Phật Giáo Và Nhân Sanh

22/03/20219:11 SA(Xem: 5421)
Phật Giáo Và Nhân Sanh

 

PHẬT GIÁO VÀ NHÂN SANH
Tác giả: Pháp sư Hiền Đức,
Việt dịch: Thích Thắng Hoan
PL2564    -     DL 2021

 Phật Giáo và Nhân Sanh -Thích Thắng Hoan

 

MỤC LỤC

*- Lời Người Dịch.
*- Giới Thiệu Ngắn Gọn Tác Giả
1.- Đời Thứ 21 Nhìn Lại Kỷ Niệm Và Triển Vọng
2.- Tư Tưởng Căn Bản Của Phật Giáo
3.- Đặc Sắc Của Phật Giáo
4.- So Sánhphật Giáo Cùng Tông Giáo
5.-  Khoa Học Cùng Phật Học
6.- So Sánh Phật Học Cùng Triết Học
7.- Bước Thứ Nhất Của Phật Học Thật Tiển
8.- Giới Hội Tùy Bút
9.- Đại Hội Trai Giới Trích Từng Điểm
10.-  Mục Đích Tổ Chức Đại Hội Trai Giới
11.- Sinh HoạtÝ Nghĩa Của Tăng Đoàn
12.- Sân Khuể Cùng Nhẫn Nhục
13.- Ba Trào Lưu Hệ Phái Tịnh Độ Của Trung Quốc
14.-Nghĩa Kết Hạ An Cư
15.- Luận Về Tâm Tánhcủa Phật Giáo
16.-Phật Giáo Và Nhân Sanh

 

LỜI NGƯỜI DỊCH

 

      Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa Trung Hoa, tại Mỹ Quốc, tìm xin một số sách Phật đem về đọc để giải trí trong lúc tuổi  già (đã 94 tuổi), hai người trong chùa mang ra cho tôi một thùng giấy cho tôi chọn lựa, họ nói đây là những sách cho không ông cứ tự nhiên, trong khi tìm kiếm, bổng nhiên tôi gặp một quyển sách nhan đề là “Phật Giáo Dữ Nhân Sanh, liền mở ra đọc tổng quát tại chỗ về mục lụclướt qua tiểu sử của tác giả liền tò mò xin về đọc.

      Về đến chùa, tôi đọc kỹ toàn bộ liền nhận thấy quyển sách này có giá trị vô cùng trên lãnh vực tư liệu nghiên cứuhọc hỏi. Nội dung tác phẩm này tác giả giới thiệu tổng quát tư tưởng của các triết học, khoa học, tông giáo học, xã hội học..... nhất định trong đó có Phật học đóng vai chủ yếu toàn bộ trên lãnh vực thẩm định.

Riêng về Phật giáo,tác giả giới thiệu những đặc điểm về môn pháicương lĩnh về tổ chức, vân vân, và còn nữa ở đây không giới thiệu hết chỉ mong các học giả đọc trực tiếp thì rõ hơn, nhưng ở đây tác phẩmgiá trị như thế rất tiếc không thấy phổ biến rộng, lại nằm yên trong thư tịch, bị hạn cuộc trong ngôn ngữ Trung Quốc, không thấy ngôn ngữ khác. Tôi liền dịch sang tiếng nước tôi là tiếng Việt Nam để phổ biến tư tưởng của tác giả, việc dịch tác phẩm này của Pháp Sư tôi nghĩ ngài không trách cứ vì việc làm đây của tôi đúng ý của ngài là hoằng pháp. Tôi dịch tác phẩm của ngài nhằm mục đích thiện nguyện mà không phải thương mãi, xin ngài thông cảm cho.

      Tôi dịch theo cú pháp tiếng Việt Nam, không theo cú pháp Trung Quốc, có những danh từ chuyên môn tôi phải giải thích thêm cho rõ nghĩa đễ người đọc dễ hiểu, những lời giải thích của tôi nằm nghiên trong dấu (.......) này.

      Một lần nữa, nhằm mục đích làm phong phú cho nền văn học Phật giáo Việt Nam và cũng làm tư liệu dồi dào và dễ dàng cho việc nghiên cứu Phật học. Lời dịch của tôi có chỗ nào sai sót xin những vị cao minh chỉ bảo cho để tôi bổ túc cho được hoàn chỉnh.

