LUẬN
VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
Tác giả: Ngài A
La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa)
Ngài Tam Tạng
Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù
sang chữ
Hán. Sa Môn Thích Như Điển, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt
Quyển Thứ Ba
Phẩm Phân Biệt Hạnh (việc làm)
Thứ 6
Lúc bấy giờ y chỉ với vị A Xà Lê, lấy số ngày xem xét việc làm. Việc làm nầy tương ưng với hành xứ và từ đó có thể chỉ dạy thêm. Đối với việc làm nầy có tất cả là 14 loại. Đó là dục hành, sân nhuế hành, si hành, tín hành, ý hành, giác hành, dục sân nhuế hành, dục si hành, sân si hành, đẳng phần hành, tín ý hành, tín giác hành, đẳng phần hành, ý giác hành.
Lại nữa ái, kiến, mạn v.v... các loại hành cũng nên biết. Đối với điều tham dục nầy, ý bảo làm, tánh vui đắm trước. Chẳng khác với nghĩa nầy. Do hành mà thành 14 loại người. Dục hành nhơn, sân hành nhơn, si hành nhơn, tín hành nhơn, ý hành nhơn, giác hành nhơn, dục sân hành nhơn, dục si hành nhơn, sân si hành nhơn, đẳng phần hành nhơn, tín ý hành nhơn, tín giác hành nhơn, ý giác hành nhơn, đẳng phần hành nhơn. Đối với dục nầy, dục dục sai sử dục tánh, dục lạc. Đây có nghĩa là dục hành nhơn. Dục nầy thường làm tăng thượng dục. Đây gọi là dục hành. Như thế tất cả sẽ phân biệt.
Lúc ấy 14 loại người nầy lược lại thành 7 loại người. Như thế dục hành nhơn - tín hành nhơn thành một. Sân hành nhơn - ý hành nhơn thành một. Si hành nhơn - giác hành nhơn thành một. Dục sân hành nhơn - tín ý hành nhơn thành một. Dục si hành nhơn - tín giác thành nhơn thành một. Sân si hành nhơn - ý giác thành nhơn thành một. Hai đẳng phần hành nhơn thành một.
Hỏi rằng: Vì
sao dục hành nhơn, tín hành nhơn thành một?
Đáp rằng: Dục hành
nhơn đối với bạn lành tăng trưởng tín hành dục, thân cận công đức vậy. Lại nữa
lấy 3 hạnh, dục và tín. Câu nầy thành một tướng, có nghĩa là ái niệm nghĩa tìm
về công đức. Nghĩa chẳng xả. Đối với dục nầy là niệm dục. Tín là niệm thiện;
dục là tìm dục công đức. Tín là tìm công đức lành. Dục là chẳng xả, chẳng dễ
thương làm tướng. Tín là chẳng xả lấy dễ thương làm tướng. Cho nên dục hành và
tín hành thành một tướng.
Hỏi rằng: Vì
sao mà sân nhuế hành và ý hành thành một?
Đáp rằng: Người
làm chuyện sân đối với bạn lành tăng thêm trí làm việc sân, gần gũi công đức
vậy. Lại nữa lấy 3 hành sân nhuế và trí thành một tướng. Chẳng phải ái niệm;
nên tìm sân vậy, rồi xả. Đối với người sân nầy chẳng an vui ái niệm; kẻ trí
chẳng an hành niệm. Người sân nhuế tìm đến sân. Kẻ trí biết việc làm sai trái.
Người sân an xả, kẻ trí an xả hành cho nên người sân hành và ý hành thành một
tướng.
Hỏi rằng: Vì
sao si hành nhơn và giác hành nhơn thành một?
Đáp rằng: Si hành
nhơn làm được việc lành, tăng trưởng giác hành si, gần gũi công đức vậy. Tín
huệ động lìa được. Lại nữa lấy 2 hành si giác thành một tướng. Chẳng tự định;
nên động vậy. Đối với đây si an; nên loạn vậy. Chẳng an. Biết nhiều và nhớ
nhiều loại, nên thành ra chẳng an. Si chẳng chỗ khởi và hướng thành động. Biết
nhẹ nhàng nên thành động. Cho nên si hành và giác hành thành một tướng vậy. Lấy
đây làm phương tiện, ngoài hành nên phân biệt. Như thế đây thành bảy người.
