3. Tựa Của Tt. Thích Tuệ Sỹ Cho Ấn Bản Tại Hoa Kỳ

04/10/201112:00 SA(Xem: 18186)
3. Tựa Của Tt. Thích Tuệ Sỹ Cho Ấn Bản Tại Hoa Kỳ

Tìm hiểu
TRUNG LUẬN
NHẬN THỨC LUẬN &
KHÔNG TÁNH TRUNG QUÁN LUẬN
Hồng Dương Nguyễn Văn Hai (Phật lịch 2544)

3. Tựa của TT. Thích Tuệ Sỹ cho ấn bản tại Hoa Kỳ

TỰA

NHẬN THỨC & TÁNH KHÔNG

 

Có người nói rằng, cái lý tưởng đại thừa được thắp sáng trên 20 thế kỷ ấy, đã chạy suốt cả môt vùng á châu rộng lớn, nhưng rồi, nghèo đói, bất công, áp bức vẫn là bóng tối dễ sợ đang đè nặng, mà ở đó Trí Bát nhã chỉ là ánh lửa đom đóm lập loè không đủ báo hiệu những hiểm họa nào đang rập rình phía trước. Nội hàm của những khái niệm từ bi, bình đẳng, trí tuệ, ... cần phải thay đổi để nhìn rõ hơn, thiết thực hơn, những giá trị phổ quát của nhân loại.

Nhận định ấy tất nhiên không sai. Người học Phật đã quen với tập quán tư duy của mình, thì không hoan hỷ cũng không phản đối. Những tập quán tư duy vốn được huân tập trong nhiều kiếp, cho nên vẫn phải nhìn thế giới theo nhãn quang của mình. Nghĩa là, '' pháp nhĩ như thị.'' Pháp tính bản lainhư thị, không do Phật xuất hiện hay không xuất hiện mà đổi khác, mà như thế này hay như thế kia. Nhưng thực sự có đổi khác, trong từng sát na, hay trong từng thế kỷ, hoặc thiên kỷ.

Bạn đọc sẽ gặp câu nói của Dharmakirti được Giáo sư Hồng Dương nhắc rất nhiều lần trong tầp sách này: '' Cái gì thực hữu, cái đó có tác dụng. Cái gì có tác dụng, cái đó thực hữu.'' Pháp tính mà có thể nhận thức được, bằng hiện lượng hay bằng tỉ lượng, thì tự căn bản pháp tính hiện thực '' ở đâu đó.'' Thế nhưng, '' nơi nào đó '' có tác dụng, nơi đó pháp tính mới được nỗ lực quán chiếu để phát hiện. Trước Newton vô thuỷ, và sau Newton vô chung, trái táo, và mọi thư trái khác,vẫn rơi; cả tâm của chúng sinh cũng rơi. ở phương Tây người ta thấy điều đó. Ở phương đông, người ta cũng thấy như vậy. Trên mặt phẳng của sự rơi, dưới đáy hố thẳm siêu hình của sự rơi, pháp tính vẫn thường nhiên. Trong mỗi pháp được nhận thức, có vô biên điều kỳ diệu. Nhưng chỉ tại một điểm nào đó trong một xứ và một thời nhất định, do tác dụng của tâm trong một định hướng tồn tại nhất định, mà một quy luật được phát hiện từ pháp tính. Mỗi phát hiện đều có cơ làm thay đổi sắc diện của thế giới.Người ta gieo hạt để thâu hoạch những thứ mình cần, hay muốn.

Dầu sao, biện luận như thế cũng không đủ vững để cho biết, vì sao phương Tây, theo một ý nghĩa rất cụ thể, lại phát hiện nhiều quy luật từ pháp tính làm cho đời sống con người ''văn minh '' hơn?

Phục Hy phát hiện khái niệm nhị phân bằng hai hào. Ông chồng ba bit-hào thành một quẻ; thu hoạch được tám quẻ. Rồi chồng nữa, ông có bộ nhớ 6 bit-hào, nhận được 64 ký tự-quẻ, nói đủ để ghi tất cả mọi hiện tượng, từ thiên nhiên, xã hội, con người. Ghi bất cứ cái gì mà con người có thể suy nghĩ và tưởng tượng.

Nhưng phát hiện của Phục Hy đươc thấy là hữu ích cho việc bói toán hơn là hỗ trợ bộ óc của con người, như vi tính ngày nay. Tại sao?

