Thư Viện Hoa Sen

Luận Hiển Dương Thánh Giáo Tập 2 (Sách Ebook PDF)

25/12/20224:29 SA(Xem: 6639)
Luận Hiển Dương Thánh Giáo Tập 2 (Sách Ebook PDF)
Đại sĩ VÔ TRƯỚC tạo luận
LUẬN HIỂN DƯƠNG THÁNH GIÁO TẬP 2
顯揚聖教論
Prakaraṇāryavācā-śāstra
Pháp sư Huyền Trang Hán dịch từ Phạn bản
QUẢNG MINH Việt dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo
Bìa Luận Hiển Dương Tập 2PDF icon (4)Luận Hiển Dương Thánh Giáo Tập 2


LỜI GIỚI THIỆU

Sau khi đức Phật nhập diệt khoảng 500 năm, Phật giáo Đại thừa hưng khởi. Khi Phật giáo Đại thừa phát triển thì các Tông phái như Hoa Nghiêm, Tịnh Độ, Pháp Tướng (Duy Thức), v.v… được hình thành. Khi các Tông phái được hình thành thì chư vị Tổ sư biên soạn các bộ luận giải, chú sớ,… để xiển dương giáo nghĩa của Tông phái mình.

Hiển Dương Thánh Giáo luận là một trong những bộ luận quan trọng của Phật giáo Đại thừa, được ngài Vô Trước biên soạn (nhưng ngày nay, đa số các nhà nghiên cứu nhận định rằng ngài Thế Thân mới là người biên soạn bộ Luận thư này) để xiển dương giáo nghĩa của Duy Thức. Luận thư đề cập đến tất cả các vấn đề như Uẩn, Xứ, Giới, Duyên khởi, Vô thường, Khổ, Không, Vô tánh, Nhất thiết pháp (tâm, tâm sở, sắc pháp,…), Tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới), Tam thiên thế giới, Tứ đế, Thế gian, Xuất thế gian, Bốn niệm trú, Bốn chánh đoạn, Bốn thần túc, Năm căn, Năm lực, Bảy biến giác chi, Tám thánh đạo chi, Bảy loại Hiền Thánh, Tám bậc Thánh quả, Ba thừa, Bốn Sa-môn quả, Sáu thần thông, Mười tám loại bất cộng pháp, Ba mươi hai tướng đại trượng phu, Tám mươi vẻ đẹp, Nhất thiết chủng diệu trí, v.v… Có thể được xem là bộ Đại từ điển Phật học, là kim chỉ nam để đi vào giác lộ của tông Pháp tướng nói riêng, để hiểu rõ Phật giáođặc biệtPhật giáo Đại thừa nói chung.

Cư sĩ Quảng Minh1 đã dịch bộ Luận này với văn phong đơn giản, dễ hiểu. Không chỉ cẩn thận trong việc phiên dịchCư sĩ còn chịu khó chú thích rất chi tiết, kỹ lưỡng. Nhờ việc chú thích này mà Luận thư vốn đã được trân trọng lại càng được trân trọng hơn. Thật đáng tán dương công đức. Mong rằng nhờ chỉ dẫn của Luận thư này mà độc giả đạt được Nhất thiết chủng diệu trí.

Phương Ngoại am,
thứ Năm, ngày 5 tháng 5 năm 2022
Tu viện trưởng Tu viện Vĩnh Nghiêm
Thích Giác Dũng

1 Cư sĩ Quảng Minh ngày xưa cùng ngồi trên chiếc ghế Trường Cao cấp Phật học Việt Nam Cơ sở 2 (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh) với chúng tôi, niên khóa 1988-1992. Sau khi tốt nghiệp một thời gian, do duyên nghiệp, Cư sĩ đã đi theo con đường khác nhưng vẫn còn đó chí nguyện ban đầu. Tuy thân tại trần nhưng tâm thoát tục, Cư sĩ miệt mài phiên dịch, chú thích khoảng 50 bộ kinh, luận như Ba Kinh Nhật Tụng, Kinh Phạm Võng-quyển thượng, Biện Trung Biên Luận, Luận Đại Thừa Chưởng Trân, Luận Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh, Luận Hiển Dương Thánh Giáo,… Xin xem tất cả dịch phẩm của Cư sĩ Quảng Minh tại đây : https://sites.google. com/site/cusiquangminh/home . Thật đáng trân trọng



Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 44024)
03/09/2014(Xem: 28140)
24/11/2016(Xem: 17173)
29/05/2016(Xem: 8281)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: