Sáu nẻo luân hồi | Six paths in the samsara (Sách song ngữ PDF)

28/07/20202:21 CH(Xem: 22364)
Sáu nẻo luân hồi | Six paths in the samsara (Sách song ngữ PDF)

THIỆN PHÚC
SÁU NẺO LUÂN HỒI
SIX PATHS IN THE SAMSARA

 

Copyright © 2020 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 luan hoi (1)

MỤC LỤC

Table of Content

 

Mục Lục—Table of Content  
Lời Đầu Sách—Preface   
Chương Một—Chapter One: Tổng Quan Về Sáu Nẻo Luân Hồi—An Overview of Six Paths of the Samsara 
Chương Hai—Chapter Two: Chúng Sanh Trong Sáu Nẻo—Sentient Beings in the Six Paths  
Chương Ba—Chapter Three: Chúng Sanh Cõi Địa Ngục—Sentient Beings in the Realm of Hells  
Chương Bốn—Chapter Four: Chúng Sanh Cõi Ngạ Quỷ—Sentient Beings in the Realm of Hungry Ghosts   
Chương Năm—Chapter Five: Chúng Sanh Cõi Súc Sanh—Sentient Beings in the Realm of Animals  
Chương Sáu—Chapter Six:ChúngSanh Cõi A Tu La—SentientBeings in the Realm of Asuras 
Chương Bảy—Chapter Seven: Chúng Sanh Cõi Người—Sentient Beings in the Realm of Human Beings  
Chương Tám—Chapter Eight: Chúng Sanh Cõi Trời—Sentient Beings in the Realm of Celestial beings   
Chương Chín—Chapter Nine: Sự Sáng Tạo ra Chúng Sanh Con Người—Creation of Human Beings  
Chương Mười—Chapter Ten: Sanh Tử Trong Sáu Nẻo—Birth and Death in the Six Paths  
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Khái Niệm Về Sự Chết—The Concept of the Death  
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Sự Sợ Hãi Về Sanh Tử—The Fear of Birth and Death  
Chương Mười Ba—Chapter Thirtee: Tái Sanh—Rebirth 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Sự Quan Trọng Của Khái Niệm Tái Sanh Trong Phật Giáo—The Importance of the Concept of Rebirth in Buddhism 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Luân Hồi—Reincarnation  
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Bốn Loại Sanh Trong Ba Cõi—Four Forms of Birth in Three Realms of The Rebirth Cycle  
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Sáu Chỗ Nhập: Những Mắc Xích Quan Trọng Trong Sáu Cửa Luân Hồi—Six Entrances: Important Links in the Chain of the Six Door Leading to the Rebirth Cycle 
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Sáu Căn Dẫn Tới Sáu Nẻo Luân Hồi Mà Cũng Đưa Chúng Sanh Đến Chỗ Giải Thoát—Six Sense-Organs Can Lead Beings to Six Paths of Rebirth Cycle, But these Very Six Senses Can Bring Beings to Emancipation  
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen:Sáu Căn Nhập Với Sáu Trần Dẫn Đến Sáu Cửa Luân Hồi Hay Như Lai Tạng?—Six Sense-Organs Coordinate With Six Objects Leading to Six Doors of Reincarnation or Treasury of the Thus Come One? 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Thu Thúc Sáu Căn Trong Cuộc Sống Hằng Ngày Là Đóng Bớt Các Cửa Luân Hồi—Sense Restraint in Daily Activities Means Closing Doors Leading to the Rebirth Cycle  
Chương Hai Mươi Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Ngoại Cảnh Khiến Chúng Sanh Lăn Trôi Trong Sáu Nẻo—External States or Objects Cause Sentient Beings to Drift in the Six Paths   