Người học Phật chỉ có thể nói: căn, cảnh, thức; ba sự hoà hiệp xúc. Duyên xúc phát sinh thọ. Xúc dị biệt nên cảm thọ dị biệt. Không cùng môi trường ''thức'' nữa thì không thể nhìn giống nhau được. Hai bờ sông Ngân có hai chòm sao. Từ đông hay Tây, nhìn lên đều thấy. Ở bên này Thái bình dương nhìn lên, đó là Ngưu lang, người chăn bò, và Chức nữ, cô gái dệt lụa. Và một thiên tình sử não lòng. Còn bên kia đại tây dương nhìn lên, đó là con thiên ưng và cây đàn bảy giây. Không có dấu hiêu gì chứng tỏ con chim đang cố vượt sông Ngân để sang bờ bên kia nghe đàn, mà được thấy là đang đi tìm trái tim của vị thần ăn cấp lửa. Cách nhìn khác nhau vạch ra định hương lịch sử khác nhau, và tạo dựng những nền văn minh khác nhau.

Dù giống nhau ở điểm nào và khác nhau ở điểm nào, ngày nay thế giới vẫn đang tuột dốc, cũng có thể đang lên dốc, theo hướng mà văn minh phương Tây đã chọn. Giá trị phổ quát ở đây có thể rút gọn theo một phát biểu: ''Nhất thiết chúng sinh giai y thực trụ.'' Tất cả chúng sinh đều nhờ thức ăntồn tại. Cho đến một thời điểm lịch sử, thức ănvăn minh phương Tây cung cấp có vẻ thích hợp khẩu vị cho số đông. Nền văn minh đó hình như phát triển theo hướng: từ định nghĩa ''Con người là một cây sậy biết tư tưởng,'' cho đến định nghĩa ''Con người là loại động vật biết tiêu thụ.'' Trong cả hai định nghĩa, con người là một thực thể nhị nguyên phát triển đồng thời theo hai hướng khác nhau. Một hướng, từ thực vật đến động vật. Hướng khác, từ khả năng tư duy đến khả năng tiêu thụ. Còn ở phương đông này, cái thời của ''an bần lạc đạo'' không còn được kính trọng mấy.

Chân lý không nằm ở bên này hay bên kia, nhưng cần biết điểm quy ước của thời đại nằm ở đâu, để trí tuệ quán chiêu có thể tập trung lên đó. Không phải với ước vọng tự thân sẽ là ngọn đèn soi đường cho thế gian. điều khẩn thiết là tự mình thắp sáng ngọn đèn của mình để tự nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này, và đang đi về đâu. đó là cần phải quán chiếu pháp giới trong phạm vi tục đế để thâm nhập pháp tính trong chân đế. ''Nhận thức và Tánh Không'' là một nỗ lực của một nhà khoa học đang cố xác định điểm đứng quy ước của mình để có thể chiêm quan thế giới. Những ''hý luận'' trong đây tất nhiên không phải là những đề tài giải trí, được dùng để tiêu khiển cho hết ngày tháng phù du, nhạt nhẽo của đời sống. Cậu bé Tự Tại Chủ ngồi đếm cát trên bãi biển cố nhiên chỉ là ''trò chơi của trẻ con.'' Nhưng không hẵn chỉ dành riêng cho trẻ con, cho nên Thiện Tài theo dấu chỉ của Bồ tát Văn-thù đã phải bạt thiệp hiểm nguy tìm học cho được cái trò chơi trẻ con ấy.

Một nhà toán học viết: ''Nhìn vào số không, bạn chẳng thấy gì. Nhưng hãy nhìn xuyên qua số không, bạn sẽ thấy cả thế giới.'' (Robert Kaplan, The Nothing that is). Với một người đắm mình trong những trầm tư về tánh Không, đíều đó có thể không khiến cho giật mình kinh ngạc. Một bài tụng trong Trung luận cũng có thể đã nói đên một ý nghĩa nào đó gần như thế; và có thể là nói nhiều ý nghĩa hơn thế: ''Dĩ hữu Không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành.'' Bạn đoc sẽ thấy phát biểu đó xuất hiện nhiều lần trong tập sách này, và đươc nhận thức từ nhiều góc cạnh khác nhau. Tần số xuất hiên như vậy rất có ý nghĩa với một nhà toán học. Tôi nghĩ như thế. Bởi vì tác giả là một nhà toán học.

Tuy nhiên, đối với một người chuyên học tánh Không, thì phát biểu số không trong thế giới được nhìn như là cấu trúc của những con số, không khỏi gây ngạc nhiên đầy hứng thú. Rồi từ đó tìm lại những hình ảnh quen thuộc tưởng chừng như khó tìm thấy, hay tưởng chừng như bị cố tình quên lãng, trong thế giới tư duy Phật giáo.

