Khất thực

12/10/20143:11 SA(Xem: 11312)
Khất thực
KHẤT THỰC 
 Nét Văn Hóa Tôn Giáo Ấn Độ Thời Cổ Đại
Tỳ kheo Thích Nguyên Các

 

hanhhuong-laos-213Ấn Độ cổ đại là cái nôi của một trong bốn nền văn minh lớn và sớm nhất thế giới: Văn minh lưu vực sông Ấn (Indus), nền văn minh Ai Cập cổ đại (Egypt), nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia) và nền văn minh Trung Hoa (china). Điểm đặc sắc nhất trong nền văn minh Ấn đó là văn hóa tôn giáo. Có thể nói, tôn giáo là chất liệu đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn. Thế giới quan của người dân Ấn Độ cổ được cấu thành từ rất nhiều hệ tư tưởng triết học, tôn giáo,  trong đó có ba hệ chủ đạo là Bà La Môn giáo (Hinduism), Kỳ Na giáo (Jainism), và Phật giáo (Buddhism). Mỗi tôn giáo có nét riêng từ giáo pháp đến cảnh giới tu chứng. Nhưng, trong đời sống của người tu, có một pháp hành giống nhau về hình thức đó là khất thực.

A. Xã Hội Ấn Độ Thời Cổ Đại

Chúng ta nói Ấn Độ cổ hay nền văn minh Ấn Độ, là nói đến hệ thống lưu vực sông Ấn và sông Hằng, với khoảng thời gian từ 5000 trước đến thế kỷ thứ 6.[1] Về mặt địa lý bao gồm phần lớn diện tích Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Bangladesh ngày nay. Các nhà khảo cổ đã tìm được các văn tự cổ, chứa đựng nhiều bí ẩn chưa giải mã được, cũng như các hệ triết học, tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thủy tại khu vực này. Tất cả trở thành chất liệu tạo nên một trong những nền văn minh sớm nhất thế giới.

Nói đến xã hội loài người, đặc biệtxã hội Ấn Độ cổ, phải nhắc đến chế độ chủng tính (caste). Căn cứ theo bộ Lê-câu-phệ-đà (ṛgveda) thiên Nguyên Nhân Ca, khi người Aryan tiến vào và định cư tại vùng đất Ấn Độ, để phân biệt tộc người Aryan da trắng, tự nhận là cao quý, với người dân bản địa da có phần ngâm đen, nên họ gọi dân sở tại là Thủ đà la (śūdra) (có sách ghi Chiên đà la: caṇḍāla). Thời gian chuyển biến, trong nội bộ người Aryan có sự phân hóa rõ hơn: những người tu hành, thực hiện các nghi lễ cúng bái trở thành Bà La Môn (brahmaṇa); giai tầng quản lý xã hội với danh xưng Sát Đế Lỵ (kṣatriya); những người bình dân sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, làm nghề thủ công (dệt, làm đồ đất nung, trao đổi buôn bán…) gọi là Tỳ Xá hay Tỳ Xá Da (vaiśya); cuối cùngThủ Đà hay Thủ Đà La (śūdra), gồm những người nghèo khó, làm thuê hoặc phục dịch cho các giai cấp trên. Như thế, sự phân hóa giai cấp trong xã hội Ấn Độ cổ ngày càng mạnh mẽ, trở thành một chế độ xã hội giai cấp đặc thù.

Xứ Ấn Độ cổ được thiên nhiên ưu đãi, đất đai trù phú nhờ phù sa từ sông Ấn  và sông Hằng, nên người dân không phải tốn nhiều sức lựcthời gian cho việc canh tác, đánh bắt thủy sản, săn bắn…Đây cũng chính điều kiện tiên quyết khiến Ấn Độ thời ấy có rất nhiều học thuyết, hệ tương tưởng, triết học, tôn giáo.