Người dịch Thích Thắng Hoan.

 

GIỚI THIỆU NGẮN GỌN TÁC GIẢ

 

Pháp sư Hiền Đức, sanh năm 1929, nơi huyện Hải Khương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, năm 17 tuổi thế phát xuất gia. Năm 1949 tại Thiền Tự Đại Tự Sơn Bảo Liên ngài cầu thọ Tam Đàn Đại Giới. Sau đó ngài theo lão Pháp sư Hải Nhơn học tập Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Kim Cang và các kinh luận của Giáo Quán Cương Tông. Sau đó ngài lại theo lão Pháp sư Mẫn Trí học tập Nhân Minh;đến năm 58, ngài nhờ Uyển Trưởng Hương Cảng Đông Liên Giác Uyểncư sĩ Lâm Lăng Chơn giới thiệu đến Đại Học Phật Giáo Kinh Đô Nhật Bổn, ở đây ngài học 4 năm, đến năm 62 ngài tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, ngài chuyển vào Viện Nghiên Cứu Long Cốc Đại Học Kinh Đô, ở đây, ngài tu học Khóa Trình Thạc Sĩ, nghiên cứu tư tưởng Duy Thức Học; hai năm sau, ngài lại chuyển lên Đông Kinh đích thân thành lập Viện Nghiên Cứu Đại Học, khóa trình học Bác sĩ 3 năm, chuyên nghiên cứu tư tưởng Hoa Nghiêm. Năm 1968, ngài được mời vào Thư Viện Năng Nhân ở Hương Cảng (Học Viện trên chuyên ngành Phật Giáo), đảm nhiệm dạy học Phật Giáo, Phật Giáo Sử và khoa Nhật Văn.

Năm 74, đảm trách chủ nhiệm hệ thống triết học, năm 86, thăng cấp Viện Trưởng

Thư Viện Năng Nhơn, năm 1991 ngài hưu trí di cư về Gia Nã Đại. Đến năm 94, ngài đầu tiên đảm nhiệm Uyển Trưởng Ôn Ca Hoa Đông Liên Giác Uyển ở Gia Nã Đại (Canada).

 

I.- ĐỜI THỨ 21 NHÌN LẠI KỶ NIỆM VÀ TRIỂN VỌNG.-

Từ trong thời gian đếm ngược cho đến cuối cùng, đầu tiên khai sanh mở mang nhân loại cho đến bước vào thế kỷ 21, dấu ấn duy nhất của tánh chất lịch sử đây, khiến nhân tâm xen lẫn chấp trước, mở cửa đầu tiên thúc đẩy côn trùng ngàn năm”, có phải không? Hay là ánh sáng tốt đẹp vừa đến? Đây là tâm tình đeo mang sự chấp trước hoảng sợ và mong mỏi, cho nên tạo thành sự mâu thuẫn do bởi mong đợi sanh ra.

      Căn cứ lý thuyết “Côn trùng ngàn năm” có thể sợ, khi nó một khi bạo phát, có thể dẫn đến phi cơ rơi hỏng, tàu chở dầu chìm đắm, tài liệu điện não thay đổi, công xưởng sửa đổi bị phá hủy, ngân hàng tự động khóa chặt hệ thống, cho đến dẫn phát hạt nhân đại chiến thế giới vân vân.

“Côn trùng ngàn năm” xuất hiện, theo truyền thuyết đã có các thứ khủng bố; các quốc gia trên thế giớimục đích phòng bị để ngăn ngừa côn trùng,vận dụng rất nhiều tiền bạc và nhân công đi làm các thứ biện pháp; đến đêm 30 tết ngày đầu năm, các ngân hàng, thẻ tín dụng, ngành bưu điện gởi tiền tiết kiệm, phi hành hàng không, hải quan hải khẩu, trạm hạt điện vân vân, nhất luật tạm thời đình chỉ sử dụng; nhà kho chứa máu của y viện ra sức dự trữ, ngoại trừ  bị thương cầu cứu gấp, nhà giải phẩu cũng cần tạm đình chỉ; lại kêu gọi dân chúng, tối đêm giao thừa 30 tết tạm sử dụng tất cả phẩm vật tiêu dùng có tánh chất hóa học hiện đại, như điện não, thẻ tín dụng, thang điện, điện thoại bên ngoài; lại cần dự trữ nhiều bình nước, ống điện và lương thực vân vân, để đề phòng không may.

