Bản dịch đầu tiên từ nguyên bản Sanskrit
D. T. Suzuki | Thích Chơn Thiện & Trần Tuấn Mẫn dịch Việt
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1998
Thư Viện Huệ Quang chụp lại thành dạng PDF

Chủ yếu của kinh Lăng già là bàn về chân lý Tự chứng tự nội hay Tự chứng thánh trí mà được Như lai thể chứng, mang tư tưởng nhất quán là tư tưởng “Như lai tàng và Alaida thức” mà Alaida một mặt đồng nhất với Như lai tàng. Tuy nhiên, trong sự đồng nhất ở đây cũng có tính dị biệt, cho nên tất cả pháp đều từ Alaida mà lưu xuất.
Giáo lý chủ yếu của kinh là: năm pháp, tám thức và hai vô ngã, bao gồm cả giáo lý Đại thừa và Thiền học Phật giáo nói chung. Riêng kinh Lăng già chú trọng đến vấn đề Duy thức, Vô ngã và lý thuyết nổi bậc nhất là Duy tâm. Mục đích tối hậu của Lăng già là đưa con người đến giác ngộ giải thoát thành Phật, tức là chuyển con người từ mê đến giác, từ vọng đến chơn, hay nói đúng hơn là chuyển chúng sanh tánh thành Phật tánh, mà đúng theo Duy thức là chuyển Thức thành Trí. Cũng như sự tự chứng tự nội, làm sao để đến với trí Viên thành thật, tức là phải quay vào tâm thức của mình, nhập vào Như lai tạng, tự chứng cái chân lý Duy tâm trong tự nội thâm sâu nhất của mình. Do đó muốn đạt được trạng thái tự chứng tự nội cần phải bàn về hệ thống Duy thức, hệ thống Duy tâm và vấn đề tự chứng tự nội để đạt đến thánh trí.
Lăng Già chủ trương tu tập giáo lý Duy tâm đưa đến tự chứng tự nội. Trên lộ trình đi đến giác ngộ giải thoát, chúng ta tu như thế nào đi nữa cũng không rời bỏ cái tâm này, nó chính là A lại da hay Như Lai tàng. Khi muốn trở về quê xưa của mình phải bằng sự tu chứng bên trong nội tâm tức chuyển chủng tử A lại da ô nhiễm thành thanh tịnh hoàn toàn. Đó là cái thấy biết chân lý trực giác nội tại. Nguyên lý tối hậu của cái thấy biết này không phụ thuộc vào bất cứ điều gì được lập luận bằng luận lí.
Chuyển thức thành trí theo Lăng Già còn gọi là đốn ngộ, là chứng nhập trong chân lí của nhân sinh. Ngộ không phải là một trạng thái yên tĩnh, không phải là một sự thanh thản mà là một kinh nghiệm nội tâm không có dấu vết của thức. Điều rốt ráo cùng tột của người tu hành không phải là quảng học đa văn mà chính thành tựu được an lạc giải thoát ở nội tâm mà Lăng Già gọi là sự Tự chứng thánh trí, thiền tông gọi là kiến tánh. Sự Tự chứng tự nội là kết quả rốt ráo của quá trình tu tập mà Lăng Già luôn hướng hành giả tu tập phải đạt đến. Sự chứng ngộ của Đức Phật và chúng sanh là sự chuyển mê khai ngộ, chuyển nhiễm thành tịnh, chuyển chúng sanh tánh thành Phật tánh.

LĂNG GIÀ ĐẠI THỪA KINH
NGHIÊN CỨU KINH LĂNG GIÀ
Nguyên tác Anh Ngữ: DAISETZ TEITARO SUZUKI
Việt dịch:
Tỳ kheo Thích Chơn Thiện
Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn dịch
Nhà xuất bản Tôn Giáo
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP HCM 1992
Nghiên Cứu Kinh Lăng Già (NXB Tổng Hợp 1992) - Daisetsu T. Suzuki, 605 Trang
LỜI TỰA
Đã hơn bày năm từ khi tôi khởi sự nghiên cứu kinh Lăng Già một cách hết sức nghiêm túc; nhưng do nhiều làn gián đoạn, tôi đã không thể thực hiện chương trình của tôi nhanh như tôi từng mong muốn. Các bạn tôi từ nhiều môi trường sống khác nhau đã có lòng tốt và rộng lượng theo nhiều cách, và giờ đây, tôi trình tác phẩm thô thiển này của tôi ra trước sự thẩm xét của quần chúng độc giả Anh ngữ. Cũng còn nhiều đoạn khó hiểu và tối tăm trong bản kinh mà tôi đã không thể làm sáng tỏ theo như ý muốn. Những khiếm khuyết này cần được các độc giả cao minh sửa chữa. Tôi sẻ vô cùng sung sướng nếu tôi đã làm cho bản kinh Đại thừa đầy đủ ý nghĩa này trở nên dễ hiểu hơn trước, dù chỉ ở một mức độ rất ít ỏi. Ở Trung Quốc, nhiều học giả uyên thâm và có những thông tuệ về tâm linh, trải qua một thời kỳ khoãng hai trăm năm mươi năm, đã thực hiện ba hoặc bốn lần nỗ lực để tạo một bản dịch kinh Lăng Già cho dể hiểu. Chẳng cần phải nói, những nỗ lực ấy đã giúp đỡ vô cùng cho người dịch này. Mong sao bản dịch của tôi cũng có thể là một bàn đạp dù còn yếu ớt để tiến đến một diễn dịch đầy đủ hơn cho bản kinh.
Bản dịch Anh ngữ này được căn cứ trên ấn bản Sanskrit của Bunyu Nanjo do Otani University Press xuất bản năm 1923.
Tôi rất mang ơn ông Dwight Goddard ở Thetfoid, Vermont, U.S.A, một lần nữa đã giúp tôi trong việc đánh máy toàn bộ bản thảo cuốn sách này. Ông sang thăm bờ bên này của Thái Bình Dương, quả thực là nhằm để giúp tôi trong công việc ấy. Khổng Tử nói: “Có bạn từ phương xa đến, há chẳng hạnh phúc ư?” (Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?) Câu nói ấy áp dụng vào trường hợp này thật đích đáng.
Tôi may mắn có được sự ủng hộ và giúp đỡ của hội Keimeiwai, một hiệp hội được tổ chức để giúp đỡ cho công trình của tôi còn phải kéo dài một thời gian nữa mới xong. Còn rất nhiều điều phải hoàn tất trước khi tôi phải ra trước Pháp đình của Diêm vương mà có thể nói với ông rằng, “Đây là công trình của tôi; dù nó nhỏ nhoi nhưng tôi đã cố gắng làm hết sức mình”. Tôi xin bày tỏ nơi đây lòng biết ơn của tôi đến tất cả các cố vấn của Hội đã có thiện ý đề nghị cho nhanh chóng thông qua tác phẩm văn học này, một tác phẩm mà tôi trân trọng cầu mong sẽ làm được cái gì đó để phương Tây hiểu rõ hơn về đời sống văn hóa phương Đông.
Bất cứ tác phẩm văn học nào mà tôi có thể cho ra mắt người đọc, tôi cũng không thể bỏ qua mà không ghi vào đấy tên của người bạn tốt, vô vị lợi, một người bạn Phật tử có công tâm là Yakichi Ataka, người luôn luôn muốn giúp đỡ tôi bằng mọi cách nếu có thể được. Nếu không vì ông ta thì tôi không bao giờ có thể thực hiện được các chương trình của mình đến mức độ mà tôi khó có thể hoàn tất được. Về vật chất, từ một loại công tác như thế này thì không thể mong chờ những kết quả cụ thể được, thế mà một học giả lại còn đối mặt với những nhu cầu sinh hoạt của mình. Nếu không có sự việc vào một ngày đẹp đẽ nào đó, chúng ta lập ra một hội đồng lý tưởng trong đó mỗi thành viên thể hiện mọi khả năng thiên bẩm và mọi năng lực tinh thần của mình theo chiều hướng thích hợp nhất để phát huy chúng và theo thể cách lợi lạc nhất cho mỗi thành viên khác nói chung và nói riêng, thì chắc chắn nhiều trở ngại sẽ ngăn chận con đường của những ai nỗ lực mưu đồ những thứ không có giá trị về thương mại. Còn bây giờ thì ớ khắp nơi đều vô cùng cần thiết sự có mặt của hết thảy chư vị Bồ tát. Và đây há chẳng phải là giáo lý của kinh Lăng Già, đang được khoác áo Anh ngữ, giờ đây đang nằm trước mắt bạn tôi, cũng như trước mắt các độc giả đấy sao?
Người viết cũng xin cảm ơn vợ mình, người đã đọc suốt bản thảo để tạo cho nó một cái vẻ khá hơn về văn chương, xin cảm ơn Ông Hokei Idzumi giúp đỡ tôi nhiều trong việc đọc hiểu nguyên bản, và cảm ơn Giáo sư Yenga Teramoto đã vui lòng cộng tác về mặt kiến thức Tây Tạng.
DAISETZ TEITARO SUZUKI
Tokyo, tháng 11 năm 1931
(Chiêu Hòa, năm thứ sáu)
MỤC LỤC
___________________________________________
I . DẪN NHẬP VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU KINH LĂNG GIÀ
II. KINH LĂNG GIÀ VÀ GIÁO LÝ PHẬT GIÁO THIỂN
I- Khái quát về các ý niệm chính được trình bày trong bộ kinh
II- A- Nội dung tri thức về kinh Phật giáo
B- Tâm lý học về kinh nghiệm Phật giáo
III- Đời sống và công việc của vị Bồ tát
III. MỘT SỐ LÝ THUYẾT QUAN TRỌNG ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG LĂNG GIÀ
I- Học thuyết Duy tâm
II- Khài niệm về bất sinh
III- Tam thân của Đức Phật
IV- Đức Như lai
V- Các tiêu đề khác
CHÚ GIẢI CÁC THUẬT NGỮ PHẠN - HÁN
NỘI DUNG CHI TIẾT
_________________________________
Lời tựa
Dẫn nhập
Chương một
Chúa thành Lăng Già, xin được chỉ dậy
Chương hai
Sự tập hợp tất cả các pháp
I. Mahamati ca ngợi Đức Phật bằng các câu kệ
II. Một trăm lẻ tám câu hỏi của Mahamati
III. Một trăm lẻ tám câu phủ định
IV. Về các thức
V. Bày loại tự tính (Svabhava)
VI. Bảy loại nguyên lý đầu tiên (Đệ nhất nghĩa đế - Paramartha) và các kiến giải sai lầm của hàng Triết gia về tâm bị loại bỏ
VII. Các kiến giải sai lầm của một số Bà-la-môn, Sa-môn, về nhân duyên, sự tương tục v.v…các kiến giải của Phật giáo về những chủ đề như A-lại-da thức, Niết-bàn, Duy tâm, v.v…Những sự chứng đạt của vị Bồ tát
VIII. Tu tập của vị Bồ tát về sự tự chứng
IX. Sự phát sinh và vận hành của các Thức Sự tu tập tâm linh của vị Bồ tát, các câu kệ về biểu A-lại-da và sóng thức
X. Vị Bồ tát phát biểu ý nghĩa của Duy tâm
Xia. Ba khía cạnh của Thánh trí (aryajnana)
Xib. Sự đạt Như-lai thân (Tathagatakaya)
XII. Lý luận về sừng thỏ
XIII.Các câu kệ về A-lại-da thức và Duy tâm
XIV.Sự thanh tịnh các hiện lưu, tức khắc và dần dần
XV.Đức Phật Sở lưu, đức Phật Pháp Tính
XVI.Thể chứng của hàng Thanh Văn và sự chấp vào ý niệm tự tính
XVII.Sự thường hằng không thể nghĩ bàn
XVIII.Niết bàn và A-lại-da thức
XIX.Tất cả các sự vật là vô sinh
XX.Năm loại trí tuệ thuộc tâm linh
XXI.Kệ về tam thừa
XXII.Hai loại nhất xiển đề (Icchatika)
XXIII.Ba hình thức tự tính
XXIV.Hai vô ngã (Nairatmaya dvayalakshana)
XXV.Khẳng định và phủ nhận(Samaopapavada)
XXVI.Bồ tát mang nhiều nhân cách khác nhau
XXVII.Về hư vô (Trống rỗng-sunyata)
vô sinh và phi nhị biên
XXVIII.Như-lai tạng và Ngã – linh hồn
XXIX.Kệ về những phân biệt của các triết gia
XXX.Bồn thứ cần thiết cho sự cấu thành quả vị Bồ tát (Bồ tát tính)
XXXI.Về nhân duyên (sáu loại), và sự sinh khởi của hiện hữu
XXXII.Bốn hình thức phân biệt bằng ngôn từ
XXXIII.Về ngôn từ và phân biệt và thực tính tối cao
XXXIV.Kệ về thực tính và những biểu thị của nó
XXXV.Duy tâm, Sự Đa phúc và những tương tự, với một nội suyvà khái niệm nhị biên và Hiện hữu
XXXVI.Giáo pháp (Dharna desana) của chư Như lai
XXXVII.Bồn loại Thiền định (Dhyana)
XXXVIII.Về Niết bàn
XXXIX.Hai đặc tính của Tự ngã
