Quyển 21, Phẩm 5 Phân Biệt Tùy Miên - Phần 3

11/05/20212:38 CH(Xem: 1246)
Quyển 21, Phẩm 5 Phân Biệt Tùy Miên - Phần 3
LUẬN A TỲ ĐẠT MA CÂU-XÁ
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân
Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang
Việt dịch: Đạo Sinh

QUYỂN 21
Phẩm 5: PHÂN BIỆT TÙY MIÊN (PHẦN 3)

Trước đây trong phần nói về tùy miên và triền, Đức Thế Tôn chỉ nói đến các loại lậu, bộc lưu v.v… mà thôi hay còn có các loại khác?
Tụng nêu: (Âm Hán)
Do kết đẳng sai biệt
Phục thuyết hữu ngũ chủng.
Dịch nghĩa :
Do sai biệt của kết v.v…
Nên nói có năm loại.
[Do sự khác nhau của kết v.v…
Nên lại nói có năm loại].

Luận: Vì các phiền não kết sử, trói buộc, tùy miên, tùy phiền não, và triền khác biệt nhau nên lại nói có đến năm loại.
(Hỏi) Kết sử là gì?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Kết cửu vật thủ đẳng
Lập kiến thủ nhị kết
Do nhị duy bất thiện
Cập tự tại khởi cố
Triền trung duy tật xan
Kiến lập vi nhị kết
Hoặc nhị số hành cố
Vi tiện bần nhân cố
Biến hiển tùy hoặc cố
Não loạn nhị bộ cố.
Dịch nghĩa:
Chín kết có vật, thủ v.v…
Lập nên kiến, thủ kết
Hai loại này bất thiện
tự tại khởi lên
Trong triền có tật, xan
Thiết lập thành hai kết
Hoặc hai loại số hành
Làm nhân sự nghèo hèn
Biến hiện tùy phiền não
Gây não loạn hai bộ.
[Chín kết có vật, thủ như nhau nên lập thành hai loại là kiến kếtthủ kết. Do tính chất bất thiệntự tại sinh khởi nên trong số các triền, chỉ tật và xan được lập thành hai loại kết. Hoặc vì hai loại này thường hiện hành, vì là nhân của sự nghèo hèn, vì hoàn toàn hiển lộtùy phiền não, vì não loạn hai bộ].

Luận: Có chín loại kết sử là ái, khuể, mạn, vô minh, kiến, thủ, nghi, tật, xan.
Ái kếttham của cả ba cõi. Tính chất của các loại còn lại được giải thích tùy theo từng trường hợp riêng của chúng, (tỷ dụ như các loại kết sử thứ hai, thứ tám và thứ chín chỉ có riêng ở Dục giới).
Kiến kết bao gồm ba loại kiến đầu tiên là thân kiến, biên chấp kiếntà kiến.
Thủ kết bao gồm hai loại kiến cuối cùngkiến thủgiới cấm thủ.
Có một vấn đề được đặt ra ở đây: Có trường hợp một người bị trói buộc với các pháp tương ưng với kiến (tức các thọ v.v… tương ưng với thủ) là chỉ do ái kết chứ không phải kiến kết, và trong lúc đó loại kiến tùy miên lại không thể tùy tăng ở nơi có các pháp này không? Vẫn có trường hợp này. Chúng ta hãy xét đến trường hợp một người đã khởi cái biết về “tập” (tập trí) nhưng chưa khởi cái biết về “diệt” (diệt trí). Lúc đó người này có khởi ái kết đối với các pháp tương ưng với các kiến về kiến thủgiới cấm thủ, tức là các pháp được đoạn trừ vì diệt đếđạo đế. Người này lúc đó sẽ bị ràng buộc với các pháp này do vì ái kết chứ không phải kiến kết, vì người này đã đoạn trừ loại kiến kết biến hành thuộc kiến khổ tập đoạn, và lúc đó không có loại kiến kết phi biến hành duyên các pháp này hoặc tương ưng với chúng. Tuy nhiên kiến tùy miên vẫn tùy tăng đối với các pháp này vì hai loại kiến và thủ (thủ kết) nếu chưa được đoạn thì vẫn tùy tăng.
(Hỏi) Tại sao lập ba loại kiến đầu làm thành một loại kết sử (kiến kết) và hai loại cuối cùng làm một loại kết sử khác (thủ kết)?
(Đáp) Vì có số lượng các sự vật bằng nhau, vì đều có chung tính chất “thủ” nên hai loại kiến cuối cùng được lập riêng thành một kết.
Ba loại kiến đầu tiên tạo thành mười tám sự vật riêng biệt: tà kiến thuộc Dục giới được đoạn trừ vì mỗi một trong bốn đế; và hai loại kiến cuối cùng gồm mười hai kiến thủ và sáu giới cấm thủ cũng như vậy.
Khác với ba loại kiến đầu tiên, hai loại cuối cùng đều có thể tánh thuộc về thủ. Chúng lấy ba loại kiến đầu tiên làm cảnh nhưng ba loại đầu tiên lại không thể làm như vậy.
(Hỏi) Tại sao tật và xan được lập thành hai loại kết khác nhau trong khi các loại triền khác lại không thể làm như vậy?
(Đáp) Tật và xan được lập thành kết vì trong số các triền thì chúng là loại vừa có tánh bất thiện lại vừa sinh khởi tự tại, ở đây khi nói “tự tại” là hàm ý chúng chỉ bị ràng buộc với vô minh, trong khi các loại triền khác lại không có đủ cả hai tính chất này trong cùng một lúc. Có ý kiến cho lý do trên chỉ hợp lý đối với các luận sư chỉ thừa nhận tám loại triền, đối với các luận sư thừa nhận có đến mười loại triền thì lý do trên không giải quyết được khó khăn này vì phẫn và phú đều có cùng lúc hai tính chất bất thiệntự tại sinh khởi, và như vậy lẽ ra chúng cũng được xếp vào loại kết sử. Lại nữa tật và xan còn là nhân của sự nghèo hèn, thường biểu hiện khắp với sự buồn vui kèm theo phiền não, làm não loạn hai bộ chúng tại giaxuất gia, trời và A-tu-la, người và trời v.v…
Ở các nơi khác, Đức Thế Tôn nói trong số các kết sử có năm kết sử thuộc “phần dưới” (thuận hạ phần).
Tụng nói: (Âm Hán)
Hựu ngũ thuận hạ phần
Do nhị bất siêu dục
Do tam phục hoàn hạ
Nhiếp môn căn cố tam
Hoặc bất dục phát thú
Mê đạo cập nghi đạo
Năng chướng thú giải thoát
Cố duy thuyết đoạn tam.
Dịch nghĩa:
Năm kết thuộc hạ phần
Do hai không thoát Dục
Do ba hoàn Dục giới
Thâu môn, căn nên ba
Hoặc do không muốn đến
Mê mờ và nghi ngờ
Hay chướng ngại giải thoát
Nên chỉ nói đoạn ba.
[Lại có năm kết thuộc loại thuận hạ phần vì hai kết không vượt được Dục giớiba kết phải trở lại Dục giới, vì bao hàm môn, căn nên chỉ có ba, hoặc vì sự không muốn đi. Sự mê mờ và nghi ngờ chánh đạo thường chướng ngại sự đi đến giải thoát nên chỉ nói đoạn ba].