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Nội Cảnh Là Tác Nhân Chính Khiến Chúng Sanh Lăn Trôi Trong Sáu Nẻo—Internal Realms Are Major Agents for Sentient Beings Keep Drifting in the Six Paths 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Sáu Cửa Dẫn Đến Luân Hồi—Six Doors Leading to the Rebirth Cycle 
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Tu Tập Tám Thức Thoát Luân Hồi—To Cultivate Eight Consciousnesses to Eliminate the Reincarnation
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Luôn Biết Thân Tâm Vô Thường—Always Being Knowing of the Impermanence of the Body and Mind 
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Tam Độc Tham Sân Si Là Gốc Rễ Của Sự Luân Hồi Trong Sáu Nẻo—Three Poisons of Greed, Anger, and Ignorance Are Roots of Reincarnation in the Six Paths 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Quả Báo Trong Sáu Nẻo Luân Hồi—Retributions in the Six Paths of the Rebirth Cycle 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Nghiệp Cảm Nghiệp Duyên Khiến Chúng Sanh Phải Đọa Vào Địa Ngục Vô Gián—The Influence of Karma and Karma-Causes Cause Sentient Beings Fall Into the Uninterrupted Hells  
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Tự Chế Tự Thắng Dẫn Tới Thoát Luân Hồi—Restrain and Gain Victory Over Oneself Leads to Escaping the Rebirth Cycle 
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Buông Bỏ Là Đóng Bớt Cửa Luân Hồi—Letting Go Means Closing Doors Leading to the Rebirth Cycle   
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Điều Phục Thân-Khẩu-ÝĐồng Nghĩa Với Việc Đóng Bớt Phần Nào Của Sáu Cửa Luân Hồi—To Control the Body-Mouth-Mind Means Closing Parts of the Doors to the Rebirth Cycle 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Bốn Dòng Suy Tưởng Khiến Chúng Sanh Lăn Trôi Trong Luân Hồi—Four Currents That Carry Thinking Along That Cause Beings Drifting in the Stream of Samsara  
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Vượt Thoát Nhà Lửa Tam Giới—Escaping the Burning House in the Triple Worlds 
Phụ Lục—Appendix  
Phụ Lục A—Appendix A: Ngũ Uẩn—Five Aggregates  
Phụ Lục B—Appendix B: Ngũ Căn—Five Faculties  
Phụ Lục C—Appendix C: Thành Phần Cấu Tạo Nên Một Chúng Sanh Con Người—Components of a Human Being 
Phụ Lục D—Appendix D: Sanh Làm Người Là Khó—It’s Difficult to Be Reborn as a Human Being 
Phụ Lục E—Appendix E: Bốn Loại Người—Four Types of People  
Phụ Lục F—Appendix F: Thất Tình—Seven Emotions 
Phụ Lục G—Appendix G: Lục Dục—Six Desires 
Phụ Lục H—Appendix H: Tám Nỗi Khổ Trong Kiếp Nhân Sinh—Eight Kinds of Sufferings in Human's Life   
Phụ Lục I—Appendix I: Sáu Mươi Hai Loại Kiến Giải—Sixty-Two Views 
Phụ Lục J—Appendix J:Thấy Được Bản Chất Thật Của Kiêu Mạn-Khổ Đau Vì Ganh Tỵ-Hoài Nghi-Tà Kiến—To See the Real Nature of Pride-Sufferings of Envy-Doubt-Wrong Views405     
Phụ Lục K—Appendix K: Nghiệp—Karma  
Phụ Lục L—Appendix L: Nhân Quả—Cause and Effect   
Phụ Lục M—Appendix M: Kiếp Sống Nầy Và Sau Khi Chết—This Life and After Death         
Phụ Lục N—Appendix N: Lục Phàm Tứ Thánh—Six Realms of the Samsara and Four Realms of the Saints  
Phụ Lục O—Appendix O: Tám Loại Thí Sanh—Eight Kinds of Rebirth Due To Generosity
Tài Liệu Tham Khảo—References 

