NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ CÓ TÂM GIÁC NGỘ MỤC LỤC 1- Nền tảng cho việc thấu hiểu tâm giác ngộ PHẦN 1 NỀN TẢNG CHO VIỆC THẤU HIỂU TÂM GIÁC NGỘ 1- Hai Chân Lý - nhị đế Hôm nay chúng ta sẽ nói về tâm giác ngộ hay tâm bồ đề hay bodhicitta, cả sáng và chiều nay. Tôi tin rằng tôi đã giảng dạy điều này ở đây rồi và những điểm cần chú ý đã sẳn sàng. Và bây giờ tôi phải nghĩ về điều gì đó hơi khác biệt để nói, hơn là lập lại những thứ tương tự như lúc trước. Nhưng, dĩ nhiên, mỗi lần quý vị giải thích điều gì đó thì nó sẽ hơi khác hơn. Và tôi chắc chắn không nhớ những gì tôi đã giải thích lần trước, cho nên nếu có điều gì đấy lập lại thì tôi mong quý vị hãy kiên nhẫn. Bây giờ, điều thứ nhất mà chúng ta cần biết và rõ ràng nhằm để phát triển tâm giác ngộ là có một ý tưởng nào đấy về vấn đề nó là gì. Có hai phương diện thật sự về tâm giác ngộ và điều này phù hợp với hai chân lý. Hai chân lý về bất cứ điều gì là hiện tướng nhận thức tương đối của mọi thứ, đó gọi là "chân lý tương đối" hay "quy ước". Chúng ta có thể chuyển dịch nó theo nghĩa hơn như "chân lý bề mặt" (tục đế), cho nên mà mọi thứ xuất hiện giống điều gì ở bề mặt , chúng xuất hiện đến chúng ta như thế nào. Sau đó là chân lý sâu nhất về mọi thứ (chân đế), vấn đề chúng thật sự tồn tại như thế nào, nói cách khác tánh không của mọi thứ khác nhau, và sự tồn tại của chúng vắng mặt trong những cách không thể. Cả hai thứ đều là chân lý; không phải một thứ là chân lý tuyệt đối hay tối hậu và thứ kia là chân lý kém hơn. Cho nên chúng ta đang nói về chân lý siêu việt hoàn toàn cách biệt với thế giới thông thường của chúng ta, mặc dù đôi khi ngữ vựng được sử dụng trong ngôn ngữ Âu châu đề nghị, nhưng đó không phải là ý nghĩa thật sự của nó. Trong Đại Thừa, khi chúng ta nói về hai chân lý, thì chúng ta đang nói về hai chân lý của mọi thứ. Chúng là những sự chân thật về mọi thứ. Khi chúng ta nói về chân lý tương đối hay chân lý quy ước của mọi thứ, thì chúng ta đang nói về như tôi đã nói là hiện tướng của mọi thứ, sự xuất hiện của chúng là thế nào. Bây giờ, khi chúng ta nói về một hiện tướng, mọi thứ không có một hiện tướng, một hiện tướng là đối với một tâm thức. Hiện tướng của một bồn rửa trong nhà bếp - có phải nó đang xuất hiện bây giờ không? À, chúng ta không biết, tôi muốn nói là nó không chỉ xuất hiện. Cách duy nhất mà chúng ta có thể nói về hiện tướng của bồn rửa trong nhà bếp là nếu chúng ta đi vào nhà bếp và nhìn vào nó. Thế thì nó xuất hiện đến chúng ta. Nó đúng là không tự xuất hiện, ngồi ở đấy mà không có ai trong nhà bếp. Và thế, loại hiện tướng mà chúng ta trải nghiệm, mà tâm thức chúng ta trải nghiệm, lệ thuộc rất nhiều vào tình trạng của tâm thức ấy, điều kiện của tâm thức ấy. 2- Hiện Tướng Có những cách chính xác và không chính xác của hiện tướng. Như khi tôi lấy kính đeo mắt ra và nhìn vào nhà bếp, và thấy một hình ảnh mờ ảo. À, hiện tướng mờ ảo đó là không chính xác. Cho nên đó không là một hiện tướng chính xác. Nhưng sau đó, có những hiện tướng chính xác của điều gì đó. Thường thường hiện tướng không chính xác của điều gì đó là, là không nhất thiết do bởi một rắc rối nào đó với các giác quan của chúng ta, nhưng nó có thể cũng là một vọng tưởng tinh thần. Như nếu người đó không gọi chúng ta, chúng ta vọng tưởng, à, tình cảnh thế nào đây? Nó biểu lộ cho chúng ta thấy rằng họ không thương yêu chúng ta nữa, mà trong thực tế là điện thoại của họ bị trục trặc. Cho nên rất thường những gì chúng ta nhận thức là một vọng tưởng. Cho nên đây là hiện tướng của điều gì đó là, chân lý tương đối của điều gì đó. Nó có thể chính xác hay không chính xác tùy thuộc vào tâm thức. Khi chúng ta nói về chân lý sâu nhất của điều gì đó, là vấn đề nó tồn tại như thế nào, điều này cũng áp dụng trong một giác quan với một hiện tướng của nó; nó phải áp dụng với một hiện tướng của vấn đề điều gì đó tồn tại như thế nào. Theo quan điểm của Trung Quán Cụ Duyên Tông vị thế sâu nhất trong triết lý hay thông hiểu của Phật Giáo - là không có điều gì đó từ phía của đối tượng làm cho nó tồn tại trong một cách nào đó. Tất cả nó phải ở trong mối liên hệ với tâm thức trong một cách nào đó. Sau đó được thảo luận trong những cách phức tạp khác nhau của vấn đề mối liên hệ đến tâm thức là gì. Giống như, vấn đề chúng ta biết có một bồn rửa trong nhà bếp như thế nào, và nó tồn tại trong nhà bếp như thế nào? Quý vị biết điều đó như thế nào? Điều gì chứng tỏ nó ở đó bây giờ? Cách duy nhất mà chúng ta biết rằng nó tồn tại là nếu chúng ta đi vào và nhìn vào nó và thấy nó; hay nghe tiếng nhỏ nước của bồn rửa; hay người nào đó đi vào trong nhà bếp và la lên tới chúng ta, "Vâng, bồn rửa ở đây, nó vẫn ở đây;" hay có một máy quay video hay điều gì đó đang hoạt động. Nhưng có phải chỉ do tự nó? Tuyệt đối không có một sự nối kết nào với tâm thức thì không có cách nào biết cái bồn rửa tồn tại trong nhà bếp bây giờ. Tôi nghĩ đến một thí dụ tiếu lâm: Quý vị biết rằng có một bóng đèn trong tủ lạnh như thế nào? Quý vị mở cửa và quý vị thấy có một bóng đèn sáng, nhưng khi quý vị đóng cửa, quý vị không biết bóng đèn sáng hay không, có phải không? Không có cách nào để biết. Chúng ta mở cửa lần nữa, à, chúng ta chỉ biết rằng có một bóng cháy sáng bây giờ; chúng ta không biết bóng đèn đang cháy sáng hay không khi cánh cửa đóng - ngoại trừ có một máy quay video hay điều gì đó bên trong. Thật buồn cười, có phải không? Cho nên hiện tướng của điều gì đó tồn tại và vấn đề nó tồn tại như thế nào, điều đó cũng tùy thuộc vào tâm thức trong một cách này hay cách khác. Tâm thức có hoặc là làm mọi thứ xuất hiện - giống như chúng ta đã có trong dạng thức điều gì đó chính xác hay không chính xác là gì - hoặc nó cũng là trong hình thức của điều gì đó chính xác hay không chính xác tồn tại như thế nào. Cho nên, nói cách khác, tâm thức có thể làm mọi thứ xuất hiện giống như chúng đang tồn tại trong một cách không thể có, hay tâm thức có thể làm mọi thứ xuất hiện để tồn tại trong một cách mà chúng thật sự tồn tại, là thứ sẽ được giải thích trong hình thức của tánh không - việc vắng mặt sự tồn tại không thể có được của chúng. 3- Sự Hoạt Động Tinh Thần Khi chúng ta nói về tâm giác ngộ, thì chúng ta đang nói về một tình trạng tâm thức. Khi chúng ta nói về một tâm thức, thì điều mà chúng ta đang nói về không là một loại gì đó của "thứ" như một bộ máy, mà chúng ta đang nói về một hoạt động đang xảy ra trong mỗi thời khắc, với sự tương tục riêng biệt từ thời khắc này sang thời khắc khác, chủ quan. Hoạt động ấy là hoạt động của kinh nghiệm, nhưng quý vị không thể chỉ trải nghiệm, mà quý vị phải trải nghiệm điều gì đó. Luôn luôn có nội dung. Và thế, chúng ta diễn tả hoạt động trải nghiệm điều gì đó như thế nào? Quý vị có thể diễn tả nó từ vài khía cạnh khác nhau của điều gì đó đang diễn ra - nó chỉ là một hoạt động đang xảy ra và quý vị có thể diễn tả nó từ những quan điểm khác nhau. Hoạt động này thường được diễn tả từ hai quan điểm chính. Một là có sự sản sinh hay tạo tác hay sinh khởi của một loại hiện tướng tinh thần (ở đây chúng ta có thể sử dụng "tinh thần") - một biểu tượng tinh thần của điều gì đó. Chúng ta có thể nghĩ về nó như một hình ảnh không gian ba chiều, nhưng đừng giới hạn nó với một thứ thuộc thị giác. Nó có thể ở trong bất cứ giác quan nào, hay chỉ là một tư tưởng, hay chỉ là một cảm xúc - mặc dù các cảm xúc luôn luôn đi cùng với những thứ nào đó, chúng không chỉ sinh khởi bởi chính chúng. Do thế, chúng ta có thể thấy điều này, điều này rất rõ ràng trong hình thức của sự nhìn; thật sự nó giống như những điểm ảnh (pixel) của ánh sáng - giống như những điểm ảnh nhỏ và những chấm của ánh sáng đập vào võng mạc, mắt. Và ở phương Tây, chúng ta nói tâm thức thế nào đó, giống như tâm thức là một bộ máy - thứ này không đến từ quan điểm của Phật Giáo - biến nó thành một hình ảnh tinh thần. Không giống những điểm ảnh của ánh sáng, mà nó xuất hiện cụ thể, thí dụ thế. Đó là một hiện tướng tinh thần. Hay có một hiện tướng của chuyển động. À, nếu chúng ta phân tích điều đó, chúng ta chỉ thấy một phần triệu của giây một lúc. Bàn tay ở đây, và rồi ở đây, và rồi ở đây, và rồi ở đây - chúng ta không thấy toàn bộ chuyển động cùng lúc. Khi bàn tay ở đây, nó không còn ở đó nữa và chúng ta không còn thấy nó ở đó. Tuy nhiên, có hiện tướng tinh thần này của chuyển động - nó không chỉ là những khung ảnh tách rời, có phải không? Việc nghe lời nói thật là kỳ diệu, nếu quý vị nghĩ về nó, bởi vì trong một thời khắc chúng ta chỉ có thể nghe âm thinh của một nguyên âm hay một phụ âm. Chúng ta thậm chí không nghe toàn bộ một vần trong một thời khắc. Và khi chúng ta nghe âm thinh kế tiếp, phần tiếp theo của một chữ, chúng ta hoàn toàn không nghe phần đầu của chữ. Và rồi thì, quý vị biết, có toàn bộ một câu của những chữ, và tuy thế, có một biểu tướng tinh thần của toàn bộ sự việc, chẳng hạn như chúng ta thật sự có thể thấu hiểu ý nghĩa không chỉ của những chữ, mà toàn bộ những câu nói. Điều đó hoàn toàn đáng chú ý nếu quý vị nghĩ về nó. Đây là một biểu tướng tinh thần; điều này là một toàn tức đồ của âm thinh. Cũng giống với một tư tưởng, một giải suy nghĩ - chỉ một thời khắc của nó xảy ra một lúc. Hay một tâm trạng hay điều gì giống như thế - mỗi giây phút thì khác nhau và tuy thế có một biểu tướng tinh thần của toàn bộ sự việc. Vậy thì đây là sự sinh khởi của một hiện tướng tinh thần hay một biểu tướng tinh thần - điều đó thường được gọi là "sự sáng sủa". Mặc dù theo nghĩa đen trong Tạng ngữ, nó thay vì gây ra hiểu lầm. Chúng ta không đang nói về sự tập trung của điều gì đó hay một phẩm chất của điều gì đó; mà chúng ta đang nói về hoạt động này. Và chúng ta cũng không đang nói về một tiến trình, bởi vì "tiến trình" là một chuỗi của những thời khắc; chúng ta đang nói về hoạt động xảy ra trong một thời khắc, trong mỗi thời khắc. Người ta phải rất chính xác với những từ họ sử dụng. Rồi thì có một cách khác để diễn tả cùng chính xác hoạt động là mà nó không chỉ là một sự sinh khởi của một hiện tướng tinh thần; nó cũng thật sự là hiểu biết về điều gì đó là gì, một nhận thức của điều gì đó là gì. Sự sinh khởi của một hình ảnh không gian ba chiều của thị giác - đó là điều đang thấy là. Sự sinh khởi của toàn tức đồ âm thinh - đó là những gì nghe. Nó là một cách khác của việc diễn tả cùng những hiện tượng - sự sinh khởi của một hình ảnh không