Luận: Năm loại này là hữu thân kiến, giới cấm thủ, nghi, dục thamsân hận. Chúng được gọi là thuận hạ phần vì chúng có liên hệ và thuận hợp với “phần ở phía dưới”, tức chỉ cho Dục giới.
Như vậy trong số này có hai kết sử khiến cho người ta không thể vượt qua được Dục giớiba kết sử khiến cho người ta phải trở lại Dục giới.
Dục thamsân khuể ngăn chận sự xuất lìa Dục giới, thân kiến và hai loại kết sử còn lại làm cho những người đã xuất lìa Dục giới phải trở lại đó, chúng giống như viên cai ngục và các ngục tốt.
ý kiến khác cho vì ba kết sử trên mà người ta không thể thoát khỏi tình trạng tồn tại một cách thấp hèn, tức chỉ cho tính chất của dị sinh, và vì hai loại kết sử trên mà người ta không thể thoát ra khỏi cảnh giới ở bên dưới, tức chỉ cho Dục giới, đây là lý do tại sao năm loại này có tên là “hạ phần”.
(Hỏi) Đức Thế Tôn có nói được quả Dự lưu là nhờ đoạn trừ toàn bộ ba kết sử được nói đến ở trên, nhưng nếu là Dự lưu thì cũng phải đoạn trừ thêm ba loại kiến là biên chấp kiến, tà kiếnkiến thủ. Như vậy đối với trường hợp của dị sinh, lẽ ra Đức Thế Tôn phải gọi các kiến này là kết sử?
(Đáp) Lẽ ra phải như vậy nhưng vì ba loại đầu có bao hàm cả “cửa” và căn (nhiếp môn căn). Có ba nhóm phiền não: (1) Nhóm đơn (duy nhất thông), được đoạn trừ do kiến khổ đế, tức thân kiến và biên chấp kiến; (2) Nhóm đôi (nhị thông) được đoạn trừ do kiến khổ đếkiến đạo đế, tức giới cấm thủ; (3) Nhóm bộ tứ (tứ bộ) được đoạn trừ bởi kiến bốn đế, tức nghi, tà kiếnkiến thủ. Vì thế khi nói đến ba loại kết sử đầu tiên, Đức Thế Tôn có ý chỉ cho “cánh cửa” của các phiền não khác, tức là nơi bắt đầu của mỗi một nhóm phiền não. Đức Thế Tôn cũng có ý chỉ cho căn vì biên chấp kiến vận hành được là nhờ thân kiến, kiến thủ vận hành được là nhờ giới cấm thủ, và tà kiến vận hành được là nhờ nghi.
Có thuyết cho sở dĩ ba kết này được nói đến là vì có ba sự việc ngăn ngại giải thoát là sự không muốn đi (bất dục phát), sự mê mờ chánh đạo, và sự nghi ngờ chánh đạo. Cũng giống như trên thế gian ba sự việc này có thể ngăn cản sự đi đến một nơi khác thì đối với Thánh đạo chúng cũng có thể có sự ngăn ngại như vậy: (1) Thân kiến gây ra sự sợ hãi đối với giải thoát và khiến người ta không muốn đạt đến đó; (2) Giới cấm thủ thì vì nương vào một con đường tu tập khác nên làm cho người ta bị mê mờ chánh đạo; (3) Và nghi chính là sự nghi ngờ đối với chánh đạo. Đức Thế Tôn vì muốn dạy hàng Dự lưu đã đoạn trừ được ba loại chướng ngại này cho nên mới nói là họ đã đoạn trừ ba kết sử.
Giống như trường hợp của năm kết sử “thuận hạ phần”, Đức Thế Tôn cũng đã dạy về năm loại kiết sử “thuận thượng phần”.
Tụng: (Âm Hán)
Thuận thượng phần diệc ngũ
Sắc, Vô sắc nhị tham
Trạo cử mạn, vô minh
Linh bất siêu thượng cố.
Dịch nghĩa:
Năm kết thuận thượng phần
Hai tham Sắc, Vô sắc
Trạo cử, mạn, vô minh
Khiến không vượt thượng giới.
[Thuận thượng phần cũng có năm kết là hai loại tham thuộc Sắc và Vô sắc giới. Trạo cử, mạn, và vô minhcản trở sự vượt qua thượng giới].

Luận: Năm kết sử này được gọi là “thượng phần”. Điều này hàm ý người ta không thể vượt qua các giới ở trên (thượng giới) nếu chưa đoạn được các kết sử này. Đến đây đã kết thúc phần nói về các kết sử.
(Hỏi) Có bao nhiêu loại phược?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Phược tam do tam thụ.
Dịch nghĩa:
Ba phược do ba thọ.
[Có ba loại phược vì có ba thọ].

Luận: Phược có ba loại là tất cả các tham, tất cả các sân, và tất cả các si.
(Hỏi) Tại sao chỉ có ba loại này được gọi là phược?
(Đáp) Là vì có ba thọ. Tham tùy tăng theo lạc thọ, lấy lạc thọ làm đối tượng duyên và tương ưng với nó, đối với khổ thọ thì có sân, đối với xả thọ thì có si, và cũng có cả tham lẫn sân nhưng không bằng si. Hoặc khi nói “có ba phược vì có ba thọ” là nhằm chỉ cho loại cảm thọ cá nhân (tự tương tục).
(Hỏi) Đã giải thích về phược, vậy tùy miên là gì?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Tùy miên tiền dĩ thuyết.
Dịch nghĩa:
Tùy miên trước đã nói.
[Tùy miên đã được nói ở trên].

Luận: Tùy miên có sáu loại, bảy loại, mười loại, hoặc chín mươi tám loại như đã nói ở trên.
(Hỏi) Tùy phiền não là gì?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Tùy phiền não thử dư
Nhiễm tâm sở hành uẩn.
Dịch nghĩa:
Ngoài ra tùy phiền não
Tâm nhiễm sở, hành uẩn.
[Ngoài số này ra, tùy phiền não còn là các tâm nhiễm sở thuộc hành uẩn].

Luận: Các phiền não còn được gọi là tùy phiền não vì chúng làm cho tâm nhiễm ô.
Ngoài phiền não ra, các tâm sở nhiễm ô thuộc về hành uẩn cũng được gọi là tùy phiền não, có nghĩa là các tâm sở này được tìm thấy ở cạnh phiền não, hoặc các phiền não được tìm thấy ở cạnh chúng. Chúng không phải là phiền não vì chúng không phải là căn, và đã được nói đến ở kinh Tạp sự.
Tiếp theo đây sẽ là phần trình bày sự liên hệ giữa phiền não với các triền và phiền não cấu.
Tụng: (Âm Hán)
Triền bát vô tàm quý
Tật xan tinh hối miên
Cập trạo cử, hôn trầm
Hoặc thập gia phẫn phú
Vô tàm xan trạo cử
Giai tòng tham sở sinh
Vô quý miên, hôn trầm
Tòng vô minh sở khởi
Tật, phẫn tòng sân khởi
Hối tòng nghi, phú, tránh.
Dịch nghĩa:
Tám triền không hổ, thẹn
Tật, xan và hối miên
trạo cử, hôn trầm
Thêm phẫn, phú là mười
Không hổ, xan, trạo cử
Đều theo tham mà sinh
Không thẹn, miên, hôn trầm
Theo vô minh sinh khởi
Tật, phẫn nương sân khởi
Hối theo nghi, phú, tránh.
[Tám triền là không hổ, không thẹn, tật, xan, hối, miên, trạo cửhôn trầm. Hoặc mười triền nếu kể thêm phẫn và phú. Không hổ, xan, trạo cử đều sinh khởi từ tham. Không thẹn, miên, hôn trầm do vô minh sinh khởi. Tật và phẫn khởi từ sân. Hối từ nghi, phú từ tránh].