Đối với 7 người
nầy vì sao xa sự tu hành? Vì sao tu hành trì trệ?
Dục hành nhơn xa
rời sự tu hành, lấy an có thể giáo hóa, tín lực vậy. Si giác mỏng vậy. Sân hành
nhơn xa rời sự tu hành, sự an có thể giáo hóa, có ý lực vậy. Si giác mỏng. Si
hành nhơn làm trễ nải việc tu hành, khó thể giáo hóa, có si giác lực vậy. Tín ý
mỏng. Dục sân hành nhơn xa rời sự tu hành, sự an có thể giáo hóa, có tín ý lực
vậy. Si giác mỏng. Dục si hành nhơn làm trì trệ việc tu hành, khó có thể giáo
hóa được, khó yên để tin, si giác lực vậy. Sân si hành nhơn làm trì trệ việc tu
hành, khó có thể giáo hóa, chẳng an ý vậy, si giác lực. Đẳng phần hành nhơn làm
trì trệ việc tu hành, khó thể giáo hóa, chẳng yên trụ ý vậy. Có si giác lực.
Lúc bấy giờ 7 loại người nầy do căn bổn phiền não nên chia làm ba. Đó là dục hành nhơn, sân nhuế hành nhơn và si hành nhơn.
Hỏi rằng: Đây
là 3 loại hành do nguyên nhơn gì vậy? Vì sao có thể biết đây là dục hành nhơn;
đây là sân hành nhơn và đây là si hành nhơn? Vì sao hành việc thọ y, khất thực,
tọa cụ hành xứ uy nghi?
Đáp rằng: Đó là
chỗ tạo nhơn duyên lúc đầu. Các hành giới lấy làm nhơn duyên, sai trái lấy làm
nhơn duyên.
Vì sao các hành
đầu tiên tạo ra nhơn duyên?
Đối với điều đầu
tiên có phương tiện dễ thương vậy. Có nhiều nghiệp lành, thành dục hành nhơn.
Lại từ cõi chư thiên, bị sanh lạc vào nơi nầy, thường hay khởi tâm sát hại tạo
nên nghiệp oan trái, thành sân hành nhơn. Chẳng thích nghiệp nơi che khuất. Từ
địa ngục, từ rồng đọa lạc sanh vào đây. Đầu tiên là do uống rượu nhiều và làm
chuyện ly gián, thành si hành nhơn. Từ súc sanh đọa lạc sanh vào đây; như thế
các việc làm đầu tiên tạo nên các nhơn duyên.
Thế nào là giới
làm nhơn duyên?
Hai giới gần gũi
vậy, thành si hành nhơn. Đó là địa giới và thủy giới; hai giới gần gũi, thành
sân hành nhơn. Đó là hỏa giới, phong giới. Tất cả là 4 giới vậy, thành dục hành
nhơn. Như thế tất cả các hành giới là nguyên nhơn.
Vì sao lấy sự
sai trái làm nguyên nhơn?
Lấy nhiều đờm dãi
thành dục hành nhơn. Lấy nhiều sự ưa nói thành sân hành nhơn. Lấy nhiều gió làm
thành si hành nhơn. Lại cũng có nói nhiều đờm dãi thành si hành nhơn. Tối đa
gió thành dục hành nhơn. Như thế đó là làm nhơn duyên cho việc sai trái.
Vì sao có thể
biết người nầy là dục hành, người nầy là sân hành và người nầy là si hành?
Đáp rằng qua bảy
hành có thể biết được. Như thế do công việc, do phiền não, do hành, do thọ giữ,
do ăn, do nghiệp, do nằm mà ra.
Vì sao do công
việc mà biết?
