen, không hợp ý, nên gọi là đen, nghiệp này không phải như nghiệp bất thiện ấy. Đó gọi là không phải đen.

Không phải trắng: do trắng, hợp ý, nên gọi là trắng, nghiệp này không phải như thiện nghiệp hữu lậu. Đó gọi là không phải trắng.

Không đưa đến dị thục: nghiệp này không phải như ba nghiệp trước có khả năng chiêu cảm dị thục, đó gọi là nghiệp không đưa đến dị thục.

Có thể tận diệt các nghiệp: nghiệp này là học tư, có thể hướng đến tổn giảm. Vì sao?

Vì nếu học tư, có thể hướng đến tổn giảm, tức đối với ba nghiệp trước có thể tận diệt, hoàn toàn tận diệt, tùy thuận chứng đắc sự diệt tận vĩnh viễn.

Ở trong nghĩa này, ý nói gọi là nghiệp vì có thể tận diệt các nghiệp.

Do đây nên nói: nghiệp không trắng không đen - không đưa đến dị thục, có thể tận diệt các nghiệp.

25. Bốn pháp thọ

Bốn pháp thọ: 1. Pháp thọ có thể chiêu cảm lạc trong hiện tại nhưng thọ dị thục khổ về sau. 2. Pháp thọ có thể chiêu cảm khổ trong hiện tại nhưng thọ dị thục lạc về sau. 3. Pháp thọ có thể chiêu cảm khổ trong hiện tại cũng thọ dị thục khổ về sau. 4. Pháp thọ có thể chiêu cảm lạc trong hiện tại cũng thọ dị thục lạc về sau.

Thế nào là Pháp thọ có thể chiêu cảm lạc trong hiện tại nhưng thọ dị thục khổ về sau?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Như có một loại Bổ-đặc-già-la sát hại sinh mạng, lấy vật không cho, tà hành trong các dục, hư cuống ngữ, ly gián ngữ, thô ác ngữ, tạp uế ngữ, tham dục, sân nhuế, tà kiến câu hành với hỷ lạc. Kẻ ấy sát hại sinh mạng, nói chi tiết cho đến: tà kiến làm duyên mà đắc hỷ, đắc lạc; chủng loại thân lạc, tâm lạc như thế đều là bất thiện, hoàn toàn liệt vào phẩm loại bất thiện, nên có thể chướng ngại thông tuệ, có thể chướng ngại đẳng giác, có thể chướng ngại Niết-bàn”.

Đó gọi là Pháp thọ có thể chiêu cảm lạc trong hiện tại nhưng thọ dị thục khổ về sau.

Thế nào là Pháp thọ có thể chiêu cảm khổ trong hiện tại nhưng thọ dị thục lạc về sau?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Như có một hạng Bổ-đặc-già-la lìa bỏ sát hại sinh mạng, lìa bỏ lấy vật không cho, lìa bỏ tà hành trong các dục, lìa bỏ hư cuống ngữ, lìa bỏ ly gián ngữ, lìa bỏ thô ác ngữ, lìa bỏ tạp uế ngữ, không tham, không sân, chánh kiến câu hành với ưu khổ. Vị ấy, do lìa bỏ sát hại sinh mạng, nói chi tiết cho đến: chánh kiến làm duyên, nhưng bị sầu, bị khổ; chủng loại thân khổ, tâm khổ như thế đều là thiện, hoàn toàn liệt vào phẩm loại thiện, nên có thể dẫn đến thông tuệ, có thể chứng đắc đẳng giác, có thể đạt đến Niết-bàn”.

Đó gọi là Pháp thọ có thể chiêu cảm khổ trong hiện tại nhưng thọ dị thục lạc về sau.

Thế nào là Pháp thọ có thể chiêu cảm khổ trong hiện tại cũng thọ dị thục khổ về sau?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Như có một loại Bổ-đặc-già-la sát hại sinh mạng, lấy vật không cho, tà hành trong các dục, hư cuống ngữ, ly gián ngữ, thô ác ngữ, tạp uế ngữ, tham dục, sân nhuế, tà kiến câu hành với ưu khổ. Kẻ ấy sát hại sinh mạng, nói chi tiết cho đến: tà kiến làm duyên mà đắc ưu, đắc khổ; chủng loại thân khổ, tâm khổ như thế đều là bất thiện, hoàn toàn liệt vào phẩm loại bất thiện, nên có thể chướng ngại thông tuệ, có thể chướng ngại đẳng giác, có thể chướng ngại Niết-bàn”.