Luận: Phiền não còn được gọi là triền như trong Khế kinh có nói: “Người ta trải qua một nỗi khổ xuất phát từ triền, triền này chính là tham.”
Luận Phẩm Loại Túc dạy có tám loại triền. Tỳ-bà-sa lại nói đến mười loại, tức thêm vào phẫn và phú: (1) – (2) Không hổ và không thẹn giống như đã được giải thích trước đây; (3) Tật là tâm đố kỵ trước sự hưng thịnh của người khác; (4) Xan là tâm keo kiệt, đi ngược lại sự bố thí về pháp và tài vật; (5) Trạo cử giống như đã trình bày ở trước; (6) Hối có hai loại thiện và bất thiện nhưng chỉ có loại nhiễm ô mới gọi là triền; (7) Hôn trầm, giống như đã được trình bày ở trước; (8) Miên là sự bạc nhược, sự dằn nén của tâm khiến cho tâm không còn khả năng điều khiển thân, miên có ba loại là thiện, nhiễm và vô ký nhưng chỉ có loại nhiễm ô được gọi là triền; (9) Phẫn là tâm giận dữ đối với chúng sinh (tình) cũng như với các sự vật (phi tình), nhưng không giống như sân và hại; (10) Phú là sự che dấu lỗi lầm của mình.
(Hỏi) Nguồn gốc của các triền là gì?
(Đáp) Không hổ, trạo cử, và xan xuất phát từ tham, hôn trầm, miên, và không thẹn xuất phát từ vô minh, hối xuất phát từ nghi, tật và phẫn xuất phát từ sân. Ở đây khi nói “xuất phát” là hàm ý “tuôn chảy” (đẳng lưu). Về phú đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có người cho rằng phú xuất phát từ ái, có người cho xuất phát từ vô minh, có người cho có thể xuất phát từ ái hoặc vô minh tùy theo trường hợp liễu tri hay không liễu tri.
Như vậy mười tùy phiền não trên đây chính là đẳng lưu của các phiền não.
[Các phiền não cấu tiết ra từ các phiền não, cũng giống như các chất cấu bẩn tiết ra từ thân thể]. Như vậy các phiền não cấu là gì?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Phiền não cấu lục não,
Hại hận, siểm, cuống, kiêu
Cuống kiêu tòng tham sinh
Hại hận tòng sân khởi.
Não tòng kiến thủ khởi
Siểm tòng chư kiến sinh.
Dịch nghĩa:
Sáu phiền não là não,
hại, hận, siểm, cuống, kiêu
Cuống, kiêu theo tham sinh.
Hại, hận theo sân khởi.
Não theo kiến thủ khởi.
Siểm theo các kiến sinh.
[Sáu phiền não cấu là não, hại, hận, siễm, cuống, kiêu. Cuống, kiêu, khởi từ tham. Hại, hận khởi từ sân. Não khởi từ kiến thủ. Siễm khởi từ các kiến].

Luận: Cuống là lừa phỉnh người khác, siễm là sự không thẳng thắn của tâm, khiến cho người ta không nói đúng sự thật: hoặc là không chịu bác bỏ những lúc cần phải bác bỏ, hoặc là giải thích theo một cách mơ hồ, kiêu, giống như đã được trình bày ở trước, não là sự cố chấp việc ác (chấp chư hữu tội sự) khiến cho người ta không chịu nghe theo các lời khuyên can, hận là sự thù hận, hại là sự oán ghét được biểu hiện qua các việc làmlời nói có hại cho người khác.
Cuống và kiêu xuất phát từ tham, hận và hại xuất phát từ sân, não xuất phát từ kiến thủ, siễm xuất phát từ kiến.
Siễm là đẳng lưu của kiến vì có bài tụng đã nói: “Sự khuất khúc là gì? Đó là ác kiến”.
Triền và cấu sinh khởi từ phiền não, vì thế chúng được gọi là tùy phiền não.
(Hỏi) Tùy phiền não được đoạn trừ như thế nào?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Triền vô tàm, quý miên
Hôn trạo kiến tu đoạn
Dư cập phiền não cấu
Tự tại cố duy tu.
Dịch nghĩa:
Triền vô tàm, quý, miên
Hôn, trạo kiến tu đoạn
Triền khác và phiền não
Tự tại nên tu đoạn.
[Các triền không hổ, không thẹn, miên, hôn trầm, trạo cử thuộc kiến tu đoạn. Các triền còn lại và phiền não cấu vốn tự tại nên chỉ thuộc tu đoạn].

Luận: Trong số mười triền nói trên thì năm loại đầu tiên, bắt đầu từ không hổ vì tương ưng với hai phiền não nên được đoạn trừ do kiến đạotu đạo. Chúng được đoạn trừ do kiến đạo khi loại phiền não mà chúng tương ưng cũng thuộc về kiến đoạn. Số còn lại (tật v.v…) chỉ được đoạn trừ do tu đạo vì chúng thuộc loại “tự tại” và chỉ tương ưng với vô minh. Các phiền não cấu cũng được đoạn trừ giống như vậy.
(Hỏi) Có phải tất cả tùy phiền não đều thuộc tánh bất thiện?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Dục tam nhị dư ác
Thượng giới giai vô ký.
Dịch nghĩa :
Ba Dục hai ác khác
Cõi trên đều vô ký.
[Ba tùy phiền nãoDục giới thuộc hai tánh, số còn lại là ác. Tùy phiền nãothượng giới đều thuộc tánh vô ký].

Luận: Hôn trầm, trạo cử và miên thuộc tánh bất thiệnvô ký. Bên trên Dục giới, ở nơi nào có các tùy phiền não thì ở nơi đó chỉ có loại vô ký.
(Hỏi) Có bao nhiêu tùy phiền não ở các giới khác nhau?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Siểm, cuống Dục sơ định
Tam tam giới dư dục.
Dịch nghĩa :
Siểm, cuống : Dục, sơ định.
Ba cõi ba, Dục khác.
[Siễm, cuống ở Dục giới và sơ định. Ba loại ở cả ba giới, số còn lại thuộc Dục giới].

Luận: Siễm và cuống chỉ có ở hai giới là Dục giớiSắc giới. Không thể nghi ngờ về điều này vì Đại Phạm vương đã cố ý lừa phỉnh Bí-sô Mã thắng khi tự đưa ra một định nghĩa không chính xác. Điều này đã được nói đến trước đây nhưng vì có liên quan đến tùy phiền não nên được nhắc lại ở đây. Ba loại hôn trầm, trạo cử, và kiêu có ở cả ba giới. Trong số mười sáu tùy phiền não, mười triền và sáu cấu, thì mười một loại chỉ tồn tạiDục giới, tức loại trừ siễm, cuống, hôn trầm, trạo cử và kiêu.
(Hỏi) Trong số các phiền nãotùy phiền não, có bao nhiêu loại chỉ có ở giới địa của ý căn, và có bao nhiêu loại ở giới địa của sáu thức?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Kiến sở đoạn mạn miên
Tự tại tùy phiền não
Giai duy ý địa khởi
Dư thông y lục thức.
Dịch nghĩa :
Kiến đoạn trừ mạn, miên
Tùy phiền não tự tại
Đều ở địa ý khởi
Số khác nương sáu thức.
[Loại thuộc kiến đoạn, mạn, miên, và các tùy phiền não tự tại đều khởi từ ý địa. Số còn lại nương vào sáu thức].

Luận: Các phiền nãotùy phiền não thuộc kiến đoạn chỉ nương vào ý thức, mạn và miên, vốn thuộc tu đoạn, cũng có chỗ dựa là ý thức vì cả hai loại này đều là giới địa của ý ở cả ba giới. Các tùy phiền não “tự tại” thuộc tu đoạn cũng thế.
Các phiền nãotùy phiền não khác đều nương vào sáu thức. Đó là tham thuộc tu đoạn, sân, vô minh, các tùy phiền não tương ưng với chúng là không hổ, không thẹn, hôn trầm, trạo cử, và các phiền não thuộc nhóm đại phiền não địa pháp.
(Hỏi) Phiền nãotùy phiền não tương ưng với những loại căn nào của thọ?
(Đáp) Trước hết hãy kể đến các phiền não thuộc Dục giới:
Tụng giới: (Âm Hán)
Dục giới chư phiền não
Tham hỷ lạc tương ưng
Sân ưu khổ si biến
Tà kiến ưu cập hỷ
Nghi ưu dư ngũ hỷ
Nhất thiết xả tương ưng

Thượng địa giai tùy ứng

Biến tự thức chư thụ.
Dịch nghĩa :
Các phiền não Dục giới
Tham, tương ưng hỷ lạc
Sân ưu, khổ. Si khắp
Tà kiến, ưu và hỷ
Nghi ưu năm với hỷ
Tất cả tương ưng xả
Địa trên đều tùy ưng
Khắp các thọ tự thức.
[Các phiền não Dục giới có tham tương ưng với hỷ và lạc. Sân tương ưng với ưu và khổ, si tương ưng với tất cả. Tà kiến tương ưng với ưu và hỷ. Nghi tương ưng với ưu, năm phiền não còn lại tương ưng với hỷ. Tất cả đều tương ưng với xả. Ở thượng địa thì tương ưng với các thọ phù hợp với loại thức riêng của chúng].

Luận: Tham tương ưng với lạc căn và hỷ căn, sân tương ưng với khổ căn và ưu căn, vì tham và sân có hành tướng là sự hoan hỷ hoặc sự âu lo, và vì cả hai đều thuộc về sáu thức.
Vô minh tương ưng với tất cả năm thọ vì tương ưng với tất cả các phiền não.
Tà kiến tương ưng với ưu trong trường hợp của người có tạo tác nghiệp thiện nhưng đã âu lo vì các nghiệp này không sinh quả, trong trường hợp của người tạo nghiệp ác thì tương ưng với hỷ.
Nghi tương ưng với ưu vì khi đã nghi ngờ tức mong muốn biết được thật chính xác.
Các phiền não khác, tức các kiến (ngoại trừ tà kiến), và mạn, đều tương ưng với hỷ vì chúng có hành tướng là sự hoan hỷ.
(Hỏi) Những tùy miên nào đã được bàn đến từ trước đến nay?
(Đáp) Đó là các tùy miên thuộc Dục giới. Sau khi trình bày sự khác nhau của các tùy miên này, Luận chủ đã đưa ra một tính chất chung là tất cả các tùy miên này đều tương ưng với xả căn vì vào lúc chuỗi tương tục các phiền não bị suy kiệt thì nhất định phải có xả.
(Hỏi) Đối với các phiền nãothượng địa thì như thế nào?
(Đáp) Chúng sẽ tương ưng với loại thọ phù hợp với chúng bất cứ khi nào có loại thọ này hiện hữu.
Ở tầng thiền thứ nhất, nơi có bốn loại thức nhãn, nhĩ, thân, và ý, các tùy miên sinh khởi cùng với mỗi một trong số các thức này sẽ tương ưng với loại thọ phù hợp với loại thức này: như vậy sẽ có: (1) Lạc thọ tương ưng với nhãn thức, nhĩ thứcthân thức; (2) Hỷ thọ tương ưng với ý thức; (3) Xả thọ tương ưng với cả bốn thức.
Ở tầng thiền thứ hai v.v… nơi chỉ có ý thức thì các tùy miên sinh khởi cùng với loại thức này đều tương ưng với các thọ phù hợp với thức này ở tầng thiền riêng của mình: như vậy ở tầng thiền thứ hai sẽ có hỷ và xả, ở tầng thiền thứ ba có lạc và xả, tầng thiền thứ tư và các tầng thuộc Vô sắc giới chỉ có xả.
Đã nói các thọ tương ưng với phiền não, còn tùy phiền não thế nào ?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Chư tùy phiền não trung
Tật hối phẫn cập não
Hại hận ưu câu khởi
Xan hỷ thọ tương ưng
Siểm cuống cập miên phú
Thông ưu hỷ câu khởi
Kiêu hỷ lạc giai xả
tứ biến tương ưng.
Dịch nghĩa :
Trong các tùy phiền não
Tật, hối, não và phẫn
Hại, hận, ưu đều khởi
Xan, hỷ, thọ tương ưng
Siểm, cuống và miên phú
Cùng ưu, hỷ đều khởi
Kiêu, hỷ lạc đều xả
Bốn thứ tương ưng thọ.
[Trong các tùy phiền não là tật, hối, phẫn, não, hại, hận đều cùng khởi với ưu. Xan tương ưng với hỷ thọ. Siễm, cuống, miên, phú cùng khởi với ưu và hỷ. Kiêu tương ưng với hỷ lạc, tất cả đều tương ưng với xả. Bốn loại còn lại tương ưng với tất cả các thọ].

Luận: Sáu tùy phiền não tật, hối, phẫn, não, hại và hận đều tương ưng với ưu vì chúng đều có hành tướng là sự lo âu và đều thuộc về giới địa của ý.
Xan tương ưng với hỷ và có hành tướng là sự hoan hỷ vì xan xuất phát từ sự tham muốn.
Siễm, cuống, miên, phú, tương ưng với hỷ trong trường hợp lừa phỉnh người khác với tâm hoan hỷ nhưng nếu lừa phỉnh với tâm âu lo thì lại tương ưng với ưu.
Kiêu tương ưng với hỷ và lạc. Ở tầng thiền thứ ba, kiêu tương ưng với lạc thọ, ở các địa phía dưới thì tương ưng với hỷ, ở các địa trên thì tương ưng với xả.
Như vậy, tất cả đều tương ưng với xả, cũng giống như trường hợp tất cả các phiền nãotùy phiền não đều tương ưng với vô minh và không có trường hợp ngoại lệ.
Bốn triền là không hổ, không thẹn, hôn trầmtrạo cử đều tương ưng với năm thọ vì hai loại triền đầu thuộc nhóm đại bất thiện địa pháp, hai loại sau thuộc nhóm đại phiền não địa pháp.
Khi phân tích từ một quan điểm khác thì Khế kinh lại tuyên bố có năm loại chướng ngại (cái) trong số các phiền nãotùy phiền não được nói ở trên:
Tụng nêu: (Âm Hán)
Cái ngũ duy tại Dục
Thực, trị dụng đồng cố
Tùy nhị lập nhất cái
Chướng uẩn cố duy ngũ.
Dịch nghĩa:
Năm “cái” ở cõi Dục
Thực, trị dụng giống nhau
Tuy hai lập một “cái”
Chướng uẩn thành năm “cái”.
[Cái chỉ có ở Dục giới. Vì cùng có thực, trị, và dụng giống nhau, Tuy hai loại lập thành một cái, nhưng vì chướng ngại các uẩn nên chỉ có năm cái].

Luận: Năm “cái” là dục tham, sân khuể, hôn miên, trạo hối và nghi.
(Hỏi) Ba loại hôn, trạo và nghi được nói đến ở đây chỉ có ở Dục giới hay ở cả ba giới?
(Đáp) Khế kinh nói tất cả các “cái” đều thuộc tánh bất thiện vì thế chỉ có ở Dục giới.
(Hỏi) Tại sao hôn trầm và miên cũng như trạo cử và hối lại được lập thành hai loại “cái” riêng?
(Đáp) Được lập thành một “cái” là vì chúng có cùng thức ăn, sự đối trịtác dụng như nhau.
Ở đây khi nói “đối trị” là có ý chỉ cho sự “ngược lại”, tức những gì chống lại thức ăn.
Kinh dạy hôn trầm và miên có cùng một loại thức ăn, một loại chống lại thức ăn.