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

Sáu nẻo là sáu đường hay sáu cõi; luân là bánh xe hay cái vòng, hồi là trở lại; luân hồi là cái vòng quanh quẩn cứ xoay vần. Sáu Nẻo Luân Hồisáu đường sanh tử trong đó chúng sanh cứ lập đi lập lại sanh tử tử sanh tùy theo nghiệp lực của mình. Tuy nhiên, đức Phật dạy rằng thế giới nầy là Ta bà hay Niết bànhoàn toàn tùy thuộc vào trạng thái tâm. Nếu tâm giác ngộ thì thế giới nầy là Niết bàn. Nếu tâm mê mờ thì lập tức thế giới nầy biến thành Ta Bà. Như vậy, với những ai biết tu thì ta bàNiết Bàn ngay đây và ngay trong lúc này. Điều gì xảy ra cho chúng ta sau khi chết? Phật giáo dạy rằng sau khi chết thì trong một khoảng thời gian nào đó chúng ta vẫn ở trạng thái hiện hữu trung gian (thân trung ấm) trong cõi đời này, và khi hết thời gian này, tùy theo nghiệp mà chúng ta đã từng kết tập trong đời trước, chúng ta sẽ tái sanh vào một cõi thích ứng. Phật giáo cũng chia các cõi khác này thành những cảnh giới sau đây: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, nhân, thiên, thanh văn, duyên giác, bồ tát, và Phật. Nếu chúng ta chết trong một trạng thái chưa giác ngộ thì tâm thức chúng ta sẽ trở lại trạng thái vô minh, sẽ tái sanh trong sáu nẻo của ảo tưởng và khổ đau, và cuối cùng sẽ đi đến già chết qua mười giai đoạn nói trên. Và chúng ta sẽ lặp đi lặp lại cái vòng này cho đến tận cùng của thời gian. Sự lặp đi lặp lại này của sanh tử được gọi là “Luân Hồi. Nhưng nếu chúng ta làm thanh tịnh tâm thức bằng cách nghe Phật pháp và tu Bồ Tát đạo thì trạng thái vô minh sẽ bị triệt tiêutâm thức chúng ta sẽ có thể tái sinh vào một cõi tốt đẹp hơn. 

Sáu Nẻo được nói đến trong tập sách này là sáu con đường hay sáu sự hiện hữu khác nhau: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, người và trời. Theo Phật giáo, chết không phải là hết. Sau khi chết chỉ có thân xác ngừng hoạt động, còn thần thức, có người gọi là linh hồn, chuyển theo nghiệp lành hoặc nghiệp dữ mà đầu thai vào nơi thiện hoặc nơi ác, phát khởi sự tái sinh gọi là luân hồi. Thông hiểu giáo lý đạo Phật giúp cho Phật tử sắp mãn phần được bình thản, không loạn động, vững tâm tin tưởng nơi tương lai của chính mình, chỉ nương theo nghiệp đã tạo mà đi, không sợ hãi; ngược lại, người Phật tử trước khi mãn phần có thể bình tĩnh tin tưởng trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời rằng sống thế nào thì chết như thế ấy. Trong thực tế, có rất nhiều Phật tử hay không Phật tử, không hiểu giáo lý nhà Phật lại cho rằng chết là hết, suy nghĩ về cái chết làm gì cho mệt, hãy sống cho hiện tại. Đây là lối sống của những người không biết sống đúng theo hạnh phúc an vui mà đức Phật đã dạy. Họ không hiểu mối tương quan nhân quả giữa các thế hệ, giữa các cuộc sống tiếp nối nhau. Khi họ còn trẻ, còn mạnh, họ có thể lướt qua được những cơn đau ốm, đến khi già yếu tiền bạc hao mòn, thân thích xa rời, sự sợ hãi, nỗi âu sầu, cảnh buồn bã, lòng luyến tiếc đối với họ quá mạnh, sự xúc động trước cảnh tử biệt, làm cho họ hối hận nhưng không còn kịp nữa. Người Phật tử phải luôn nhớ câu ngạn ngữ “Phải đào giếng trước khi khát nước” để khỏi mang tâm trạng hối hận thì đã muộn. Ngay từ buổi sơ khai, Phật giáo đã xác nhận rằng tất cả chúng sanh đều sanh, tử, tử, sanh tùy theo nghiệp đời quá khứ của họ trong một chu kỳ không ngừng nghỉ. Vấn đề liệu có sự tái sanh của chúng sanh hay không hiện vẫn còn đang là đề tài bàn cãi của Phật tử Tây phương, vì trong số họ, nhiều người không chấp nhận rằng giáo thuyết về tái sanh là có thật. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các vị thầy Phật giáo ở Á Châu lại xem niềm tin tái sanhgiáo lý chính của Phật giáo, và hài lòng rằng giáo lý ấy khế hợp với những lời Phật dạy trong các kinh điển. Đa số đều nghĩ rằng giáo lý về tái sanh là tối cần thiết để học thuyết về nghiệp trong Phật giáo được hợp lý, vì nếu khôngtái sanh chắc là không có quả báo trực tiếp cho bất kỳ hành động nào. Phật tử chân thuần, nhất là người tại gia, nên luôn nhớ rằng thời gian trôi qua thật nhanh. Năm tháng trôi qua thật nhanh. Đời người cũng vậy, từ lúc sanh ra đến khi già rồi chết, mình cũng chẳng hề hay biết. Sanh, lão, bệnh, tử quay cuồng nhanh chóng, mà con người thì cứ u mê cứ để hết năm nầy đến năm khác trôi qua. Nếu chúng ta chẳng tỉnh ngộ trong vấn đề sanh tử của chính mình thì mình vốn dĩ đã sanh ra trong u mê, rồi cũng sẽ chết đi một cách u mê theo nghiệp lực. Quả là một cuộc sống vô vị!

