8. Đóng Góp Tích Cực Của Long Thọ

18/07/201012:00 SA(Xem: 17610)
8. Đóng Góp Tích Cực Của Long Thọ

ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN
Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt NamTriết Học Thế Giới Xuất Bản

CHƯƠNG II
8. ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC CỦA LONG THỌ

 Khi đọc “Trung Quán Tụng” (Madhyamaka Kàrias) lần đầu, có vẻ như Long Thọ chỉ là một người tiêu cực không thể thỏa hiệp. Nhưng, như Tiến Sĩ K. Venkata Ramanan đã đề ra một giải thích tuyệt diệu: Trong “Đại Trí Độ Luận” (Mahàprajnàpàramità Sàstrà) Long Thọ trình bày những quan điểm tích cực của ngài về vấn đề Thực Tại – một vấn đề gây nhiều tranh luận.

 1/ Cả “Trung Quán Tụng” (Madhyamaka Kàrias) và “Đại Trí Độ Luận” (Mahàprajnàpàramita Sàstra) đều coi vô tự tánh (naihsvàbhàvya), hay hạn định tánh, tương đối tánh như là sự xâm nhập căn bản của “Không Tánh” (Sùnyata) xét theo bản chất thế tục của sự vật, nhưng Đại Trí Độ Luận vạch ra rõ ràng hơn Trung Quán Tụng về ngụ ý của vô thực thể tánh của sự vật thế tục. Nó cho rằng khuynh hướng của con người muốn coi tương đối như tuyệt đối bắt rễ từ khát vọng thầm kín ban sơ trong thâm tâm con người muốn đạt được sự tuyệt đối (dharmaisanà). Do Vô Minh thâm căn, khát vọng này bị áp dụng sai lầm. Loài người bám víu vào tương đối và coi nó như là tuyệt đối cho nên không thể tránh khỏi bị thất vọng. Nhưng nếu họ bám vào sự khác biệt của tuyệt đối và coi chúng như là “tuyệt đối riêng rẽ” thì họ lại vướng vào lỗi lầm “bám víu” – theo một hình thức khác.

 Long Thọ đã cố gắng vạch ra cho người ta thấy cái chân lý sâu xa rằng điều kiện vô hạn địnhsự thể tuyệt đối không những chỉ là căn cơ của điều kiện hạn định hay tương đối mà thật ra nó là bản chất của chính tương đối, chứ không phải là một thực thể khác biệt với tương đối.

 2/ Tuyệt đối, vô hạn định không những là bản chất tối hậu của những thực thể mà còn là bản chất tối hậu của con người.

 Chính vì như thế, sự khao khát thực tại của con người càng có ý nghĩa thâm sâu hơn. Với tư cách là một cá thể, con người đương nhiên có liên hệ với toàn thể thế giới, với các hiện tượng, với các “uẩn” (skandhas) của y, tới hoàn cảnh ngẫu nhiên và hạn định, nhưng y không bị tách ra khỏi cái vô hạn định – mà thật ra vô hạn định chính là bản chất tối hậu của bản thể y, và y không bị trói buộc vĩnh viễn vào sự phân hóa của mình. Hoàn toàn mải mê với sự trình diễn thoáng qua của những thực thể hạn định, và không biết đến ý nghĩa nội tại của bản thể mình, y nắm lấy tương đối và coi nó như là tuyệt đối và do đó y không thể tránh khỏi bị vướng mắc vào sự đau khổ. Một khi y tỉnh ngộ đối với tính cách hạn định (sùnyata) của sự vật hạn định, lúc đó ý thức về giá trị của y sẽ thay đổi. Y trở thành một người đã biến đổi và lúc đó sự khao khát tuyệt đối (dharmaisana) của y, lòng khao khát mong mỏi Thực Tại của y sẽ tìm thấy ý nghĩa và nó được mãn nguyện.

 Trung Quán tụng nhấn mạnh sự không đầy đủ, sự không toàn vẹn, sự thiếu thực chất của các dharmas (pháp, thực thể) và pudgala (tự ngã). Đại Trí Độ Luận thì nhấn mạnh ý nghĩa của ý thức về sự bất toàn vẹn này, và cho rằng chính sự ý thức sắc bén về sự không đầy đủ này thổi cho tia lửa nhỏ bé của sự khao khát Thực Tạituyệt đối trong con người bùng cháy thành ngọn lửa sống động của chân lý.

 3/ Thật ra, mọi căn bản khái niệm chủ yếu của triết học Long Thọ đều nằm trong Trung Quán Tụng (Kàrikà), nhưng chúng bị làm lu mờ bởi tính cách tiêu cực của đường lối diễn đạt.

 Tất nhiên phải là như thế, không thể nào có thể khác hơn, bởi vì trong Trung Quán Tụng Long Thọ thủy chung vẫn sử dụng kỹ thuật “thành phản chất nan luận chứng” (prasangavàkya), cách lý luận theo qui mậu luận chứng. Sự quan tâm chính yếu của ngài là vạch trần những sai lầm xem tương đối tánh (nihsvabhàva) như là tuyệt đối tánh (sasvabhàva). Ngay cả trong Trung Quán tụng Long Thọ đã xác định một cách minh bạch rằng vật bị hạn định đã hiển thị thành vật vô hạn định như là cơ sở tối hậu của nó.

 “Cái có bản chất đi và đến, sanh và diệt trên phương
diện hữu hạn, thì cũng chính là Niết Bàn trên phương
diện vô hạn định.”
(XXV, 9)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/09/2019(Xem: 10534)
17/11/2018(Xem: 6161)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.