(Hỏi) Thức ăn của hôn trầm và miên là gì?
(Đáp) Đó là năm pháp đặng mông, bất lạc, tần thân, thực bất bình, tâm muội liệt.
(Hỏi) Loại chống lại thức ăn của hôn trầm và miên là gì?
(Đáp) Đó là quang minh tưởng.
Hôn trầm và miên đều có chung tác dụng là làm cho tâm mê muội.
Giống như hôn trầm và miên, trạo cử và hối cũng có chung một loại thức ăn, loại chống lại thức ăn, và có chung tác dụng. Loại thức ăn là bốn pháp thân lý tầm, quốc độ tầm, bất tử tầm, sự nhớ lại những việc vui thích đã làm trong quá khứ, loại chống lại thức ăn là sự tịch tĩnh, tác dụng là làm cho tâm không được tịch tĩnh.
(Hỏi) Tất cả các phiền não đều là cái, tại sao kinh chỉ nói đến năm loại trên?
(Đáp) Vì chúng hủy hoại các uẩn và vì nghi. Dục tham và khuể hủy hoại giới uẩn, hôn-miên hủy hoại tuệ uẩn, trạo hối hủy hoại định uẩn. Vì không có tuệ và định nên khởi nghi đối với bốn đế.
(Hỏi) Nếu giải thích trên là chính xác thì trong số các cái, trạo hối vốn là loại chướng ngại định lẽ ra phải được nói đến trước loại hôn miên. Và nếu theo thứ tự như vậy thì hai loại cái trên sẽ hủy hoại các uẩn thuộc định và tuệ vì tác hại đối với những người tu định chính là hôn miên, và tác hại đối với những người tu tuệ chính là trạo hối.
luận sư lại đưa ra một giải thích khác.
(Hỏi) Họ giải thích như thế nào?
(Đáp) Một người tu vào lúc đi (hành vị) thì nhận biết một sự vật khả ái hoặc không khả ái và biết đó là khả ái hoặc không khả ái, nhưng khi người này đình trụ thì dục thamsân hận vốn sinh khởi từ ấn tượng khả ái hoặc không khả ái này trước tiên sẽ gây chướng ngại cho sự nhập định của người này. Sau đó khi đã nhập định, thì vì không thể tu tập chỉ quán nên lại khởi hôn miên, trạo hối lần lượt ngăn ngại định và tuệ (Tỳ-bát-xá-na). Cuối cùng vào lúc xuất định, khi tư trạch các pháp thì nghi lại gây ra chướng ngại. Vì thế chỉ lập thành năm loại cái.
Ở đây có một vấn đề cần suy nghĩchúng ta hãy xét đến các phiền não biến hành thuộc về một giới địa khác – tức là các phiền não tạo thành nhóm tà kiến v.v… thuộc kiến khổ tập đoạn, và có đối tượng duyên là hai giới ở trên. Đối tượng duyên này được nhận biết hoàn toàn (biến tri) nhờ vào khổ loại trítập loại trí có đối tượng duyên là các giới địa ở trên. Tuy nhiên không phải các phiền não nói trên được đoạn trừ vào lúc sinh khởi hai loại trí này vì các phiền não này vốn cũng có đối tượng duyên là Dục giới cho nên đã được đoạn trừ trước đó vì khổ pháp trítập pháp trí vốn sinh khởi trước loại trí.
Ngược lại đối với các phiền não có đối tượng duyên hữu lậu và thuộc kiến diệt đạo đoạn tức là các phiền não thuộc nhóm kiến thủ thì không phải chúng được đoạn trừ vào lúc đối tượng duyên của chúng [tức là nhóm tà kiến thuộc kiến diệt đạo đoạn] được biến tri [nhờ có khổ tập loại trí hoặc khổ tập pháp trí] mà chúng chỉ được đoạn trừ về sau nhờ vào kiến diệt và kiến đạo.
(Hỏi) Như vậy làm sao có thể nói hai nhóm phiền não này được đoạn trừ do cái biết về đối tượng duyên?
(Đáp) Không phải tất cả phiền não chỉ được đoạn trừ do đối tượng duyên trí mà chúng còn có thể được đoạn trừ theo bốn cách:
Tụng nói: (Âm Hán)
Biến tri sở duyên cố
Đoạn bỉ năng duyên cố
Đoạn bỉ sở duyên cố
Đối trị khởi cố đoạn.
Dịch nghĩa:
Do biến tri sở duyên
Đoạn trừ năng duyên kia
Đoạn trừ sở duyên kia
Đối trị khởi nên đoạn.
[Do biến tri đối tượng duyên đoạn trừ chủ thể duyên. Đoạn trừ đối tượng duyên và đối trị khởi nên đoạn].

Luận: Các phiền não thuộc kiến đoạn được đoạn trừ do:
(1) Biến tri đối tượng duyên: Đây là trường hợp của (a) các phiền não duyên vào giới địa mà chúng hệ thuộc, được đoạn trừ do kiến khổ tập, và (b) các phiền não có đối tượng duyên vô lậu, được đoạn trừ do kiến diệt đạo.
(2) Sự đoạn trừ loại phiền não có các phiền não thuộc kiến đoạn được nói đến ở trên làm đối tượng duyên, loại phiền não này chính là các phiền não biến hành ở một giới địa khác thuộc kiến khổ tập đoạn. Các “kiến đạo đoạn hoặc” là đối tượng duyên của loại phiền não biến hành ở giới địa riêng của chúng (tự giới): có nghĩa là nhờ loại phiền não này được đoạn trừ nên các phiền não trên mới được đoạn trừ.
(3) Sự đoạn trừ đối tượng duyên của các “kiến đạo đoạn hoặc”, tức là các phiền não có một đối tượng duyên hữu lậu và thuộc loại kiến diệt đạo đoạn. Các phiền não này duyên loại phiền não có đối tượng duyên vô lậu, và khi loại phiền não (có đối tượng duyên vô lậu) này được đoạn trừ thì các phiền não kia cũng được đoạn trừ.
(4) Các phiền não thuộc tu đoạn được đoạn trừ do sự sinh khởi của pháp đối trị. Khi loại Thánh đạo đối nghịch với một nhóm phiền não nào đó được sinh khởi thì nó sẽ giúp đoạn trừ nhóm phiền não này.
(Hỏi) Loại Thánh đạo nào đối trị nhóm phiền não nào?
(Đáp) Điều này sẽ được giải thích chi tiết: “Loại Thánh đạo thuộc hạ hạ phẩm đối trị nhóm phiền não thuộc thượng thượng phẩm… Loại Thánh đạo thuộc thượng thượng phẩm đối trị nhóm phiền não thuộc hạ hạ phẩm”.
(Hỏi) Có bao nhiêu loại đối trị?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Đối trị hữu tứ chủng
Vị đoạn, trì, viễn, yếm.
Dịch nghĩa:
Đối, trị có bốn loại
Là đoạn, trì,viễn, yếm.
[Đối trị có bốn loại là đoạn, trì, viễn, yếm].