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Sáu Nẻo Luân Hồi” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về triết thuyết luân hồi trong Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra sáu cõi luân hồi trong thế giới Ta Bà, những gốc rễ của sự luân hồi trong sáu nẻo, và những lời Đức Phật dạy về con đường thoát ly luân hồi sanh tử. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng để thoát ra khỏi sáu cửa luân hồi theo đúng nghĩa Phật dạy không hẳn là phải xuất gia vào chùa làm Tăng hay làm Ni, mà nó có nghĩa là bước vào việc thực tập những lời dạy của đức Phật nhằm liên kết với những mẫu mực đã được thiết lập trong cuộc sống hằng ngày của mình để chẳng những làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình hơn, mà cuối cùng còn có thể giúp chúng ta đi đến giải thoát khỏi sáu nẻo của luân hồi sanh tử. Phật tử thuần thành, nhất là người tại gia, nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự giáctự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi sáu nẻo của vòng luân hồi sanh tử ngay trong kiếp này. 

Đối với người Phật tử thuần thành, nhất là người tại gia, một khi đã quyết định bước vào tu tập phải kiên trì không thối chuyển; từng bước một, phải cố gắng hết sức mình để tạo ra một cấu kết vững chắc của sự bình an, tỉnh thứchạnh phúc mỗi ngày. Lâu dần, sự việc này sẽ giúp mình có những thói quen khiến cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Mà thật vậy, một khi chúng ta đã có được những thói quen này, chúng sẽ trở thành những thói quen tự nhiên. Một khi sự tu tập đã được đưa vào đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ luôn sống với chúng. Cuộc hành trình vượt thoát khỏi sáu nẻo luân hồi sanh tử đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Sáu Nẻo Luân Hồi” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhỏ nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức, và hạnh phúc.

 Thiện Phúc

 

PREFACE

 

Six paths mean six ways or six realms; reincarnation means going around as the wheel turns around. Six Paths in the Rebirth Cycle mean the state of transmigration or samsara, where beings repeat cycles of birth and death according to the law of karma. However, the Buddha taught that whether the world is Samsara or Nirvana depends entirely on our state of mind. If our mind is enlightened, then this world is Nirvana; if our mind is unenlightened, then this world is Samsara. For those who strive to cultivate, samsara is Nirvana right here and at this very moment. What happens to us after death? Buddhism teaches that we remain for some time in the state of intermediate existence in this world after death, and when this time is over, in accordance with the karma that we have accumulated in our previous life, we are reborn in another appropriate world. Buddhism also divides this other world into the following realms: hell, hungry ghosts, animals, demons, human beings, heavens, sravakas, pratyeka-buddhas, bodhisattvas, and Buddhas. If we die in an unenlightened state, our minds (consciousnesses) will return to the former state of ignorance, and we will be reborn in the six worlds of illusion and suffering, and will again reach old age and death through the stages mentioned above. And we will repeat this round over and over to an indefinite time. This perpetual repetition of birth and death is called “Transmigration.” But if we purify our minds by hearing the Buddha’s teachings and practicing the Bodhisattva-way, the state of ignorance is annihilated and our minds can be reborn in a better world.