      Do trên có thể biết, vì chờ hai ngàn năm giáng lâm, trong cuộc vui tưng bừng, vì buồn lo và hoảng sợ,cho nên phát khởi khẩn trương. Thật ra có phải “Côn trùng ngàn năm”có thể do sự chấp trước giáng lâm năm hai ngàn mà xuất hiện phải không? Nó mang đến cung cấp cho nhân loại những điều ảnh hưởng lợi hại như thế phải không? Nó đến, nói cho cùng là tạo thành thế lực phải không? Dân chúng ở chợ nhỏ, phần đông bảo sao hay vậy và tò mò mà không ngăn ngừa, trong đó chờ đợi mà không thấy gì rồi hoàn toàn cũng vượt qua.

      Thế kỷ cũ và mới thay nhau, thuyết minh chính thời gian hoàn toàn không dừng lại, địa cầu tạo tác dời đổi, từ trong vỏ xa xưa lột xác biến ra bộ mặt mới, từ hiện tượng bỏ cũ đổi mới nầy, Phật giáo gọi là “Vô thường chuyển biến”.

      “Vô thường, bao phủ toàn bộ đối với thế giới, nó chi phối thời gian cuối cùng rồi vận chuyển trở lại ban đầu; nó khống chế biến hóa sanh trụ dị diệt, thành trụ hoại không, thay cũ đổi mới, sanh già bệnh chết vân vân, có thể thấy quy luật tự nhiên của thế lực “Vô Thường, không chỉ chi phối tất cả “Thời” và “Không”, thế lực này đều trói buộc tự do của thân tâm chúng ta, có thể biết nó là cái gì phạm vi rộng và vô địch! Cho nên chúng ta cần yếu nắm lấy được tự do giải thoát chân chánh của thân tâm thì không phải không thể vượt ra khỏi vô thường.

      Khởi đầu thế kỷ 21, chúng ta sanh tồn cho đến thời đại này, tổng cộng khó tránh nhớ lại quá khứ, cảm xúc triển vọng vị lai, lịch sử quá khứ tố cáo cho chúng ta: Thời kỳ đầu thế kỷ 20, chiến tranh Trung Nhật bạo phát hình thành đại chiến thế giới, chiến tranh nam bắc Việt Nam, chiến tranh nam bắc Hàn Quốc, cách mạng nội chiếnTrung Quốc, từ đó nó phát sanh phong trào chiến tranh du kích tràn khắp Ấ châu; tai họa khắp các nơi trên thế giới, nào thủy tai, hỏa tai, phong tai, động đất, đói khát vân vân, địa chấn động phát sanh liên tục không ngừng, toàn bộ khắp nơi trên thế giới không có chỗ nào được an lạc, nhân dân thường ở trong nước ngập lục, hỏa thiêu chịu đựng đau đớn, đời sống quá khổ nạn, không chịu nỗi.

      Từ thế kỷ 20, cho đến 60 năm sau, không thể phủ nhận, khoa học kỹ thuật giúp cho nhân loại, nơi trên hành trình ăn, mặc, ở, đều phát khởi cải thiện nên ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt cuối thế kỷ 20, cao trào khoa học kỷ thuật tiến vùn vụt, xã hội nhân loại, càng tiến vào chỗ gọi là: điện tử truyền môi giới,  điện tử bưu kiện, hệ thống ngân hàng, hệ thống mua sắm vật liệu, hệ thống y liệu, hệ thống trợ giúp học tập lẫn nhau, vân vân, đây rõ ràng đều hoàn toàntrí tuệ của nhân loại, lý tưởng tiến bộ đã to lớn.

      Khoa học kỷ thuật phát triển, tranh thủ cao độ văn minh vật chất là nhu yếu và nguyện vọng của nhân loại sinh hoạt cộng đồng, chẳng qua, thế giới hòa bình, nhân dân an lạc, đất nưóc  kết tường an hòa, không tai không nạn, mới là cứu cánh an ổn trên tinh thần của nhân loại; sở dĩ chúng tađồng thời khoa học kỷ thuật phát triển cao độ, quyết định không thể quên cải thiện các tham sân sitư dục trong nội tâm của con người, chỉ có khống chế các tư dụctham sân si  trong nội tâm của con người, mới có thể bảo đảm hạnh phúc chân chánh và hoà bình thật sự của nhân loại trên thế giới!