Các trường phái triết học Ấn Độ đều có chung khái niệm về sự đối mặt với sự thật qua một thực hành nào đó. Theo các học giả, triết học Ấn Độ thời cổ đại phân làm hai nhánh. Trường phái chính thống (Astika), thừa nhận uy thế tối cao của kinh Vệ đà của đạo Bà La Môn gồm:

1. Sāṃkhya (Số Luận) chủ trương nhị nguyên luận là tinh thầnvật chất.

2. Mīmāṃsā (Di Man tác luận) chú trọng về phương diện luân lý triết học, phục tùng mệnh lệnh và cấm chế của kinh điển Veda.

3. Vedānta (Phệ Đà Luận): tư Tưởng triết học của phái này chủ trương rằng Bràhman là tổng nguyên lý của vũ trụ, vạn hữu, là duy nhất, là siêu việt.

4. Yoga (Du dà) : cốt lõi của trường phái này là sự thừa nhận nguyên lý hợp nhất vũ trụ nơi mỗi cá thể.

5. Nyāya (Nhận thức luận) với phương châm lìa khổ tới chỗ giải thoát làm mục đích.

6. Vaiśeṣika (Bản thể luận; Thắng Luận) quan niệm vạn hữu đều do ba nguyên lý ―Thực, Đức, Nghiệp (Thể, tướng, dụng) kết hợp lại mà thành.

Và ba trường phái phi chính thống (Nastika), tức các phái triết học bác bỏ uy thế tối cao của kinh Veda đạo Bà La Môn như:

1. Jaina. (Kỳ Na giáo)

2. Lokayata (Nguyên tử luận; Duy vật khoái lạc)

3. Buddhism. (Phật giáo)

Trước khi đức Thích Ca thành đạo, thì Bà La môn giáo hầu như chi phối toàn bộ xã hội Ấn Độ. Đồng nghĩa với giai cấp Bà La Môntrung tâm. Bên cạnh còn có Kỳ Na Giáo…

B. Một Số Quy Định Về Khất Thực Trong Bộ Ma Nô Pháp Điển

Ma Nô Pháp Điển (Manusmṛti) là một bộ pháp luận, với nội dung gồm những quy phạmluân lý của Bà La Môn giáo. Bộ luận này được biên tập dựa trên kinh Ma Nô Pháp (Mānava-dharma-sūtra), tương truyền do Phạm Thiên trước tác, sau đó truyền lại cho thủy tổ của loài ngườiMa Nô (Manu), từ đó được lưu hành trong nhân gian.

Theo Áo Nghĩa Thư, được thành hình trong khoảng 800 - 600 năm trước CN, cuộc đời của một Bà La Môn được phân thành bốn giai đoạn:

Thời kỳ phạm hạnh (brahma-cārin): khoảng tám tuổi theo thầy học tập, mười hai tuổi bắt đầu học kinh Vệ đà, và các nghi thức tế lễ.

Thời kỳ trụ cột gia đình (gṛha-stha): sau khi học hành tương đối, sẽ kết hôn sanh con đẻ cái, thờ cúng tổ tiên, tích lũy sản nghiệp…

Thời kỳ tịnh tu (vāna-prastha) hay ở ẩn: con cái đủ khả năng kế thừa gia nghiệp, liền truyền lại cho chúng, vào rừng ẩn tu khổ hạnh (chịu đựng những điều khó chịu đựng để đoạn trừ các dục vọng của thể xác), chuyên tâm tư duy, chính thức bắt đầu đời sống tôn giáo.

Thời kỳ du hóa nhân gian (saṃnyāsin): thời gian ở ẩn trong rừng tiến tu, đạt được cảnh giới đoạn mọi ràng buộc thế tục – đoạn dục, thân quấn áo thô, du hóa khắp chốn.

