KINH MALUNKYAPUTTA và GIÁO PHÁP NGẮN GỌN
Các nhà thơ thường dễ bước vào Kinh Phật. Có thể vì các thi sĩ nhạy cảm hơn người đời thường, trong khi đối mặt với dòng đời sinh động, dễ nhận ra cái mong manh, cái rất mực hư vỡ của tất cả các pháp trên trần gian này. Không phải sao, Đức Phật là nhà thơ vĩ đại nhất của các cõi trời người. Chính Kinh Phật là những dòng thơ tuyệt vời nhất trong cõi này, nó lay động chúng ta, làm tỉnh thức, đưa chúng ta bước ra khỏi những giấc mộng đã say từ nghìn kiếp… Nhưng không phải dễ để bước vào cõi của Kinh Phật. Ngay như thi hào Nguyễn Du, người đã đọc Kinh Kim Cương cả nghìn lần, rồi phải đi xa nghìn dặm, trong một cơ duyên hy hữu, mới nhận ra bản tâm, từ đó mới thấy được kinh “vô tự,” kinh không chữ… Chính nơi tâm đó, đó là sự dứt bặt mọi chữ nghĩa, khi đó không còn một chữ nào dính vào cái thấy bản tâm này. Tác giả Đại Lãn, trong bài viết tựa đề “Nguyễn Du và Phân Kinh Thạch Đài” đã dịch và chú giải bài thơ “Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài,” trong đó những câu cuối là: . Nhân liễu thử tâm nhân tự độ, . Dịch: Người tỏ tâm này người tự độ, * Nhà thơ Tuệ Sỹ cũng có những dòng thơ đầy sức mạnh, trong đó cái nhìn về cuộc đời ghi lại trong chữ của nhà sư này thường làm lay động các trang giấy tôi đọc lúc nửa khuya. Thơ của Tuệ Sỹ nhiều thi tính, và cũng là một cõi tinh khôi của một cái nhìn về cái khoảnh khắc phi thời gian – nơi đây, ngôn ngữ thơ của Tuệ Sỹ làm hiện lên một thế giới rực rỡ trước mắt tôi, nơi đây đã biến mất hẳn những khoảnh khắc của quá khứ hay tương lai. Thơ của Tuệ Sỹ dễ dàng làm độc giả tỉnh thức với cái khoảnh khắc hiện tiền. Tôi đã đọc hai câu đối này của Thiền sư Tuệ Sỹ nhiều lần, rất nhiều lần, và lần nào cũng cảm nhận được sức mạnh của những dòng thơ viết lên từ một nhà sư vừa mới bước ra từ những trang Kinh Phật. Đây là hai câu được nhà sư Tuệ Sỹ viết cho Chùa Diên Thọ, ở Diên Khánh, Nha Trang: Vượt Trường sơn nghìn dặm Bắc Nam, . Ngắm sông bạc một màu chung thủy, * Một thoáng Vô vi… Một thoáng Niết bàn… Một khoảnh khắc chợt thấy cái bất sinh, cái vô sinh, cái không hề được tạo ra, một cõi tâm nơi không một pháp nào để làm. Những dòng thơ nào đã lay động tôi như thế? Trước tiên, là Kinh Phật. Một thời tôi đã say mê đọc Kinh Kim Cương, đọc Bát Nhã Tâm Kinh, và đọc bất cứ kinh sách nào tìm được, vào một thời chưa có Internet và kinh sách không có nhiều. Một thời tôi say mê tu tập siêng năng, với tất cả những gì một tên thanh niên mới lớn như tôi hiểu được. Thế rồi cơ duyên, Thầy Tịch Chiếu hiện ra, nói rằng con không có pháp nào để tu hết, và phải thấy tức khắc như thế. Và rồi, hễ tôi ngần ngừ với những câu hỏi, thầy nói hễ suy nghĩ là sai rồi. Cho tới một lúc tôi chợt nhận ra đó chỉ là một cái thấy, chỉ là như thế thôi, còn làm gì khác đều là không đúng. (3) * Một cái thấy. Một Chánh Kiến. Nơi đó không cần tạo tác gì nữa. Thậm chí, người xưa nói, cho làm Phật cũng không làm. Cái khoảnh khắc đó, cái khoảnh khắc của cái được thấy hiện lên. Không hề có ai thấy, mà chỉ là cái được thấy hiện lên trong gương tâm. Cái khoảnh khắc đó, các khoảnh khắc của cái