Làm sao tính được điểm khởi đầu của thời gian? Làm sao nhìn suốt tận cùng vị lai của thế giới? Rốt lại, tư tưởng con người bị đong đưa giữa hai cực: ''tiền tế vô cùng, hậu tế ninh khắc.'' để có giải thích hợp lý, phù hợp với tri giác cảm quan thường nghiệm, người ta đề nghị đặt các điểm vô thuỷ và vô chung trên một đường tròn. Nhưng các Bồ tát trên hội Hoa nghiêm không làm thế. Các ngài đặt thế giới vô tận vào trong một hạt cát. Nhà ''toán học trẻ con'' Tự Tại Chủ gật đầu: một hạt cát là môt tập hợp vô hạn vi hạt cát.

Chúng ta đang đi lần vào ''Nhận thức và Tánh Không.'' đi từ thế giới trống không, không sinh, không diệt, cho đến thế giới của lăng kính trùng trùng vô tận. Những bài viết của Giáo sư trong tập sách này là cảnh giới tư tưởng được nỗ lực khám phá theo hai nhãn tuyến: tánh Khôngtư duy toán học. Nó là điểm giao hội của hai nguồn mạch tư tưởng Đông và Tây, mà lịch sử nhân loại phải thừa nhận là đã đổ xuống không biết bao nhiêu máu và nước mắt nhưng vẫn không tìm ra nghiệm cho môt phương trinh vi phân chỉ vì chưa ai xác định được điều kiện ban đầu. Cho nên, không ai xác định được vãn minh loài người đang ở điểm nào trên đường cong tuột dốc. Tuy vậy, mỗi cá nhân đều phải tự tìm cho mình một giải đáp để có thể sông bình yên, không bị khốn quẫn bởi thực tế đời thường, cũng không bị dày vò bởi những ám ảnh siêu hình.

Nhà triết học Hy-lạp Aristotle nói: ''Tự bản chất, mọi người đều muốn biết.'' đồng thời với ông, Trang Tử lại nói: ''Sự sống có hạn mà cái biết thì vô cùng. đem cái hữu hạn đuổi theo cái vô cùng, nguy thay!'' Người học tánh Không đang ngồi đếm cát trên bãi biển, nhìn ra khơi, tự hỏi: ''Có cái gì không, ở bên ngoài vô tận kia?'' Bất giác nhìn lại lòng tay, giữa hai hạt cát đang đếm, giữa hai con số hay hai điểm lân cận, là một Pháp giới vô biên, vô tận. điều nay có huyễn hoặc chăng? Không huyễn hoặc hơn quả cam mà Stalin đang bóc võ để chứng minh sự sụp đổ của thế giới vật-tự-thân của Kant.

Tuy nhiên như vậy, người học Phật, tin tưởng kho tàng minh triết trong Kinh điển Phật giáo, thì không dâng hiến cả đời mình cho khát vọng hiểu biết chỉ để mà hiểu biết. Dục vọng vật chất, hay khát vọng tinh thân, đều là những vị ngọt của đời sống, là dưỡng chất tất yếu của tồn tại. đó là thực tại không thể từ chối. Cho nên, người học Phật, như Thiện Tài đồng tử, không phải suốt đời lẻo đẻo theo chân Sư phụ Bồ tát Vãn-thù; cũng không suốt đời cô độc trên đỉnh Diệu phong với Đức Vân để mà trầm tư mạc tưởng; nhưng đã dấn thân trong mọi nẽo đường đời. Không phải chỉ học những cái chỉ cần thiết cho mình, mà tất cả nhưng gì cần thiết cho thế gian. Trang nghiêm Phật độ, thành tựu chúng sinh, không phải tự minh gầy dựng một hoa viên để rồi khép cửa vườn hồng, an nhàn tự tại mà tiêu pha năm tháng. Người học Phật vì thế mà không thể dững dưng trước những phát hiện chưa biết là họa hay phúc của loài người, trước những tiến bộ hay thoái hóa của khoa học, của tư duy triết học, trước những thăng trầm trên con đường chính hay tà, thiện hay ác, của các tôn giáo.

Không biết khi nhà toán học trẻ con Tự Tại Chủ mang bọc cát vào chùa, làm phẩm vật cúng dường Tam bảo, có Thầy, Cô, hay Phật tử nào cho là xúc phạmxua đuổi đi chăng?

Phật lịch 2545

Quảng Hương Già-lam

Tuệ Sỹ

Cẩn bút.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190823)
01/04/2012(Xem: 36427)
08/11/2018(Xem: 15107)
08/02/2015(Xem: 54244)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :