Tâm Từ - sách ebook PDF

16/07/20201:01 SA(Xem: 11207)
Tâm Từ - sách ebook PDF

PHẬT-GIÁO NGUYÊN-THỦY THERAVĀDA
PHẬT-LỊCH 2563
TÂM TỪ
TỲ-KHƯU HỘ-PHÁP
(DHAMMARAKKHITA BHIKKHU)
(AGGAMAHĀPAṆḌITA)
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO – 2019
(Tái bản lần thứ nhất có sửa và bổ sung)
tam tu -ty khuu ho phap

 Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa.
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy,
Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.
TÂM-TỪ
Soạn-giả Tỳ-khưu Hộ-Pháp
Dhammarakkhita Bhikkhu
(Aggamahāpaṇḍita)

LỜI NÓI ĐẦU

 

Tâm-từ, nói một cách nôm na là tình thương yêu, là một tình cảm thiêng liêng đối với tất cả chúng-sinh dù nhỏ dù lớn, là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống của mỗi chúng-sinh.

Tất cả sinh vật (1) hiện hữu nói chung, tất cả mọi chúng-sinh nói riêng, thường có hai nhu cầu thiết yếu:
- Nhu cầu về vật chất: như vật thực, y phục, chỗ ở, thuốc trị bệnh, v.v...
- Nhu cầu về tinh thần: ở đây chỉ muốn đề cập đến tình cảm thiêng liêng, tình thương yêu đối với tất cả chúng-sinh gọi là tâm-từ, chỉ có trong thiện-tâm trong sáng mà thôi, là một món ăn tinh thần ngon lành bổ dưỡng không những nhất thời, mà còn nuôi dưỡng thiện-tâm tăng trưởng, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp vị-lai, cả cho mình lẫn cho tất cả mọi chúng-sinh nữa; cho nên, tâm-từ là một nguồn sinh lực quý giá, một thứ bảo bối bảo vệ an toàn cho thân tâm.

Để có được tâm-từ không phải là việc dễ dàng, mà đòi hỏi hành-giả cần phải có nền tảng vững chắc để tâm-từ phát sinh, có tâm tinh-tấn không ngừng, có đức nhẫn-nại, kiên trì thực hành pháp-hành niệm rải tâm-từ đúng theo phương pháp, thì tâm-từ mới có thể phát sinh và tăng trưởng, chắc chắn đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho mình và những người gần gũi thân cận cùng tất cả chúng-sinh, không ngoại trừ một ai.

Bởi vì, hành-giả niệm rải tâm-từ rộng lớn vô lượng, vô biên đến tất cả chúng-sinh, hòa đồng giữa mình cùng với tất cả chúng-sinh; chan hoà cùng khắp, mọi sinh vật tiếp nhận sự an lành, mát mẻ trong một môi trường sinh khí phát xuất từ tâm-từ, làm cho các sinh vật được tươi tốt và tăng trưởng.

Vậy tâm-từ là gì? 

Tâm-từ chính là vô-sân tâm-sở đồng sinh trong đại-thiện-tâm có đối-tượng là tất cả chúng-sinh. Hành-giả thực-hành pháp-hành niệm rải tâm-từ đến tất cả chúng-sinh, không ngoại trừ một chúng-sinh nào. Người có tâm-từ vô lượng vô biên rải khắp cùng mọi sinh vật; tâm-từ rải đến nơi nào, chúng-sinh muôn loài hưởng được an lành mát mẻ nơi ấy; tâm-từ rải khắp mọi nơi thì chúng-sinh muôn loài hưởng được an lành, mát mẻ khắp mọi nơi.

Ngược lại với tâm-từ là “tâm-từ giả”, cũng là tình thương yêu, nhưng lại phát sinh từ tâm tham trong đối-tượng chúng-sinh nào đáng hài lòng, người nào đáng hài lòng, v.v...

Nếu đối-tượng chúng-sinh, con người ấy làm điều gì không đáp ứng được tâm tham muốn, thì chủ thể, người mong muốn ấy cảm thấy bất mãn, thất vọng; nghĩa là tham mà không được như ý của mình, thì chính tâm-tham ấy làm nhân duyên phát sinh tâm-sân thù ghét, phá hoại đối- tượng chúng-sinh, con người ấy. Do đó, tình thương yêu phát sinh từ tâm-tham gọi là “tâm-từ giả”.

Tâm-từ giả” và tâm-từ thật khác nhau do tâm và đối-tượng.

- “Tâm-từ giảđồng sinh với tâm-tham, có đối-tượng là chúng-sinh, con người đáng yêu theo tâm-tham của mình; nếu đối-tượng chúngsinh, con người ấy không còn thỏa mãn theo tâm-tham, thì làm nhân duyên phát sinh tâmsân làm hại đối-tượng ấy. Đó là tính chất của “tâm-từ giả”.

- Tâm-từ thật là vô-sân tâm-sở đồng sinh với thiện-tâm, có đối-tượng là tất cả chúng-sinh, không ngoại trừ một ai, dầu trong số tất cả chúng-sinh ấy, biết có chúng-sinh là kẻ thù của mình thì thiện-tâm vẫn không thay đổi, hành-giả vẫn niệm rải tâm-từ mong cho tất cả chúng-sinh:
 Không oan trái lẫn nhau.
 Không khổ tâm.
 Không khổ thân.
Giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.
Đó là tính chất đặc biệt của tâm-từ.

Hành-giả thực-hành pháp-hành niệm rải tâm từ là người cần phải có tâm-từ trước tiên; cũng ví như người thí chủ muốn làm phước bố-thí thì cần phải hội đủ các điều kiện:
 Tác-ý thiện-tâm bố-thí.
 Có vật thí đầy đủ sẵn sàng.
 Có người thọ thí xong.

Khi ấy, người thí chủ mới thành tựu phướcthiện bố-thí.  

Cũng như vậy, hành-giả thực-hành pháphành niệm rải tâm-từ, trước tiên phải có đầy đủ tâm-từ, rồi mới niệm rải tâm-từ ấy đến tất cả chúng-sinh, không ngoại trừ chúng-sinh nào.

Hành-giả nên niệm rải tâm-từ bằng tiếng Pāḷi, lời giáo huấn của Đức-Phật, là một thứ tiếng phổ thông đối với các hàng chư-thiên, phạm-thiên, lại còn có năng lực đối với tất cả các loài chúng-sinh, dù nhỏ dù lớn; điều quan trọng, khi tâm niệm, hành-giả cần phải hiểu rõ ý nghĩa từng chữ, từng câu Pāḷi ấy.

Quyển sách nhỏ này bần sư đã dày công biên soạn, chỉ dẫn thực-hành pháp-hành niệm rải tâm-từ theo nhiều phương pháp như:
- Phương pháp theo bài Kinh Tâm-từ (Mettāsutta).
- Phương pháp theo Bộ Thanh-Tịnh-Đạo (Visuddhimagga).
- Phương pháp theo bộ Paṭisambhidāmagga, v.v...

Để giúp cho quý hành-giả, độc giả tìm hiểu, nghiên cứu, chọn lựa phương pháp thực-hành pháp-hành niệm rải tâm-từ nào thích hợp với bản tính, với căn duyên của mỗi hành-giả, để cho sự thực-hành pháp-hành niệm rải tâm-từ đạt được hiệu quả tốt nhất.



Quyển sách nhỏ “Tâm-từ” này, bần sư đã cố gắng sưu tầm gom nhặt nhiều nguồn tài liệu liên quan đến tâm-từ chỉ được bấy nhiêu thôi!

Tuy bần sư cố gắng hết mình giảng giải để giúp cho độc giả tìm hiểu rõ tâm-từ, song vì khả năng có hạn, nên chắc chắn không tránh khỏi những điều sơ sót, thậm chí còn có chỗ sai ngoài khả năng hiểu biết của bần sư.

Để lần sau tái bản được hoàn thiện hơn, kính mong chư bậc thiện-trí có tâm-từ chỉ giáo, góp ý chân tình. Kính xin quý vị xem soạn phẩm này như là của chung, mà mỗi người trong chúng ta, ai cũng có bổn phận đóng góp xây dựng, để cho soạn phẩm này được hoàn hảo, hầu mong đem lại sự lợi ích chung, sự tiến hóa, sự an-lạc cho phần đông chúng ta.

Bần sư kính cẩn đón nhận những lời đóng góp phê bình xây dựng ấy của chư bậc thiện-trí, và kính xin quý Ngài ghi nhận nơi đây lòng chân thành biết ơn sâu sắc của bần sư.

* Quyển sách nhỏ “Tâm-từ”này được hoàn thành do nhờ nhiều người giúp đỡ như là Dhammavara Sāmaṇera xem kỹ bản thảo, Dhammanandā upāsikā đã tận tâm xem kỹ lại bản thảo, dàn trang, làm thành quyển sách và được Nhà xuất bản Tôn giáo cho phép ấn hành

Bần sư vô cùng hoan hỷ biết ơn tất cả quý vị.

Nhân dịp này, con là Dhammarakkhita Bhikkhu (tỳ-khưu Hộ-Pháp) thành kính dâng phần pháp-thí thanh cao này đến Ngài ĐạiTrưởng-lão Hộ-Tông, Vaṃsarakkhitamahāthera là sư phụ của con, đồng thời kính dâng đến Ngài Đại-Trưởng-lão Thiện-Luật, Ngài Đại-Trưởnglão Bửu-Chơn, Ngài Đại-Trưởng-lão GiớiNghiêm, Ngài Trưởng-lão Hộ-Giác (chùa TừQuang), Ngài Trưởng-lão Hộ-Nhẫn (chùa ThiềnLâm, Huế) cùng chư Đại-Trưởng-lão, đã dày công đem Phật-giáo Nguyên-thủy (Theravāda) về truyền bá trên quê hương Việt-Nam thân yêu, và xin kính dâng phần phước-thiện thanh cao này đến chư Đại-Trưởng-lão ở nước Thái-Lan, nước Myanmar (Miến-Điện), đã có công dạy dỗ con về pháp-học và pháp-hành.

Con kính mong quý Ngài hoan hỷ.
Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.

Phước-thiện pháp-thí thanh cao này, xin hồi hướng đến tất cả bà con thân quyến của chúng con, từ kiếp hiện-tại cho đến vô lượng kiếp trong quá-khứ, mong quý vị hoan hỷ nhận phần phước-thiện thanh cao này để thoát khỏi cảnh khổ, được an-lạc lâu dài.
Imaṃ puññābhāgaṃ mātā-pitu-ācariyañāti-mittānañceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna sukhitā hontu, dukkhā muccantu sabbattha.

Chúng con thành tâm hồi hướng, chia phần phước-thiện pháp-thí thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân quyến, bạn hữu cùng tất cả chúng-sinh từ cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, nhân-loại, chư-thiên trong các cõi trời dục-giới, …

Xin tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước thiện pháp-thí thanh cao này, mong cho quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an-lạc lâu dài trong khắp mọi nơi.
Idaṃ me dhammadānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.

Phước-thiện pháp-thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não trầm-luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Nếu mỗi người trong chúng con chưa diệt tận được mọi phiền-não trầm-luân, chưa giải thoát khổ sinh, vẫn còn tử sinh luân-hồi, thì do năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này ngăn cản mọi ác-nghiệp không có cơ hội cho quả tái sinh trong 4 cõi ác-giới, và cũng do năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này chỉ hỗ trợ đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh trong 7 cõi thiện-giới mà thôi.

Được sinh kiếp nào, mỗi người trong chúng con đều là người có chánh-kiến, có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có duyên lành được gần gũi thân cận với bậc thiện-trí, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, có đức-tin trong sạch nơi bậc thiện-trí, cố gắng tinh-tấn thực-hành theo lời giáo-huấn của bậc thiện-trí, không ngừng tạo mọi pháp hạnh ba-la-mật cho sớm được đầy đủ trọn vẹn, để mong sớm chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, mong chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Nay, chúng con hết lòng thành kính thọ phép quy-y Tam-bảo và thành tâm hộ trì Tam-bảo cho đến trọn đời, trọn kiếp.

Do nhờ năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này, mong cho mỗi người chúng con luôn luôn có duyên lành, tạo được nhân tốt sâu sắc trong Phật-giáo.

Do nhờ năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này theo hỗ trợ, nhắc nhở mỗi người chúng con trong mỗi kiếp, dù có được thành tựu quả báucõi người (manussasampatti), hưởng được mọi sự an-lạc như thế nào, cũng không đắm say trong cõi người; hoặc dù có được thành tựu quả báucõi trời (devasampatti), hưởng được mọi an-lạc như thế nào, cũng không đắm say trong cõi trời.

Thật ra, mục đích cứu cánh cao cả của mỗi người chúng con chỉ có mong sớm được thành tựu quả báu chứng ngộ Niết-bàn (Nibbānasampatti) mà thôi, để mong giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. Icchitaṃ patthitaṃ amhaṃ, khippameva samijjhatu.

Điều mong ước, ý nguyện của chúng con Nguyện mong sớm được thành tựu như ý.
PL. 2563 / DL. 2019
Rừng Núi Viên Không xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tỳ-khưu Hộ-Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)
(Aggamahāpaṇḍita)

pdf_download_2
Tâm Từ PDF





.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189050)
01/04/2012(Xem: 34558)
08/11/2018(Xem: 13450)
08/02/2015(Xem: 51671)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.