Phẩm Thứ Mười Hai Công Đức Trì

07/07/201012:00 SA(Xem: 9535)
Phẩm Thứ Mười Hai Công Đức Trì

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN
Thích Nguyên Ngôn dịch

 Phẩm Thứ mười hai Công Đức Trì

 Luận nói: Hàng Bồ Tát phải cụ túc VÔ TƯỚNG TÂM, mà tâm chưa thường trụ, đối với tác nghiệp, ấy là vì hàng Bồ Tát đối với các nghiệp tướng, biết mà cố làm, vì tu thiện căn cầu Bồ đề, nên chẳng xả các pháp hữu vi. Bồ Tátchúng sanh tu tập Đại bi tâm, nên bất trụ vô vi. Bồ Tát vì Nhứt thiết chơn thật diệu trí của Phật, nên bất xả sanh tử. Bồ Tát vì độ vô biên chúng sanh khiến không thiếu sót cho nên chẳng trụ Niết bàn. Đó gọi là Bồ Tát Ma ha tát thâm tâm cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác vậy.

Chư Phật tử, hàng Bồ Tát thành tựu 10 pháp trọn chẳng thối thất Vô Thượng Bồ Đề. Những gì là 10? (Mười pháp như thế nào):

1. Bồ Tát thâm tâm phát Vô Thượng Bồ Đề, để giáo hoá chúng sanh, cũng khiến cho chúng sanh phát tâm như vậy.

2. Thường vui thấy Phật, bởi do công đức cúng dường trân bảo, gieo trồng thiện căn sâu dày.

3. Vì cầu Chánh Pháp, nên chí tâm cung kính cúng dường Pháp-sư, vui thích nghe pháp không nhàm chán. .

4. Nếu thấy hàng Tỳ kheo Tăng, ở trong hai bộ chúng khởi sự tranh tụng, hợp nhau lầm lỗi, thì Bồ Tát phải cần cầu phương tiện khiến cho hàng Tỳ Kheo hòa hợp.

5. Nếu thấy có quốc độ tà ác nổi lên, Phật pháp muốn hoại, thì Bồ Tát cần phải đọc tụng Kinh điển, và giảng thuyết Chánh Pháp, cho đến một câu, một bài kệ, khiến cho Chánh Pháp chẳng tuyệt dứt. Lại phải chuyên tâm hộ pháp không tiếc thân mạng.

6. Nếu thấy chúng sanh lo sợ khổ não, vì họ mà bố thí cứu tế, khiến họ nương nơi pháp Bố thí ấy mà không sợ hãi.

7. Phải Phát Tâm chuyên cần tu hành, cầu được các Pháp đại-thừa-phương-đẳng, là pháp thậm thâm, là tạng chư Bồ Tát hạnh.

8. Khi đắc Pháp đó rồi (Pháp phương đẳng) thì phải thọ trì đọc tụng đúng như Pháptu hành, đúng như Thuyếtthọ trì. (Như sở thuyết hành, như sở thuyết trụ).

9. Khi đã được tự tại trụ nơi Pháp rồi, vẫn phải tinh tấn hướng dẫn vô số chúng sanh thâm nhập Pháp ấy.

10. Bồ Tát khi đã nhập Pháp rồi, tinh tấn giải thuyết, khai thị giáo hóa, làm thuận lợi cho chúng sanh.

Hàng Bồ Tát thành tựu 10 Pháp như thế, thì đối với Vô Thượng Bồ đề trọn không thối thất. Bởi thế, Bồ Tát phải nên như vậy mà tu hành đối với Kinh này. Kinh này công đức bất khả tư nghì, cho nên gọi là NĂNG SANH NHỨT THIẾT ĐẠI TỪ

BI. Kinh này có khả năng khai ngộ, dẫn đạo cho tất cả chúng sanh, khiến họ phát Tâm Bồ đề. Kinh này có khả năng vì người cầu Đạo Bồ đề mà làm Sanh Nhơn.

Kinh này có khả năng thành tựu làm Sanh Nhơn. Kinh này có khả năng thành tựu tất cả Pháp-hạnh-vô-động của Bồ Tát. Kinh này có khả năng làm đối tượng cho ba đời chư Phật hộ niệm (tam thế chư Phật sở hộ niệm).

Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào muốn cần tu tập Vô Thượng Bồ đề, thì phải vì họ mà quảng diễn lưu bố Kinh này khắp cõi Diêm phù đề, khiến cho đạo tâm không đoạn tuyệt, khiến cho vô lượng vô biên chúng sanh được nghe Kinh này. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào, một khi nghe được Kinh này, thì tất cả những người ấy thành tựu Phước đứcTrí đức bất khả tư nghì, thành tựu Đại trí huệ không thể nói hết, phước đức quả báo cũng lại như vậy. Vì cớ sao? Bởi Kinh này có khả năng khai thị vô lượng thanh-tịnh-huệ-nhãn, hay khiến cho Phát chủng tương tục, chẳng gián đoạn. Có khả năng cứu giúp vô lượng chúng sanh thoát khổ não, và có khả năng chiếu phá tất cả vô minh si ám.Có khả năng phá trừ tà ma, cho đến các ma nghiệp. Có khả năng phá hoại tất cả ngoại đạo tà kiến. Có khả năng diệt trừ lửa dữ phiền não. Có khả năng làm hao mòn những nhơn duyên sanh bởi các hạnh bất tịnh. Có khả năng đoạn trừ lòng xan tham tật đố, sân thuế, giải đãi, cho đến kẻ phá giới, loạn ý, ngu si. Sáu món binh cực trọng như thế. Lại có khả năng diệt trừ nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng, kiến chướng, vô minh chướng, trí chướng, tập chướng.

Tóm lại mà nói , Kinh này có khả năng khiến cho tất cả ác pháp tiêu diệt không còn mảy may, lại có khả năng khiến cho tất cả thiện pháp tăng trưởng mạnh mẽ , viên mãn.

Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào nghe được Kinh này rồi hoan hỷ thâm tín, thích thú khởi tâm hy hữu, phải biết rằng người đó đã thường cúng dường vô lượng chư Phật, gieo trồng vô số thiện căn. Vì cớ sao? Bởi vì Kinh này ba đại chư Phật đã thường tu tập hành trì. Cho nên khi hành giả được nghe Kinh này phải tự biết là một điều vạn hạnh (khánh hạnh), là một đại thiện lợi vậy. Lại nữa, nếu có người biên chép đọc tụng Kinh này, thì phải biết người ấy sẽ thành tựu phước báo vô lượng vô biên. Vì cớ sao vậy? Bởi Kinh này là chỗ duyên khởi vô biên là chỗ hưng phát vô lượng đại thệ nguyện, nhiếp thọ tất cả chúng sanh vậy, và trang nghiêm Vô Thượng Đại Bồ đề. Cho nên thành tựu phước đức cũng lại như vậy, không có hạn lượng tính kể.

Nếu có người lại hay giải thích nghĩa lý của Kinh, đúng như thuyết của Kinh mà tu hành, thì đối với tất cả chư Phật ở trong A tăng kỳ kiếp, với Vô tận-trí tán thán phước báo cũng không thể hết. Nếu có Pháp sư diễn thuyết Kinh này, thì phải biết cần tạo tháp nơi đó. Vì cớ sao? Vì đây là Chánh pháp chân thật đã được xuất sanh nơi chỗ đó. Lại nữa, Kinh ở nơi quốc độ nào, thành ấp hay tụ lạc, Tự miếu hay Tịnh xá nào, thì phải biết ở nơi đó có Pháp-thân chư Phật. Nếu có người cúng dường hương hoa kỷ nhạc, phường lọng tràng phan, cho đến ca vịnh tán thán, chấp tay cung kính v.v ... phải biết người đó đã chiêu cảm giống Phật (Phật trí). Huống nữa kẻ chơn chánh thọ trì Kinh này, tức những người đó thành tựu công đức trí huệ trang nghiêm, cho đến vị lai quyết định được thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác vậy.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38519)
03/09/2014(Xem: 25994)
24/11/2016(Xem: 15534)
29/05/2016(Xem: 7697)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.