Những sự nghịch lý trong thời đại chúng ta

19/03/20169:50 SA(Xem: 8941)
Những sự nghịch lý trong thời đại chúng ta

Hoang Phong
Biên khảo và chuyển ngữ
ĐÔI BÀN TAY ĐỂ NGỬA
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016

NHỮNG SỰ NGHỊCH LÝ TRONG THỜI ĐẠI CHÚNG TA
THE PARADOX OF OUR AGE (Dalaï Lama)
LE PARADOXE DE NOTRE EPOQUE (Dalaï Lama)
Đức Đạt-lai Lạt-ma

1. Ngày nay nhà cửa chúng ta rộng hơn, nhưng gia đình thì lại bé nhỏ hơn trước,

2. có nhiều tiện nghi hơn, nhưng thời giờ thì lại hiếm hoi hơn,

3. nhiều bằng cấp hơn, nhưng ý thức thì kém hơn,

4. nhiều kiến thức hơn, nhưng phán đoán thì yếu hơn,

5. nhiều chuyên gia hơn, nhưng lại có thêm lắm rắc rối,

6. nhiều thuốc men hơn, nhưng sức khỏe lại tệ hơn,

7. Chúng ta lên mặt trăng và quay về được, thế nhưng để băng qua đường thăm một người hàng xóm vừa dọn đến thì lại quá khó.

8. Chúng ta chế tạo thật nhiều máy vi tính lưu trữ nhiều dữ liệu và in ấn nhiều hơn bao giờ hết, nhưng mối liên hệ giữa người và người thì lại giảm đi.

9. Số lượng thành phẩm sản xuất ngày càng cao, nhưng chất lượng lại càng kém đi.

10. Sống trong thời đại của thức ăn nhanh, nhưng chúng ta lại chậm tiêu hóa,

11. Thân xác quả có cao lớn hơn, nhưng tánh khí thì thấp kém đi,

12. Lợi nhuận sâu dày hơn, thế nhưng liên hệ con người thì nông cạn hơn.

13. Tất cả chỉ được cái vỏ bề ngoài, nhưng bên trong thì trống rỗng.

 

Vài lời ghi chú của người dịch

                dalailama-0123174Đức Đạt-lai Lạt-ma nêu lên các sự nghịch lý trên đây chẳng phải là để chúng ta đọc chơi cho vui rồi quên đi, mà là để đánh thức chúng ta trước những cái thường tình trong cuộc sống mà chúng ta đã nhẹ nhàng chấp nhận từ lúc nào không hề biết. Nhận thấy những nghịch lý ấy nhưng có làm gì được để thay đổi, đó quả là một việc không dễ và tùy thuộc vào mỗi cá nhân chúng ta.

            Bên trong nội tâm, chúng ta luôn bị chi phối bởi những thúc dục của bản năng, và trong bối cảnh bên ngoài thì chúng ta không ngừng chạy theo các xu hướngbiến động của xã hội, tất cả khiến chúng ta không còn trông thấy được bản chất đích thật của chính mình và của hiện thực ở đâu cả. Cái tôi trong mỗi chúng ta mượn sự u mêlầm lẫn đó để xui khiến chúng ta hành động thật phi lý, đi ngược lại với bản chất tự nhiên của chính mình và của vạn vật. Đôi khi trong những lúc sáng suốt chúng ta cũng bất chợt thoáng thấy một vài nghịch lý nào đó trong cuộc sống của mình. Thế nhưng trên thực tế thì những sự nghịch lý đại loại như thế nhiều vô kể, Đức Đạt-lai Lạt-ma chỉ nêu lên vài điều trên đây cũng đủ khiến chúng ta phải suy nghĩ hầu tìm cách sửa đổi thái độ cũng như cung cách hành xử của mình.

            Thế nhưng thật ra chỉ có thể biến cải được mình khi nào chính mình quán thấy được sự hợp lý của sự sống, và đấy mới thật là điều khó. Điều này đòi hỏi chúng ta phải suy tư lâu dài hầu giúp mình khám phá ra cái bản chất từ bi luôn tỏa rộng trong tâm thức nguyên sinh của chính mình, cái bản chất từ bi đó lúc nào cũng hữu lý với chính mình và thiên nhiên. Sự quán thấy bản chất từ bi ấy trong lòng mình sẽ giúp mình sống thật can trường, nhưng cũng thật hết sức thăng bằng và hài hòa trong thế giới của sự sinh và cái chết, một thế giới đầy rẫy khổ đau và nghịch lý.

 

                                    Bures-Sur-Yvette, 05.01.15

                                    Hoang phong chuyển ngữ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190719)
01/04/2012(Xem: 36315)
08/11/2018(Xem: 14989)
08/02/2015(Xem: 54148)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.