Đó gọi là Pháp thọ có thể chiêu cảm khổ trong hiện tại cũng thọ dị thục khổ về sau.

Thế nào là Pháp thọ có thể chiêu cảm lạc trong hiện tại thọ dị thục lạc về sau?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Như có một hạng Bổ-đặc-già-la lìa bỏ sát hại sinh mạng, lìa bỏ lấy vật không cho, lìa bỏ tà hành trong các dục, lìa bỏ hư cuống ngữ, lìa bỏ ly gián ngữ, lìa bỏ thô ác ngữ, lìa bỏ tạp uế ngữ, không tham, không sân, chánh kiến câu hành với hỷ lạc. Vị ấy, do lìa bỏ sát hại sinh mạng, nói chi tiết cho đến: chánh kiến làm duyên, nhưng đắc hỷ, đắc lạc; chủng loại thân lạc, tâm lạc như thế đều là thiện, hoàn toàn liệt vào phẩm loại thiện, nên có thể dẫn đến thông tuệ, có thể chứng đắc đẳng giác, có thể đạt đến Niết-bàn”.

Đó gọi là Pháp thọ có thể chiêu cảm lạc trong hiện tại thọ dị thục lạc về sau.

26. Bốn ách

Bốn ách: 1. Dục ách. 2. Hữu ách. 3. Kiến ách. 4. Vô minh ách.

Thế nào là dục ách?

Như Thế Tôn nói:

“Các Bí-sô nên biết! Những kẻ ngu phu, vô văn dị sinh, không như thật tri đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly các dục. Kẻ ấy đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly các dục đã không liễu tri một cách như thật, nên tham muốn ở trong các dục, tham dục, ước muốn có được, tiếp cận ước muốn, khát ái dục vọng, yêu thích dục vọng, khao khát muốn có, thèm muốn có được, ham thích muốn được, vui thích muốn có, tàng trữ tham muốn, tùy thuận dục vọng, khiến tâm bị cuộn ép”.

Đó gọi là dục ách.

Thế nào là hữu ách?

Như Thế Tôn nói:

Các Bí-sô nên biết! Những kẻ ngu phu, vô văn dị sinh, không như thật tri đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly các hữu. Kẻ ấy đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly các hữu đã không như thật tri, nên tồn tại ở trong các hữu, tham muốn tồn tại, ước muốn tồn tại, thân cận tồn tại, khát ái tồn tại, vui thích tồn tại, đắm chìm trong hữu thể, đam mê hữu thể, tàng trữ hữu thể, tùy thuận hữu thể, khiến tâm bị cuộn ép”.

Đó gọi là hữu ách.

Thế nào là kiến ách?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Những kẻ ngu phu, vô văn dị sinh, không như thật tri đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly các kiến. Kẻ ấy đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly các kiến đã không như thật tri, nên kiến chấp ở trong các hữu, tham muốn kiến chấp, ước muốn kiến chấp, thân cận kiến chấp, khát ái kiến chấp, vui thích kiến chấp, đắm chìm trong kiến chấp, đam mê kiến chấp, tàng trữ kiến chấp, tùy thuận kiến chấp, khiến tâm bị cuộn ép”.

Đó gọi là kiến ách.

Thế nào là vô minh ách?

Như Thế Tôn nói:

Bí-sô nên biết! Những kẻ ngu phu, vô văn dị sinh, không như thật tri đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly sáu xúc xứ. Kẻ ấy đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly sáu xúc xứ đã không như thật tri, nên chấp trước ở nơi lục xúc, vô minh, vô trí, tùy miên tiềm phục”.

Đó gọi là vô minh ách.

Như Thế Tôn nói:

Hữu tình tương ưng với,

Dục, hữu và kiến ách,

Ngu sithượng thủ,

Lưu trú trong sinh tử.

27. Bốn ly hệ

Bốn ly hệ: 1. Ly hệ dục ách. 2. Ly hệ hữu ách. 3. Ly hệ kiến ách. 4. Ly hệ vô minh ách.

Thế nào là ly hệ dục ách?