XL. Hai loại gia lực (Adhishthana) của Đức Phật
XLI.Về chuỗi nhân duyên (Pratiya samutpada)
XLII.Các từ ngữ (Abhilapa) và các thực tính (Bhava)
XLIII.Tề tính trường cửu của âm thanh (Nityasabda)
Bản chất của sai lầm (Bharania) và điên đảo (Vipazyasa)
XLIV.Về bản chất của Như Huyễn
XLV.Bão rằng tất cả các sự vật đều vô sinh
XLVI.Về tên gọi, ý nghĩa, âm tiết và ý nghĩa của chúng
XLVII.Những khẳng định không thể giải thích được (Vyakritani)
XLVIII.Tất cả các sự vật hiện hữu và không hiện hữu (bốn hình thức giải thích)
XLIX.Về các Thanh Văn, Tư-đà hàm, Tu-đà hoàn, A-na hàm, và A-la hán về ba mối ràng buộc (Samyojani)
L. Trí (Buddhi) quán sát và phân biệt
LI.Các thành tố cơ bản (thứ nhất) và thứ yếu (thứ hai)
LII.Năm uẩn
LIII.Bốn loại Niết bàn và tâm thức
LIV.Vọng tưởng và mười hai chủ đề
LV.Kệ về Tâm, Biến kế sở chấp, Y tha khởi và Viên thành thực
LVI.Nhất thùa và Tam thừa
Chương ba
Về vô thường
LVII.Ba hình thức của ý thân (Manomayakaya)
LVIII.Năm tội vô gián (Pancanantaryani), khát ái là mẹ và vô minh là cha
LIX.Phật tính (Buddata)
LX.Tính bình đẳng (Samata) của Phật quả và bốn khía cạnh của nó
LXI.Không một lời nào do đức Phật tuyên thuyết, sự Tự chứng và Thực tính thường trụ
LXII.Về hữu và phi hữu. Hiện thực luận và Hư vô luận
LXIII.Sự thể chứng và giáo lý bằng ngôn từ
LXIV.Sự phân biệt, một thế giới bên ngoài, nhị biên luận và sự ràng buộc(chấp)
LXV.Sự liên hệ giữa các từ ngữ
LXVI.Về cái biết tuyệt đối (Jnana) và Tương đối (Vijnava)
LXVII.Chín sự Biến hóa (Parinama)
LXVIII.Sự ràng buộc thâm sâu với hiện hữu
LXIX.Tự tính, thực tính, tưởng tượng, chân lý của sự cô tịch v.v…
LXX.Luận đề về vô sinh
LXXI.Trí tuệ thực sự và vô minh
LXXII.Sự tự chứng và bàn luận về sự tự chứng
LXXIII.Về vị Lokayatika (Lô-ca-da-da)
LXXIV.Các kiến giải về Niết bàn
LXXV.Như lai tính có phải là hữu vi hay không? Sự liên hệ của nó với các uẩn với giải thoát, với trí tuệ
LXXVI.Các định nghĩa về Như lai, sự liên hệ giữa các từ ngữ và ý nghĩa, Đức Phật không tuyên bố một từ nào
LXXVII.Nhân duyên, Vô sinh, Tự tâm, Niết bàn
LXXVIII.Kể về vô sinh và nhân duyên
LXXIX.Các kiến giải về vô thường
Chương bốn
Về sự hiểu biết ngay liền (hiện lượng)
LXXX.Sự tỉnh lặng hoàn toàn mà chư Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ tát đạt được. Các địa (cấp độ) Bồ tát.
Chương năm
Về sự suy diễn về tính chất thường và vô thường của Như lai tính
LXXXI.Tính chất vô thường của Như lai tính
Chương sáu
Sự chuyển biến theo từng sát na (sát na chuyển)
LXXXII.Như lai tạng và A-lại-da thức
LXXXIII.Năm pháp và sự liên hệ của chúng với ba tự tính
LXXXIV.Năm pháp
LXXXVI.Sự chuyển biến mọi lúc (sát na chuyển), tám thức
LXXXVII.Ba loại Ba-la mật
LXXXVIII.Các kiến giải về Sát na chuyển. Sự phân biệt
Chương bảy
Về sự biến hóa
LXXXIX.Về sự biến hóa
Chương tám
Về sự ăn thít
Chương chín
Các mật chú (Đà-la-ni –dharanis)
Tổng kệ (Sagathakam)
.
- Từ khóa :
- Lăng Già
- ,
- Đại Thừa Kinh