II.- TƯ TƯỞNG CĂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO.-

      1, Phật Pháp Cùng Cái Không Của Bát Nhã.

Đức Thích Tôn 49 năm thuyết pháp, kết tập thành ba tạng mười hai bộ kinh, tại đây, trong thánh điển phát triển rộng lớn, công trình giáo hóa của Phật, nguyên tắc cộng đồng là như thế nào? Đây là trên phương diện nghiên cứu Phật pháp, không phải đầu tiên vấn đềbản không thể nhận thức, như đã có thể tìm được đáp án triệt đễ vấn đề đây, không trở ngại trong việc tìm đến chỗ ở tư tưởng căn bản của Phật giáo. Từ trong Phật giáo, xem trên tổ chức giáo nghĩa gồm có: đại, tiểu, tánh, tướng, hiển, mật, huyền, thật, thì cảm thấy tương đương phức tạp, kỳ thật không phải như vậy, chúng ta chỉ cần để tâm nhận xét tinh tế, nơi thời đại Phật Đà giáo thuyết của ngài bằng cách đọc tụng (không có chữ); nhiều tổ sư các Tông kiến lập tư tưởngtruyền thừa, lại có thể phát hiện, Phật giáo toàn bộ hệ thống, đều không lìa khỏi Bát Nhã Không, có thể nói tất cả Tiểu Thừa Đại Thừa đều chọn Bát Nhã Không gắn bó khai triển và kiến lập cho đến nay; chỉ mỗi mỗi kiến lập chỗ đứng không đồng, đưa đến giảng giải phương tiện đều khác xu hướng, nhưng cần nói chỗ quy về của nó, không ngoài đều muốn hiển bàyBát Nhã Chân Không mà thôi.

      2, Bát Nhã Không là ba Thừa cộng chứng.

Bát Nhã Không, cũng gọi là Niết Bàn, Pháp Tánh, Đệ Nhất Nghĩa Không, vân vân. Bát Nhã đã gọi là Niết Bàn, Niết Bàn tức là pháp Tánh Không; Niết Bàn có chỗ sai biệttiểu thừađại thừa.

     Tiểu Thừa Niết Bàn là ngôi vị chưa có khả năng thông suốt vạn pháp duy tâm, mê không mang tịch (mê tánh không, mờ mịt niết bàn), chỉ thiên nơi Không mà không thể từ nơi Không xuất hiện ra Có để rộng làm lợi ích cho hữu tình. Đại Thừa thì công đức trí tuệ sung túc, song song vận dụng trí tuệ Bát Nhã, không trụ nơi sanh tử mà an trụ nơi giải thoát; dùng tâm đại bi, không trụ nơi Niết Bàn mà vẫn làm lợi ích cho quần sanh. Niết Bàn tuy có đại thừa tiểu thừa không đồng, trọng yếu ở chỗ đều dùng thánh trí đoạn trừ phiền não, mà hiện chứng cảnh giới giải thoát, giải thoát thì không có bất đồng, sở dĩ gọi thánh giả ba thừa, đương nhiên dùng trí vô lậu khi hiện chứng pháp tánh Niết Bàn Vô Vi, tất cùng tương ứng tánh Không, tất cả hữu tướng đều tận diệt, như kinh nói: “thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức,vô nhãn......”(cho nên trong cái không, không có sắc, không có thọ, không có tưởng, hành, thức, không có nhãn.....). Bồ tát vì dùng vô sở đắc (không chỗ chứng đắc) mới có thể chứng vào Niết Bàn cứu cánh, đúng như trong kinh nói: “Vì dùng vô sở đắc, mà đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”(vì dùng không chỗ chứng đắc mà chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác). Cũng như kinh Kim Cang nói: “Ta ở nơi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, cho đến không có chút pháp có thể chứng đắc gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”. Sở dĩ cái Không của Bát Nhã thì ba Thừa đều chứng, là nghĩa chung của tất cả Phật Pháp, cho đến Vô Thượng Bồ Đề cũng chính là cái Không cứu cánh vô sở đắc của Bát Nhã; nhân và pháp đầy đủ cả hai vô sở đắc của cái Không. Chẳng qua nhất định phải tiến lên giải thoát một bước, vô sở đắc đây chẳng phải là Không là cái động của đoạn diệt của vô sở đắc, mà chính là vô sở đắc để đắc, đắc cái vô sở đắc của không đắc, đều có diệu hữu Chân Không, diệu hữu chân không của vô sở đắc. Sở dĩ Phật giáo nói cái Không Bát Nhã của vô sở đắcthông suốt chân lý mở bày chỗ huyền thật của tất cả đại thừatiểu thừa, là người học Phật giáo chỗ muốn đạt đến làm mục đích chân lý đó có thể cân nhắc chân ngụy của tất cả giáo điển, cũng có thể dùng làm phân biệt lời nói và hành động của đệ tử Phật. Phàm là Chân Lý cùng Bát Nhã Không thích ứng, đều có thể nói là Phật thuyết, bằng không thì cùng trái nghịch với KhôngTướng Bát Nhã, chính là nói được nhưng lại động nghe, làm được lại xuất sắc,cũng đều không tránh khỏi lạc nơi ngoại đạo tà quỷ. Nhân đây nên biết, sở dĩ Phật pháp khác nơi thông thường tông giáo tà thuyết, là hoàn toàn chung quy thuộc loại Bát Nhã Không này, làm chỗ nương tựa tối cao khuôn mẫu, nắm chắc chánh trí không mê tín thần quyền, không tôn sùng nghề kỳ lạ, chỉ chọn thực hành trung chánh bình đẳng thực sự, mong cầu đạt đếnNiết Bàn cảnh giới giải thoát của nhân sanh. Cho nên muốn tham khảophụng hành Phật pháp, tất nhiên đối với chân lý của Bát Nhã Không phải hiểu rõ, thời khắc tồn tại trong tâm, vâng làm tiêu chuẩn, mới không thấy biết phàm tục tà kiến lẫn lộn.