gian ba chiều của thị giác, đó là điều đang thấy. Đó là thấy - đó chỉ là một cách khác để diễn tả nó. Nó là một khía cạnh khác của điều đang xảy ra. Không phải là trước tiên có một sự sinh khởi của hình ảnh không gian ba chiều thị giác này, toàn tức đồ tinh thần, và sau đó chúng ta thấy nó. Điều đó xảy ra như thế nào? Chúng ta biết rằng nó được sinh khởi như thế nào nhằm để có thể thấy nó? Chẳng có ý nghĩa gì. Giống như thế: không phải là một tư tưởng sinh khởi và sau đó chúng ta nghĩ về nó. Sự sinh khởi của một tư tưởng và sự suy nghĩ của một tư tưởng chính xác là cùng một thứ; nó chỉ được diễn ta môt cách khác biệt. Một điểm khác về hoạt động tinh thần này là nó chỉ đang xảy ra. Không phải là có một cái "tôi" riêng biệt kẻ đang làm nó xảy ra, hay khống chế nó, hay tách biệt khỏi nó và quán sát nó xảy ra. Và không phải rằng "tâm thức" là điều gì đó riêng biệt, một bộ máy tách rời khỏi tất cả mọi thứ đang làm hoạt động này (mặc dù dĩ nhiên chúng ta có thể nói về bộ não và v.v…, nhưng đó chỉ là căn cứ vật lý). Cho nên, không phải là có một cái "tôi" ngồi ở đây và tâm thức giống như một màn ảnh của máy điện toán nào đó và tôi nhìn vào nó, nhìn hoạt động tinh thần này của những gì hiện trên màn ảnh. Nó hoàn toàn không phải như thế. Nó chỉ đang xảy ra, thời khắc này đến thời khắc khác, và chúng ta có thể giải thích nó trong hình thức của "tôi đang suy nghĩ" hay "tôi đang thấy" - không phải là người nào khác; nhưng không phải rằng cái "tôi" là riêng biệt với toàn bộ tiến trình, bên ngoài nó và nhìn vào nó hay khống chế nó, ấn nút. Thế thì tâm giác ngộ là một hoạt động tinh thần - một hoạt động tinh thần cá nhân chủ quan mà chúng ta có thể phát triển vì thế nó có thể xảy ra trong dòng suối tâm hay sự tương tục tinh thần của chúng ta. Một hoạt động tinh thần phải có một nội dung, ở đó phải có một toàn tức đồ tinh thần nào đó, một biểu tướng tinh thần. Do thế ở đây, biểu tướng tinh thần của điều gì? Toàn tức đồ hay biểu tướng tinh thần là biểu tướng của sự Giác Ngộ. Chúng ta không nói về sự Giác Ngộ của Đức Phật Thích Ca, mà chúng ta nói về sự Giác Ngộ phổ thông; chúng ta nói về sự Giác Ngộ của chính cá nhân chúng ta. Có thể có một hiện tướng tinh thần, một biểu tướng tinh thần, của những gì là sự Giác Ngộ ấy - những gì là phẩm chất của nó và v.v..., nó thật sự là gì - đó là những gì đang xuất hiện với tâm giác ngộ tương đối. Và nó cũng có thể là một biểu tướng tinh thần của vấn đề sự Giác Ngộ ấy tồn tại như thế nào; đó phải là tâm giác ngộ sâu nhất - tánh không của sự Giác Ngộ cá nhân của chúng ta. Và rõ ràng những hiện tướng tinh thần này của những gì của sự Giác Ngộ ấy là là vấn đề nó tồn tại như thế nào, có thể hoặc là chính xác hay không chính xác, cho nên chúng ta chắc chắn muốn cố gắng và có một biểu tướng chính xác của sự Giác Ngộ của chúng ta là gì - những phẩm chất ấy là gì - và một biểu tướng chính xác của vấn đề nó tồn tại như thế nào. Không phải là một vọng tưởng quái lạ, phóng túng nào đó. 4- Thấu Hiểu Những Gì Phải Tập Trung Đến Trong Tâm Giác Ngộ Bây giờ, nó bắt đầu hơi phức tạp. Tôi đang giải thích toàn bộ điều này bởi vì có hai phương pháp cho việc phát triển tâm giác ngộ, và tôi hiểu rằng tôi đã giải thích phương pháp thứ nhất rồi, cho nên tối nay, tôi sẽ giải thích phương pháp thứ hai. Nhưng vì chúng ta không muốn chỉ lập lại phương pháp thứ nhất một lần nữa, cho nên bây giờ tôi sẽ giải thích trong một trình độ hơi sâu hơn. Okay, bây giờ, sự Giác Ngộ cá nhân của chúng ta chưa xảy ra. Nó chưa hiện hữu. Vậy thì chúng ta tập trung vào nó như thế nào? Đây là những câu hỏi quan trọng bởi vì chúng ta nói, "Okay, tâm giác ngộ, hành thiền về tâm giác ngộ." Nhằm để biết vấn đề thiền tập về nó như thế nào, bất cứ thể trạng nào của tâm thức mà chúng ta muốn phát triển qua thiền tập, thì chúng ta phải biết nó hướng đến điều gì, nó tập trung vào điều gì, và vấn đề nó thật sự nối kết với đối tượng ấy như thế nào. Và ở đây, điều đang được tập trung vào là sự Giác Ngộ cá nhân của chính chúng ta, và cách mà tâm thức đang tiếp nhận nó là với hai mục tiêu. Một là để đạt đến sự Giác Ngộ ấy, và thứ hai là mục tiêu để giúp đở mọi người tối đa như có thể. Và nó cũng đồng hành với từ ái - muốn mọi người hạnh phúc và không bất hạnh; và bi mẫn - muốn mọi người thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của đau khổ; và quyết tâm khác thường rằng tôi sẽ thật sự hành động, tự tôi, vì mọi người. Đó là toàn bộ một phức hệ, thể trạng này của tâm thức, tâm giác ngộ tương đối. Cho nên chúng ta cần biết: nếu tôi phát sinh thể trạng ấy của tâm thức hay cố gắng để phát sinh nó, à, thì tôi đang tập trung trên điều gì? Điều gì xuất hiện vào lúc ấy? Bằng không thì làm thế nào chúng ta lại thiền tập thật sự chỉ tập trung vào tâm giác ngộ. Đó không là một câu hỏi dễ dàng. 5- Quá Khứ và Tương Lai, Những Hiện Tượng Xác Định và Phủ Định Chúng ta phải thấu hiểu một chút quá khứ và tương lai có ý nghĩa gì trong Phật Giáo. Quá khứ thật sự đang liên hệ đến một sự việc xảy ra rồi - nó đã qua rồi, không còn xảy ra nữa. Tương lai là thật sự, theo nghĩa đen, sự chưa xảy ra của điều gì đó. Vậy thì sự xảy ra đã qua và sự chưa xảy ra. Đó là những từ ngữ. Cho nên chúng ta không nói về điều gì đó cụ thể di chuyển theo thời gian, giống như thời gian là một dải băng, và nó đi từ tình trạng chưa xảy ra, giống như nó ở bên ngoài phòng; bây giờ nó đang xảy ra vì nó đi vào trong phòng; và bây giờ nó đang xảy ra, nó đi ra khỏi phòng và nó ở đấy. Đó không phải là cách mà thời gian hoạt động theo quan điểm của Phật Giáo. Chúng ta không nói về điều gì đó cụ thể khi chúng ta nói về một sự kiện. Thế nên, chưa xảy ra và đã xảy ra - chúng là những gì chúng ta gọi là những hiện tượng phủ định. Cái bàn là một hiện tượng xác định; chúng ta gọi nó [cái bàn] một ''hiện tượng xác định''. Nhưng chúng ta cũng có thấy ở đấy là không có trái táo nào trên bàn. Điều gì quý vị thật sự thấy khi quý vị thấy không có táo trên ấy. Đây là những hiện tượng phủ định - chúng ta biết chúng, nhưng hơi kỳ lạ, có phải không? Thật là lý thú, tôi muốn nói quý vị phải biết trái táo trước nhằm để thấy không có táo. Nếu quý vị không có ý tưởng táo là gì và quý vị chưa bao giờ thấy một trái táo, thì quý vị không thể thấy rằng không có táo trên bàn. Thế nên điều đó trở thành rất hấp dẫn, vấn đề một đứa bé học tất cả những điều này như thế nào. Một đứa bé học "không thực phẩm" như thế nào? Đầu tiên đứa bé để mọi thứ vào trong miệng nó; cuối cùng nó phải học "không thực phẩm". Tôi muốn nói, chúng ta không nói về một thứ triết lý kỳ lạ nào đó; nó thật rất, rất là hấp dẫn, thật sự, vấn đề tâm thức vận hành như thế nào, chúng ta biết mọi thứ như thế nào. Thế nào đi nữa, với sự Giác Ngộ chưa xảy ra của chúng ta, nó không ở đây, vậy thì chúng ta tập trung trên thứ gì? Hãy xem một thí dụ - một thí dụ dễ hơn, trong hình thức của quá khứ. Mẹ tôi đã chết nhiều năm trước đây, nhưng tôi có thể nghĩ về mẹ tôi, có thể chứ? Bây giờ, khi tôi nghĩ về mẹ tôi, điều gì xuất hiện? Bà đã mất rồi, không còn tồn tại nữa, nhưng tôi có thể nghĩ về bà. Vậy thì điều gì xuất hiện? À, chúng ta phải nói mẹ tôi xuất hiện. Đó không phải là người nào khác xuất hiện khi tôi hình dung mẹ tôi trong tâm thức. Nhưng tôi cũng biết sự tồn tại quá khứ của bà, việc không còn hiện hữu của bà. Nó đã qua rồi - Tôi không đang nghĩ rằng bà vẫn sống. Bà mẹ ấy là một hiện tượng xác định; bà có những phẩm chất của bà, giống như chiếc bàn này. Giống như thế với điều gì đó chưa xảy ra: sự Giác Ngộ chưa xảy ra. Sự Giác Ngộ chưa xảy ra của chúng ta nhưng nó là một hiện tượng xác định - nó có phẩm chất giống như mẹ tôi có những phẩm chất. Nhưng tôi biết rằng nó chưa xảy ra, sự chưa xảy ra của nó. Tôi không đánh lừa bản thân mình trong suy nghĩ rằng bây giờ tôi thì Giác Ngộ. Nhưng tôi chỉ có thể biết rằng sự Giác Ngộ tương lai, sự Giác Ngộ tương lai của cá nhân tôi qua một ý tưởng về nó. Tôi không thể biết nó mà không có một ý tưởng về nó, bởi vì nó chưa xảy ra. Nó giống như sự khác biệt giữa việc thấy đối tượng này và thấy đối tượng này như một chiếc bàn. "Bàn" là một ý tưởng; nó là một phạm trù mà tôi có thể áp dụng với nhiều, nhiều thứ khác nhau. Do thế, sự Giác Ngộ cá nhân giống như đối tượng này [cái bàn], và việc biết nó qua khái niệm, phạm trù "Giác Ngộ" - à đó là một ý tưởng. Vậy nên những phạm trù này là những khái niệm. Tư duy nhận thức một cách chính yếu liên hệ với tư duy qua hay với những phạm trù - chữ [audio] và ý nghĩa của những phạm trù. Cho Vì thế chúng ta biết phạm trù của Giác Ngộ, chúng ta biết tất cả những phẩm chất và tiêu chuẩn - cho nên, chúng ta cần biết một cách chính xác tất cả những tiêu chuẩn của một Đức Phật, những phẩm chất của một Đức Phật. Và qua khái niệm ấy, một cách căn bản, phạm trù ấy, ý tưởng ấy, sau đó chúng ta tập trung vào sự Giác Ngộ cá nhân chưa xảy ra của tôi. Vậy thì sự Giác Ngộ tương lai ấy xảy ra như thế nào? Nó giống như thế nào? À, chúng ta có thể hình dung nó như một Đức Phật biểu tượng hay trong mật tông tưởng tượng chính mình như một Đức Phật, hay chỉ là một từ ngữ. Có nhiều cách mà chúng ta có thể miêu tả sự Giác Ngộ tương lai ấy, giống như tôi có thể nghĩ về bà mẹ đã chết của tôi bằng chỉ việc nghĩ về "bà mẹ", hay một bức hình tinh thần. Nó là một toàn tức đồ, một biểu tướng tinh thần. Đây là tại sao quý vị không thể thực hành mật tông một cách thích đáng mà không có tâm giác ngộ, bởi vì việc quán tưởng tự thân như một Đức Phật biểu tượng - à điều ấy đang tượng trưng, nó là một toàn tức đồ của tương lai ấy, sự Giác Ngộ cá nhân mà chúng ta đang hướng để thành tựu, qua ý tưởng về tất cả những phẩm chất ấy của một Đức Phật là gì; phạm trù của sự Giác Ngộ. Và dĩ nhiên vói sự thấu hiểu rằng nó chưa xảy ra, sự chưa xảy ra của nó - bằng khác đi quý vị là điên khùng - và cũng với xu hướng để thành tựu Giác Ngộ, và mục tiêu làm lợi ích cho mọi người bằng phương tiện của sự Giác Ngộ ấy. 6- Trở Thành Tự Tin với Sự Giác Ngộ Cá Nhân của Chính Chúng Ta Bây giờ, trước khi nghĩ giải lao tôi muốn giới thiệu điểm tiếp theo, đó là có một sự khác biệt giữa việc tập trung hãy nói là đứa con chưa sinh ra của tôi - đứa con chưa sinh ra - hay tuổi già chưa đến, và sự Giác Ngộ chưa xảy ra. Đứa con chưa sinh ra hay sự chưa xảy ra lúc của tôi lúc 80 có thể không xảy ra. Tôi có thể chết trước khi tôi 80 hay tôi có thể không có con, trái lại sự Giác Ngộ chưa xảy ra là điều gì đấy chắc chắn có thể xảy ra và sẽ xảy ra nếu tôi đặt nó trong nổ lực. Và vì thế điều này có thể đưa đến điểm kế tiếp, là chúng ta chắc chắn rằng thật có thể thành tựu Giác Ngộ, và rằng tôi có thể đạt được điều ấy. Không có nó, chúng ta đang tập trung vào điều gì đó sẽ không bao giờ xảy ra, và vì thế nếu chúng ta không tự tin rằng Giác Ngộ có thể xảy ra, thì làm sao chúng ta có thể nhắm mục tiêu để đạt đến điều ấy một cách chân thành? Có một sự khác biệt lớn giữa việc tập trung vào sự tái sanh chưa xảy ra của tôi như Cleopatra - và chúng ta biết những phẩm chất của Cleopatra là gì, cho nên chúng ta có thể tưởng tượng Cleopatra mà tôi sẽ trở thành - và tạp trung vào việc chưa xảy ra trở thành một Đức Phật của tôi. Điều khác biệt là gì? Trong trường hợp tái sanh như Cleopatra chúng ta có thể không bao giờ tái sanh như Cleopatra. Trong trường hợp tái sanh như một con thú, à, chúng ta có thể hoặc không thể, tùy thuộc vào những nguyên nhân. Nhưng trong trường hợp của việc trở thành một Đức Phật, đó là điều gì đó chắc chắn có thể trở thành xa hơn trên sự tương tục tinh thần của chúng ta, nếu chúng ta nổ lực. Nếu chúng ta không nổ lực, nó sẽ không xảy ra. Cho nên điều ấy đưa chúng ta tới chủ đề tiếp theo, chúng ta sẽ nói đến sau khi nghĩ giải lao, là vấn đề trở nên tự tin rằng thật sự có thể cho tôi trở thành Giác Ngộ. Và điều ấy là rất, rất quan trọng để thật sự tự tin nhằm để phát triển tâm giác ngộ. Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, July 15, 2015 *** PHẦN 2 NIỀM TIN CHẮC CHẮN VỚI GIÁC NGỘ
1- Tầm quan trọng của việc có một ý tưởng chính xác về Giác Ngộ Với tâm giác ngộ - tâm giác ngộ tương đối hay tâm giác ngộ quy ước là điều mà chúng ta nói ở đây - thật quan trọng để có một biểu tướng tinh thần chính xác về Giác Ngộ, một ý tưởng chính xác về Giác Ngộ là gì. Bằng khác đi thì giống như chúng ta đang hướng đến một nơi nào khác - giống như nếu chúng ta đang hướng đến Lithuania mà lại tưởng tượng Estonia, thì chúng ta đang đi trên một con đường khác, đang trên một phương hướng sai lạc. Và vì thế ngoại trừ chúng ta có một hình ảnh đúng đắn về vấn đề Giác Ngộ là gì, không thì chúng ta đang hướng cho một loại ảo tưởng nào đó mà điều ấy không thể đạt được. Tôi muốn nói một cách rõ ràng trong thí dụ đi đến Lithuania hay Estonia từ Latvia, chúng ta có thể đến một trong những địa điểm ấy, nhưng thông thường khi chúng ta có một khái niệm sai lạc về Giác Ngộ, nó có thể hoặc là điều gì đó có thể hay điều gì đó không thể. Nếu nó là có thể, thì chúng ta sẽ không Giác Ngộ, cho nên chúng ta sẽ tự đánh lừa mình nếu chúng ta đạt được nó; và nếu là không thể, thế thì chúng ta có thể không bao giờ đạt được điều ấy. Thật rất quan trọng để có nó một cách chính xác. Điều ấy đòi hỏi sự nghiên cứu học hỏi - nghe sự diễn tả, thấu hiểu nó, và v.v… 2- Trở thành tin chắc với sự Giác Ngộ cá nhân của chúng ta Để thành tựu Giác Ngộ - sự Giác Ngộ tương lai chưa xảy ra - chúng ta cần một nguyện vọng mạnh mẽ để đạt đến. Và như tôi đã nói, để có một nguyện vọng mạnh để đạt đến, thì phải thật sự chân thành và chắc chắn, nó phải được căn cứ sự tự tin vững vàng rằng Giác Ngộ có thể thành tựu, và chỉ bởi vì chúng ta có thể được thuyết phục rằng có thể đạt được điều gì đấy không thể. Cho nên phải được thuyết phục rằng điều gì đấy thật sự là có căn cứ. Điều này thật sự đòi hỏi một sự khảo sát rộng sâu, và học hỏi, và tư duy. Vì vậy chúng ta không nên tầm thường hóa điểm này. Nếu chúng ta đang hướng đến cho việc giải thoát và Giác Ngộ, thế thì như tôi nói, nếu chúng ta không được thuyết phục rằng chúng ta có thể thành tựu Giác Ngộ, thế thì toàn bộ con đường tâm linh của chúng ta là rất không ổn định. Vậy thì, chúng ta có thể trở thành được thuyết phục như thế nào? À, thầy tôi đã nói rằng Giác Ngộ là có thể; Đức Phật nói rằng điều ấy là có thể, và vì thế tôi tin tưởng các ngài bởi vì các ngài là những nguồn thông tin vững chắc. Không có lý do gì tại sao các ngài nói dối, một cách đặc biệt không là Đức Phật.Và tiếp trên căn bản ây chúng ta có thể chấp nhận điều ấy và tin tưởng điều ấy là chân thật. Một cách chắc chắn, tin tưởng điều ấy trên căn bản ấy - "À, tôi nương tựa vào nguồn cội thông tin vững chắc: Đức Phật" - có thể làm chúng ta bắt đầu trên con đường của việc hành động đối với giải thoát và Giác Ngộ, mà không nghĩ rằng điều ấy hoàn toàn điên rồ. Nhưng khi niềm tin của chúng ta bị thử thách bởi người thân và bạn bè, những người không phải là Phật tử, những kẻ nói, "Ô này, đó chỉ là tuyên truyền, bạn bị tẩy não để tin tưởng điều này," rồi thì chúng ta bắt đầu trở thành hơi bị bất ổn bởi vì, à, chúng ta trả lời như thế nào?" Tôi tin tưởng Đức Phật, và Ngài sẽ không lừa dối tôi" - như vậy không quá ổn, có phải không? Nhưng nếu chúng ta đi theo con đường tâm linh của Phật Giáo chỉ để học làm một người dễ thương như thế nào, và sống với người khác trong kiếp sống này tốt đẹp hơn, và để có ít khó khăn hơn trong việc đối diện với hoàn cảnh đời sống của chúng ta - thì quý vị không cần phải là một Phật tử để làm việc ấy. Nhiều, rất nhiều tôn giáo và triết lý đã dạy chúng ta điều ấy. Có lẻ cung cách Phật Giáo của việc làm điều này là quyến rũ, nhưng đấy không thật sự là Phật Giáo. Phật Giáo là toàn bộ việc đạt đến giải thoát và Giác Ngộ. Đấy là những gì đặc biệt của Phật Giáo. Ngay cả giải thoát, đó là gì? Giải thoát là thoát khỏi sự tái sanh tiếp diễn không thể kiểm soát - luân hồi. À, nếu chúng ta không tin tưởng tái sanh, làm sao chúng ta có thể hướng đến việc giải thoát khỏi nó? Và vấn đề chúng ta hướng đến Giác Ngộ mà trong ấy chúng ta sẽ có thể hổ trợ mọi người khác thoát khỏi tái sanh như thế nào? Hầu hết tất cả mọi tôn giáo và triết lý của Ấn Độ - Bà La Môn, Kỳ Na Giáo và v.v… - tất cả đều hướng đến việc giải thoát khỏi luân hồi sanh tử, vì thế trong tự nó không phải Phật Giáo đặc thù. Những gì của Phật Giáo là sự thấu hiểu những nguyên nhân của luân hồi, sự tái sanh tiếp diễn không thể kiểm soát là gì, và giải thoát khỏi nó thật sự có ý nghĩa gì? Vì thế, nếu chúng ta đúng là hướng đến giải thoát, thì nó phải chính xác, Đức Phật dạy gì về điều này, và tự tin rằng điều ấy là có thể - bằng khác đi thì chúng ta đang hướng cho một loại giải thoát nào khác đấy. Đây là tại sao Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều vị đại sư khác nhấn mạnh nhu cầu của việc nghiên cứu, học hỏi, và thấu hiểu những giáo huấn khác nhau. Bằng khác đi việc đi theo con đường tâm linh chỉ đơn thuần trên mức độ của cảm xúc và sùng kính sẽ không vững vàng. Trái lại, nếu quý vị chỉ học hỏi mà không có phần cảm xúc và sùng mộ, nó cũng không thành bởi vì chúng ta không có năng lượng. Chúng ta cần một sự cân bằng của tất cả những điều này; quý vị không thể bỏ phần nào cả. Cho nên, để phát triển tâm giác ngộ, tâm giác ngộ tương đối, chúng ta cần được thuyết phục rằng thật có thể thành tựu không chỉ giải thoát, mà cả Giác Ngộ. Vì thế, chúng ta phải có một ý tưởng rõ ràng về giải thoát là gì, Giác Ngộ là gì, và rằng có thể đạt đến điều ấy và rằng tôi có thể thành tựu việc ấy. Do vậy, như tôi đã nói, có nhiều thứ mà chúng ta cần thông hiểu và tin chắc rằng đúng, căn cứ không chỉ trên việc tin tưởng lời nói của những vị nào đấy, mà cũng vì nó có ý nghĩa với chúng ta qua lý trí, qua luận lý (logic). Chúng ta không thể biết nó qua nhận thức tối thiểu cho đến khi chúng ta thật sự trải nghiệm nó.
Do vậy, một trong những điều đầu tiên mà chúng ta cần thấu hiểu và tin chắc là sự tương tục tinh thần cá nhân ấy, những gì chúng ta gọi là "tâm thức", vô thỉ và vô chung, không có bắt đầu và không có kết thúc, là điều dĩ nhiên bao hàm cả sự tái sanh. Đấy không phải là một thứ dễ dàng, hoàn toàn không. Bởi vì việc thành tựu Giác Ngộ, mặc dù được nói rằng nó có thể được hoàn tất trong một kiếp sống, điều ấy, không bao giờ, chẳng bao giờ xảy ra. Có một kiếp sống cuối cùng mà trong ấy Giác Ngộ xảy ra, nhưng ngoại trừ chúng ta đã từng xây đắp vô vàn nguyên nhân từ những kiếp sống trước, bằng không thì nó sẽ không xảy ra trong kiếp sống này. Cho nên chúng ta cần có thể hướng đến cho việc thành tựu điều gì đấy sẽ xảy ra trong tương lai lâu xa. Vì vậy chúng ta phải thật sự thấu hiểu và được thuyết phục rằng sẽ có sự tương tục, bằng không thì vô vọng - tôi không thể thật sự có thể làm việc ấy trong kiếp sống này, tôi bận rộn quá và tôi phải làm việc và tôi phải có tất cả mọi trách nhiệm khác, vậy thì tại sao tôi phải bận lòng? Nhưng nếu chúng ta tin chắc về vô thỉ và vô chung, thế thì như được nói trong triết lý phổ thông Ấn Độ - thật sự nó đến từ Áo Nghĩa Thư - kinh điển tiền Ấn Độ giáo - không có mất mát gì của một lần bắt đầu một khi được làm. Ngay cả nếu chúng ta thật già, nếu chúng ta bắt đầu - hãy học hỏi, hãy bắt đầu thực hành - thói quen, bản năng của điều ấy sẽ tiếp diễn đến những kiếp sống tương lai. Đây không phải là nơi, lúc hay trường hợp để thảo luận chi tiết về vô thỉ và vô chung của tâm thức, nhưng căn bản tranh luận là chúng ta cần khảo sát để thấu hiểu sự tương tục của điều gì đấy là gì. Và ở đây chúng ta đang nói về một sự tương tục của điều mà chúng ta đã giải thích trước đây, hoạt động tinh thần chủ quan cá nhân này, và để thông hiểu điều ấy, thật hoàn toàn vô nghĩa trong hình thức của nhân và quả: nó có khởi đầu như thế nào từ hoàn toàn không có gì hay chỉ từ một đấng toàn năng nào đó nói, " Hãy để nó là". Điều này hoàn toàn vô lý. Và nếu có một sự tương tục không bị suy tàn, không bị yếu kém hơn và yếu kém hơn mỗi thời khắc, mà nó sẽ tương tục với một trình độ đều đặn … Thế thì điều ấy đòi hỏi, dĩ nhiên, một sự thấu hiểu chúng ta muốn nói gì qua hoạt động tinh thần. Nó không giống như thân thể hao mòn, mà nó [sự tương tục tinh thần] không hao mòn. Và nếu có một sự tương tục của điều gì đó không hao mòn, thì nó hoàn toàn phi lý rằng nó sẽ đi đến một sự kết thúc, bởi vì nó luôn luôn bị tác động bởi mọi thứ. Và vậy thì vấn đề đột nhiên điều gì đó ảnh hưởng nó và làm nó đi đến chấm dứt như thế nào? Do thế, điều này đòi hỏi chúng ta làm việc rất nhiều để thông hiểu điều này. Những gì chúng ta đang nói về một sự tương tục của hoạt động tinh thần này, cho nên chúng ta cần thật sự thấu hiểu sự hoạt động tinh thần ấy là gì khi chúng ta diễn tả nó. Và nhìn vào những phẩm chất của nó và những gì đồng hành với nó.