Như Thế Tôn nói:

“Các Bí-sô nên biết! Đa văn Thánh đệ tử như thật tri đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly các dục. Vị ấy đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly các dục đã liễu tri một cách như thật, nên tâm không bị cuộn ép bởi sự tham muốn ở trong các dục, bởi tham dục, ước muốn có được, tiếp cận ước muốn, khát ái dục vọng, yêu thích dục vọng, khao khát muốn có, thèm muốn có được, ham thích đạt được, vui thích muốn có, tàng trữ tham muốn, vướng mắc do tùy thuận dục vọng”.

Đó gọi là ly hệ dục ách.

Thế nào là ly hệ hữu ách?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Đa văn Thánh đệ tử như thật tri đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly các hữu. Vị ấy đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly các hữu đã liễu tri một cách như thật, khiến tâm không bị cuộn ép bởi sự tồn tại trong các hữu, bởi tham muốn tồn tại, ước muốn tồn tại, thân cận tồn tại, khát ái tồn tại, vui thích tồn tại, đắm chìm trong hữu thể, đam mê hữu thể, tàng trữ hữu thể, vướng mắc do tùy thuận hữu thể”.

Thế nào là ly hệ kiến ách?

Như Thế Tôn nói:

“Bí-sô nên biết! Đa văn Thánh đệ tử như thật tri đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly các kiến. Vị ấy đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly các kiến đã liễu tri một cách như thật, khiến tâm không bị cuộn ép bởi kiến chấp ở trong các hữu, bởi tham muốn kiến chấp, ước muốn kiến chấp, thân cận kiến chấp, khát ái kiến chấp, vui thích kiến chấp, đắm chìm trong kiến chấp, đam mê kiến chấp, tàng trữ kiến chấp, vướng mắc do tùy thuận kiến chấp”.

Thế nào là ly hệ vô minh ách?

Như Thế Tôn nói:

Bí-sô nên biết! Đa văn Thánh đệ tử như thật tri đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly sáu xúc xứ. Vị ấy đối với sự tập khởi, tích lũy, vị ngọt, tai họa, xuất ly sáu xúc xứ đã liễu tri một cách như thật, khiến tâm không bị cuộn ép bởi chấp trước ở nơi lục xúc, vô minh, vô trí”.

Đó gọi là ly hệ vô minh ách.

Như Thế Tôn nói:

Nếu đoạn dục, hữu ách,

siêu việt kiến ách,

Viễn ly vô minh ách,

Liền đắc lạc an ổn.

Vị ấy trong hiện pháp,

Chứng tịch diệt vĩnh viễn,

Viễn ly tất cả ách,

Tất không còn hậu hữu.

28. Bốn bộc lưu

* Bốn bộc lưu: 1. Dục bộc lưu. 2. Hữu bộc lưu. 3. Kiến bộc lưu. 4. Vô minh bộc lưu.

Thế nào là Dục bộc lưu?

Trừ các kiến; còn lại kết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền, thuộc dục giới hệ, đó gọi là Dục bộc lưu.

Thế nào là Hữu bộc lưu?

Trừ các kiến hệ thuộc sắc giới, vô sắc giới; còn lại kết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền hệ thuộc vô sắc giới, đó gọi là Hữu bộc lưu.

Thế nào là kiến bộc lưu?

Đó là năm kiến: 1. Hữu thân kiến. 2. Biên chấp kiến. 3. Tà kiến. 4. Kiến thủ. 5. Giới cấm thủ. Năm kiến như thế gọi là kiến bộc lưu.

Thế nào là vô minh bộc lưu?

Vô trí đối với ba giới, đó gọi là vô minh bộc lưu.

29. Bốn thủ

Bốn thủ: 1. Dục thủ; 2. Kiến thủ; 3. Giới cấm thủ; 4. Ngã ngữ thủ.

Thế nào là dục thủ? 

Trừ các kiến ; còn lại: kết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền, thuộc dục giới hệ, đó gọi là dục thủ.

Thế nào là kiến thủ? 

Hữu thân kiến, biên chấp kiến , tà kiến, kiến thủ. Bốn kiến như thế, gọi là kiến thủ .

Thế nào là giới cấm thủ? 