Six Paths mentioned in this book are six existences: hells, hungry ghosts, animals, asuras or angry demons, human beings, and celestials. According to Buddhism, death is not end. After death, the heart ceases to beat, only consciousness generally identified as the soul follows its course determined by the dead’s karmic forces to enter the embryo to be reborn. Such a process is called reincarnation. If we understand the Buddha’s Teachings, before parting, we can remain as calm as possible; we will not fear, knowing that our next rebirth is dedicated by our own karma, not by any external power. They will have a strong faith on “the way you live is exactly the way you die.” In reality, there are so many Buddhists and non-Buddhists who do not thoroughly understand the Buddha’s Teachings. For them, death is the end; thinking of death only makes them tired. They just live for the present. This is the way of living for those who do not know how to live a happy and joyful life in accordance with the Buddha’s Teachings. They do not understand the relationship between cause and effect, linking generations to generations or successive lives. When they are young and strong, they feel comfortable with everything, but when they become sick, or aged, isolated from kinfolk or short of money, they will be agitated, but it is too late for them to regret. Buddhists should always remember the old proverb “You need to dig the well before you are thirsty” to prevent the feeling of late regret. Since earliest time, Buddhism has asserted that all sentient beings are born, die, and are reborn again in dependence on their past actions (karma) in an endless cycle. The question whether or not beings are actually reborn in this way has become a controversial topic among Western Buddhists, many of whom do not accept that the doctrine of rebirth is literally true. The overwhelming majority of Asian Buddhist teachers, however, consider belief in rebirth to be a central tenet of Buddhism, and contending that it accords with the teachings of the Buddha as reported in the Buddhist canon. It is also widely thought that the doctrine of rebirth is very necessary in order for Buddhist karma theory to make sense, since if there were no rebirth there would be no direct recompense for any actions. Devout Buddhists, especially lay people, should always remember that time flies really fast. The years and months have gone by really fast too. In the same way, people progress from birth to old age and death without being aware of it. Birth, old age, sickness, and death come in quick succession as we pass the years in muddled confusion. If we do not wake up to our own birth and death, then, having been born muddled, we will also die muddled according to the law of karma. What a meaningless life!

This little book titled “Six Paths in the Samsara” is not a profound philosiphical study of the theory of Births and Deaths in Buddhism, but a book that simply points out the six samsaric paths in the Jambudvipa, roots of reincarnation in the six paths, and the teachings of the Buddha on the way of exiting the cycle of births and deaths. Devout Buddhists, especially lay people, should always remember that exiting six paths of the cycle of births and deaths as the Buddha taught does not necessarily mean to renounce the world and to enter into a temple as a monk or nun, but it means to enter into practicing the Buddha's teachings, then  link them to established daily life patterns so that we can not only make our lives more peaceful; but eventually also help us exiting six paths of the cycle of births and deaths. Devout Buddhists, especially lay people, should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve self-enlightening, that is examining with one’s own intelligence, and not depending upon another; enlightening or awakening of others, then achieve the final accomplishment, to go beyond six paths of the cycle of births and deaths in this very life.

For devout Buddhists, especially lay people, once you make up your mind to cultivate to exit six paths of the cycle of births and deaths, should persevere and never have the intention of retreat; step by step, you should try your best to set a strong foundation on calmness, mindfulness and happiness. Over the times, this will help us form habits which make our life better and better. In fact, once we have these habits, they will become our natural habits. Once they become integrated in our lifestyle, we will always live with them. The journey leading to the exit six paths of the cycle of births and deaths demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Six Paths in the Samsara” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

Thiện Phúc

pdf_download_2
Sáu Nẻo Luân Hồi - Thiện Phúc

_____________________________
Xem thêm các biểu đồ:

Samsara -Wheelsau neo luan hoibản đồ 10 pháp giới

Bài đọc thêm:

Thoát khỏi luân hồi (Lê Tâm Minh)


.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189051)
01/04/2012(Xem: 34563)
08/11/2018(Xem: 13452)
08/02/2015(Xem: 51676)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.