được nghe vang lên trong tâm. Không hề có ai nghe, mà chỉ là cái được nghe. Trong cái khoảnh khắc này, không còn thời gian nữa. Thời gian vật lý là cái hôm qua, cái tuần trước, cái tháng trước, cái năm ngoái, cái thế kỷ trước… Thời gian vật lý là cái ngày mai, cái tuần tới, cái tháng tới, cái năm tới… Nhưng cái thời gian trong tâm thức đã bị xóa hẳn, nơi đây – như Kinh Kim Cương dẫn ra: “Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc.” Khi thấy được cái khoảnh khắc, lập tức lúc đó thời gian tâm thức sẽ biến mất, cả ba thời – quá khứ, hiện tại, vị lai -- đều biến mất. Cái khoảnh khắc là cái phi thời gian. Và cái phi thời gian này hiện ra trong cái thời gian vật lý, nơi chúng ta vẫn hít thở, đi đứng, nói cười… nhưng thời gian tâm thức đã biến mất hẳn rồi. Đó là lúc không có gì cần làm, mà chỉ là như Đức Phật dạy trong Kinh Bahiya (4) rằng trong cái thấy sẽ chỉ là cái được thấy, trong cái nghe sẽ chỉ là cái được nghe. Đó là giải thoát, không cần tập chỉ, không cần tập quán, không cần làm gì nữa. Đây là lời Đức Phật dạy: "Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri." * Trong truyện thơ nôm “Hứa Sử Truyện” sáng tác từ thời thế kỷ 18, được Giáo sư Nguyễn Văn Sâm phiên âm và chú giải, thành tác phẩm mới do Viện Việt Học ấn hành với nhan đề sách “Tỉnh Mê Một Cõi: Hứa Sử Truyện” đã ghi lời một nhà sư trong truyện sau khi đắc quả A La Hán về cái nhìn (cái thấy) của nhà sư Miền Tây Nam Bộ mấy thế kỷ trước, trích, từ câu 2288: . “Bút đề nên kệ, ba hàng ngâm nga. Thanh Sơn kệ rằng: Phật với chúng sanh trước ngỡ xa, . Vô niệm… Đây là ngôn ngữ của Thiền Tông. Cũng lạ, vì truyện thơ “Tỉnh Mê Một Cõi” phần lớn là dạy pháp Tịnh Độ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Nhưng thế nào là Vô Niệm? Nếu dẫn Kinh Pháp Bảo Đàn, bản do Thầy Thích Duy Lực dịch và lược giải, Phẩm Định Huệ Thứ Tư, trích: “Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, CHÁNH GIÁO vốn chẳng đốn tiệm, tánh người tự có lợi độn, kẻ mê tiệm tu, người ngộ đốn khế. Đốn tiệm chỉ là giả danh kiến lập mà thôi, nếu tự nhận được bổn tâm, tự thấy được bổn tánh thì chẳng sai biệt vậy. Thiện tri thức, Pháp môn này xưa nay lập VÔ Niệm làm tông, VÔ TƯỚNG làm thể, VÔ Trụ làm gốc. VÔ TƯỚNG là ở nơi tướng mà lià tướng. VÔ Niệm là ở nơi niệm mà chẳng niệm.” (5) Nhắc lại ý Kinh Bahiya: trong cái thấy sẽ chỉ là cái được thấy. Nơi đây, Đức Phật không hề dạy là phải khởi lên niệm đúng sai, phảỉ quấy gì, mà chỉ bảo là hãy thấy như nó hiện lên… Cảnh liên tục biến đổi như mây trước mắt, hễ nghĩ ngợi là thành ra tâm quá khứ, là mây tan thành hình khác rồi, là mình bị lôi vào dòng thời gian luân hồi. Thế nên cổ đức mới nói, hễ nghĩ ngợi, là lầm qua. * Có một Kinh khác cũng dạy như thế. Bản Anh dịch của nhà sư Bhikkhu Bodhi, trong Kinh Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya 35.95) có tên là Kinh Maluṅkyaputta. Nhà sư Malunkyaputta đã cao niên, tự biết không còn ở lâu trên cõi đời này, cho nên mới hỏi Đức Phật, xin dạy Pháp ngắn gọn (Dhamma in brief), để nhà sư này tìm chỗ ngồi tu khẩn cấp. Đức Phật đã dạy Pháp ngắn gọn, cho nhà sư muốn tu khẩn cấp này, và Đức Phật cũng lập lại các lời dạy quan trọng, như sau: “Nơi đây, Malunkyaputta, với những gì được ngươi thấy, nghe, cảm thọ, và thức tri: trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được cảm thọ sẽ chỉ là cái được cảm thọ; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri. “Hỡi Malunkyaputta, khi nào những gì được ngươi thấy, nghe, cảm thọ, và thức tri: trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được cảm thọ sẽ chỉ là cái được cảm thọ; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri, rồi thì, hỡi Malunkyaputta, ngươi sẽ không hiện hữu ‘trong liên hệ với cái đó.’ “Hỡi Malunkyaputta, khi ngươi không hiện hữu ‘trong liên hệ với cái đó,’ rồi thì ngươi sẽ không hiện hữu ‘ở nơi đây’. “Hỡi Malunkyaputta, khi ngươi không hiện hữu ‘ở nơi đây’, rồi thì ngươi sẽ không ở trong đời này, không ở trong đời sau, và cũng không ở giữa hai đời ấy. Thế này, tự thân là kết thúc khổ đau.” (6) Cần ghi nhận: Đức Phật chỉ nói về “cái được thấy, cái được nghe…” mà không nói về “cái thấy, cái nghe…” Cần ghi nhận thêm: Kinh Malunkyaputta và Kinh Bahiya là hai kinh được dạy theo lời thỉnh cầu xin giáo pháp ngắn gọn (Dhamma in brief) vì người xin đã già rồi, không còn nhiều thì giờ nữa trên đời này. Đó là cái thấy của khoảnh khắc. Đó là nơi hễ nghĩ ngợi là lầm qua rồi. Đó là cái khoảnh khắc phi thời gian, không đời này, không đời sau. Đó là khi thời gian đã kết thúc, khi cái khoảnh khắc hiện tiền trở thành một niệm ngàn năm. Đó là cái thấy hiện ra trước mắt, nơi thi ca hiển lộ cả bầu trời. Đó là nơi không có một pháp nào để tu hết, vì hễ nghĩ ngợi lành dữ ưa ghét là sẽ rơi vào dính mắc, là cái khoảnh khắc phi thời gian sẽ trở thành dòng thời gian luân hồi miên viễn. Cũng như lời của Thầy Tuệ Sỹ: … người không hay một thoáng Vô vi… Nguyên Giác GHI CHÚ: (1) Xem Đại Lãn, Nguyễn Du Và Phân Kinh Thạch Đài, link: http://thuvienhoasen.org/a8357/nguyen-du-va-phan-kinh-thach-dai (2) Xem tác phẩm Tuệ Sỹ Văn Tuyển, tập 3. Xin click vào bìa sách, tìm trang 233 để đọc: http://tinyurl.com/qfr3vya (3) Xem "Thiền Sư Nhẫn Tế: 80 Năm Kỷ Niệm Tây Du Phật Quốc" -- trang 91. Link: http://thuvienhoasen.org/images/file/MTemVP6V0ggQAPE8/80-nam-tay-du-ky-phat-quoc.pdf (4) Xem: http://thuvienhoasen.org/a14273/bai-phap-khan-cap-bahiya-sutta (5) Xem: http://thuvienhoasen.org/a684/pham-dinh-hue-thu-tu (6) Nguyên văn, bản Anh dịch của Đại Sư Bodhi: “Here, Maluṅkyaputta, regarding things seen, heard, sensed, and cognized by you: in the seen there will be merely the seen; in the heard there will be merely the heard; in the sensed there will be merely the sensed; in the cognized there will be merely the cognized. “When, Maluṅkyaputta, regarding things seen, heard, sensed, and cognized by you, in the seen there will be merely the seen, in the heard there will be merely the heard, in the sensed there will be merely the sensed, in the cognized there will be merely the cognized, then, Maluṅkyaputta, you will not be ‘by that.’ “When, Maluṅkyaputta, you are not ‘by that,’ then you will not be ‘therein. ’ “When, Maluṅkyaputta, you are not ‘therein,’ then you will be neither here nor beyond nor in between the two. This itself is the end of suffering.” (Link: https://suttacentral.net/en/sn35.95) Trong khi bản Anh dịch của Maurice O'Connell Walshe, trích: “Well then, Maalu"nkyaputta, in things seen, heard, sensed, cognized: in the seen there will only be the seen, in the heard only the heard, in the sensed only the sensed, in the cognized only the cognized... Then, Maalu"nkyaputta, there will be no 'thereby' for you. Having no 'thereby' you have no 'there.' Having no 'there,' Maalu"nkyaputta, there is for you neither this world, nor the next, nor anywhere in between. That in itself is the end of suffering." (Link: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/sn35.095.wlsh.html) Và bản Anh dịch của Đại Sư Thanissaro Bhikkhu, trích: “Then, Malunkyaputta, with regard to phenomena to be seen, heard, sensed, or cognized: In reference to the seen, there will be only the seen. In reference to the heard, only the heard. In reference to the sensed, only the sensed. In reference to the cognized, only the cognized. That is how you should train yourself. When for you there will be only the seen in reference to the seen, only the heard in reference to the heard, only the sensed in reference to the sensed, only the cognized in reference to the cognized, then, Malunkyaputta, there is no you in connection with that. When there is no you in connection with that, there is no you there. When there is no you there, you are neither here nor yonder nor between the two. This, just this, is the end of stress."(Link: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/sn35.095.than.html) Bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu hình như ghi nhầm số 95 thành 92. Trích nơi đây: “12) -- Và ở đây, này Màlukyaputta, đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm nhận, được biết đến, Ông sẽ chỉ thấy được với những vật thấy được, sẽ chỉ nghe được với những vật nghe được, sẽ chỉ cảm nhận được đối với những vật cảm nhận được, sẽ chỉ nhận biết được đối với những vật có thể nhận biết được. 13) Vì rằng, này Màlukyaputta, đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm nhận, được biết đến, Ông sẽ chỉ thấy được với những vật thấy được, chỉ nghe được với những vật nghe được, chỉ cảm nhận được đối với những vật cảm nhận được, chỉ nhận biết được đối với những vật nhận biết được. Cho nên, này Màlukyaputta, Ông không có vì cái ấy. Do vì, này Màlukyaputta, Ông không có vì cái ấy, nên Ông không có: "Ở nơi đây". Do vì, này Màlukyaputta, Ông không có: "Ở nơi đây", do vậy, này Màlukyaputta, Ông sẽ không có đời này, đời sau, và giữa hai đời ấy. Đây là sự chấm dứt khổ đau.... Và Tôn giả Màlukyaputta trở thành một vị A-la-hán nữa.” (Link: http://thuvienhoasen.org/a705/35-chuong-i-tuong-ung-sau-xu ) *** LỜI MỜI: Kính mời độc giả tham dự buổi ra mắt sách “Tỉnh Mê Một Cõi” nêu trên vào Chủ Nhật 30-8-2015, từ 2:00PM-5:00PM, tại Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St #222, Westminster, CA 92683. Sẽ có 3 diễn giả: GS Trần Ngọc Ninh, GS Nguyễn Văn Sâm, và Cư sĩ Nguyên Giác. |