Có một hạng chấp thủ giới, chấp thủ cấm, chấp thủ giới cấm. Tức cho giới này dẫn đến thanh tịnh, dẫn đến giải thoát, dẫn đến xuất ly, dẫn đến vượt thoát khổ lạc, cho đến: vượt thoát biên tế khổ lạ; cấm này dẫn đến thanh tịnh, dẫn đến giải thoát, dẫn đến xuất ly, dẫn đến vượt thoát khổ lạc, cho đến: vượt thoát biên tế khổ lạc; giới cấm này dẫn đến thanh tịnh, dẫn đến giải thoát, dẫn đến xuất ly, dẫn đến vượt thoát khổ lạc, cho đến: vượt thoát biên tế khổ lạc, đó gọi là giới cấm thủ .

Thế nào là ngã ngữ thủ? 

Ngoại trừ các kiến; còn lại, các kết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền, thuộc sắc giới, vô sắc giới hệ, đó gọi là ngã ngữ thủ.

40. Thân hệ

*     Bốn thân hệ: 1. Tham thân hệ. 2. Sân thân hệ. 3. Giới cấm thủ thân hệ. 4. Thử thật chấp thủ thân hệ.

Thế nào là tham thân hệ?

Tham: những gì là tham ở nơi dục cảnh, đẳng tham, nói chi tiết đến: đồng loại với tham, sản phẩm của tham. Đó gọi là tham.

Thân hệ: tham này chưa đoạn, chưa biến tri, đối với hữu tình này, hữu tình kia; thân này, thân kia; tụ này, tụ kia, cái đắc được tự thể này, tự thể kia, làm nhân, làm duyên, hệ phược, hòan toàn hệ phược, cá biệt hệ phược, tương liên, tương tục rồi mới đạt đến an trú lâu dài.

Như người thợ chuyên kết tràng hoa hoặc môn đệ của vị ấy, gom các thứ hoa để trước mặt, rồi dùng một sợi tơ dài chắc xâu kết lại thành nhiều dạng tràng hoa. Các thứ hoa ấy dùng sợi tơ làm nhân, làm duyên để xâu kết lại, hoàn toàn xâu kết, cá biệt xâu kết, tương liên, tương tục mới kết thành tràng hoa.

Tham này cũng vậy, vì chưa đoạn, chưa biến tri, đối với hữu tình này, hữu tình kia; thân này, thân kia; tụ này, tụ kia, cái đắc được tự thể này, tự thể kia, làm nhân, làm duyên, hệ phược, hoàn toàn hệ phược, cá biệt hệ phược, tương liên, tương tục rồi mới được an trú lâu dài.

Đó gọi là thân hệ.

Thế nào là sân thân hệ?

Sân: ý muốn gây tổn hại hữu tình; nói chi tiết cho đến: đang làm tổn hại, gọi chung là sân. Đó gọi là sân.

Thân hệ: như trước đã nói.

Thế nào là giới cấm thủ thân hệ?

Giới cấm thủ và thân hệ, như đã thuyết minh ở trước.

Thế nào là thử thật chấp thủ thân hệ?

Thử thật chấp thủ thân hệ:

Hoặc có ai chấp: ngã và thế gian là thường, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc lại có ai chấp: ngã và thế gianvô thường, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc lại có ai chấp: ngã và thế gian cũng thường cũng vô thường, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc lại có ai chấp: ngã và thế gianphi thường phi vô thường, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc lại có ai chấp: ngã và thế gianhữu biên, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc lại có ai chấp: ngã và thế gianvô biên, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc lại có ai chấp: ngã và thế gian cũng hữu biên cũng vô biên, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc lại có ai chấp: ngã và thế gianphi hữu biên phi vô biên, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc có ai chấp: mệnh giả tức là thân, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc có ai chấp: mệnh giả là khác với thân, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc có ai chấp: Như Lai sau khi diệt độ rồi là hiện tồn, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc có ai chấp: Như Lai sau khi diệt độ rồi là không phải hiện tồn, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc có ai chấp: Như Lai sau khi diệt độ rồi là cũng hiện tồn cũng không phải hiện tồn, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Hoặc có ai chấp: Như Lai sau khi diệt độ rồi là không hiện tồn không phải không hiện tồn, chỉ đây là chân thật, quan điểm khác là sai lầm.

Các dạng như thế, gọi là thử thật chấp thủ thân hệ.