Như vậy, trong suốt quá trình hành đạo, cuộc sống của các vị Bà La Môn ấy, lúc này gọi là sādhu tức người tu sỹ, hay còn gọi sa môn (samana), dựa vào các vật phẩm mà người dân dâng cho, chứ không trực tiếp lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất. Nói cách khác, họ hành hạnh khất thực. Và, tất yếu có những quy định về việc khất thực của Bà La Môn.

Ma Nô Pháp điển quy định, chỉ tộc Bà La Môn mới được làm thầy tế lễ (pháp sư), mới được dạy người khác kinh điển Vệ đà, được nhận sự bố thí cúng dường y phục cũng như vật phẩm của người. Pháp điển quy định về việc khất thực như sau[2]:

-  Các vị sa môn Bà La Môn rước khi đi khất thực phải làm lễ tế (thần) Mặt trời, và Thần lửa. Có nghĩa là không phải tự do đi khất thực, mà trước đó phải thực hiện một nghi lễ tế thần, vì là người phụng sự thần ở thế gian, nên xứng đáng được thọ nhận sự cúng dường.

-  Khi nhận vật phẩm nhiều rồi, mà vẫn có người cho thì phải nói “đã đủ” , không được có lòng tham cố nhận, hay thấy có đồ ngon hơn, liền bỏ bớt những đồ trong bát đi để nhận những món ngon.

Khất thực trở về, trước lúc dùng bữa phải trình sư phụ hoặc các bậc trưởng thượng trước, sau đó mới được ăn.

-  Khi dùng bữa mặt hướng về phương Đông, duy trì thân tâm thanh tịnh trong lúc ăn.

Những điều trên áp dụng cho cả hai trường hợp, các sa môn Bà La Môn đi khất thực, hoặc các tín đồ mang vật phẩm đến nơi các vị sa môn ở cúng, nhất là vào thời gian mùa mưa, giới luật cấm họ không được đi du hóa. Tuy các quy định về khất thực của Bà La Môn không nhiều, nhưng qua một số điều được ghi trong Ma Nô Pháp điển cũng như kinh điển Bà La Môn giáo, phần nào khái quát được cuộc sống của những vị sa môn cũng như việc khất thực trong cuộc sống của họ.

C. Đời Sống Của Tu Sỹ Kỳ Na Giáo

Kỳ Na Giáo (Jaina) là một tôn giáo xuất hiện khoảng thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, gần đồng thời với Phật giáo. Người sáng lập là Nirgrantha-jñātaputra, hiệu là Jaina (nghĩa là Đại Hùng, Thắng giả). Giáo nghĩa căn bảnnghiệp báo, luân hồi, linh hồn giải thoát, phi bạo lực cùng chủ nghĩa khổ hạnh.[3]

Tín đồ Kỳ Na giáo được dạy rằng, con đường chân thực đưa đến giác ngộ tự ngã là: chánh tri (samyak-darshana), chánh kiến (samyak-jnana) và chánh hành (samyak-charitra). Trong đó chánh hành gồm năm điều thệ nguyện sau:

1. Phi bạo lực (Ahimsa), không làm tổn thương mọi sanh vật.

2. Lời nói thành thật (Satya).

3. Không trộm cắp (Asteya).

4. Hành động thuần khiết (Brahmacharya), tức không chìm đắm vào lạc thú của nhục dục.

5. Không chấp chặt (Aparigraha), nghĩa là không chấp vào người, đất đai, hay tài vật của tôi.

Những người phát nguyện thực hành đầy đủ những tông chỉ, giáo pháp trên thì mới được nhận “bát khất thực”, sống đời sống xuất thế tu hành. Tất nhiên khi gia nhập đoàn thể tu hành phải bỏ tất cả tài vật thế gian, gia quyến, sống đời khổ hạnh một cách cực đoan, thậm chí không mặc y phục, gọi là “phái lõa thể”. Nghĩa là ép xác, ăn uống cực kỳ ít, thậm chí họ quan niệm đói chết là đạt đến trạng thái cao nhất của tinh thần.[4] Để thực hiện triệt để tinh thần xả bỏ tất cả sự ràng buộc về vật chất, cũng như các việc thế tục, tu sỹ Kỳ Na giáo sống đời sống nay đây mai đó, không cố định, và chỉ nhận những vật phẩm dư thừa của nhà tại gia, hoặc trái cây thiên nhiên đã rụng.

Kỳ Na giáoquan niệm, đói chết là đạt đến trạng thái cao nhất của tinh thần, nên các tu sỹ coi nhẹ việc ăn uống, họ thực hiện ăn chay một cách triệt để, khi khất thực chỉ nhận đồ ăn còn dư của thí chủ. Trong lịch sử tiến hóa của loài người, Kỳ Na giáotôn giáo duy nhất, dùng tuyệt thực làm đỉnh cao của việc thâm nhập thể nghiệm giáo pháp. Đối với họ, chỉ cần cá nhân tự nguyện, tuyệt thực đến chết là cách tịnh hóa cơ thể, là phương thức trút bỏ bỏ dục vọng để rời thế gian.

D. Khất Thực Trong Phật Giáo

Hình ảnh vị đạo sư của trời, người với phong thái trang nghiêm, hiền hòabình dị, đầu trần chân không, mỗi sáng cùng đoàn đệ tử tùy tùng, trì bình bát khất thực, là một hình ảnh xuất hiện rất thường xuyên trong hệ thống Kinh tạng A hàm. Việc “đời thường” ấy cũng thấy trong các kinh điển đại thừa. Như kinh Kim Cang - một bộ kinh quan trọng trong hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, có một khởi đề rất truyền thống: “Một hôm Đức Phật ở nước Xá-vệ tại rừng Kỳ-đà trong vườn Cấp Cô Độc cùng với chúng đại Tỳ-kheo là một ngàn hai trăm năm mươi vị. Khi ấy gần đến giờ thọ trai, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào đại thành Xá Vệ khất thực. Trong thành ấy, Ngài theo thứ lớp khất thực xong, trở về nơi chúng ở. Thọ trai rồi, Ngài dẹp y bát, rửa chân, trải tòa ngồi”. Hay bát cơm mà tôn giả Mục Kiền Liên dâng cho mẹ ngài, khi bà bị đọa cảnh ngạ quỷ, trong kinh Vu Lan Bồn, cũng là từ khất thực mà có. Điều này cũng không gì lạ, vì khất thực đã trở thành văn hóa trong đời sống tôn giáo của Ấn Độ, Phật giáo cũng không ngoại lệ.

Theo định nghĩa truyền thống thì tất cả mọi Tỳ kheo tức là mọi tu sĩ Phật giáothọ giới đầy đủ đều được định nghĩa là “Khất sĩ”, “bố ma” và “phá ác”. Vậy, hạnh khất thực của hàng tỳ kheo trong Phật giáo được quy định như thế nào? Có gì khác biệt với việc khất thực của sa môn Bà La Môn , hay tu sỹ Kỳ Na giáo không?

Việc Như Lai hành trì hạnh khất thực, ngoài việc đó là lối sống của hàng tu sỹ ở đa phần các tôn giáo thời ấy; đối với đời sống tu hành Phật đạo, được Thế Tôn dạy trong kinh Pháp Tập quyển một, có ba ý nghĩa: [5]

1. Không tham đắm của ngon vật lạ, món ngon hay dở như nhau.

2. Phá trừ ngã mạn của hàng tỳ kheo, dù trước khi xuất gia xuất thân trong gia đình thuộc giai cấp nào, khi vào cửa giải thoát đều bình đẳng. Nhà phú quý hay bình dân bố thí đều nhận, không được chỉ chọn nhà khá giả để khất thực.