Điều gì ngăn trở sự giải thoát của chúng ta? Nói cách khác, điều tạo ra tất cả những cảm xúc phiền não của chúng ta là sự bất giác về thực tại, một cách căn bản. Tùy thuộc vào kinh luận mà chúng ta xem, kinh luận Ấn Độ, hoặc điều đó có nghĩa là tôi đúng là không biết hay tôi biết một cách sai lạc. Điều gì ngăn trở sự toàn tri toàn giác, điều gì ngăn trở sự Giác Ngộ - một trong những đặc trưng chính của Giác Ngộ là toàn tri toàn giác, có thể biết mọi thứ một cách đồng thời - điều ngăn trở đó là những thói quen của sự bất giác này. Những gì mà các thói quen đó làm là chúng tạo ra sự sinh khởi của mọi thứ tồn tại trong những cách không thể. Cách không thể là nó làm mọi thứ xuất hiện giống như chúng là, từ phía của chính chúng, một cách cụ thể, những thứ có thể biết được. Nó là một thứ gì đấy từ phía của đối tượng, giống như một đường cụ thể lớn bao quanh nó, hay nếu chúng ta nghĩ về không gian ba chiều, thì là một túi ni lông cụ thể bao quanh nó, tách rời nó khỏi mọi thứ khác và làm nó là một tạo vật cá thể có thể biết được một cách chắc thật. Và thế, do bởi hiện tướng làm ra ấy, nó giống như chúng ta nhận thức mọi thứ qua một kính viễn vọng, từ tàu ngầm. Quý vị chỉ nhìn qua một thứ nho nhỏ và chúng ta chỉ thấy những gì phía trước mũi của chúng ta. Chúng ta không thể thấy mối liên hệ hổ tương tuyệt đối của mọi thứ bởi vì chúng ta đang đóng gói mọi thứ như thứ này có thể biết được và thứ kia có thể biết được chỉ từ chính nó, cô lập và rất giới hạn trong phạm vi. Và ngay cả nếu chúng ta biết rằng mọi thứ không thật sự tồn tại cách mà tâm thức làm nó xuất hiện - tâm thức giới hạn làm nó xuất hiện - nhưng loại hiện tướng giới hạn ấy đang sinh khởi; và do bởi điều ấy, nó đã ngăn trở chúng ta thấy mối liên hệ hổ tương của tất cả mọi nghiệp duyên, của toàn thể mọi người, của tất cả mọi thứ. Và do bởi điều ấy, chúng ta không thể thật sự hổ trợ mọi người một cách trọn vẹn. Tại sao? Bởi vì chúng ta không biết tất cả mọi nguyên nhân khả dĩ từ vô thỉ của mọi người tác động hổ tương để [giải thích] tại sao một cá nhân hiện hữu trong cách hiện tại của họ bây giờ. Và chúng ta không biết nếu tôi dạy người này điều này, thì điều gì sẽ ảnh hưởng trong dạng thức của mọi kiếp sống tương lai của con người này và trên mọi người khác mà người này sẽ chạm trán và liên hệ với, bị ảnh hưởng bởi những gì tôi đã dạy. Đấy là những gì mà một Đức Phật biết. Nhưng bởi gì chúng ta đang thấy mọi thứ bị đóng gói và qua kính tiềm vọng, cho nên chúng ta rất giới hạn, chúng ta không thể thấy tất cả. Và vì thế nó là những thói quen này của sự si mê này, sự bất giác này, đang làm nên sự giới hạn này. Cho nên chúng ta cần được thuyết phục để tự tin rằng sự bất giác, thứ đã làm nên tất cả mọi cảm xúc phiền não, và những thói quen bất giác, là điều gì đó mặc dù chúng có thể không có bất cứ sự bắt đầu nào, có thể có một sự kết thúc. Có thể loại bỏ chúng - đó là điều mà chúng ta cần trở thành tự tin nhằm để tự thuyết phục rằng thật có thể đạt đến giải thoát và Giác Ngộ.
Chúng ta nói về sự bất giác - nếu chúng ta loại bỏ nó, thì chúng ta cũng loại bỏ được những cảm xúc phiền não (phiền não chướng). Nếu chúng ta nói về nó, sự bất giác không thể xảy ra đồng thời với sự tỉnh giác. Hoặc là quý vị thấu hiểu hay quý vị không thấu hiểu. Nếu chúng ta có thể phát triển sự tỉnh giác và thông hiểu và có tất cả điều ấy trong mọi lúc, thì sẽ không bao giờ bất giác nữa. Cho nên câu hỏi là, điều gì mạnh mẽ hơn, sự tỉnh giác và thông hiểu hay sự không thông hiểu? Và chúng ta phải nói rằng sự tỉnh giác là mạnh mẽ hơn. Nó có thể vượt thắng bất giác bởi vì nó căn cứ trên lý trí và có thể được làm vững thêm và v.v…, và cũng với tỉnh giác chúng ta phát sinh thêm hạnh phúc, bất giác sản sinh khổ đau. Và bất giác, nếu chúng ta càng khảo sát thêm, thì chúng ta thấy điều ấy là đúng là không thật. Không điều gì hổ trợ cho nó. Bất giác không là một bộ phận bản chất của hoạt động tinh thần. Mặc dù chúng ta có thể chấm dứt và loại bỏ sự bất giác ấy bởi vì có điều gì đó đối lập chính xác loại trừ nó, không có điều gì đó đối lập loại trừ sự hoạt động tinh thần này, bởi chúng ta đã đi qua sự tranh luận trong dạng thức của sự vô thỉ và vô chung, rằng quý vị không thể có một thời khắc trong sự tương tục mà trong ấy hoạt động tinh thần không tồn tại nữa. Và vì thế quý vị không thể đối chọi hoạt động tinh thần với không hoạt động tinh thần và loại bỏ nó bằng cách ấy. Quý vị không thể chấm dứt hoạt động tinh thần, nó sẽ tiếp diễn mãi mãi - nhưng quý vị có thể kết thúc sự bất giác. Cho nên những phẩm chất tiêu cực, những phẩm chất phiền não và v.v… - chúng ta có thể loại trừ nó. Những phẩm chất như từ ái và bi mẫn và v.v… - những thứ này thì không có điều gì có thể đối kháng với sự đối ngược lại. Từ ái là nguyện ước cho mọi người được hạnh phúc và v.v…À, sự đối kháng sẽ là thù hận, cầu mong cho người đau khổ. À, điều đó được căn cứ trên sự bất giác, không thật sự thấu hiểu bản chất của con người, và vấn đề chúng ta liên hệ hổ tương như thế nào, và mọi người muốn hạnh phúc như thế nào, và v.v… Cho nên những phẩm chất tích cực - càng khảo sát chúng, thì chúng được hổ trợ bởi tỉnh giác; và những phẩm chất tiêu cực - thì chỉ là sự bất giác đàng sau chúng, sự bất giác không có bất cứ căn bản vững vàng nào. Do thế, những phẩm chất là điều gì đấy có thể được tăng cường càng lúc càng thêm lên, trái lại những phẩm chất tiêu cực là điều gì đó có thể được loại trừ. Đây là điều gì đó mà chúng ta phải hành động thật sự và cố gắng để thấu hiểu. Vì vậy, thật có thể đạt được giải thoát bây giờ nếu chúng ta có thể an trú trong sự tỉnh giác này, sự thông hiểu về tánh không. Bây giờ, về những thói quen bất giác? Những thói quen làm lên hiện tướng lừa dối này của mọi thứ có điều được gọi là "sự tồn tại thật sự", với đường viền quanh chúng? Đó là làm việc qua sự kiện rằng tại thời khắc này toi có thiết bị giới hạn, như ổ cứng (hardware) giới hạn. Trình độ tâm thức là thô, hay những gì được gọi là vi tế nhưng vẫn chưa là trình độ vi tế nhất, và vì vậy nên nó bị giới hạn. Và trình độ của thân thể là giới hạn - tôi phải lệ thuộc vào đôi mắt này và não bộ này và v.v…Nó là giới hạn. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào bản chất của chính hoạt động tinh thần này đang làm sinh khởi những hiện tướng và sự hiểu biết - à, chúng không cần phải bị giới hạn bởi ổ cứng. Đây là chỗ mà chúng ta thâm nhập vào lớp cao nhất của mật thừa tantra - có trình độ linh quang của hoạt động tinh thần này, và điều ấy thật sự tiếp diễn từ kiếp này đến kiếp khác, chúng không bị gián đoạn sự tương tục. Thân thể thô phù, thức thô phù của một con người, hay một con ruồi, hay bất cứ chúng sanh nào - chấm dứt vào lúc chết. Nhưng trình độ vi tế tiềm tàng nhất này, là hoạt động tinh thần tinh khiết này - sẽ tiếp diễn và không nhất thiết bị giới hạn. Nó không phải bị giới hạn. Và nếu nó không bị giới hạn, à, hoạt động tinh thần vi tế nhất, trình độ vi tế nhất của hoạt động tinh thần - sẽ không làm ra những hiện tướng bị bao vây bởi những ranh giới quanh nó. Nó vi tế hơn thế đó. Những gì chúng ta muốn làm là để có được trình độ ấy và duy trì nó trong mọi lúc; không có những trình độ thô phù hoạt động. Do vậy, nếu chúng ta có thể đạt đến trình độ linh quang ấy, và duy trì nó mà không có những trình độ thô phù xảy ra, thế thì chúng ta không thể nói rằng có bất cứ một thói quen nào của bất giác còn hiện hữu nữa - thói quen của việc làm sinh khởi những hiện tướng lừa dối này. Chúng ta chỉ có thể nói rằng vẫn có một thói quen nếu nó có thể cho một tương lại xảy ra về nó. Nếu nó có thể có ở đấy, một tương lai, xảy ra một kết quả của thói quen này - hiện tướng tạo tác lừa dối này - thế thì đó là một thói quen quá khứ. Quý vị không thể nói rằng nó là một thói quen hiện tại bởi vì một thói quen có nghĩa là nó có thể phát sinh ra một thí dụ khác của những gì mà nó là một thói quen. Và từ quan điểm ấy, tư duy trong cách này, thì chúng ta cũng có thể tự tin rằng thật có thể loại bỏ những thói quen bất giác này. Và vì thế, bởi vì hoạt động linh quang ấy, hoạt động tinh thần, không bị phối hợp với một thân thể giới hạn hay một tâm thức thô phù giới hạn, thế thì nó có thể được căn cứ cho tất cả mọi khía cạnh khác nhau của một Đức Phật. Nó sẽ có điều mà chúng ta gọi là ba thân Phật. Đấy sẽ là Pháp Thân, là Thân Bao Hàm Mọi Thứ, nói cách khác, tâm toàn tri toàn giác. Bởi vì chúng ta đang nói về hiện tướng tạo tác và hiểu biết, cho nên không có giới hạn trong dạng thức của thiết bị này - thân thể và v.v…- nếu không có điều gì đó ngăn trở nó tạo tác một hiện tướng của mọi thứ. Vì vậy nó làm một hiện tướng của mọi thứ, nó là sự biết mọi thứ. Và phẩm chất của từ ái và bi mẫn, tất cả mọi thứ ấy - điều ấy bình đẳng với tất cả mọi người. Không có sự giới hạn - nó không chỉ với thứ này hay chỉ với thứ nọ. Và nó cũng là một trong những chức năng, những chức năng đặc thù quan trọng, nó làm sinh khởi những hiện tướng - cho nên nó làm sinh khởi những hiện tướng không chỉ những gì nó biết, mà nó làm sinh khởi những hiện tướng của chính nó. Và cho nên chúng ta có nó làm sinh khởi những hiện tướng vi tế và những hiện tướng thô phù - đó gọi là Báo Thân, và Hóa Thân từ quan điểm của Đại Thừa hiển giáo. Hay chúng ta có thể nói về Báo Thân từ quan điểm của Mật Thừa tantra cao nhất, rằng nó làm sinh khởi sự truyền đạt, những làn sóng vi tế thông tin. Và vì nó không phối hợp với một thân thể giới hạn hay của bất cứ điều gì đó giới hạn, cho nên nó có thể giao tiếp với mọi người trong một cách mà họ có thể hiểu, và có thể thị hiện trong hàng triệu hình sắc đồng thời. Vậy thì chúng ta có Báo Thân và chúng ta có Hóa Thân. Mọi người có một sự tương tục cá nhân của linh quang tỉnh giác, thức linh quang, tâm linh quang. 3- Kết luận Cho nên trên căn bản này chúng ta có thể có một tâm giác ngộ rất vững vàng bởi vì chúng ta tự tin chắc rằng thật có thể đạt đến giải thoát và Giác Ngộ, và tôi cũng có thể thực hiện điều ấy. À, nhưng chỉ có thể nếu tôi nổ lực, vì thế chúng ta cũng phải biết con đường hướng đến ấy là gì, và những bước khác nhau để hướng Giác Ngộ. Và sau đó chúng ta cần biết những lợi ích của việc thành tựu điều này - tại sao tôi muốn thành tựu điều này? Và tôi sẽ làm gì với điều này? Rồi thì chúng ta có thể phát triển tâm giác ngộ qua những giai tầng của vấn đề tôi sẽ hành động thật sự hướng đến để làm việc ấy như thế nào? Do vậy, đây là những bước mà chúng ta cần tiếp nhận nếu chúng ta sẽ thực hiện nó một cách thật rất trọn vẹn, và trên một trình độ vững vàng của việc có tâm giác ngộ, điều này liên hệ đến tâm giác ngộ tương đối, hay tâm giác ngộ quy ước. Vậy thì thật có thể đạt đến Giác Ngộ; phương pháp cho việc thực hiện, những lợi lạc cho việc làm điều này; và sau đó, vấn đề tôi thật sự tự động viên tôi để làm việc này là như thế nào. Đấy là những bước. Đấy là toàn bộ vấn đề tôi nghĩ sáng này. Tôi đã giải thích điều này ở một trình độ hơi sâu sắc, nhưng tôi nghĩ rằng điều đó cũng có thể rất lợi ích. Có giáo huấn trên những phương pháp thật sự cho việc thành tựu điều ấy - những điều này được biết thật rất rộng rãi, cho những gì chúng ta cần có là nền tảng cho việc có thể thật sự áp dụng chúng.
Cho nên chúng ta kết thúc với sự hổi hướng. Chúng ta nghĩ những chúng ta thông hiểu, chúng ta có được, nguyện cho nó thâm nhập sâu hơn, và sâu hơn, và hành động như nguyên nhân cho việc thành tựu Giác Ngộ để làm lợi ích cho tất cả. Ẩn Tâm Lộ, Thursday, July 23, 2015
*** PHẦN 3 XÂY DỰNG NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHO TÂM GIÁC NGỘ
1- Ôn Lại a- Có Một Ý Tưởng Chính Xác Về Tâm Giác Ngộ Và Giác Ngộ Sáng nay, chúng ta sẽ nói về tâm giác ngộ, nó thật sự là gì. Chúng ta đã thấy rằng có một tâm giác ngộ sâu sắc nhất, và tương đối, và nó hướng đến Giác Ngộ, và một cách đặc biệt sự Giác Ngộ của chính cá nhân của chúng ta chưa xảy ra, nhưng là thứ có thể được gán trên sự tương tục tinh thần của chúng ta - rằng ở tại một thời điểm nào đó nó sẽ xảy ra. Nhưng nó không là không thể tránh được nếu chúng ta không xây đắp những nguyên nhân cho nó xảy ra, thì nó sẽ không xảy ra. Cho nên, tâm giác ngộ tương đối hướng đến vào những gì Giác Ngộ thật sự là, và tâm giác ngộ sâu xa nhất là hướng đến vấn đề sự Giác Ngộ tương lai tồn tại như thế nào - đấy là tánh không. Và hãy nói trong dạng thức của tâm giác ngộ tương đối - cách mà tâm thức nhận nó như đối tượng của nó với hai mục tiêu.
Và do thế, tâm giác ngộ được đồng hành bởi từ ái và bi mẫn nhưng chắc chắn không giống y như từ ái và bi mẫn, cho nên chúng ta thật sự phải phân biệt những thể trạng này của tâm thức, những nhân tố tinh thần này. Bi mẫn, xét cho cùng, có mục tiêu của nó - đại bi (không chỉ là lòng bi mẫn thông thường) là hướng đến mọi người, và một cách đặc biệt nổi khổ của mọi người. Nó không hướng đến Giác Ngộ; nó hướng đến sự đau khổ của mọi người, và cách mà tâm thức an trú trên đối tượng đó là với nguyện ước và mục tiêu cho họ được thoát khỏi khổ đau, cho sự đau khổ ấy biến mất, cũng với một xu hướng là tôi sẽ làm điều gì đó về nó, nguyện ước để có thể điều gì đó về nó. Cho nên điều ấy đến trước, trước tâm giác ngộ. Và chúng ta có thể có lòng bi mẫn một cách đồng thời với tâm giác ngộ bởi vì chúng ta có thể có vài thể trạng tinh thần cùng lúc với những đối tượng khác nhau đồng thời, giống như chúng ta có thể nghe và thấy cùng lúc chúng ta đang nói chuyện với người nào đó. Giống như thế, chúng ta có thể lòng bi mẫn và tâm giác ngộ cùng lúc, nhưng chúng là những đối tượng khác nhau - chúng tập trung trên những thứ khác nhau. Thế nên thật rất quan trọng để phân biệt bi mẫn với tâm giác ngộ. Bi mẫn là nguyện ước cho mọi người thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của đau khổ; từ ái là nguyện ước được hạnh phúc và có những nguyên nhân của hạnh phúc. Tất cả những thứ này là các thể trạng khác nhau của tâm thức. Để thật sự tập trung một cách thích đáng trên chân lý tương đối (tục đế) của sự Giác Ngộ tương lai của chính chúng ta, là thứ chưa xảy ra - nói cách khác là tập trung trên vấn đề nó là gì - chúng ta phải có một ý tưởng chính xác về vấn đề Giác Ngộ là gì. Nếu nó là một ý tưởng không chính xác là chúng ta có thể chỉ phất cây đủa thần hay chuyển động đôi tay của chúng ta và giải quyết tất cả mọi vấn nạn của thế giới hay vũ trụ - à, đó không là phải Giác Ngộ là gì, đó là không là điều gì đó có thể hiện hữu, do thế, để hướng đến việc thành tựu nó là một ý nghĩ kỳ quặc. Chúng ta phải có một ý tưởng, sự thấu hiểu thật chính xác về vấn đề Giác Ngộ thật sự là gì vì thế chúng ta cần thật quen thuộc với tất cả những phẩm chất của một Đức Phật. Chúng ta đã phải học hỏi sẳn sàng khi chúng ta quy y, đặt vào một phương hướng an toàn trong đời sống của chúng ta - chúng ta học hỏi cách ấy trước tâm giác ngộ. b- Trở Thành Tự Tin Với Sự Giác Ngộ Cá Nhân Của Chính Chúng Ta Và, nhằm để hướng đến việc thành tựu Giác Ngộ, thì chúng ta cần được thuyết phục rằng điều ấy là có thể đạt được - tôi có thể thành tựu điều ấy. Như tôi nói, điều này đòi hỏi hai thứ - nó đòi hỏi vài thứ khác, nhưng để tập trung trên nó, tôi phải có một hình ảnh chính xác, để hình ảnh ấy có thể nói: nó là thế nào, với thể trạng của Quả Phật, tôi sẽ có thể làm lợi ích cho mọi người tối đa như có thể? Do vậy, chúng ta phải thật sự thông hiểu những thứ căn bản như không có những cảm xúc phiền não. Những thứ thậm chi căn bản hơn: không có hiện tướng tạo tác, như chúng ta đã thảo luận sáng này, của sự tồn tại thật sự, có nghĩa là chúng ta có thể hoàn toàn tỉnh giác về tất cả những nguyên nhân và mối liên hệ hổ tương của mọi thứ và mọi người, nghiệp duyên của mọi người từ thời vô thỉ. Để biết điều gì sẽ xảy ra với một người nào đó, với mỗi người, những lý do nào để họ hành động như thế này hay thế nọ. Và để biết tất cả những hậu quả của bất cứ điều gì mà chúng ta dạy họ, vì thế chúng ta biết một cách chính xác đâu là thứ tuyệt vời nhất để dạy họ; và vấn đề điều đó sẽ tác động họ như thế nào, không chỉ trong tất cả những kiếp sống tương lai, mà là vấn đề nó sẽ tác động với mọi người khác mà họ tương tác như một kết quả mà chúng ta đã dạy họ điều này như thế nào? Và năng lực liên hệ đến mọi người, để giao tiếp với mọi người trong một cách mà họ có thể thấu hiểu và v.v…, và không bị giới hạn trong việc chỉ giúp một người trong một lần. Do vậy, chúng ta có thể thấu hiểu rằng đây thật sự là cách mà trong ấy chúng ta có thể hổ trợ mọi người. Và tuy thế, tất cả những gì chúng ta có thể làm là chỉ cho họ con đường. Họ phải thấu hiểu cho chính họ. Sau đó chúng ta phải trở thành được thuyết phục rằng có thể trở thành như thế. 2- Phật Tánh Để hướng đến việc thành tựu điều này, như tôi nói, chúng ta cần tự tin rằng chúng ta có thể thành tựu việc này. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần thông hiểu rằng chúng ta có Phật tánh - chúng ta có nguyên liệu căn bản cho phép chúng ta thành tựu việc ấy, làm cho điều ấy có thể. Và điều ấy liên hệ đến bản chất của tâm thức chúng ta, bản chất của hoạt động tinh thần - bản chất tương đối của nó và bản chất sâu xa nhất của nó. Bản chất tương đối tạo tác những hiện tướng, nó hoạt động làm ra những hiện tướng và hiểu biết, nhận thức. Đấy là điều gì đó sẽ cho phép sự kiện tạo tác các hiện tướng của mọi thứ và biết nó trọn vẹn mà không có những hạn chế. Cho nên nguyên liệu là ở đấy, hành động ấy ở đấy, của vấn đề nó là gì và những phẩm chất căn bản của nó của năng lực thấu hiểu, để tập trung vào nhiều thứ, để tỉnh giác về cá thể của mọi thứ, để tiếp nhận thông tin, để biết vấn đề liên hệ với người khác, nồng ấm và thấu hiểu như thế nào. Tất cả những phẩm chất này là những phẩm chất của hoạt động tinh thần, cho nên đó chỉ là vấn đề loại trừ những chướng ngại đã ngăn cản nó thể hiện chức năng một cách trọn vẹn. Thêm nữa, bản chất sâu xa nhất của hoạt động tinh thần ấy - không tồn tại trong những cách không thể có - bị đóng trong gói ni lông và nó luôn luôn sẽ là giống nhau và nó không thể bị tác động hay phát triển - nó có thể phát triển được. Cho nên chúng ta phải thật sự thấu hiểu Phật tánh, rằng đây là điều có thể cho phép chúng ta đạt đến Giác Ngộ. Và nó không có khởi đầu hay nó sẽ không có chấm dứt. 3- Xây Đắp Năng Lực Tích Cực Và Sự Tỉnh Giác Thâm Sâu (Phước Và Trí) Chúng ta cần nhận ra rằng chức năng toàn bộ của hoạt động tinh thần này chưa xảy ra, nhưng nó có thể xảy ra. Không phải là nó xảy ra rồi, mà nó bị che phủ bởi một chướng ngại nào đó. Nó chưa xảy ra nhưng nó có thể xảy ra; căn bản là ở đấy. Cho nên chúng ta cũng phải thấu hiểu việc này. Chúng ta cũng cần nhận ra rằng chức năng trọn vẹn của nó sẽ xảy ra chỉ trên căn bản của việc hành động trên nguyên liệu đã ở đấy. Nhằm để có được chức năng ấy trọn vẹn, thế thì chúng ta cần phải hành động rất nhiều. Và vì thế chúng ta cần phải làm hai thứ.
Truyền thống Gelugpa và Sakya giải thích sự xây đắp năng lực tích cực này sẽ phát triển những phẩm chất của Phật tánh căn bản, tương đối này - đó những năng lực trong hình thức yếu kém, như nhiệt tình và sự thấu hiểu và v.v…Trái lại Kagyu và Nyingma giải thích rằng chúng biểu hiện chức năng là để hổ trợ tiến trình tịnh hóa, để loại trừ những trở lực, những chướng ngại. Nhưng nó đến giống nhau một cách chính xác. Kagyu và Nyingma không nói rằng thể trạng Giác Ngộ tròn vẹn đang thể hiện chức năng rồi, nhưng họ nói rằng nó chưa thể hiện chức năng, mà nếu quý vị loại bỏ được những trở lực, thì nó sẽ biểu hiện chức năng một cách trọn vẹn. Gelugpa và Sakya đang nói rằng, nếu quý vị loại trừ được những trở lực, thì quý vị hoạt động trên điều ấy, và quý vị cũng hành động trên việc phát triển những phẩm chất tích cực. Nhưng mọi người cuối cùng cũng làm giống hệt nhau. Và vì thế đó chỉ là vấn đề diễn giải khác nhau về vấn đề nó hoạt động như thế nào, cho nên quý vị không nên nghĩ rằng nó mâu thuẩn - không phải thế. Ngay cả khi quý vị đọc, à, "Chúng ta đã là những vị Phật," không có nghĩa là tâm thức đã đang hoạt động như một Đức Phật, điều ấy chỉ tiềm tàng bên trong. Đó hoàn toàn không phải là Phật Giáo; đó là một trong những trường phái của Ấn Độ Giáo - đặc biệt là phái là Số Luận (Samkhya). Chúng ta cũng cần thấu hiểu, tại sao quý vị cần xây đắp hai hệ thống này và vấn đề nó thể hiện chức năng như thế nào? Và vì thế chúng ta cần thấu hiểu rằng càng nhiều kinh nghiệm chúng ta có trong việc tập trung một cách sâu sắc, vô niệm, về tánh không, nó hệ thống với nhau. Nó sẽ mạnh hơn và mạnh hơn vì thế cuối cùng chúng ta có thể an trú tập trung trên nó mãi mãi, mà không bị xao lãng. Và nếu chúng ta có thể làm như thế, thì chúng ta cần biết rằng phương tiện ấy quý vị có thể có, đồng thời với nó, hoặc là những cảm xúc phiền não, sự bất giác về thực tại, hay tâm thức tạo tác những phương pháp tồn tại không thể có. Và vì vậy chúng ta thấu hiểu tại sao chúng ta cần xây đắp thêm và thêm kinh nghiệm về điều này. Tất cả điều ấy, dĩ nhiên, được căn cứ trên những gì chúng ta đã thảo luận sáng nay về việc nhận ra rằng những thứ giới hạn này - sự bất giác, cảm xúc phiền não, việc tạo tác những hiện tướng của mọi thứ tồn tại thật sự với những đường giới hạn chung quanh chúng và v.v… - rằng đây là những thứ có thể loại bỏ được. Những thứ này không ở trong bản chất của hoạt động tinh thần. Do vậy chúng ta cũng phải thấu hiểu điều ấy. Trên căn bản ấy, chúng ta sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng thêm và thêm hệ thống tỉnh giác thâm sâu này, mục tiêu của nó. Và chúng ta cần thấu hiểu tại sao chúng ta phải xâu đắp một hệ thống của năng lực tích cực và nó thể hiện chức năng như thế nào, và vì thế chúng ta cần thấu hiểu bằng việc làm những thứ xây dựng - thật sự hổ trợ người khác, việc phát triển những thể trạng xây dựng của tâm thức, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, … điều này làm phát sinh năng lượng tích cực lớn lao. Năng lượng tích cực ấy là cần thiết; nó như nhiên liệu sẽ đưa chúng ta tiến lên phía trước, trong một ý nghĩa. Chúng ta cũng phải thấu hiểu vấn đề, khi quý vị xây đắp một trình độ nào đó của năng lượng tích cực, nó giống như một hệ thống kết cấu - bổng nhiên hệ thống đầy đủ sẽ được tổ chức lại và biểu hiện trong một trình độ hoàn toàn khác nhau khi có một sự gia tăng năng lượng đầy đủ như thế nào. Nó giống như khi quý vị cho đầy đủ năng lượng vào nước đá, bổng nhiên toàn bộ sự vật tự tái tổ chức và trở thành chất lỏng nước. Và quý vị cho thậm chí cho thêm năng lượng vào nó và nó sẽ tự tái kết cấu và bổng nhiên trở thành hơi. Và giống như thế, hoạt động tinh thần - năng lượng tích cực được quý vị đặt vào nó càng nhiều, thì nó sẽ đi qua những giai tầng của tôn giả và la hán, cuối cùng là Phật, và thể hiện chức năng trọn vẹn nhất của nó. Cho nên chúng ta cần thấu hiểu sự cần thiết cho việc làm loại này, vấn đề nó hoạt động như thế nào. Đó là vấn đề chúng ta sẽ đạt được Giác Ngộ: sự phối hợp của việc xây dựng hai mạng lưới này và sự hoạt động giữa chúng với nhau - hệ thống của năng lượng tích cực và sự tỉnh giác thâm sâu, của tánh không. Thí dụ nó giống như nếu chúng ta muốn đến một ngôi sao ở xa hàng nghìn năm ánh sáng, và chúng ta biết tại sao chúng ta muốn đến ngôi sao ấy - không chỉ là, okay, thật sung sướng để đến chỗ ấy - nhưng nếu chúng ta hiểu sự cần thiết để đến ngôi sao ấy - nếu chúng ta đến ngôi sao ấy thì chúng ta sẽ có được tất cả mọi năng lực và v.v… để có thể giúp đở mọi người trọn vẹn như có thể.
Nó giống với tâm giác ngộ. Không có tất cả thứ đó, quý vị sẽ từ bỏ, và quý vị không có niềm tin rằng quý vị có thể đến đấy; quý vị không thể thật sự đặt trọn trái tim của quý vị vào trong ấy. Quý vị ngay cả có thể lộn với ngôi sao khác vì quý vị không hướng đến một cách chính xác. Và sau đó giữa chừng quý vị nói, "Thế nào đi nữa tại sao tôi phải bận tâm của việc đi đến đấy?" Và quý vị bỏ dở giữa đường. 4- Tầm Quan Trọng của Hồi Hướng Hồi hướng năng lực tích cực ấy là tuyệt đối cần thiết; để có nó được hồi hướng một cách đúng đắn. Nếu chúng ta không hồi hướng nó cho giải thoát hay Giác Ngộ, thế thì bất cứ năng lực tích cực nào mà chúng ta xây đắp sẻ chỉ biểu hiện chức năng cải thiện luân hồi, sự tồn tại luân hồi - nó là bộ phận của toàn bộ tiến trình nghiệp. Vậy thì nó giống như quý vị đánh máy một tài liệu và nếu quý vị không nhấn một nút nào đó để bảo lưu nó trong ngăn "giải thoát" hay trong ngăn "Giác Ngộ", thì nó sẽ tự động đi vào ngăn "cải thiện luân hồi". Do thế, quý vị phải hồi hướng, bảo lưu năng lực tích cực như nó được xây dựng ngày càng thêm lên không chỉ vào trong ngăn giải thoát, mà lưu nó vào trong ngăn Giác Ngộ. Và năng lực sẽ ngày càng mạnh mẽ thêm hơn tùy thuộc vào nơi chúng ta bảo lưu nó. Và giống như thế: chúng ta có phi thuyền, chúng ta có nhiên liệu, nhưng nếu năng lực không mạnh quá, thì điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta sẽ đi lên, nhưng sẽ chỉ ở trong quỷ đạo; chúng ta sẽ quay chung quanh, và quay chung quanh và chung quanh - đó là luân hồi. Chúng ta phải xây dựng thêm năng lực và hồi hướng nó đến giải thoát vì thế quý vị sẽ tách ra khỏi quỷ đạo - giải thoát khỏi vòng luân hồi. Chỉ tách ra khỏi quỷ đạo và tiến đến giải thoát - à, như vậy là không đủ. Chúng ta phải có nó thật tốt đi bằng tốc độ ánh sáng - đấy là tâm giác ngộ, do vậy chúng ta thật sự có thể đến ngôi sao này ở một vạn năm ánh sáng xa tít. Một sự tương tự như vậy đôi khi rất hữu ích, nhưng thật quan trọng để có nó, với sự xây dựng năng lực tích cực, nó sẽ được chỉ lối một cách thích đáng. Chúng ta phải làm như vậy, bằng khác đi nó sẽ không làm được gì cả. 5- Những Giai Tầng của Tâm Giác Ngộ Với tâm giác ngộ tương đối, có hai giai tầng. Một được gọi là "giai tầng nguyện vọng" của tâm giác ngộ, trong ấy chúng ta chỉ mong ước đạt được Giác Ngộ để có thể làm lợi ích cho mọi người tối đa như có thể, là điều dĩ nhiên căn cứ trên sự hiểu biết Giác Ngộ là gì và vấn đề chúng ta sẽ có thể làm lợi ích cho mọi người như thế nào - nó thật sự có nghĩa là gì và rằng có thể thành tựu được, không chỉ mong ước, nguyện vọng cho điều gì đó thì không thể. Giai tầng thứ nhất của tâm giác ngộ nguyện vọng, tâm giác ngộ tương đối tự nó có hai giai tầng. Thứ nhất nó không chỉ là mong ước đạt đến sự Giác Ngộ này - nguyện vọng để thành tựu nó. Và giai tầng thứ hai là giai tầng mà trong ấy chúng ta hoàn toàn quyết tâm rằng chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu này. Hoàn toàn quyết tâm rằng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu này rõ ràng phải căn cứ trên sự tự tin tuyệt đối rằng thật có thể đạt đến Giác Ngộ, có phải không? Vậy thì tại sao tôi nhấn mạnh: thật quan trọng để hiểu vấn đề có thể thành tựu Giác Ngộ như thế nào; và có thể đạt đến nó; có thể cho tôi đạt đến nó; và vấn đề biết thực hành như thế nào, nó hoạt động như thế nào - vậy thì sau đó quý vị thật sự có thể tuyệt đối quyết tâm rằng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu này. Giai tầng thứ hai được gọi là "giai tầng dấn thân" của tâm giác ngộ, tâm giác ngộ dấn thân, và thật sự ở đây rõ ràng chúng ta phải biết vấn đề đạt đến Giác Ngộ như thế nào. Nó căn cứ trên ấy rằng chúng ta hoàn toàn quyết chí - "Vâng! Đây là điều mà tôi sẽ thực hành!" Và chúng ta sẽ thật sự dấn thân hoàn toàn trong hoạt động ấy là việc sẽ đưa chúng ta đến Giác Ngộ, là thứ chúng ta có thể tổng kết trong việc xây dựng hai hệ thống: năng lực tích cực (phước), tỉnh giác thâm sâu (trí), làm mạnh hai hệ thống này, với sự hồi hướng thích đáng đến Giác Ngộ. 6- Những Giới Nguyện Bồ Tát Ở tại điểm này với tâm giác ngộ dấn thân chúng ta thọ giới Bồ tát. Giới Bồ tát một cách căn bản là những hướng dẫn về những gì chúng ta muốn tránh nếu chúng ta muốn đạt đến Giác Ngộ, nếu chúng ta muốn làm lợi ích người khác. Và con đường cho việc đạt đến Giác Ngộ là làm lợi ích cho người khác tối đa như chúng ta có thể bây giờ mặc dù chúng ta là giới hạn. Và vì thế đây là những hướng dẫn, những giới nguyện Bồ tát, của những gì để tránh. Chúng ta đưa ra mô thức ấy cho thái độ của chúng ta; bằng việc thọ giới, nó sẽ tạo ra cấu trúc cho sự tương tục tinh thần của chúng ta, một cấu trúc cho thái độ của chúng ta và v.v…Đây là khuôn mẫu mà trong ấy ta sẽ hành động để đạt đến Giác Ngộ. Ta sẽ không vượt qua đấy, bên ngoài giới hạn ấy, như nó là; chúng sẽ hình thành thái độ của ta trên con đường đến Giác Ngộ. Đây là những giới nguyện Bồ tát. Và khi chúng ta thọ giới, nó trở thành bộ phận của sự tương tục tinh thần từ bây giờ cho đến khi chúng ta thành tựu Giác Ngộ, cho tất cả những kiếp sống tương lai. Một cách rõ ràng trong kiếp sống tới chúng ta phải thọ giới lại nhằm để tự tái cam kết , nhưng bản năng, thói quen, sẽ tiến tới một cách rất mạnh mẽ, cho nên chúng ta sẽ được khiến cho thực hành việc ấy. Trong một ý nghĩa chúng ta phải làm mới, làm cho nhớ lại các giới Bồ tát của chúng ta. Nói cách khác, như một bé con, nếu chúng ta đã thọ giới Bồ tát trong một kiếp trước, thì chúng ta vẫn có những giới ấy, nhưng chúng ta có thể phạm giới. Trong việc phạm giới nó làm giới nguyện yếu đi, nhưng nó không phải là chúng ta [như suy nghĩa kiểu này], quý vị biết, "Vâng, giới này là ngu ngơ và tôi không muốn tuân theo," và quên lãng nó. Nó thật sự không là thể trạng tiêu cực này của tâm thức - "Tôi thật sự vui mừng rằng tôi đã vi phạm và tôi không có mục tiêu để gìn giữ nó một lần nữa," và như thế. Đó là với tình trạng tiêu cực hoàn toàn này của tâm thức mà quý vị từ bỏ giới nguyện. Cho nên, nếu quý vị không có giới - một bé con không biết khá hơn hay một đứa con nít không biết gì khá hơn - và vì thế chỉ làm yếu kém sức mạnh của giới Bồ tát. Bởi vì một cách căn bản giới Bồ tát là một bộ phận của sự tương tục tinh thần.Và vì thế khi đứa bé ấy trưởng thành và biết những gì nó làm, thì đứa bé có thể thọ giới Bồ tát một lần nữa - tịnh hóa nó, làm mạnh nó lại một lần nữa. Và đó là những gì chúng ta làm. Chúng ta làm việc ấy ngay cả trong kiếp sống này bởi vì một cách không thể tránh khỏi là chúng ta sẽ làm yếu nó đi. Vấn đề là không đánh mất giới một cách hoàn toàn bằng việc vui sướng rằng tôi đã vi phạm nó và tôi không bao giờ có mục đích để dừng lại việc vi phạm nó, và tôi không hối hận gì cả (trong thực tế tôi vui mừng về nó) và tôi không có cảm giác xấu hổ gì cả, và tôi không bận tâm vấn đề nó phản chiếu với tôi như thế nào, vấn đề nó phản chiếu trên những vị thầy của tôi như thế nào, hay những thứ như vậy - thế thì chúng ta đánh mất giới Bồ tát. Chúng ta từ bỏ giới. Cho nên đây là ý nghĩa những gì khi nói rằng chúng ta có giới Bồ tát từ bây giờ đến Giác Ngộ. Không phải giới biệt giải thoát của tu sĩ nam nữ mà quý vị sẽ mất khi quý vị chết. Và những giới mật tông tantric chúng ta cũng có tận đến khi chúng ta Giác Ngộ; nó có cùng cơ cấu như giới Bồ tát. 7- Tự Thân Hành Động Với Tâm Giác Ngộ Trong thời khắc hiện tại, chúng ta có thể có nguyện ước và thể trạng dấn thân này của tâm giác ngộ. Chúng ta phải tự hành động tiến qua những giai tầng để nó hiển lộ, nhưng rồi thì dĩ nhiên, hàng ngày, trong cuộc sống thường nhật, nó không đến một cách tự động. chúng ta phải tiến hành qua những bước tương tự nhằm để thật sự cảm nhận tâm giác ngộ. Nói cách khá, chúng ta phải đi qua một tuyến lý trí nào đó, những bước, nhằm để thật sự cảm nhận nó. Và vì thế có hai phương pháp phổ thông để làm việc ấy.
Chúng ta hoặc là tiến hành qua một trong hai tiến trình này, thứ này hay thứ kia,hay có một cách để phối hợp cả hai thứ vào trong một tiến trình - thế thì chúng ta tự hành động qua những giai tầng này một cách thật sự, "Vâng! Tôi đang hướng đến Giác Ngộ để làm lợi ích cho mọi người," kể cả tất cả những con gián trong vũ trụ, một cách bình đẳng." Đó không phải là một sự thành đạt nhỏ nhoi để có thể thật sự cảm nhận điều này đối với mọi côn trùng trong vũ trụ, không chỉ là những người chúng ta thích, và không chỉ là những con người, và là chân thành trong việc ấy. 7- Tâm Giác Ngộ Tạo Tác Và Tâm Giác Ngộ Vô Tác Trong việc hành động qua mỗi giai tầng trong chuỗi liên tục, rồi thì căn cứ trên tất cả những sự thấu hiểu mà chúng ta đã thảo luận, sau đó chúng ta thật sự phát triển mục tiêu này một cách chân thành, chúng ta thật sự cảm nhận nó. Đây là sự thiền tập: chúng ta đang tự làm quen thuộc, làm nó thành một thói quen, xây dựng nó lên, hết lần này đến lần khác. Và đó là những gì được biết như tâm giác ngộ tạo tác. Một số người có thể chuyển dịch là "nhân tạo" - không có nghĩa là nó không là cảm nhận chân thành, không phải nó là không thật. Nó chỉ có nghĩa là quý vị phải hành động với nó qua những giai tầng. Ngoại trừ chúng ta có những bản năng không thể tin nổi từ những kiếp trước, là thứ rất, rất, rất hiếm, thì tất cả chúng ta sẽ phải làm như thế. Những bản năng đúng là - một cách tự động chúng ta có tâm giác ngộ tuyệt diệu mà không phải hành động qua những giai tầng, nhưng hầu như không có ai, cho nên đừng tự lừa dối mình trong suy nghĩ rằng nó là chúng ta. Chúng ta phải hành động qua tất cả những giai tầng và thiền tập này và v.v… làm nó thành một thói quen. Đó được gọi là tâm giác ngộ tạo tác. Chúng ta đang nói về việc phát triển nó một cách chân thành, không là một phiên bản tầm thường hóa của tâm giác ngộ. Như tôi nói, chúng ta muốn giúp đở mọi con gián trong vũ trụ đạt đến Giác Ngộ, và điều đó thật là, thật là sâu sắc và thật là khó khăn. Và cuối cùng, khi chúng ta thiền tập đủ và làm quen với chính mình đủ và tự hành động cho đến một cảm giác chân thành thật sự của tâm giác ngộ, rồi thì cuối cùng chúng ta sẽ đạt thể trạng tâm giác ngộ vô tác. Tâm giác ngộ vô tác là khi chúng ta không đi qua những giai tầng từng bước một, mà chúng ta chỉ có nó, mà không phải hành động qua những giai tầng. Chỉ bằng việc nhớ lại, thì tự động chúng ta có nó một cách trọn vẹn. Đó là thể trạng vô tác. Và khi chúng ta thậm chí không tự nhắc nhở về tâm giác ngộ, mà chúng ta có tâm giác ngộ vô tác này trong mọi lúc, thế thì chúng ta trở thành một vị Bồ tát. Đấy là một vị Bồ tát. Cho nên đừng tầm thường hóa việc trở thành một vị Bồ tát. Xin vui lòng. Khi chúng ta nghĩ trong dạng thức của năm con đường - đây thật sự là 5 tâm đạo[1] sẽ đưa chúng ta đến mục tiêu của chúng ta - con đường thứ nhất thường được chuyển dịch là "con đường tích lũy" (tư lương đạo). Tôi gọi nó là "tâm đạo xây dựng" - chúng ta đang xây dựng ngày càng thêm những nguyên nhân căn bản. Nhưng chỉ tại điểm này khi chúng ta có tâm giác ngộ vô tác trong mọi lúc rằng quý vị thật sự đi vào con đường, rằng chúng ta thật sự có con đường thứ nhất của năm tâm đạo, trình độ thứ nhất của tâm đạo, con đường tích lũy, tư lương đạo. Đó là nơi mà nhiều sự thảo luận bắt đầu. Chúng ta cuối cùng lên đến; mọi thứ trước đấy giống như sự chuẩn bị sơ bộ. Lên đến trại căn bản của Đỉnh Everest, quý vị cuối cùng đến trại căn bản. Như thế ấy, đây là con đường xây dựng của Đại Thừa, sự tích lũy. Và khi chúng ta nói rằng chúng ta có tâm giác ngộ trong mọi lúc - một vị Bồ tát có tâm giác ngộ vô tác trong mọi lúc - điều đó không có nghĩa phải là ý thức trong mọi lúc. Một vị Bồ tát có điều này ngay cả khi vị Bồ tát ngủ. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi quý vị ngủ, quý vị vẫn có xu hướng ấy; quý vị không bao giờ đánh mất mục tiêu ấy, để thành tựu Giác Ngộ và làm lợi ích cho mọi người. Và vì thế đó là tại sao, khi đọc Tịch Thiên, trong tác phẩm Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát: một khi con thật sự phát triển nó - chúng ta không nói về những giai tầng trước kia, chúng ta đang nói về việc khi chúng ta thật sự là một vị Bồ tát - thế thì nó xây dựng năng lực tích cực trong mọi lúc, bởi vì quý vị không bao giờ đánh mất mục tiêu ấy, bởi vì nó là vô tác, nó ở đấy. Dĩ nhiên, mỗi thời khắc đang thay đổi, thay đổi, thay đổi, nhưng có một sự tương tục trong điều này. Tôi muốn nói là nó không bất động, nhưng khi chúng ta tỉnh giấc, khi chúng ta ngủ nghỉ, bất chấp chúng ta đang làm gì, xu hướng tâm giác ngộ ấy luôn luôn ở đấy. Đấy là một vị Bồ tát, vì thế như tôi nói thật rất quan trọng để không tầm thường hóa, "Ô, người này là một vị Bồ tát," hay quý vị biết, "Tôi bây giờ là một vị Bồ tát," và v.v… Điều ấy hoàn toàn rất ngoại lệ, hoàn toàn phi thường. Và rồi thì mọi thứ quý vị làm là lợi ích, bởi vì mọi thứ quý vị làm là với xu hướng ấy. 8- Bồ Tát, Giải Thoát, Và Giác Ngộ Đây là một vấn đề trước khi chúng ta nghĩ giải lao. Đôi khi chúng ta nghe, "À, một vị Bồ tát là gì?" Một vị Bồ tát là người nào đó sẽ không nhập niết bàn cho đến khi họ có thể hổ trợ mọi người. Vậy thì, điều ấy có nghĩa là gì? Việc xây dựng năng lực tích cực qua nhiều, rất nhiều loại hành động tích cực có nghĩa là gì? Nếu chúng ta đang hướng đến, nếu chúng ta hồi hướng cho việc giải thoát, sẽ không cần thời gian lâu dài đến thế - trong vài kiếp sống, quý vị có thể làm việc ấy, một khi quý vị đạt đến một giai tầng nào đó. Trái lại để đạt đến Giác Ngộ, điều ấy có nghĩa là không đặt toàn bộ năng lực tích cực vào ngăn giải thoát, mà bảo lưu nó trong ngăn Giác Ngộ - để làm việc này sẽ đòi hỏi một khối lượng thời gian lâu dài kinh khủng bởi vì nó đòi hỏi một khối lượng năng lực tích cực to lớn không thể tưởng. Và vì thế đây là những gì một vị Bồ tát làm. Một vị Bồ tát sẽ không đặt toàn bộ năng lực tích cực đối với giải thoát, là thứ có thể đạt đến với ít thời gian hơn nhiều; nhưng bởi vì một vị Bồ tát muốn làm lợi ích cho mọi người tối đa như có thể, nên Bồ tát sẽ đặt toàn bộ năng lực tích cực vào trong ngăn Giác Ngộ, là thứ sẽ đòi hỏi một khối lượng thời gian khổng lồ kinh khủng để cho đầy đủ nhằm để có thể làm lợi ích cho mọi người khác. Vì thế đó là ý nghĩa của việc một vị Bồ tát từ bỏ việc đạt đến niết bàn của tự thân, có nghĩa là giải thoát. Giải thoát sẽ đến trên con đường của việc đặt toàn bộ năng lực tích cực vào ngăn Giác Ngộ, nhưng nó sẽ cần thời gian lâu dài hơn. Và thái độ của một vị Bồ tát là, "Tôi bất chấp thời gian lâu dài như thế nào, tôi sẽ không bao giờ từ bỏ," là điều dĩ nhiên căn cứ trên sự tự tin trọn vẹn rằng sự tương tục tinh thần sẽ tiếp diễn mãi mãi - bằng khác đi toàn bộ sự việc sẽ không có ý nghĩa gì. Bây giờ hãy nghỉ giải lao năm phút. Ẩn Tâm Lộ, Friday, July 24, 2015
*** PHẦN 4 XÂY DỰNG TÂM GIÁC NGỘ QUA THIỀN TẬP BẢY PHẦN NHÂN QUẢ
Thiền Tập Với Bảy Phần Nhân Quả Mặc dù có nhiều lời về hai phương pháp cho việc xây dựng tâm giác ngộ này, tôi nghĩ tốt hơn nếu lúc nào đó chúng ta có hỏi đáp, vì để giải thích hai phương pháp này sẽ cần khá nhiều thời gian. Vấn đề duy nhất mà tôi muốn đề cập là trong thiền tập bảy phần nhân quả - việc thừa nhận mọi người đã từng là bà mẹ của quý vị trong một kiếp trước nào đấy, và nhớ lại lòng ân cần tử tế của lòng thương bà mẹ mà chúng ta đã từng tiếp nhận - bước thứ ba thường được diễn dịch là - tôi cũng thường chuyển dịch nó - như "đền đáp lòng ân cần ấy". Đó không là một sự chuyển dịch chính xác bởi vì nó nghe như bị ép buộc để trả lại - đó không phải là ý nghĩa thật sự. Một sự chuyển dịch tốt hơn của thuật ngữ là "biết ơn". Nếu chúng ta nhớ lại tất cả lòng ân cần tử tế mà chúng ta đã tiếp nhận, thế thì tự động chúng ta biết ơn nó. Nếu quý vị nhớ lòng ân cần tử tế đó, thì quý vị sẽ biết ơn nó. Và bước tiếp theo là yêu thương, nhưng thật sự có hai giai tầng của lòng yêu thương ấy và cũng không thường được giải thích. Thứ nhất chúng ta tiếp nhận - và điều này tự động đi đến từ sự biết ơn lòng ân cần tử tế mà mọi người đã biểu lộ đến chúng ta - và điều được gọi là "lòng yêu thương nhiệt tình". Đó là một cảm giác gần gũi với mọi người - bất cứ người nào chúng ta gặp, nó chỉ làm ấm áp trái tim chúng ta. Chúng ta cảm thấy gần gũi với mọi người bởi vì chúng ta biết ơn lòng ân cần tử tế mà mọi người đã biểu lộ đến chúng ta. Rồi thì đến lòng yêu thương là nguyện ước cho mọi người được hạnh phúc và có những nguyên nhân của hạnh phúc - đó là lòng từ ái. Cho nên, một lần nữa, đừng tầm thường hóa điều này. Chúng ta đang nói về một con muỗi bay vo ve chung quanh đầu chúng ta và quý vị đúng là vui sướng, nó chỉ làm ấm áp trái tim quý vị, "Ô, thật diệu kỳ, tạo vật này đã từng ân cần tử tế với tôi trong một kiếp trước và bây giờ nó trở lại." Sự tương tục tinh thần bây giờ có hình thức của một con muỗi - "Ô, thật kinh khủng làm sao, bà mẹ tôi đau khổ thế nào như hiện diện bây giờ là một con muỗi." Nó chỉ làm ấm áp trái tim chúng ta, chúng ta biết ơn nó, thật hạnh phúc để gặp con muỗi này. Quý vị không phải tự kích thích để suy nghĩ, à, nó đã từng là bà mẹ tôi trong một kiếp trước," hãy nghĩ về sự tương tục tinh thần và v.v…Quý vị không phải nghĩ về tất cả những điều đó, nó chỉ khởi lên, giống như, một cách tự động, không cố gắng, hốt nhiên. Đó là những gì chúng ta nói ở đây, cho nên đừng tầm thường hóa điều này. Nó rất tiến bộ. Đó là những gì mà một vị Bồ tát cảm nhận . CÂU HỎI Mối Quan Hệ Giữa Giải Thoát Và Giác Ngộ HỎI: [không nghe được] ĐÁP: Câu hỏi đang quan tâm đến mối quan hệ giữa giải thoát và Giác Ngộ. Nếu chúng ta không hướng đến việc thành tựu giải thoát, nó có nghĩa là gì? Giải thoát ở chỗ nào trên con đường đến Giác Ngộ? À, giống như chúng ta không đang hướng đến như mộ vị Bồ tát để đạt đến giải thoát, nhưng chúng ta sẽ đạt giải thoát như một giai tầng trên con đường đến Giác Ngộ. Và vì thế, nếu chúng ta hướng để đạt đến tầng thứ ba của việc xây dựng, thế thì dĩ nhiên trên con đường đến tầng thứ ba chúng ta có tầng thứ hai. Nhưng đó không là mục tiêu của chúng ta, chỉ đến tầng thứ ba; mục tiêu của chúng ta là đến tầng thứ hai. Cho nên nó đến trên con đường. Nhưng chúng ta sẽ cần nhiều năng lượng để đến tầng thứ ba hơn là chỉ đến tầng thứ hai. Chúng ta hướng đến việc loại bỏ tất cả mọi thói quan của những cảm xúc phiền não, vì thế dĩ nhiên trong tiến trình làm việc ấy quý vị có thể loại trừ những cảm xúc phiền não trước. Và quý vị sẽ như thế. Bồ Tát Đạo Trong Đại Thừa Hiển Giáo Và Mật Giáo HỎI: Vậy thì, chúng ta đang nói về Bồ tát đạo là gì. Đây là giáo lý của Hiển Giáo, chứ không phải của Mật giáo? ĐÁP: Ô, như vậy hoàn toàn không đúng. Điều này là thông thường trong cả Hiển giáo và Mật giáo. Cả Hiển giáo và Mật giáo là những phân nhánh của Đại Thừa - chúng ta đang nói về Đại Thừa phổ thông. Và theo những giáo huấn khác nhau, nhằm để đạt đến giai tầng sau cùng của Giác Ngộ, thì chúng ta cần có linh quang của tâm thức. Cho nên ngay cả nếu chúng ta đi theo con đường của Hiển giáo, trên mười địa của Bồ tát trước khi Giác Ngộ, thì chúng ta sẽ phải theo sự thực hành của tantra cao nhất để thành tựu linh quang, bởi vì chỉ có điều ấy mới thật sự là nguyên nhân trực tiếp cho Giác Ngộ. Cho nên đây là nền tảng hoàn toàn của con đường mật giáo tantra cũng như của hiển giáo kinh thừa. Cả hai là Đại Thừa. Điều thật sự khác biệt là trong dạng thức đầy đủ của phương pháp cho việc đạt đến Giác Ngộ, nhưng việc phát triển mục tiêu, động cơ - là giống nhau y hệt. Dĩ nhiên, nhằm để thực hành mật tông tantra chúng ta phải phát triển xu hướng tâm giác ngộ trước. Bằng khác đi, mật tông tantra hoàn toàn vô nghĩa. Và chắc chắn, chúng ta phát triển tâm giác ngộ trước, và tất cả mọi thứ mà chúng ta thảo luận bây giờ là những thứ chúng ta làm trước khi thực hành tantra, nhưng chúng không là những thứ mà chúng ta bỏ đi một khi chúng ta đang thực hành mật tông tantra. Thật hoàn toàn không thích đáng để bắt đầu việc thực hành mật tông tantra quá sớm trên con đường tâm linh, khi chúng ta chưa được chuẩn bị. Nhưng chúng ta duy trì tâm giác ngộ, bằng khác đi việc quán tưởng tự thân như một hình tướng Đức Phật - thì chúng ta đang làm gì đây? Đó là bởi vì chúng ta đang hướng đến để trở thành điều ấy, và hãy thừa nhận rằng quý vị chưa thành tựu việc ấy. Cho nên toàn bộ sự tập trung vào tự thân như hình tướng một Đức Phật với tâm giác ngộ, bằng khác đi cũng có thể tưởng tượng quý vị là Cleopatra hay Napoleon - một người điên rồ. "Bây giờ tôi là Mickey Mouse và tôi sẽ hướng dẫn mọi người đến Disneyland" - thật là điên rồ. Hãy Sẳn Sàng Để Bắt Đầu Với Việc Thực Hành Mật Tông Tantra