Thân hệ: thử thật chấp thủ chưa đoạn, chưa biến tri, đối với đối với hữu tình này, hữu tình kia, nói chi tiết cho đến: đó gọi là thân hệ.

TỤNG THỨ TƯ

Tụng tóm tắt thứ tư:

Bốn: Bốn pháp có mười,

đại chủng, thực, trụ,

Ái, bất ưng hành, vấn,

Thí, nhiếp, sinh, tự thể.

bốn đại chủng, bốn loại thức ăn, bốn thức trụ, bốn ái, bốn thứ không nên hành lại hành, bốn ký vấn, bốn loại thí, bốn nhiếp sự, bốn sinh, bốn loại đắc tự thể.

41. Bốn đại chủng

Bốn đại chủng: 1. Địa giới. 2. Thủy giới. 3. Hỏa giới. 4. Phong giới. Bốn giới này đã nói thuyết minh chi tiết trong phần Lục giới thuộc luận Pháp uẩn.

42. Bốn loại thức ăn

Bốn loại thức ăn: 1. Đoàn thực, hoặc thô hoặc tế; 2. Xúc thực; 3. Ý tư thực; 4. Thức thực;

Thế nào là Đoàn thực, hoặc thô hoặc tế?

Phần đoạn làm duyên khiến các căn được trưởng dưỡng, đại chủng tăng ích, lại có thể làm cho thấm nhuần, tùy thuận thấm nhuần, sướng thích, tùy thuận sướng thích, hộ chuyển, tùy chuyển, duy trì, tùy thuận duy trì. Đó gọi là Đoàn thực.

Thế nào là khái niệm Đoàn thực thô tế?

Y chỉ đây các hữu tình được trưởng dưỡng

Thức ăn lớn, nhỏ, phần đoạn, lần lượt được quy ước thô, tế, sự thể ấy như thế nào?

Thô: như cái được ăn bởi thú Đăng-kỳ-la; Tế: như cái được ăn bởi thú Ni-dân-kỳ-la;

Thô: như cái được ăn bởi thú Ni-dân-kỳ-la ăn; Tế: như cái được ăn bởi thú Nê-di ăn là tế;

Thô: như cái được ăn bởi thú Nê-di ăn; Tế: như cái được ăn bởi loài cá, rùa, ba ba;

Thô: như cái được ăn bởi cá, rùa, ba ba ăn; Tế: như cái được ăn bởi loài vật sinh trong nước khác;

Thô: như cái được ăn bởi voi, ngựa, bò; Tế: như cái được ăn bởi loài dê, nai, heo v.v…;

Thô: như cái được ăn bởi dê, nai, heo v.v…; Tế: như cái được ăn bởi loài dã can, chó.

Thô: như cái được ăn bởi dã can, chó; Tế: như cái được ăn bởi loài nhạn, khổng tước;

Thô: như cái được ăn bởi loài nhạn, khổng tước; Tế: như cái được ăn bởi các loài vật sống trên đất còn lại.

Thức ăn này là thô: các hữu tình ăn các thứ cây cỏ, cành lá v.v...; thức ăn này là tế: các hữu tình ăn các thứ cơm, cháo v.v…, ăn như thế là tế;

Thức ăn này là thô: các hữu tình ăn các thứ cơm, cháo v.v…; thức ăn này là tế: các hữu tình ăn dầu, tô v.v…

Thức ăn này là thô: các hữu tình dùng miệng, mỏ, lưỡi để thâu nhận thức ăn rồi nhai, gặm, nhấm, nuốt; thức ăn này là tế: các hữu tình còn ở trong thai, trong trứng, chỉ hút lấy các chất nước bổ theo cuống rốn vào để nuôi thân, ăn như thế là tế.

Thức ăn này là thô: các hữu tình ăn rồi còn có bài tiết. Thức ăn này là tế: các hữu tình ăn rồi không có bài tiết, ăn như thế là tế. Như có loài ăn chất thơm nơi vị Tô-đà tuy có ăn nhưng không có bài tiết.

Như vậy đã khái niệm Đoàn thực thô tế.

 

Thế nào là xúc thực?

Nếu xúc thuộc hữu lậu làm duyên, có thể khiến các căn trưởng dưỡng, đại chủng tăng ích, lại có thể làm cho thấm nhuần, tùy thuận thấm nhuần, cho đến: duy trì, tùy thuận duy trì. Đó gọi là Xúc thực.

Xúc thực ấy chính là cái gì?

Như các loài chim ngỗng, nhạn, khổng tước, anh vũ, cù dục, xuân anh, ly hoàng, mạng mạng các loại, sau khi đẻ trứng luôn gần gũi ấp ủ, che chở, luôn giữ cho ấm áp khiến sinh xúc chạm lạc, nếu các trứng của những loài chim kia đã được sinh ra nhưng không được gần gũi ấp ủ, che chở, luôn giữ cho ấm áp khiến sinh ra những xúc chạm lạc, thì các trứng ấy sẽ bị hư hoại; còn như các trứng của các loài chim kia được gần gũi ấp ủ, che chở, luôn giữ cho ấm áp khiến sinh ra những xúc chạm lạc, thì các trứng ấy không bị hư hoại.

Các loại như thế gọi là xúc thực.

 

Thế nào là ý tư thực?

Nếu tư thuộc hữu lậu làm duyên, có thể khiến các căn trưởng dưỡng, đại chủng tăng ích, lại có thể làm cho thấm nhuần, tùy thuận thấm nhuần, cho đến: duy trì, tùy thuận duy trì. Đó gọi là ý tư thực.

Ý tư thực ấy chính là cái gì?

Như các loài cá, rùa, ba ba, loài Thất-thủ-ma-la-bộ-lư-ca v.v... lên bờ bãi đào cát đẻ trứng, lấp cát lại rồi xuống nước. Nếu các trứng ấy luôn nhớ nghĩ đến mẹ không quên thì không bị hư hoại; nếu các trứng ấy không nhớ nghĩ đến mẹ thì đều bị hư hoại.

Các loại như thế gọi là ý tư thực.

 

Thế nào là thức thực?

Nếu thức thuộc hữu lậu làm duyên, có thể khiến các căn trưởng dưỡng, đại chủng tăng ích, lại có thể làm cho thấm nhuần, tùy thuận thấm nhuần, cho đến: duy trì, tùy thuận duy trì. Đó gọi là thức thực.

Thức thực ấy chính là cái gì?

Như trong kinh “Thế Tôn giáo Phả-lặc-cũ-na” nói:

“Này Phả-lặc-cũ-na nên biết! Do thức là thức ănsinh khởi hữu thể đương lai”.

Các loại như thế gọi là thức thực.

43. Bốn thức trụ

Bốn thức trụ: 1. Sắc thức trụ. 2. Thọ thức trụ. 3. Tưởng thức trụ. 4. Hành thức trụ.

Thế nào là sắc thức trụ?

Nếu các sắc hữu lậu tùy thuận các thủ, đối với các sắc đó hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai, hoặc sinh khởi các dục, hoặc tham, hoặc sân, hoặc si, hoặc bất cứ một loại tâm sở tùy phiền não nào. Đó gọi là sắc thức trụ.

Thọ, Tưởng, Hành thức trụ thuyết minh chi tiết cũng vậy.

44. Bốn loại ái

Bốn ái: Những gì là bốn?

1. Có Bí-sô, Bí-sô-ni nào nhân bởi ái y phục, khi cần sinh thì sinh, khi cần trụ thì trụ, khi cần chấp thì chấp.

2. Có Bí-sô, Bí-sô-ni nào nhân bởi ái thức ăn uống, khi cần sinh thì sinh, khi cần trụ thì trụ, khi cần chấp thì chấp.

3. Có Bí-sô, Bí-sô-ni nào nhân bởi ái ngọa cụ, khi cần sinh thì sinh, khi cần trụ thì trụ, khi cần chấp thì chấp.

4. Có Bí-sô, Bí-sô-ni nào nhân bởi ái hữu thể-vô thể, khi cần sinh thì sinh, khi cần trụ thì trụ, khi cần chấp thì chấp.

Đó gọi là bốn ái.

Thế nào là Bí-sô, Bí-sô-ni nào nhân bởi y phục sinh ái, khi cần sinh thì sinh, khi cần trụ thì trụ, khi cần chấp thì chấp?

