Dưới Cội Bồ Đề

07/03/20213:52 CH(Xem: 5115)
Dưới Cội Bồ Đề
DƯỚI CỘI BỒ ĐỀ
THÍCH NHƯ ĐIỂN
VIÊN GIÁC TÙNG THƯ 
audio00123smAUDIO: DIỄN ĐỌC BỞI GIANG NGỌC

Dươi Cội Bồ Đề

LỜI GIỚI THIỆU CỦA VIÊN GIÁC TÙNG THƯ
Nhân lần tái bản năm 2021

Tác giả, Hòa Thượng Thích Như Điển, đã cho biết trong sách này: “Viết xong vào ngày 12 tháng 12 năm 2004 tại Tu Viện Đa Bảo Sydney- Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ 2 tại đây.”

Tác phẩm gồm nhiều bài viết, những cảm nhận của Hòa Thượng về cuộc đời, về con đường đạo mà Thầy đã trải qua, rồi khi đừng chân ngồi ôn lại nhân kỳ an cư nhập thất tại vùng núi đồi tu Viện Đa Bảo ở Úc Đại Lợi, Thầy đã viết ra.

“Dưới Cội Bồ-đề” bắt đầu từ cội bồ-đề ở Bồ-đề Đạo Tràng, Ấn Độ, nơi hơn 2500 năm trước đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chiến thắng ma quân, thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Ở miền Thánh địa đó, có lần một vị Thầy và mấy đệ tử đã gặp nhau, sau khi đi tam bộ nhất bái từ Thánh Địa Lộc Uyển về đến Thánh Địa Bồ Đề Đạo Tràng, đoạn đường hơn 200 cây số giữa cái nóng bức cháy người của Ấn Độ. Ở đó có các vị trong số họ đã phát nguyện đốt ngón tay để dâng lên lời đại nguyện suốt đời đi theo con đường Chánh pháp. Và còn nhiều sự kiện về quá trình tu tập, thọ giới v.v… của những vị đệ tử khác của Hòa Thượng được tác giả tự ghi lại nơi đây.

đặc biệt ở đó, cũng “Dưới Cội Bồ-đề” này, Hòa Thượng Như Điển đã tham dự Lễ Tấn Phong và đích thân gắn huy hiệu Cấp Dũng cho người Huynh Trưởng anh cả của Gia Đình Phật Tử Việt Nam là Huynh Trưởng Cao Chánh Hựu. Tác giả kể lại: “Sau đó Thầy Viên Lý, Thầy Nguyên Siêu và chúng tôi đã rước nến từ nơi Kim Cương Tòa đốt sáng cả một chân trời rồi từ từ truyền ánh sáng ấy qua cho anh Cao Chánh Hựu, anh Tư Đồ Minh và anh Bạch Hoa Mai. Đây là một dấu mốc quan trọng, một sự kiện lịch sử có một không hai của Tổ Chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước.”

Rồi từ chính từ những hạt giống của Cội Bồ-đề nơi Đức Thế Tôn đại phá ma quân ấy, tác giả đã mang đi gieo trồng khắp nơi. Tác giả viết: “Sách này gồm những tản văn liên quan đến cuộc đời Đức Phật, Hoàng Đế Asoka, Hoàng Tử Mahinda và những chuyện liên quan đến việc tu học. Ngày xưa chư Tổ dạy: ‘Tạo tự dị, tạo tăng nan.’ Nghĩa là làm chùa thì dễ mà đào tạo một vị tăng sĩ thì rất khó. Do đó ngày nay tôi quan niệm xây dựng con ngườivấn đề tối quan trọng, hơn là việc xây chùa.”

Do vậy, tác giả cũng đã nhắc đến ở đây hàng chục, hàng trăm những người đệ tử của mình. Những vị ấy bây giờ đã là Thượng Tọa, Đại Đức, Ni Sư… đang đảm nhiệm nhiều trách nhiệm quan trọng của Giáo Hội và họ cũng đang chăm sóc các Cội Bồ-đề khác nhiều nơi trên thế giới.

“Trồng cây Bồ-đề - cũng có nghĩa là cây giác ngộ - ở xứ Đức này phải cố gắng lắm mới giữ gìn và phát triển được. Điều đó hẳn đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.” Tác giả, Hòa Thượng Thích Như Điển, đã viết lại những vấn đề ấy với giọng văn nhẹ nhàng nhưng thật giá trị trong sưu tập nhiều tản văn này.

Viên Giác Tùng Thư xin trân trọng giới thiệu đến độc giả gần xa.

Đức Quốc, Xuân Tân Sửu 2021

VIÊN GIÁC TÙNG THƯ

Đọc sánh online nơi mục lục sách bên tay phải phía trên hay hạ tải sách về nhà
pdf_download_2
Dưới Cội Bồ Đề - Thích Như Điển PDF
Mua bản sách in tại Amazon




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 27852)
31/10/2015(Xem: 15049)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.