3, Bát Nhã Không cùng Duyên Khởi.

Trong Luận Kệ nói: “ Vì dùng nghĩa Có và Không, tất cả pháp được thành là Có, nếu khôngnghĩa Không, tất cả thì không thành là không Có.” Có thể thấy tất cả vạn hữu đều nương nơi Không mà thành. Cũng có thể nói (Không) là bản thể của hiện tượng vạn hữu vũ trụ. (Duyên Khởi) là hiện tượng vạn hữu đều nương nơi duyên khởi để hiện khởi. Không và Duyên Khởi” là cả hai quan hệ trên bản thể cùng hiện tượng. Chỗ gọi hiện tượng nương nơi bản thể để duyên khởi, lìa bản thể thì hiện tượng không thể thành, cũng như nương nơi nước để thành sóng, lìa nước thì không thể có sóng.

      Nhật Bản Công Học Bác Sĩ Sơn Bổn Dương Nhất nói rằng: “(Không) của Phật giáo nói, là nguyên lý căn bản của sự cấu thành tất cả vũ trụ, là căn cứ nơi thực chứng trên hạt tử chuyển động của khoa học nghiên cứu. Có thể biết Không là căn nguyên của vạn hữu, không chỉ là luận lý của tư tưởng Phật giáo, mà tại nơi trong khoa học của Nhật Bản ngày nay phát hiện, cũng chứng thật (Không) là nguyên lý căn bản để cấu thành vũ trụ vạn hữu, tuy nhiên khoa học phát hiện chứng thật (Không) đây là một thứ vật chất nông cạn, được phân tích chuyển biến thành không, nhưng nếu mượn dùng lý Không trên cho là một thứ vật chất nông cạn thì đề cử thí dụ cũng không được.

4, Tánh đặc thù của Bát Nhã Không.

       1,  Bát Nhã Chân Không đều có tự tồn làm nhân quả: như Tâm Kinh nói: “Sắc không khác Không, Không không khác Sắc, Không tức là Sắc, Sắc tức là Không”, lẫn nhau làm nhân quả, đặc tánh vốn đồng một thể.

      2, Đều có tánh phổ biến không chỗ nào không có mặt: căn cứ nơi thể mà nói (Không) biến khắp vũ trụ, không chỗ nào không có mặt, là Thể chỗ nương của vạn vật. Căn cứ nơi Dụng mà nói, vạn vật vũ trụ không một thứ nào không ở trong lực của (Không) thúc đẩy lưu chuyển biến hóa.