Luận: Pháp đối trị có bốn loại: (1) Đoạn đối trị chính là đạo vô gián; (2) Trì đối trị là loại Thánh đạo (đạo giải thoát) đi liền sau Thánh đạo trên và có công năng trì giữ sự đoạn trừ mà Thánh đạo trên đã đạt được, (3) Viễn phần đối trị là loại Thánh đạo đi liền sau đạo giải thoát và có công năng giúp xa lìa sự hoạch đắc các phiền não đã được đoạn trừ trước đây. Có luận sư cho đạo giải thoát cũng thuộc loại viễn phần đối trị vì nó cũng có công năng xa lìa sự hoạch đắc phiền não; (4) Yếm hoạn đối trị là loại Thánh đạo làm cho chán ghét một giới nào đó vì cho giới này có quá nhiều khuyết điểm [như vô thường v.v…]. Tuy nhiên sau đây là thứ tự chính xác nhất của các loại đối trị trên: (1) Yếm hoạn đối trị, tức đạo gia hành; (2) Đoạn đối trị, tức toàn bộ các đạo vô gián; (3) Trì đối trị, tức đạo giải thoát; (4) Viễn phần đối trị, tức đạo thắng tiến.
(Hỏi) Các phiền não được đoạn trừ là nhờ sự tách rời với cái gì?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Ưng tri tòng sở duyên
Khả linh chư hoặc đoạn.
Dịch nghĩa:
Nên biết từ sở duyên
Nên các hoặc được đoạn.
[Nên biết từ đối tượng duyên mà các hoặc được đoạn trừ].

Luận: Không thể tách rời phiền não với các pháp tương ưng [tức là các pháp tương ưng với tâm như thọ v.v…]. Mà chỉ có thể tách rời chúng với đối tượng duyên để chúng không thể sinh khởi trở lại khi duyên đối tượng duyên này.
(Hỏi) Các phiền não vị lai có thể tách rời khỏi đối tượng duyên của chúng như đối với phiền não quá khứ thì sao? [Vì sự vật mà phiền não này lấy làm đối tượng duyên vẫn còn được chấp làm đối tượng duyên].
(Đáp) Có phải các ông cho khi nói “đoạn trừ nhờ tách rời với đối tượng duyên” là hàm ý “đoạn trừ nhờ sự nhận biết toàn bộ đối tượng duyên”? Nếu được hiểu như vậy thì không hợp lý vì không có tính chất phổ quát. Vì thế vấn đề cần phải giải quyết ở đây là: Vì sao các phiền não được gọi là “đoạn”? Loại phiền não của riêng bản thân mình được đoạn trừ là nhờ đoạn trừ được sự hoạch đắc loại phiền não này. Đối với các phiền não của người khác, đối với sắc pháp thuộc nhóm của chúng [như thiện v.v…], và đối với các pháp bất nhiễm thì tất cả đều được đoạn trừ nhờ đoạn trừ được loại phiền não “tự tương tục” vốn lấy các pháp trên làm đối tượng duyên.
(Hỏi) Có bao nhiêu loại thuộc tánh “viễn phần”?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Viễn tánh hữu tứ chủng
Vị tướng, trị, xứ thời
Như đại chủng Thi la
Dị phương nhị thế đẳng.
Dịch nghĩa:
Tánh viễn có bốn loại
Là tướng, trị, xứ, thời
Như đại chủng, thi-la
Phương khác, thế giới khác.
[Viễn tánh có bốn loại là tướng, trị, xứ và thời. Giống như đại chủng, Thi-la, phương khác, hai đời].

Luận: Theo truyền thuyết, có bốn loại viễn tánh.
(1) Tướng viễn tánh, tức là sự xa lìa do sự khác nhau của tướng, mặc dù các đại chủng cùng sinh khởi với nhau nhưng chúng vẫn xa rời nhau vì có thể tánh khác nhau.
(2) Trị viễn tánh, tức là sự xa lìa do sự đối nghịch nhau, tỷ dụ như sự phạm giới thì xa rời với các giới hạnh.
(3) Xứ viễn tánh là sự xa cách về nơi chốn, giống như sự xa cách của biển Đông và biển Tây.
(4) Thời viễn tánh là sự xa cách về thời gian, như quá khứvị lai.
(Hỏi) Quá khứvị lai đều xa cách, nhưng chúng xa cách với cái gì?
(Đáp) Xa cách với hiện tại.
(Hỏi) Quá khứ vừa mới diệt và vị lai thì đang sinh, như vậy làm sao có thể nói chúng xa cách với hiện tại?
(Đáp) Theo chúng tôi chính vì sự khác nhau về thời gian nên quá khứvị lai được gọi là cách xa chứ không phải vì chúng nằm xa trong quá khứ hoặc trong tương lai.
(Hỏi) Nếu vậy hiện tại cũng được gọi là xa cách vì nó cũng tạo thành một thời điểm khác biệt.
(Đáp) Chúng tôi cho quá khứvị lai cách xa là do tác dụng.
(Hỏi) Các pháp vô vi vốn không có tác dụng thì làm sao có thể gọi là gần?
(Đáp) Vì hai loại diệt pháp có thể được hoạch đắc ở khắp nơi.
(Hỏi) Nếu vậy giải thích này cũng đúng với quá khứvị lai. (vì người ta vẫn được các pháp thiện v.v… quá khứvị lai), và làm thế nào hư không vốn không thể hoạch đắc lại được gọi là gần?
(Đáp) Chúng tôi nói quá khứvị lai cách xa nhau vì chúng được tách rời do hiện tại, và hiện tại được gọi là gần vì gần với quá khứvị lai: pháp vô vi sở dĩ được gọi là gần vì không bị tách rời, không bị ngăn ngại do bất cứ sự vật nào cả.
(Luận chủ) Nếu vậy trong cùng một lúc quá khứvị lai có thể vừa xa vừa gần: xa là vì cách xa nhau và gần là vì gần với hiện tại. Sau đây là lời giải thích hợp lý nhất: Vị lai cách xa tự tướng của các pháp vì đã không đạt đến tự tướng này, quá khứ cách xa tự tướng của các pháp vì đã thoái thất tự tướng này.
(Hỏi) Trên đây có nói phiền não được đoạn trừ nhờ có sự sinh khởi của pháp đối trị. Như vậy có phải vẫn có sự “tiếp tục đoạn trừ” các phiền não nhờ vào đạo thắng tiến?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Chư hoặc vô tái đoạn
Li hệ hữu trùng đắc
Vị trị sinh đắc quả
Luyện căn lục thời trung.
Dịch nghĩa:
Các hoặc không lại đoạn
Lìa buộc được nhiều lần
Gọi trị sinh, đắc quả
Luyện căn trong sáu thời.
[Các hoặc không được đoạn lần thứ hai. Lìa buộc có thể được nhiều lần. Vào sáu thời điểm của trị sinh, đắc quảluyện căn].

Luận: Mỗi một phiền não chỉ được đoạn trừ một lần do loại Thánh đạo được gọi là “đoạn đạo” của chính loại phiền não này. Nhưng việc hoạch đắc sự lìa buộc đối với các phiền não này lại xảy ra nhiều lần.
(Hỏi) Sự đạt được lìa buộc xảy ra ở bao nhiêu thời điểm?
(Đáp) Ở sáu thời điểm. Đó là lúc trị đạo sinh khởi, lúc đắc quả, và lúc rèn luyện các căn.
Ở đây khi nói “trị đạo” là nhằm chỉ cho đạo giải thoát, nói “quả” là để chỉ cho bốn quả của Thánh giả Dự lưu v.v…, nói “rèn luyện căn” có nghĩa là chuyển căn.
Vào sáu thời điểm này thì đạt được sự lìa buộc các phiền não. Có trường hợp phải đủ cả sáu thời mới được sự lìa buộc các phiền não nhưng cũng có trường hợp chỉ cần đến hai thời. Sự lìa buộc, trong một số trường hợp, còn có tên gọi là biến tri. Người ta phân biệt hai loại biến tri: trí biến tri, tức vô lậu trí, và đoạn biến tri, tức là sự đoạn trừ vì đây là trường hợp quả được đặt tên theo nhân.
(Hỏi) Có phải tất cả các sự đoạn trừ đều lập thành một loại biến tri?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Đoạn biến tri hữu cửu
Dục sơ nhị đoạn nhất
Nhị các nhất hợp tam
Thượng giới tam diệc nhĩ
Dư ngũ thuận hạ phần
Sắc nhất thiết đoạn tam.
Dịch nghĩa:
Có chín đoạn biến tri
Dục sơ, nhị đoạn một
Hai một hợp thành ba
Cõi trên cũng có ba
Năm khác thuận phần dưới
Sắc giới đoạn cả ba.
[Có chín đoạn biến tri: Đoạn trừ hai loại (phiền não) đầu tiên của Dục giới là một biến tri. Hai loại còn lại mỗi loại là một biến tri, tất cả là ba. Thượng giới cũng có ba như vậy. Ba biến tri khác là sự đoạn trừ năm kết sử thuận hạ phần, Sắc giới (kết sử), toàn bộ (kết sử)].