3. Vì lòng từ bi bình đẳng, làm lợi ích cho tất cả.

Như vậy, tăng đoàn của đức Phật cũng duy trì sự sống của sắc thân bằng vật phẩm khất thực được, với những ý nghĩa như trên. Tất nhiên là, khi khất thực, thí chủ cho gì nhận nấy, không được đòi hỏi. Hơn cả là, khi khất thực phải giữ gìn oai nghi tế hạnh, tâm trụ nơi đạo; vì nếu khôngđạo tâm mà chỉ có hình thức thì khác gì người ăn xin bình thường. Khất thực cốt để duy trì sự sống, trừ bệnh giải đói, nên tâm không được tham đắm; nhận được loại thức ăn nào không mừng cũng không tỏ thái độ không thích. Liên quan đến việc đi khất thực của chư Tăng, trong kinh điển Phật dạy rất nhiều, đặc biệt trong luật tạng quy định rất rõ ràng:

-  Tác phong khi đi khất thực: Ngũ Phần Luật, phần thứ năm, chương thứ tư, quy định: y mặc ngay thẳng, tay bên trái nắm y, tay phải bưng bát, cúi đầu nhìn trước chân mà đi, phải nhớ kỹ các ngõ hẻm, phân biệt cửa vào nhà người, tướng mạo của nó. Khi đến cửa nên khảy móng tay hay tằng hắng khiến cho có tiếng, để người hay phi nhơn bên trong biết. Nếu có người nói: ‘Đại đức cứ vào’, thì nhiếp tâm vào, khi vào cửa rồi, phải để ý coi nên đứng chỗ nào. Nếu có người cho thức ăn, không nên đến nơi để thức ăn mà nhận.

Nếu người nữ trao thức ăn, không nên cùng nói chuyện, không nên ngó chăm chăm, không nên lưu ý tướng tốt, xấu của họ.

Nếu một nhà đủ thì tốt, bằng không thì đến nhà khác.

Các loại cơm gạo lúa tẻ, cơm đại mạch, cơm gạo mì, cơm lúa kê, cơm câu-bạt-đạt-la được phép ăn. Thịt rồng, voi, ngựa, chó không được nhận dùng. Và, các loại thịt, nếu thấy vì ta mà cố ý giết; hoặc nghe từ người đáng tin nói, vì ta mà cố ý giết; hoặc thấy trong nhà có các bộ phận của con vật bị giết, điều đó cho thấy có thể vì ta mà cố ý giết, thì cũng không được phép thọ nhận. [6]

Bình bát để khất thực thì không được dùng các loại trân quý như, bát bằng ngọc, bát vàng, bằng bạc, bằng gỗ quý…[7]

-  Về thời gian, không được quá giờ Ngọ (theo truyền thống Phật giáo Nam truyền là 12 giờ trưa), và, chỉ được đi khất thực một lần trong ngày.[8]

Căn cứ theo nội dung trong bộ luận Hiển Dương Thánh Giáo, thì khi tỳ kheo đi khất thực, có năm nơi không được đến là:

1. Nơi có ca hát, nhảy múa vui chơi, có thể làm loạn tâm;

2. Kỹ viện, hay những nơi tai tiếng;

3. Quán  nhậu, quán bar;

4. Nơi bị nghiêm cấm như cung vua, doanh trại quân đội…;

5. Nhà hành nghề đồ tể.

Nếu tỳ kheo đến những nơi như thế, có thể làm tâm tu hành giao động, hoặc vô tình bị người đời nghi ngờ, chỉ trích.

Trên là một số quy định liên quan đến việc khất thực của hàng tỳ kheo, tuy nhiên, đức Phật là bậc toàn trí, nên có những quy định có thể thay đổi theo tùy từng trường hợp cụ thể, chứ không bắt hàng tỳ kheo phải tuân theo một cách máy móc.