Dục hành nhơn thấy
chỗ có công việc. Việc chưa thấy sẽ thấy, liền thấy. Hằng quán nơi chơn thật
sai trái chẳng tác ý. Đối với công đức nhỏ,thành chẳng khó. Chẳng từ dục nầy giải
thoát, liền quán chẳng thể xả hành. Biết nơi việc khác. Các hành như thế, dục
hành có thể biết sân hành nhơn. Thấy sở hữu việc như thế. Như mỏi mệt chẳng thể
nhìn lâu. Tùy chỗ chấp sai để hủy hoại nhiều người. Đối với công đức nhiều,
chẳng thể không khó. Từ đây chẳng xả. Tuy lấy sự sai trái được rồi liền biết
hành những việc khác cũng như thế. Hành sân, hành có thể biết. Si hành nhơn
thấy chỗ có những việc như thế. Đối với công đức quá hoạn thành việc tin nơi
kia. Nghe người kia chỗ yếu lại yếu. Nghe nơi kia chỗ tán thán lại tán thán. Tự
chẳng biết vậy. Lấy những hành như thế đối với việc ngoài, si hành có thể biết,
như thế các việc.
Hỏi rằng: Vì sao
lấy phiền não để biết?
Đáp rằng: Dục hành
nhơn có 5 phiền não. Đó là đa hành, keo kiệt, huyễn, siểm, dục. Đây nghĩa là 5
sân nhuế hành nhơn có 5 phiền não, đa hành phẫn, hận, phú, khan, sân. Đây là 5.
Si hành nhơn có 5 phiền não, đa hành, lười, giải đãi, nghi, hối, vô minh là 5.
Như thế phiền não có thể biết.
Hỏi rằng: Cái
gì là hành?
Đáp rằng: Dục hành
nhơn lấy hành làm tánh. Cất bước chân có tật đi ngang. Cất bước ngang thì bước
chẳng rộng. Cất bước đi dễ thương. Như thế lấy hành dục, hành có thể biết. Sân
nhuế hành nhơn thấy hành làm tánh, mau khởi bước, mau hạ chân. Tiếp theo là nửa
bước giáp đất. Như thế mà đi, người sân nhuế có thể biết. Si hành nhơn thấy
hành làm tánh. Dở chân, đạp đất rồi lại sát xuống, lấy chân chạm chân rồi đi,
mà đi như thế, si hành nhơn có thể biết, như thế để đi.
Sao gọi là lấy
việc mặc áo làm dục hành nhơn?
Đáp rằng: Dục hành
nhơn lấy việc đắp y làm tánh. Chẳng thấy nhiều, chẳng khoan thai mặc y quá
rộng. Ngay ngắn vừa vặn nhiều loại ngắm nhìn dễ mến. Sân hành nhơn lấy mặc y
làm tánh. Quá gấp, quá thừa, chẳng ngay, chẳng gọn, chẳng thấy được chỗ dễ mến,
chẳng thể thấy. Si hành nhơn lấy việc đắp y mặc áo làm tánh. Nhiều chậm rãi,
chẳng gọn, chẳng cân; chẳng có loại nào dễ mến, dễ xem. Như thế lấy việc đắp y
mặc áo có thể biết được.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy chỗ ăn mà có thể biết?
Đáp rằng: Dục hành
nhơn vui với béo, ngọt. Sân nhuế hành nhơn vui với thù tạc. Si hành nhơn chẳng
tập trung vui. Lại nữa dục hành nhơn lúc ăn tự lượng đồ ăn tương ưng với điều
mình muốn. Lại biết khí vị chẳng xa ăn. Nếu được ít mùi vị, thành niềm vui lớn.
Sân hành nhơn thấy việc ăn, muốn lấy nhiều, ăn bớt, ăn đầy miệng. Nếu được ít
đồ ăn thì lại phiền não. Si hành nhơn thấy việc ăn chẳng đầy đủ, chẳng đoạn
thực, chẳng gặp lúc. Lấy ít mà ăn để dính nơi miệng; một nửa cho vào miệng; một
nửa rơi rớt nơi bàn, loạn tâm; chẳng nghĩ đến lúc ăn, như thế lấy dục có thể
biết.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy công việc để biết?
Đáp rằng: Dục hành
nhơn quét dọn, đứng ngay quét tước chẳng sạch, chẳng biết đất cát, lấy làm sạch
sẽ. Sân hành nhơn nếu quét tước, gấp rút quét dọn 2 bên, rồi quét đi đất cát.
Vội nghe tuy sạch sẽ mà chẳng bình đẳng. Ngu si hành nhơn nếu quét rác, thì
khoan thai quét dọn đó đây mà thấy nơi chẳng sạch, lại chẳng công bình. Như thế
lổ chổ đây đó v.v... Tất cả công việc bình đẳng làm ấy chẳng cùng với tâm. Đây
là dục nhơn sân hành ở nơi tất cả việc chẳng bình đẳng làm, chẳng dụng tâm. Si
hành nhơn loạn tâm làm nhiều chẳng thành. Như thế các việc có thể biết.
Hỏi: Vì sao lấy
sự nằm ngồi?
Đáp rằng: Dục hành
nhơn ngủ chẳng tiết chế. Ngủ trước, chiếm chỗ ngủ làm cho trước sau giống nhau.
An ổn đặt thân chỗ khuất lên tay rồi ngủ. Nửa đêm có thay đổi liền dậy. Như có
chỗ nghi liền đáp. Sân hành nhơn lại nằm ngủ. Tùy theo đó mà nằm yên. Thân,
mặt, mắt tần ngần. Ban đêm nếu có người hoán đổi liền khởi sân mà đáp lại.
Người si nếu nằm ngủ nghỉ, nơi ấy chẳng trọn đủ. Nên tay chân che thân mà nằm.
Trong đêm nếu có người thay chỗ liền nghe tiếng ừ ừ thật lâu đáp lại. Như thế
lấy việc nằm ấy mà có thể biết.
Hỏi rằng: Làm
gì và pháp gì? Dùng việc thọ y áo, ăn uống, ngồi nằm, hành xứ?
Đáp rằng: Dục hành
nhơn áo quần thô kệt chẳng ra hồn và lấy đồ nầy mặc. Sân hành nhơn mặc đồ sạch
sẽ, y áo thanh tịnh, màu còn tốt dễ xem. Đây nên mặc. Si hành nhơn mặc tùy theo
chỗ được mặc. Dục hành nhơn khất thực thô, chẳng tinh khiết. Chẳng đẹp đẽ ý
nghĩa về tiểu khất thực. Sân hành nhơn khất thực mặc đồ đẹp tinh khiết, mùi
thơm như ý là chỗ được si. Hành nhơn khất thực tùy theo chỗ được có tiết chế.
Dục hành nhơn ngồi nằm ở dưới bóng gốc cây nơi có nước. Ở nơi ít xa làng xóm. Lại nơi chẳng có chùa. Đối với nơi không có đồ nằm thì ở đây nên ngồi ngủ. Sân hành nhơn ngồi nằm dước gốc cây gần nước, thành tựu ngay ngắn. Đối với chùa viện có chỗ ngủ nghỉ đầy đủ thành nơi ngủ nghỉ. Si hành nhơn nương vào đó. Gần gũi vị Thầy để ở. Dục hành nhơn hành xứ, nơi ăn uống thô sơ. Nếu vào làng xóm nên hướng theo mặt trời mà đi. Đối với nơi người ác, ở đây nên đi. Sân nhuế hành nhơn xứ, đối với việc cơm nước, ăn uống đầy đủ. Theo ngày dài ra, nhiều người tin hướng đến nơi. Chỗ nầy nên vào. Si hành nhơn tùy nơi được chỗ. Dục hành nhơn uy nghi, hay đi bộ nhiều. Sân hành nhơn nương vào chỗ nằm ngồi. Si hành nhơn nương vào nơi hành xứ. Đối với việc nầy tan ra. Kẻ muốn nương vào cảnh giới dễ mến để tin. Sân nhuế là chẳng sự dễ mến cảnh giới làm tin. Si là cơ thể thấy nguyên nhơn. Dục lại như nô bộc. Sân nhuế như là ông chủ. Si dụ như chất độc. Tham nghĩa là ít quá hoạn, đoạn vô nhiễm. Sân nhuế quá hoạn lớn, làm cho vô nhiễm. Si là đại quá hoạn, đoạn trừ vô nhiễm. Dục hành nhơn vui với sắc. Sân hành nhơn vui với việc an định. Si hành nhơn vui với sự giải đãi.-
Phẩm Phân Biệt Hành Xứ
Thứ 7
Lúc đó y chỉ sư quán sát điều nầy nơi chỗ làm. Dạy cho 38 việc làm và sẽ lại dạy cho 2 việc làm tương ưng.