Luận: Có tất cả chín biến tri.
Trước tiên, sự đoạn trừ hai loại đầu tiên của Dục giới tạo thành một biến tri. Đó là sự đoạn trừ hai loại phiền não đầu tiên của Dục giới, tức các phiền não thuộc kiến khổ đoạn và kiến tập đoạn.
Sự đoạn trừ các phiền não Dục giới thuộc kiến diệt đoạn tạo thành một biến tri, sự đoạn trừ các phiền não Dục giới thuộc kiến đạo đoạn cũng như vậy.
Giống như sự đoạn trừ phiền não Dục giới thuộc kiến đoạn tạo thành ba biến tri, ở hai giới trên, sự đoạn trừ các phiền não thuộc kiến khổ đoạn và kiến tập đoạn tạo thành một biến tri, sự đoạn trừ các phiền não thuộc kiến diệt đoạn tạo thành biến tri thứ hai, sự đoạn trừ các phiền não thuộc kiến đạo đoạn tạo thành biến tri thứ ba.
Như vậy sáu biến tri đối với sự đoạn trừ phiền não đều thuộc về ba cõi và đều được đoạn trừ do kiến đế.
Ngoài ra còn có ba biến tri khác:
Sự đoạn trừ các kiết sử thuận hạ phần, tức là các kiết sử Dục giới, tạo thành một biến tri.
Sự đoạn trừ các kết sử Sắc giới còn được gọi là sắc ái tận biến tri tạo thành một biến tri.
Biến tri thứ ba là sự đoạn trừ toàn bộ các kết sử, và còn có tên là “nhất thiết kiết viễn tận biến tri”.
Ba loại biến tri này đều là sự đoạn trừ các phiền não thuộc tu đạo.
Đối với sự đoạn trừ các phiền não thuộc tu đoạn, người ta đã phân biệt hai trường hợp thuộc Sắc giớiVô sắc giới, nhưng đối với sự đoạn trừ các phiền não thuộc kiến đoạn thì không có sự phân biệt này vì chúng cùng có đạo đối trị giống nhau.
(Hỏi) Trong chín loại biến tri này có bao nhiêu đạo quả?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Ư trung nhẫn quả lục
Dư tam thị trí quả
Vị chí quả nhất thiết
Căn bản ngũ hoặc bát
Vô sắc biên quả nhất
Tam căn bản diệc nhĩ
Tục quả nhị Thánh cửu
Pháp trí tam, loại nhị
Pháp trí phẩm quả lục
Loại trí phẩm quả ngũ.
Dịch nghĩa:
Trong ấy sáu quả nhẫn
Ba quả khác trí quả
Tất cả vị chí quả
Năm hoặc tám căn bản
Vô sắc có một quả
Ba căn bản cũng vậy
Hai thế tục, chín Thánh
Pháp trí ba, loại hai
Phẩm pháp trí sáu quả
Phẩm loại trí năm quả.
[Trong đó có sáu nhẫn quả. Ba quả còn lại là trí quả. Tất cả đều là vị chí quả. Năm hoặc tám căn bản quả. Một quả của Vô sắc biên. Ba định căn bản cũng như vậy. Hai quả của thế đạo. Chín của Thánh đạo. Ba quả của pháp trí, hai quả của loại trí. Sáu quả của pháp trí phẩm. Năm quả của loại trí phẩm].

Luận: Sáu biến tri đầu tiên, tức sự đoạn trừ các phiền não thuộc kiến đế, đều là quả của nhẫn.
Ba loại biến tri, mà loại đầu tiên là sự đoạn trừ các kết sử thuộc thuận hạ phần, đều được nhờ vào tu đạo và vì thế chúng đều là quả của trí.
(Hỏi) Làm sao biến tri lại có thể là quả của nhẫn ?
(Đáp) Vì các nhẫn đều là quyến thuộc của trí, cũng giống như quyến thuộc của vua nên tạm mượn tên vua, hoặc vì nhẫn và trí có chung quả.
(Hỏi) Ở tầng định nào thì đạt được biến tri?
(Đáp) Tất cả đều là quả của định vị chí, năm hoặc tám biến tri là quả của định căn bản.
Theo Tỳ-bà-sa, có năm biến tri là quả của định căn bản tức là các biến tri bao gồm sự đoạn trừ các phiền não thuộc Sắc giớiVô sắc giới. Sự đoạn trừ các phiền não thuộc Dục giới chỉ là quả của định vị chí, tức là của loại định chuẩn bị cho tầng định đầu tiên.
Theo Tôn giả Diệu Âm có tám biến tri là quả của định căn bản. Nếu một người đã xả lìa dục giới nhờ vào đạo thế tục hoặc hữu lậu đạo và nhập vào kiến đế hoặc kiến đạo (đạo vô lậu) nhờ nương vào các tầng thiền định thì sự đoạn trừ các phiền não Dục giới thuộc kiến đạo của người này, tức là sự hoạch đắc lìa buộc đối với các phiền não của người này, phải được xem như là quả của kiến đạo vì sự hoạch đắc này vốn thuộc vô lậu. Chỉ có loại biến tri đối với các kết sử thuận hạ phần là quả của định vị chí.
Trung gian định cũng giống như định căn bản.
Sắc ái tận biến tri là quả của điạ cận phần của không vô biên xứ. [Để nhập vào tầng Vô sắc đầu tiên, người ta phải lìa bỏ các phiền não thuộc Sắc giới, và đây chính là việc được làm ở địa cận phần này].
Nhất thiết kết vĩnh tận biến tri là quả của ba tầng Vô sắc căn bản.
Tất cả chín loại biến tri đều đạt được nhờ Thánh đạo vô lậu, tuy nhiên hai loại biến tri thứ bảy và tám cũng có thể đạt được nhờ đạo hữu lậu.
Hai loại biến tri cuối cùng là quả của Loại trí (tức là loại trí duyên khổ v.v… của hai giới ở trên) được bao hàm trong tu đạo.
Ba loại biến tri cuối cùng là quả của Pháp trí (tức là loại trí duyên khổ v.v… của Dục giới) được bao hàm trong tu đạoloại trí này đối trị các phiền não thuộc tu đoạn ở cả ba giới.
Có sáu biến tri là quả của nhóm “Pháp trí”, tức là các biến tri làm quả của các Pháp nhẫn và của các Pháp trí.
Có năm biến tri là quả của nhóm “Loại trí”, tức là các biến tri làm quả của các Loại nhẫn và các Loại trí. Ở đây khi nói “nhóm” (phẩm) là nhằm chỉ cho các loại nhẫn và trí.
(Hỏi) Tại sao không phải tất cả các sự đoạn trừ đều được xem là biến tri?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Đắc vô lậu đoạn đắc
Cập khuyết đệ nhất hữu
Diệt song nhân việt giới
Cố lập cửu biến tri.
Dịch nghĩa:
Được vô lậu đoạn đắc
Và khiếm khuyết Hữu Đảnh
Diệt hai nhân, vượt giới
Nên lập chín biến tri.
[Vì có sự hoạch đắc lìa buộc vô lậu, khiếm khuyết Hữu đảnh diệt hai nhân, và siêu việt giới nên lập thành chín loại biến tri].