Ngoài ra, hàng Bồ tát đi khất thực để thành tựu các pháp trong thời kỳ tu nhân:[9]

1. Nhiếp thụ các loài hữu tình: chúng sanh chịu nhiều khổ não, tuy có chút thiện căn, nhưng thời gian tu học không nhiều. Vì muốn độ sanh làm lợi ích cho các hữu tình nên Bồ tát đi khất thực.

2. Thứ tự: khi vào thành ấp, thôn xóm khất thực, với tâm chính niệm, oai nghi hành trụ, theo thứ tự từng nhà, không bỏ nhà nghèo mà đến nhà giàu có.

3. Không nhàm chán, mệt mỏi: Bồ tát khất thực không sanh tâm chán nản, xa lìa; đối với hữu tình chúng sanh không khởi tâm thương, ghét.

4. Tri túc: biết đủ.

5. Phân phần nhận được: Bồ tát khi nhận đủ thức ăn, trờ về chỗ ở, trước đem phần vật phẩm cúng dàng chư Phật, sau phân làm bốn phần, ba phần thí cho đồng tu, người nghèo khốn cùng, và chúng sanh bị đọa trong đường ác, phần còn lại bản thân dùng.

6. Không đắm đuối: Bồ tát tuy vẫn ăn uống nhưng không tham đắm vào đó.

7. Biết đủ lượng: không ăn quá ít, hoặc quá nhiều. Ăn cốt để nuôi thân, nên ăn ít quá sinh suy nhược, ăn quá lượng dễ sanh nhiều thứ ham muốn khác.

8. Quả thiện hiện tiền.

9. Thiện căn tăng trưởng viên mãn.

10. Xa lìa ngã chấp: hành hạnh bố thí ba la mật.

Vậy, từ những tu sỹ tu khổ hạnh của Bà La Môn giáo, khổ hạnh một cách cực đoan, không gì sánh được của Kỳ Na giáo, đến thực hành khổ hạnh trên tinh thần trung đạo của Phật giáo, đa phần đều khất thực để nuôi thân. Từ đó khất thực trở thành nét văn hóa đặc thù của tôn giáo Ấn Độ. Người dân Ấn quan niệm, thực phẩm mà họ làm ra được là do chư vị thần linh ban cho, nên đem một phần cúng dường hàng sa môn (đại diện của thần) là điều hợp đạo lý. Các hàng sa môn nhờ đó mà có nhiều thời gian tu hành, thể nghiệm việc đạo, cũng như hành đạo. Và, cho đến ngày nay, nét văn hóa ấy vẫn tồn tại, nhưng ít nhiều cũng đã có sự thay đổi. Riêng với Phật giáo, khi truyền qua các nước phía nam Ấn Độ như Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan…, cho đến thời điểm này hàng tỳ kheo vẫn duy trì hạnh khất thực như đức Phật chế định.

 

Vĩnh Nghiêm, 7/2014

 

*Nguồn Tri Thức PG số 12



[1]  Theo G.T加勒特主編,陶笑虹譯《印度的遺產》,上海人民出版社,2005。

[2]  蔣忠新譯《摩奴法輪》,北京,中國社會科學出版社,1986,p20~25。

[3]  韋伯著,康樂、簡惠美譯《印度的宗教:印度教與佛教》(1)台北,遠流,1996,p305~311。

[4]  韋伯著,康樂、簡惠美譯《印度的宗教:印度教與佛教》(1)台北,遠流,1996, p.311.

[5] 《法集經》,T17,No.761,p610.a。

[6]  Luật Tứ Phần, quyển 5, chương 7.

[7]  Luật Tứ Phần, quyển 5, chương 7. Luật Ngũ Phần, phần thứ năm, chương thứ ba.

[8]  《增壹阿含經》卷第四十七,T2,No.125,p.801.1~802。

[9] Theo kinh Bảo Vũ, quyển 8, T16, No.660, p.316b

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189207)
01/04/2012(Xem: 34684)
08/11/2018(Xem: 13572)
08/02/2015(Xem: 51920)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?