Ở đây, y phục: là các thứ vải vóc do lông thú dệt thành, hoặc do phiến-na dệt thành, hoặc do sô-ma dệt thành, hoặc do sợi gai dệt thành, hoặc do Kiện-cổ-la dệt thành, hoặc do sợi tơ tằm dệt thành, hoặc sợi bông vải hay dạ nĩ dệt thành, hoặc do Kiều-châm-bà dệt thành, hoặc do Đột-lũ-la dệt thành, hoặc A-già-lạn-đà dệt thành.

Lại nữa, y phục là danh từ phổ quát y phục che thân, như áo choàng, áo khoác, áo mặc ngoài, áo mặc trong, áo lá, quần đơn, quần kép, đơn yểm dịch, phức yểm dịch[3] v.v...

Tham đối với các thứ y phục như thế, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, kiên trước, ái nhiễm. Đó gọi là Bí-sô, Bí-sô-ni nhân bởi ái y phục, khi cần sinh thì sinh, khi cần trụ thì trụ, khi cần chấp thì chấp.

Thế nào là Bí-sô, Bí-sô-ni nhân bởi ái thức ăn, khi cần sinh thì sinh, khi cần trụ thì trụ, khi cần chấp thì chấp?

Ở đây, thức ăn: năm loại thức ăn cần nhai và năm loại cần ăn.

Năm loại cần nhai: củ, thân cây, lá, hoa và quả.

Năm thứ cần ăn: cơm, cháo, bún, cá thịt và canh thịt.

Tham đối với các loại thức ăn như thế, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, kiên trước, ái nhiễm. Đó gọi là Bí-sô, Bí-sô-ni nhân bởi ái thức ăn uống, khi cần sinh thì sinh, khi cần trụ thì trụ, khi cần chấp thì chấp

Thế nào là Bí-sô, Bí-sô-ni nhân bởi ái ngọa cụ, khi cần sinh thì sinh, khi cần trụ thì trụ, khi cần chấp thì chấp?

Ở đây, ngọa cụ: tự viện, phòng xá, lầu gác, đài quán, đại sảnh, viên thất, hang động, phòng sở, chuồng ngựa, am tranh vách lá, động huyệt đất đá các loại.

Lại nữa, ngọa cụ là các thứ giường sàn, nệm, miên đan, thảm lót, nệm bông, ghế sập các thứ.

Tham đối với các thứ ngọa cụ như thế, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, kiên trước, ái nhiễm. Đó gọi là Bí-sô, Bí-sô-ni nhân bởi ái ngọa cụ, khi cần sinh thì sinh, khi cần trụ thì trụ, khi cần chấp thì chấp.

Thế nào là Bí-sô, Bí-sô-ni nhân bởi ái hữu thể-vô thể, khi cần sinh thì sinh, khi cần trụ thì trụ, khi cần chấp thì chấp?

Ở đây, hữu thể: năm thủ uẩn, là sắc, thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn. Vô thể: năm thủ uẩn đương lai đoạn diệt.

Như có một hạng suy nghĩ thế này: “Nguyện năm uẩn của ta sinh khởi trong đời vị lai”.

Lại có một hạng suy nghĩ thế này: “Nguyện ta sau khi mạng chung, năm uẩn đoạn diệt”.

Tham đối với hữu thể-vô thể như thế, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, kiên trước, ái nhiễm. Đó gọi là Bí-sô, Bí-sô-ni nhân bởi ái hữu thể vô thể, khi cần sinh thì sinh, khi cần trụ thì trụ, khi cần chấp thì chấp.

45. Bốn điều không nên hành lại hành

* Bốn thứ không nên hành lại hành: 1. Do tham dục nên việc không nên hành lại hành. 2. Do sân giận nên việc không nên hành lại hành. 3. Do ngu si nên việc không nên hành lại hành. 4. Do sợ hãi nên việc không nên hành lại hành.

 



[1] Bản Hán: quyển 7.

[2] Bản Hán: quyển 8.

[3] 《大唐西域記》卷2:「僧却崎(唐言掩腋。舊曰僧祇支,[34]訛也),覆[35]左肩,掩兩腋,左開右合,長裁過腰。」(CBETA, T51, no. 2087, p. 876b22-23)[34]:訛【大】下同,譌【明】下同[35]:左【大】,右【校異-甲】

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38988)
03/09/2014(Xem: 26229)
24/11/2016(Xem: 15636)
29/05/2016(Xem: 7741)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.