Tái Bản Sách: A-tì-đạt-ma Câu-xá, Tập IV (Tuệ Sỹ Dịch & Chú)

11/05/20211:46 SA(Xem: 6281)
Tái Bản Sách: A-tì-đạt-ma Câu-xá, Tập IV (Tuệ Sỹ Dịch & Chú)
blankA-TÌ-ĐẠT-MA
CÂU-XÁ LUẬN
ABHIDHARMAKOŚABHĀṢYAM
Tập IV
THIÊN NĂM & SÁU
PHÂN BIỆT TÙY MIÊN - PHÂN BIỆT HIỀN THÁNH
anuśaya-nirdeśo nāma pañcamaṃ kośa-sthānam
pudgala-mārga-nirdeśo nāma ṣaṣṭhaṃ kośa-sthānam
TUỆ SỸ
Dịch & chú
---------------------------------------

Danh nghĩa tùy miên
(trích)

(...) Ám ảnh bức bách duy nhất của mọi sinh vật chính là sự chết. Các sợ hãi khác chỉ là biến thái của sợ chết. Thế giới bị chinh phục, bị khống chế, bị điều động bởi sự chết. Kinh Phật nhân cách hóa nó thành một loại Ma. Theo từ nguyên, trong tiếng Phạn, mara là danh từ phái sinh từ động từ √mṛmriyate, nó chết. Mọi hoạt động của chúng sinh, mọi thứ được kể là văn minh tiến bộ, thảy đều là những biện pháp mà các loài lựa chọn để bảo đảm sự sinh tồn của bản thânđồng loại. Thế nhưng, do nhận thức sai lầm, điên đảo, kết quả của những lựa chọn đại phầnnếu không muốn nói tất cả, thảy đều tai hại. Đức Phật thành Chánh giác, được mô tả là sau khi chiến thắng quân đội Ma và những quyến rũ của Ma. Các vị luận giải A-tì-đạt-ma cho rằng sợ hãi là một biểu hiện của phiền não. Đây là khía cạnh tiêu cực của sợ hãi. Mặt tích cực được biểu hiện nơi các yếu tố tâm sở thiện.

Trên nền tảng giáo lý nhà Phật mà nói, tự bản chất, tất cả mọi loài sinh vật đều bị điều động bởi khát vọng sinh tồn, và từ đó là bản năng tự tồn biểu hiện qua xúc cảm sợ hãi, từ những sinh vật bé nhỏ nhất cho đến loài thượng đẳng. Tất cả những thứ mà phổ thông gọi là bản năng sinh vật chỉ là những biểu hiện thứ cấp của khát vọng sinh tồn, là một đặc tính tâm lý, mà trong Kinh Phật nó được gọi là ái hay khát ái (tṛṣṇā), chi thứ tám trong 12 chi duyên khởi.

Do bị thúc đẩy bởi khát vọng, và cũng là bản năng sinh tồn, các loại sinh vật từ vi tế nhỏ nhiệm cho đến phát triển cao đẳng, trong lịch sử tiến hóa, đã phát sinh nhiều biện pháp để tự vệ và tự tồn, từ cấp độ vật lý-sinh lý đơn giản cho đến trình độ tâm lý cực kỳ phức tạp, mà ta có thể quan sát, như nơi muỗi mòng các thứ, cho đến rắn, rết, voi, cọp, từ những biện pháp phòng ngự, tránh né cho đến tấn công, và những thủ đoạn lừa gạt kẻ thù. Tất cả những hoạt động này, xét về mặt như là những xúc cảm tiêu cực, trong Phật giáo chúng được nói là những tác động của phiền não.

Bởi vì, như giải thích của Thế Thân trong luận Câu-xá, một trong các đặc điểm của phiền não khi hoạt động là chúng gây tổn hại cho mình và cho người khác.Về mặt này, phiền não (kleśa) được gọi là tránh, theo nghĩa đấu tranh, có gốc từ Sanskrit là raṇa, với nghĩa chiến đấu, xung đột. Các phiền não đều là động lực khởi nghiệp; là động cơ chiến đấu của mọi sinh vật; chiến đấu với hoàn cảnh để tự tồn bằng chiếm hữu hay phòng ngự. Cho nên, khi nói rằng quy luật tồn tại của mọi sinh vật là quy luật đấu tranh sinh tồn, thì cũng nên biết bản chất của tồn tại được tác thành như thế nào bởi ái, và được khởi động như thế nào bởi phiền não. (...)
Tuệ Sỹ, "Tổng Luận", A-TÌ-ĐẠT-MA CÂU-XÁ (Tập IV) Thiên 5 & 6
Hương Tích ấn hành 2016, tái bản 05/2021.


blank
blank
blank


Quý độc giả có thể đọc toàn bộ 30 quyển Luận A Tỳ Đạt Ma Câu-xá do Đạo Sinh dịch Việt
online hay download free bản PDF tại Thư Viện Hoa Sen:
https://thuvienhoasen.org/a35964/luan-a-ty-dat-ma-cau-xa (Online)
  https://thuvienhoasen.org/a29116/ty-dam-luan-tron-bo (PDF)





Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 43767)
03/09/2014(Xem: 28017)
24/11/2016(Xem: 17026)
29/05/2016(Xem: 8233)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…