Luận: Biến triba tính chất là: (1) Hoạch đắc lìa buộc thuộc tánh vô lậu; (2) Đoạn trừ một phần Hữu Đảnh và; (3) Diệt trừ hai nhân. Chỉ có sự đoạn trừ nào có ba tính chất này mới được gọi là biến tri.
Sự đoạn trừ của Dị sinh có thể bao hàm sự diệt trừ hai nhân, nhưng Dị sinh không bao giờ hoạch đắc lìa buộc vô lậu, không bao giờ “làm khuyết” một phần của Hữu Đảnh.
Đối với Thánh giả, kể từ khi nhập vào kiến đạo cho đến sát-na thứ ba (khổ loại trí nhẫn) thì sự đoạn trừ của họ có được sự hoạch đắc lìa buộc vô lậu, nhưng chưa “làm khuyết” Hữu Đảnh, chưa diệt trừ được hai nhân biến hành thuộc kiến khổ đoạn và kiến tập đoạn. Vào sát-na thứ tư (khổ loại trí) thì Hữu Đảnh mới bị “làm khuyết”, và vào sát-na thứ năm cũng như vậy (tập pháp trí nhẫn), tuy nhiên hai nhân vẫn chưa được diệt trừ. Phải ở vào các sát-na thứ sáu, thứ mười và mười bốn (pháp trí) và các sát-na thứ tám, thứ mười hai và thứ mười sáu (loại trí) thì sự đoạn trừ mới có đủ cả ba tính chất để được gọi là biến tri.
Đối với ba loại biến tri bao hàm sự đoạn trừ là các quả của trí, thì chúng được nêu tên như vậy là do có ba tính chất trên cộng thêm tính chất thứ tư là “vượt qua một cõi, có nghĩa là hành giả đã hoàn toàn tách khỏi một giới nào đó, (tỷ dụ như tách rời Dục giới ở loại biến tri thứ bảy v.v…).
luận sư cho vẫn còn một nhân thứ năm là sự lìa bỏ hai trói buộc. Nếu chỉ mới đoạn trừ được một loại phiền não (thuộc kiến đạo) thì chưa đủ mà cần phải đoạn trừ thêm các phiền não (thuộc kiến và tu đạo) vốn có loại phiền não trên làm cảnh đối tượng duyên.
Tuy nhiên, loại nhân này đã được bao hàm trong tính chất “diệt trừ hai nhân” và tính chất “vượt cõi”, vì thế không cần phải lập thành một loại nhân riêng.
(Hỏi) Có thể thành tựu bao nhiêu loại biến tri?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Trụ kiến đế vị vô
Hoặc thành nhất chí ngũ
Tu thành lục, nhất, nhị
Vô học duy thành nhất.
Dịch nghĩa:
Kiến đế chưa thành tựu
Hoặc thành một đến năm
Tu thành sáu, một, hai
Vô học chỉ thành một.
[Ở giai đoạn kiến đế, chưa thành tựu, hoặc thành tựu một đến năm. Ở tu đạo, thành tựu sáu, một, hai. Ở đạo Vô học chỉ thành tựu một].

Luận: Không có biến tri đối với dị sinh.
Kiến đạo, Thánh giả vẫn chưa thành tựu được biến tri cho đến giai đoạn của tập pháp trí nhẫn, Thánh giả bắt đầu thành tựu được một biến tri ở giai đoạn của tập pháp trítập loại trí nhẫn, thành tựu hai biến tri ở giai đoạn của tập loại trídiệt pháp trí nhẫn, thành tựu ba biến tri ở giai đoạn của diệt pháp trídiệt loại trí nhẫn, thành tựu bốn biến tri ở giai đoạn của diệt loại tríđạo pháp trí nhẫn, thành tựu năm biến tri ở giai đoạn của đạo pháp tríđạo loại trí nhẫn.
tu đạo, Thánh giả thành tựu sáu biến tri kể từ giai đoạn của Đạo loại trí cho đến khi chưa đạt được sự xả lìa dục giới hoặc cho đến khi bị thoái thất sau khi đã đắc (ly dục thoái). Khi đạt được sự lìa bỏ này hoặc trước hoặc sau khi kiến đế (kiến đạo) thì Thánh giả chỉ đạt được loại biến tri thuận hạ phần.
Thánh giả đắc quả A-la-hán chỉ thành tựu loại biến tri nhất thiết kết vĩnh tận.
Thánh giả bị thoái thất quả vị A-la-hán do một phiền não thuộc Sắc giới vẫn còn thuộc hàng các Thánh giả đã xả lìa Dục giới, và vì thế chỉ thành tựu loại biến tri thuận hạ phần tận. Nếu bị thoái thất do một phiền não của Dục giới thì thuộc hàng các Thánh giả chưa xả lìa Dục giới, và thành tựu sáu biến tri. Nếu thoái thất do một phiền não của Vô sắc giới thì thuộc hàng các Thánh giả đã lìa bỏ Sắc giới, và thành tựu hai loại biến tri thuận hạ phần tận và sắc ái tận.
(Hỏi) Tại sao đối với hàng Bất hoàn và A-la-hán chỉ lập một loại biến tri?
Tụng đáp: (Âm Hán)
Việt giới đắc quả cố
Nhị xứ tập biến tri.
Dịch nghĩa:
Siêu vượt cõi được quả
Hai xứ tập, biến tri.
[Vì việt giới và đắc quả
Nên hai xứ đều tổng tập biến tri].

Luận: Tất cả biến tri được tổng hợp (tổng tập) thành chỉ một loại khi Thánh giả lìa bỏ một giới (vượt cõi) và đạt được một quả. Chỉ có Bất hoàn và A-la-hán có đủ hai điều kiện này nên các biến tri của họ được tổng tập thành chỉ một loại.
(Hỏi) Bao nhiêu biến tri được xả và đắc ?
Tụng đáp:
Xả nhất nhị ngũ lục
Đắc diệc nhiên trừ ngũ.
Dịch nghĩa:
Xả một, hai, năm, sáu
Trừ năm đắc cũng vậy.
[Xả một, hai, năm, sáu,
Đắc cũng như vậy, chỉ trừ trường hợp đắc năm]

Luận: Thánh giả bị thoái thất quả A-la-hán hoặc thoái thất sự xả ly dục giới bị mất một loại biến tri.
Bất hoàn đã lìa bỏ Sắc giới nếu bị thoái thất sự xả lìa dục giới bị mất hai loại biến tri.
Đối với trường hợp các Thánh giả đã xả ly dục giới trước khi nhập vào kiến đạo thì khi đến được sát-na thứ mười sáu (đạo loại trí) sẽ xả bỏ năm loại biến tri vì lúc đó họ sẽ đạt được loại biến tri thuận hạ phần tận.
Trong trường hợp chưa xả ly Dục giới trước khi nhập kiến đạo thì họ được loại biến tri thứ sáu mà họ sẽ xả bỏ cùng với năm biến tri khác khi lìa bỏ được Dục giới.
Trong cả hai Thánh đạo, nếu người nào được một loại biến tri chưa được trước đó thì gọi là đắc một biến tri.
Những người bị thoái thất sự lìa bỏ Vô sắc giới thì thành tựu được hai loại biến tri (thứ sáu và thứ bảy).
Những người thoái thất quả Bất hoàn thì thành tựu sáu biến tri. ■

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/09/2019(Xem: 10488)
17/11/2018(Xem: 6090)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.