Hỏi rằng: Thế
nào là 38 hành xứ?
Đáp rằng: Đó là 10
tất cả nhập địa, thủy, hỏa, phong, xanh, vàng, đỏ, trắng, không xứ, thức xứ tất
cả nhập. Lại thêm 10 tưởng bất tịnh như tưởng sình trướng, tưởng xanh phồng
lên, tưởng đến sự thối nát, tưởng về đồ liệng bỏ, tưởng đến đồ ăn của chim thú,
tưởng đến thịt từng phần của thân trướng lên, tưởng đến việc cưa chặt ra từng
khúc, lại tưởng vể máu huyết chảy đỏ, tưởng đến trùng hôi, tưởng đến xương cốt.
Lại có 10 niệm. Đó là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí,
niệm thiên, niệm tử, niệm thân, niệm số tức, niệm tịch tĩnh.Lại có 4 vô lượng
tâm. Đó là từ, bi, hỷ, xả và quán tưởng về 4 đại, ăn bất tịnh, vô sở hữu xứ,
phi phi tưởng xứ. Đây là tất cả 38 hành xứ. 38 hành xứ nầy lấy 9 hành làm chỗ
biết cao cả. Một là lấy thiền, hai là lấy chánh việt, ba là lấy tăng trưởng,
bốn là lấy duyên, năm là lấy công việc, sáu là lấy thắng, bảy là lấy địa, tám
là lấy thủ, chín là lấy người.
Hỏi rằng: Thế
nào là lấy thiền?
Đáp rằng: Đó là 10
hành xứ, thành thiền ngoại hành. Lại 11 hành xứ thành tựu sơ thiền. Lại 3 hành
xứ thành tựu tam thiền. Lại một hành xứ thành tựu tứ thiền. Lại 9 hành xứ thành
tựu tứ thiền ngũ thiền. Lại 4 hành xứ thành tựu vô sắc tứ thiền.
Hỏi rằng: Vì
sao mà 10 hành xứ thành thiền ngoại hành?
Đáp rằng: Từ sổ
tức và quán thân, ngoài 8 niệm và quán 4 đại thực bất tịnh tưởng. Đây gọi là 10
ngoại hành.
Hỏi rằng: Vì sao
11 hành xứ sơ thiền sở nhiếp?
Đáp rằng: 10 bất
tịnh tưởng và quán thân. Đây gọi là sơ thiền sở nhiếp.
Hỏi rằng: Thế
nào là 3 hành xứ? 3 sở nhiếp?
Đáp rằng: Đó là
từ, bi, xả.
Hỏi rằng: Thế
nào là một hành xứ, tứ thiền sở nhiếp?
Đáp rằng: Đó là
xả.
Hỏi rằng: Sao
gọi là 9 hành xứ, tứ thiền ngũ thiền sở nhiếp?
Đáp rằng: Trừ
không nhứt thiết, nhập thức nhứt thiết nhập. Ngoài ra còn 8 nhứt thiết nhập và
sổ tức niệm.
Hỏi rằng: Sao
là 4 hành xứ, 4 vô sắc sở nhiếp?
Đáp rằng: Hư không
nhứt thiết nhập, thức nhứt thiết nhập, vô sở hữu xứ, phi phi tưởng xứ. Đây gọi
là 4 hành. Như thế lấy thiền có thể biết.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy chánh việt?