HỎI: Vậy thì chúng ta có nhiều sự khai tâm quán đảnh trong đời sống chúng ta, nhiều vị thầy đang đến, nhưng chúng ta diễn tả thời khắc mà chúng ta đã phát triển tâm giác ngộ của chúng ta và chúng ta đã sẳn sàng trong sự thực hành mật tông tantra như thế nào? ĐÁP: À, hoàn cảnh như nó là, đặc biệt ở phương Tây, giống như nhiều lý do khác nhau, thật là phức tạp. Nhiều vị lạt ma đang ban lễ khai tâm quán đảnh và đang ban những lễ quán đảnh quá sớm cho những người hoàn toàn chưa được chuẩn bị về nó. Bây giờ, nếu thính chúng là người Tây Tạng - người Tây Tạng dĩ nhiên tất cả đều tin tưởng (nó là một bộ phần của văn hóa Tây Tạng) vào những kiếp sống tương lai và tất cả đều nghĩ "À, tôi đang gieo trồng những hạt giống cho các kiếp sống tương lai." Và những lạt ma cũng nghĩ trong những mô thức như thế. Và đại đa số những vị lạt ma này cũng không phân biệt giữa những người phương Tây và Tây Tạng. Ngay cả nếu họ có phân biệt đi nữa - ngay cả Đức Đạt Lai Lạt Ma, mặc dù nhận ra rằng người phương Tây không tin vào những kiếp sống tương lai, nhưng ngài vẫn cảm thấy rằng như vậy vẫn lợi lạc. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn nói rằng [nếu quý vị chưa sẳn sàng để thực tập mật tông,] thì quý vị liên hệ với điều này, quý vị sẽ có sẳn hạt giống trong tâm thức và chờ đợi cho đến khi quý vị thật sự sẳn sàng cho việc thực tập nó một cách chân thành. Hầu hết mọi người đi đến những lễ khai tâm quán đảnh này chỉ vì ngưỡng mộ; thường được gọi là "gia hộ". Họ khong thật sự được chuẩn bị để tiếp nhận giới nguyện và vì thế họ không tiếp nhận sự khai tâm. Bây giờ, khi nào chúng ta sẳn sàng? Khi chúng ta thật sự có nền tảng của viễn ly và quy y để bắt đầu - một cách chân thành, không chỉ vô ý nghĩa bô la bô lô. Với sự viễn ly, tâm giác ngộ, và tánh không - chúng ta không đợi cho đến khi nó là [tâm giác ngộ] vô tác, nhưng tối thiểu chúng ta có một sự thấu hiểu đúng đắn về nó là gì và đi qua những giai tầng của thiền tập để xây dựng lên cho đến cảm nhận nó. Chúng ta có thể làm việc ấy ngay cả qua [tâm giác ngộ] tạo tác. Và chúng ta sẽ nhiệt tình giữ gìn giới nguyện. Rồi thì chúng ta sẳn sàng. Và chúng ta thấu hiểu điều gì đó về phương pháp mật tông tantra, và chúng ta tin chắc rằng đây là một phương pháp thích đáng cụ thể, và chúng ta có sự tôn trọng nó - không chỉ là đi vào một con đường nào đó một cách mù quáng, hay với một ý tưởng tiềm tàng nào đấy về vấn đề đó là gì. Và chúng ta có một sự tôn kính lớn lao đối với vị thầy ban bố lễ khai tâm quán đảnh. Quý vị cảm thấy một sự nối kết nào đó vì thế quý vị được truyền cảm hứng bởi vị thầy. Cũng thế chúng ta quan tâm đến ngondro, những thực tập chuẩn bị sơ bộ. Những sự thực tập chuẩn bị thông thường là rất cần thiết - tối thiểu để có một thể trạng tạo tác của bốn tư tưởng chuyển tâm đến giáo Pháp, đời sống con người quý giá, sự chết và vô thường, hoạt động của nghiệp, và nổi khổ đau của luân hồi. Cho nên chúng ta có sự viễn ly về nó, và rồi dĩ nhiên quy y và tâm giác ngộ. Và tâm giác ngộ hàm ý việc tu tập về sáu ba la mật - sự tập trung, sự thông hiểu về tánh không, và v.v… Những thứ đó chúng ta cần để tiến đến mật tông. Bây giờ, những sự chuẩn bị đặc biệt hay không thông thường - bốn tư tưởng hướng tâm đến giáo Pháp là thông thường trong hiển giáo lẫn mật giáo - những gì không thông thường hay đặc biệt với mật tông là thêm vào tất cả những thứ này như một trăm nghìn thứ này thứ nọ. Sự quán tưởng không quan hệ - chúng là giống nhau cho dù chúng ta quán tưởng với Liên Hoa Sanh, Tông Khách Ba, bất cứ ai; không hề gì, tất cả là giống nhau. Vấn đề là để xây dựng năng lực tích cực, thể trạng của tâm thức, và thực hành một sự tịnh hóa nào đó. Và vì thế mặc dù tốt nhất là hoàn tất những thứ ấy trước khi tiếp nhận lễ khai tâm quán đảnh, tối thiểu chúng ta phát nguyện hành động ở một mức độ nào đó sau khi tiếp nhận lễ khai tâm bởi vì không có điều ấy, thì quý vị sẽ không có nhiều thành công trong sự thực hành của quý vị. Quý vị không có nổ lực, quý vị không có năng lượng; có quá nhiều tiêu cực. Cho nên chúng ta cần một sự phối hợp của cả hai. Với những thứ thông thường tôi nghĩ rằng chúng ta chắc chắn cần một trình độ nào đó cho nó trước lễ khai tâm. Những thứ đặc biệt - tùy vào truyền thống, tùy vào vị thầy, tùy vào hoàn cảnh; cho dù chúng ta hoàn tất nó trước hay sau khi hay làm cả hai. Đó cũng là một bộ phận của nó. Như tôi nói, hầu hết mọi người, họ chưa được chuẩn bị để tham dự một lễ khai tâm Nhưng nếu quý vị không thật sự được chuẩn bị, nó vẫn là sự truyền cảm hứng. Nó thường được quý vị đi "cho sự gia hộ", nhưng đó là một sự chuyển dịch ngớ ngẫn; quý vị có được sự truyền cảm hứng từ đấy - rất hữu ích, rất tốt - nhưng chúng ta không nên ngu ngơ nghĩ rằng chúng ta thật sự tiếp nhận lễ khai tâm. Nó được tuyên bố rất rõ ràng, Sakya Pandita nói một cách rất rõ ràng: không có giới nguyện, quý vị không nhận một lễ khai tâm nào. Và để tiếp nhận giới nguyện quý vị phải tiếp nhận chúng một cách ý thức. Ở đấy và rồi sau này chúng ta thấy, "À, vị Lạt ma thực hiện nghi thức toàn bằng Tạng ngữ. Tôi không có một ý tưởng nào về vấn đề gì đang xảy ra. Tôi không có ý kiến gì về việc tôi thọ giới, và chỉ như một con két tôi lập lại bô la bô lô bằng Tạng ngữ và bây giờ tôi bị kẹt với những giới này," quý vị không tiếp nhận giới. Quý vị không có giới, quý vị không có sự quán đảnh. Đừng ngu ngơ với chính mình. Để thọ giới, quý vị phải thật ý thức biết những gì quý vị đang làm và thật ý thức để tiếp nhận chúng. Không có điều ấy, không có lễ quán đảnh thật sự xảy ra. Quý vị chỉ đến đấy, và nếu quý vị cởi mở đúng mức, thì quý vị tiếp nhận một sự truyền cảm hứng nào đó, giống như một đứa bé hay một con chó ở đấy. Dính Mắc Vào Một Vị Thầy Tâm Linh Chúng ta có thể có thêm một câu hỏi nữa nếu có ai hỏi. HỎI: Cho nên câu hỏi là vấn đề chúng ta nên đối diện với những trình độ vi tế của dính mắc, một cách đặc biệt những trình độ vi tế của việc dính mắc vào vị thầy tâm linh của một hành giả; bởi vì những phương pháp chúng ta diễn tả hôm qua, trong trường hợp này chúng không hoạt động. Chúng ta đối diện với những trình độ vi tế của việc dính mắc vào một vị thầy tâm linh của một hành giả như thế nào? ĐÁP: Như Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích, nếu chúng ta dính mắc vào vị thầy tâm linh hay chấp trước vào Giác Ngộ hay dính mắc vào sự thực tập hay hành thiền hay điều gì giống thế đấy của chúng ta, quý vị không thể nói rằng nó toàn là tiêu cực bởi vì nó thật có một lợi ích nào đó: nó làm chúng ta tập trung về những thứ rất tích cực. Và vì thế không phải là điều gì đó chúng ta phải tập kích thật mạnh mẽ trong cùng cách như chúng ta tấn công, như, dính mắc vào việc săn bắn - điều gì đó tiêu cực; hay như dính mắc vào kem ăn, nó là thứ trung tính; hay dính mắc vào vợ hay chồng, thì có hơi khác nhau. Sự dính mắc chúng ta giải thích là sự thổi phồng những phẩm chất tích cực, và rồi thì không muốn buông ra. Cho nên, nếu không muốn buông bỏ việc đi theo một vị thầy - dĩ nhiên đó phải là một vị thầy đủ phẩm chất - và không buông bỏ việc hành thiền và thực hành và Giác Ngộ và cố gắng và tất cả những thứ này - điều ấy là hoàn toàn tốt đẹp. Vậy thì điều chúng ta phải điều chỉnh ở đây là sự thổi phồng. À, quý vị muốn tập trung vào những phẩm chất của vị thầy, vì thế đó không là một vấn nạn, nhưng thổi phồng rằng đúng nghĩa là một vị Phật có thể đọc tư tưởng của mọi người và biết số điện thoại của mọi người trên thế giới - đây là một sự thổi phồng. Điều này chúng ta phải cẩn thận. Một cách đặc biệt với vị thầy tâm linh, thì chúng ta phải rất cẩn thận bởi vì thường thì điều xảy ra là trong sự tập trung vào những phẩm chất tốt đẹp, một cách đặc biệt nếu chúng ta thổi phồng chúng, những gì thường đồng hành với sự thổi phồng là những phẩm chất yếu kém của chính chúng ta. Và như một kết quả, chúng ta trở thành lệ thuộc vào vị thầy. Điều ấy rất khác với việc nương tựa vào sự hướng dẫn và ngưỡng mộ vị thầy. Lệ thuộc là "Tôi không thể sống mà không có vị ấy và tôi không thể làm việc gì mà không có vị ấy" - đây là điều gì đó mà chúng ta phải quan tâm. Và một vị thầy tâm linh thích đáng là người dạy dỗ chúng ta để chúng ta tự đứng trên đôi chân của mình và trở thành một Đức Phật của chính chúng ta; không phải là người nào đó muốn chúng ta lệ thuộc vào vị ấy. Marpa, cuối cùng, nói với Milarepa sau khi đã dạy ngài: "Bây giờ, đi. Đi xuống núi, đi ra khỏi hang động. Bây giờ ngươi phải tự hành động cho chính ngươi." Milarepa đáp ứng lại Marpa một cách hoàn toàn, hoàn toàn biết ơn mọi thứ mà thầy ngài đã dạy cho ngài, nhưng ngài không lệ thuộc vào thầy của ngài. Và nếu chúng ta có một mối quan hệ như quý vị đề cập với một vị thầy khác, một vị thầy không phải Phật Giáo, thế thì chúng ta có thể học hỏi nhiều từ vị thầy ấy - được biết như một vị thầy phẩm chất với những gì họ đã dạy dỗ - chúng ta có thể được truyền cảm hứng rất nhiều, chúng ta có thể học hỏi nhiều từ vị thầy ấy, có một sự tôn trọng lớn đối với vị thầy ấy, hãy tập trung trên những phẩm chất tốt đẹp của vị thầy ấy - điều ấy là rất lợi lạc. Phật Giáo nói quan tâm đến mọi người như vị thầy của chúng ta - hãy học hỏi từ họ. Nhưng xét cho cùng, chúng ta quan tâm đến điều gì, đến từ sự dính mắc, là sự thổi phồng những phẩm chất tốt đẹp, một cách đặc biệt nghĩ rằng vị thầy không Phật Giáo này có thể hướng dẫn chúng ta đến mục tiêu của Phật Giáo của Giác Ngộ. Họ không cố gắng để hướng chúng ta đến đấy, vì thế chúng ta không nên thổi phồng và nghĩ rằng họ đang đưa chứng ta đến đấy. Họ có thể dạy chúng ta điều gì đó lợi lạc trên con đường - đó là điều hoàn toàn có thể. Việc học hỏi từ họ, nương tựa họ, không muốn từ bỏ trong ý nghĩa "Ô, điều này là ngu ngốc, việc này là lãng phí thời gian" - điều này là okay. Vấn đề là không thổi phồng và ngay cả trong trường hợp của vị thầy Phật Giáo của chúng ta, giống như trường hợp của Milarepa và Marpa, cuối cùng chúng ta cần tiếp tục và đứng trên đôi chân của chúng ta. Hãy trở lại khi chúng ta cần thầy, để làm sáng tỏ những việc gì đó, nhưng không phải là một cách lệ thuộc tôi phải ở bên cạnh như một con chó con. Vậy thì, tại sao chúng ta không chấm dứt ở đây hôm nay Chúng ta nghĩ bất cứ điều hiểu biết nào chúng ta có được nguyện cho nó thâm nhập ngày càng sâu hơn, và hoạt động như nguyên nhân cho việc thành tựu Giác Ngộ và làm lợi ích cho tất cả. Ẩn Tâm Lộ, Saturday, July 25, 2015 Bài liên hệ Năm sự tu tập cho tâm giác ngộ kiên quyết Tu tập từ việc phát tâm giác ngộ nguyện vọng Căn Bản Giới Bồ Tát Của Phật Giáo Tây Tạng
[1] 1- Tư lương đạo, 2- Gia hạnh đạo, 3- Thông đạt đạo hay kiến đạo , 4- Tu tập đạo, 5- Cứu kính đạo |