Kinh Na Tiên Tỳ Kheo, Cao Hữu Đính

16/05/201012:00 SA(Xem: 126069)
Kinh Na Tiên Tỳ Kheo, Cao Hữu Đính
KINH NA TIêN TỲ KHEO
Cao Hữu Đính
kinh-na-tien-ty-kheo-cao-huu-dinh

Lời giới thiệu

Na Tiên Tỳ Kheo Kinh là một bộ kinh phản ảnh đầy đủ những đường nét chính của Giáo lý Nguyên Thủy. Nhưng nếu chỉ có thế thôi thì kinh này chỉ là một bản trùng tuyên vô vị, không đáng được có một địa vị Tam Tạng Thánh Giáo.

Đặc sắc của kinh này dĩ nhiên không phải ở chỗ trùng tuyên vô bổ ấy. Đặc tánh của nó là chính ở những ví dụ rất khế lý và khế cơ mà Ngài Na Tiên đã khéo sử dụngđể làm sáng tỏ các chủ điểm giáo lý căn bản của Phật Giáo Nguyên Thủy. Các ví dụ rất linh động ấy là hoàn toàn do ngài sáng chế để đóng góp vào chánh pháp và thúc đẩy bánh xe Chánh Pháp chuyển mau thêm.

Kinh này xuất hiện vào thời kỳ nào? Căn cứ vào tiểu sử vua Di Lan Đà, người mà Na Tiên đã đối thoại và trực tiếp giáo hóa, thì Na Tiên sống vào tiền bán thế kỷ II trước Tây lịch. Cuộc đối thoại về giáo lýgiữa Thầy (Na Tiên) và trò (Di Lan Đà), nếu xét sâu vào nội dung thì thấy quả thật là thú vị và hấp dẫnVì vậy, nội dung đối thoại nầy bấy giờ được truyền tụng, được các giới Phật Tử tôn thờ gần ngang hàngvới các kinh do kim khẩu Phật nói ra. Cũng nên biết rằng, đặc biệt với Phật Giáo Miến Điện, kinh này được nhiếp thâu vào Tiểu Bộ Kinh tức bộ thứ năm trong Ngũ Bộ Kinh của Giáo điển Nguyên Thủy. Vậy niên đại xuất hiện của kinh nầy, sớm nhất là vào khoảng thế kỷ I trước Tây lịch. Và nơi chốn xuất hiệnlần đầu tiên hẳn phải là miền Tây Bắc Ấn Độ, trên lưu vực Ngũ Hà, nơi đã xảy ra cuộc đối thoại ấy.

Vì nội dung kinh này là một lợi khí truyền bá Phật giáo rất mạnh, nên không bao lâu sau, lan rất nhanh sang lưu vực sông Hằng rồi từ đấy tràn lan khắp Ấn Độcho đến Tích Lan. Do đó mà tuy nội dung vốn một nhưng kỹ thuật kiết tập thì lại mỗi địa phương một khác. Các bản kiết tập tại lưu vực sông Hằng về sau thành kinh Milindapanhà (Di Lan Đà vấn kinh), được truyền bá sang Tích Lan và các nước Nam Phương Phật giáo. Các bản kiét tập tại Tây Bắc Ấn Độ thì được truyền bá lên Trung Á rồi sang Trung Hoa và Tây Tạng, mệnh danh là Na Tiên Tỳ Kheo Kinh.

Riêng Na Tiên Tỳ Kheo Kinh truyền qua Trung Hoa cũng đã có ba bản dịch khác nhau. Cả ba bản đều mất tên người dịch nên không rõ là đã dịch vào thời đại nào. Chỉ thấy Đại Tạng ghi là "Phụ Đông Tấn Lục". Văn dịch rất xưa và hơi tối nghĩa. Căn cứ vào đó, ta có thể suy đoán rằng các bản dịch nầy có lẽ đã được thực hiện vào khoảng đời Tam Quốc hay đời Tây Tấn, nghĩa là khi Phật Giáo mới du nhậpTrung Hoa.

Hiện trong Đại Tạng chỉ thấy có hai bản, ghi số 1670 A va 1670 B. Bản 1670 A phóng theo các bản in đời Tống, đời Nguyên mà hiệu đính lại. Bản 1067 B căn cứ vào bản in đời Minh nhưng cũng có đối chiếu với hai bản đời Tống và đời Nguyên mà hiệu đính. tuy đã có hiệu đính rồi mà cả hai bản vẫn còn tối nghĩa.

Nay nhân đạo hữu Cao Hữu Đính phụ trách dạy kinh này tại Phật Học Viện Nha Trang, đạo hữu bèn gia công sưu khảo nghiên cứu, nhằm mục đích làm sáng tỏ thêm nghĩa kinh. Ông căn cứ vào cả hai bản nhất là bản 1670 B rồi tham khảo với Kinh Milindapanhà của Phật giáo Nam Phương và bản dịch Pháp văn kinh này, soạn thành bài học dạy cho Học Tăng ở Phật Học Viện, Trung Phần tại Nha Trang do tôi điều khiển.

Xét thấy phần đầu, tức duyên khởi của kinh Milindapanhà và của Na Tiên Tỳ Kheo Kinh, hai bên không giống nhau nên đạo hữu đã cho lướt qua, đợi tham cứu sau. Thay vào đó, ông viết một "Lời Nói Đầu" ghi lại tiểu sử vua Di Lan Đà và ngài Na Tiên, cùng là bối cảnh lịch sử thời bấy giờ. Nội dung đối thoại thì giữ lại trọn vẹn và gắng diễn dịch thế nào trung thành với ý kinh. Trong trường hợp gặp những danh từ mà nay đã biến nghĩa, đạo hữu đã tùy nghi châm chế cải đổi chút đỉnh, để độc giả dễ dàng lãnh hội ý chính.

Đọc hết loại bài của đạo hữu biên soạn, tôi lấy làm vừa ý, nên vội cho xuất bản, hầu mong cung cấpmón ăn giáo lý cần thiết cho Phật tử bốn phương.

Vậy, xin có mấy lời giới thiệu với chư Phật tử và thiện hữu tri thức hằng lưu tâm đến tiền đồ Phật giáonước nhà.

Nay kính, 
Nha Trang, Thu Canh Tuất P.L. 2514 (1970) 
Giám viện Trung phần 
Hòa Thượng Thích Trí Thủ


 

Xem Thêm:
MI TIÊN VẤN ĐÁP (MILINDA PANHA), Giới Nghiêm
Kinh Tỳ-Kheo Na-Tiên, Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến
KINH NA TIÊN TỲ KHEO, Cao Hữu Đính
Kinh Tỳ Kheo Na Tiên, Thiện Nhựt
Về niên đại Hán dịch của kinh Na Tiên Tỳ kheo (Đào Nguyên)








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 39365)
03/09/2014(Xem: 26369)
24/11/2016(Xem: 15761)
29/05/2016(Xem: 7781)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.