Đáp rằng: Nhập
hành xứ thành ra vượt quá sắc, trừ vô sắc nhứt thiết nhập. Ngoài ra còn 8 nhứt
thiết nhập. Ngoài ra có 30 hành xứ chẳng thành việc vượt khỏi sắc. Lại có 3
hành xứ thành việc vượt khỏi. Ba vô sắc nhứt thiết nhập và vô sở hữu nhập.
Ngoài ra 35 hành xứ, chẳng thành việc vượt qua. Lại có một hành xứ thành ra
việt tưởng thọ. Đó là phi phi tưởng xứ. Ngoài ra 37 hành chẳng thành việt tưởng
thọ. Như thế lấy vượt qua có thể biết.
Hỏi rằng: Vì sao
gọi là tăng trưởng?
Đáp rằng: Đó là 14
hành xứ có thể làm cho tăng trưởng. Đó là 10 nhứt thiết nhập và tứ vô lượng
tâm. Ngoài ra 24 hành xứ, chẳng nên làm cho tăng trưởng. Như thế lấy tăng
trưởng có thể biết.
Hỏi rằng: Vì
sao làm duyên?
Đáp rằng: 9 hành
xứ làm thần thông duyên. Trừ vô sắc nhứt thiết nhập, bát nhứt thiết nhập và
phân biệt hư không nhứt thiết nhập. Ngoài ra 30 hành chẳng thành thần thông
duyên. 37 hành xứ thành Tỳ Bà Xá Na duyên (quán, kiến, chủng chủng quan sát).
Trừ phi phi tưởng xứ. Lại có một hành xứ chẳng thành Tỳ Bà Xá Na duyên. Cho nên
phi phi tưởng xứ như thế lấy duyên có thể biết.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy công việc?
Đáp rằng: Đó là 21
hành xứ để phân biệt công việc. 12 hành xứ là thật sự; 5 hành xứ chẳng nên nói
phân biệt sự thật sự.
Hỏi rằng: Thế
nào là 21 hành xứ là phân biệt sự?
Đáp rằng: Trừ thức
nhứt thiết nhập. Ngoài ra 9 nhứt thiết nhập; 10 bất tịnh tưởng và niệm sổ tức
niệm thân.
Hỏi rằng: Vì sao
12 thật sự?
Đáp rằng: Thức
nhứt thiết nhập, phi phi tưởng xứ và 10 thiền ngoại hành.
Hỏi rằng: Vì
sao 5 việc chẳng nên nói phân biệt sự và thật sự?
Đáp rằng: Đó là tứ
vô lượng tâm và vô sở hữu xứ. Lại nữa nhị hành xứ; nội doanh sự,nội sự. Lại 2
hành xứ; nội doanh sự, ngoại sự. Lại một hành xứ, ngoại doanh sự nội sự. Lại 21
hành xứ; ngoại doanh sự ngoại sự. Lại có 4 hành xứ, nội doanh sự, nội sự thiết
ngoại sự. Lại có 4 hành xứ, thiết nội doanh sự thiết ngoại doanh sự ngoại sự.
Lại hai hành xứ, thiết nội doanh sự, thiết ngoại doanh sự, thiết nội sự, thiết
ngoại sự. Lại có một hành xứ nội doanh sự chẳng nên nói và nội sự ngoại sự. Đối
với đây 2 hành xứ nội doanh sự, nội sự; nghĩa là thức nhứt thiết nhập và phi
phi tưởng xứ. Lại có 2 hành xứ là nội doanh sự ngoại doanh sự. Cho nên niệm sổ
tức, niệm thân. Lại một hành xứ ngoại doanh sự, nội doanh sự. Cho nên niệm tử.
Lại 21 hành xứ ngoại doanh sự, ngoại sự. Nghĩa là 10 bất tịnh tưởng. Tứ vô
lượng tâm, tứ sắc nhứt thiết nhập, hư không nhứt thiết nhập và niệm Phật, niệm
Tăng. Lại 4 hành xứ nội doanh sự, nội sự thiết ngoại sự. Nghĩa là niệm giới,
niệm thí và quán nơi tứ đại. Và tưởng bất tịnh thực. Lại 4 hành xứ thiết nội
doanh sự, thiết ngoại doanh sự. Nghĩa là tứ sắc nhứt thiết nhập. Lại 2 hành xứ
thiết nội doanh sự, thiết ngoại doanh sự, thiết nội sự, thiết ngoại sự. Nghĩa
là niệm Pháp, niệm tịch tĩnh. Lại một hành xứ nội ngoại doanh sự, nội sự. Nghĩa
là niệm thiên. Lại một hành xứ nội doanh sự, nội sự, ngoại sự chẳng nên nói.
Nghĩa là vô sở hữu xứ. Lại có hành xứ thuộc về việc quá khứ. Nghĩa là thức nhứt
thiết nhập và phi phi tưởng xứ. Lại một hành xứ, đối với việc vị lai. Cho nên
gọi là niệm tử. Lại một hành xứ đối với việc hiện tại. Đó là niệm thiên. Lại 6
hành xứ thiết (xây dựng) việc trong quá khứ, xây dựng việc vị lai, xây dựng
việc hiện tại. Nghĩa là niệm Phật, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí. Và quán tứ
đại bất tịnh thực tưởng. Lại hai hành xứ, thiết lập việc quá khứ, thiết lập
việc hiện tại, thiết lập việc chẳng nên nói về quá khứ vị lai. Cho nên niệm Pháp,
niệm tịch tĩnh. Lại 26 hành xứ, chẳng nên nói việc 3 đời. Nghĩa là 9 nhứt thiết
nhập. 10 bất tịnh tưởng, tứ vô lượng tâm. Và niệm sổ tức, niệm thân. Vô sở hữu
xứ lại có 4 hành xứ là việc động. Nghĩa là lửa nhứt thiết nhập, gió nhứt thiết
nhập, trùng thối tưởng, niệm sổ tức. Nơi nầy tức động. Tướng nầy chẳng động.
Ngoài ra 34 việc bất động, như thế lấy công việc mà biết.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy thắng?
Đáp rằng: 8 nhứt
thiết nhập, tứ vô sắc định. Đây gọi là thắng chơn thật sự vậy. Lấy 8 nhứt thiết
nhập gọi là định thắng vậy. Đệ tứ thiền kia được thắng địa vậy. Tứ vô sắc định
thành thắng. 10 bất tịnh tưởng và ăn bất tịnh tưởng. Đây gọi là tướng thắng.
Lấy sắc, lấy hình, lấy không, lấy phương, lấy phân biệt, lấy hòa hợp, lấy chấp
trước, lấy bất tịnh tưởng sự, lấy thập niệm xứ. Đây gọi là thắng niệm vi tế
vậy. Tùy niệm vậy. Tứ vô lượng tâm lấy vô quá làm thắng. Thọ nhiêu ích mà quán
về tứ đại. Gọi là huệ thắng. Lấy chấp trước không; nên như thế lấy thắng có thể
biết.
Hỏi rằng: Thế
nào là lấy địa?
Đáp rằng: 12 hành
xứ, chẳng sanh nơi cõi trời. Nghĩa là 10 bất tịnh và niệm thân, thực bất tịnh
tưởng. Lại có 13 hành xứ, chẳng sanh nơi sắc hữu. Đầu tiên là 12 và sổ tức,
niệm bất sanh hữu sắc. Trừ tứ vô sắc xứ. Ngoài ra hành xứ chẳng sanh nơi vô sắc
hữu. Như thế lấy địa có thể biết.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy thủ?
Đáp rằng: Đó là 17
hành xứ. Lấy kiến nên thủ tướng. Trừ gió, nhứt thiết nhập và vô sắc nhứt thiết
nhập. Ngoài ra 7 nhứt thiết nhập, 10 bất tịnh tưởng. Lại một hành xứ, lấy xúc
nên thủ tướng. Nghĩa là niệm sổ tức, lại một hành xứ. Hoặc lấy kiến, hoặc lấy
xúc nên thủ. Nghĩa là gió, nhứt thiết nhập. Ngoài ra 19 hành xứ, lấy nghe phân
biệt nên thủ. Lại 5 hành xứ; người mới tọa thiền chẳng nên tu hành tứ vô sắc và
xả, dư 32. Người mới học thiền nên thủ. Như thế lấy thủ mà biết.
Hỏi rằng: Vì
sao lấy người?
Đáp rằng: Dục hành
nhơn, tứ vô lượng, chẳng nên tu hành, lấy tịnh tướng vậy. Vì sao thế? - Dục
hành nhơn tác ý, tịnh tưởng chẳng phải chỗ làm. Như người bịnh đờm, ăn nhiều
mập phì, chẳng phải nghi chỗ nầy. Sân hành nhơn 10 bất tịnh tưởng, chẳng nên tu
hành. Sân si tưởng vậy. Sân nhuế tác ý, chẳng phải chỗ làm. Như người bịnh đờm
uống ăn hao nhiệt, chẳng phải chỗ nghi. Si hành nhơn chưa tăng trưởng trí,
chẳng nên làm cho khởi lên nơi sự tu hành, lìa phương tiện vậy. Nếu lìa phương
tiện thì tinh tấn không có kết quả. Như người cỡi voi chẳng có dây cương. Dục
hành nhơn nên tu bất tịnh tưởng và quán thân. Đây là dục đối trị vậy. Sân hành
nhơn nên tu tứ vô lượng tâm. Đây là sân đối trị vậy. Hoặc sẽ tu sắc nhứt thiết
nhập, tâm tùy theo đó vậy. Tín hành nhơn nên tu lục niệm xứ. Niệm Phật lấy làm
đầu, rồi tín định vậy. Ý hành nhơn nên tu quán tứ đại. Đối với thực bất tịnh
tưởng. Niệm tử, niệm tịch tĩnh nhiễm xứ vậy.
Lại nữa ý hành nhơn đối với nhứt thiết hành xứ chẳng thể phương hại. Giác hành nhơn nên tu niệm sổ tức lấy đoạn giác vậy. Si hành nhơn lấy lời hỏi pháp. Lấy thì gian nghe pháp, lấy pháp cung kính. Cùng với Thầy ở chung, làm cho trí tuệ tăng trưởng. Đối với 38 hành, tùy theo đó mà vui; nên sẽ tu niệm tử. Và quán tứ đại tối thắng. Lại nói đối với phân biệt hành xứ, ta thấy kia hơn. 6 người đối với chỗ phân biệt lược bớt mà chia thành 3.
Hỏi rằng: Nếu
tự nhiên đối với việc ban đầu có hại?
Đáp rằng: Hai dục
hành nhơn. Nghĩa là thuần căn lợi căn. Vì thuần căn dục nhơn, tu bất tịnh quán.
Vì dục nầy đối trị. Đây là chỗ nên dạy làm, tu được trừ dục. Lợi căn dục nhơn,
lòng tin đầu tăng trưởng, sẽ tu niệm xứ. Đây là chỗ nên dạy làm, tu được trừ
dục.
Nhị sân hành nhơn. Nghĩa là thuần căn lợi căn. Vì thuần căn sân nhuế hành nhơn,tu tứ vô lượng. Đây lấy sân nhuế đối trị. Đây là chỗ nên dạy làm, tu được trừ sân. Lợi căn sân nhuế hành nhơn lấy trí tăng trưởng tu hành thắng xứ. Đây là chỗ dạy tu được trừ sân.
Nhị si hành nhơn; nghĩa là vô căn thuần căn si hành nhơn; chẳng nên dạy tu hành xứ. Vì thuần căn si hành nhơn. Vì trừ giác, nên dạy tu niệm sổ tức. Như thế đây được bớt, chỉ thành 3 người. Đây lại chẳng hại. Đối với pháp nầy tất cả nhập và sổ tức, lấy sự không tăng trưởng, vô hại thành tất cả việc làm. Nếu được thắng công đức nầy rồi, hơn tất cả việc làm, chỗ làm và nơi ấy thành chẳng hại.
Luận Về Con
Đường Giải Thoát
Hết Quyển 3