      3, Không là tánh vĩnh hằng không sanh không diệt không tăng không giảm: hiện tượng vạn hữu nương nơi Không để duyên khởi, trên hình dạng, tuy có thiên biến vạn hóa tạm phát khởi liền tiêu diệt,vân vân,nhưng thể căn bản của nó nương tựa là vượt qua sự sanh diệt tăng giảm, đến đi vĩnh hằng bất biến không khác của đoạn thường, như nước biển khởi sóng, tuy khác biệt có núi cao, nhưng tàu thuyền chuyên chở lương thực có chỗ để ẩn núp và có chỗ để khởi hành,nhưng tánh ướt của nước luôn luôn không cải biến.

      4, Đều có tánh liên tục không giới hạn: (Không), ở nơi thời gian kết thúc thì Không cũng sau cùng, ở nơi không gian giới hạn thì Không cũng sau cùng, là tánh liên tục của pháp tắc nhân quả duyên khởi không cùng tận.

      5, Tánh hoàn chỉnh đầy đủ viên dung vô ngại: Tánh Không viên dung vô ngại, có thể kiến lập vô lượng là một, một là vô lượng, tất cả tức là một, một tức là tất cả, hiện đại trong nhỏ, nhỏ trong hiện đại, một đầu sợi lông hiện cõi Bảo Vương, ngồi trong vi trần chuyển đại pháp luân, hoàn chỉnh tánh sự sự vô ngại,vân vân.

      Do Bát Nhã Không, đầy đủ tánh đặc thù ở trên, cho nên có thể cho là bản thể của vạn vật.

5, Không cùng Trung Đạo.

“Trung Đạo”là lìa sanh diệt vân vân là lìa tà kiến cực đoan của hai bên, không nghiêng nơi bất cứ khái niệm hoặc phương pháp nào của một bên, gọi là trung đạo. Trung đạolập trường căn bản của Phật giáo đại thừatiểu thừa cùng nương tựa nơi trong Phật giáo, vâng theo coi trọng ý nghĩa của nó; ý nghĩa của nó mặc dù đặc biệt có sâu cạn, nhưng các Tông dùng lời nói này biểu thị giáo lý nồng cốt của họ, nhất trí làm gương mẫu, đặc biệt là trong đại thừa phái quan niệm dùng Bát Nhã Không làm căn bản đặc thù của nhận thức, dùng lìa tất cả phân biệt chấp trước để đạt đến vô sở đắc mới là Trung Đạo. Như Trung Luận của Bồ Tát Long Thọ nói: “Không sanh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn, không một cũng không khác, không đến cũng không đi”. Ý kiến là nói, vũ trụ vạn pháp, đều do nhân duyên kết tụ và phân tán mà sanh diệt, vân vân; hiện tượng phát sanh liền chấp giống như chấp sanh diệt, vân vân, nghiêng lệch một bên thì thuộc về cực đoantà chấp, cho nên Bồ Tát Long Thọ dùng chữ (Bất), che giấu thế tục và các thứ cực đoan tà chấp, vân vân, để nói rõ chân lý Không, chỗ gọi là phá tà tức hiển chánh, tà chấp vân vân đã bị càn quét, thì chân lý Không bổng nhiên hiển lộ sáng sủa, đây gọi là Trung Đạo. Trung Luận lại nói: “Nhân duyên nơi sanh ra pháp, tôi nói tức là không, cũng gọi là giả danh, cũng là nghĩa trung đạo.” Ý kiếnhiển bày Trung Đạo, tuy là không phải Không, không phải Có che giấu hai bên sai khiến, nhưng có khác ở chỗ cả hai không ly khai hai bên, đó chính là tức không tức có, bao gồm Không và Có cả hai bên đều ở trong Trung Đạo của nó, có thể thấy Không và Có, không cùng Trung Đạo, nhưng cả hai đều có tương tức quan hệ mật thiết không lìa nhau với Trung Đạo. Cũng có thể nói, cả hai che dấu Không và Có, mà lại thống nhất Không và Có ở trong Trung Đạo của nó, đó chính là cứu cánh nghĩa thứ nhất của Bát Nhã Không.

      Cho nên Bát Nhã Không là khái niệm hoặc phương pháp của Đại ThừaTiểu Thừa cùng nương tựa, như Tam Pháp Ấn của Tiểu Thừa, chính thậttương tức của Đại Thừa, là pháp giới duyên khởi của kinh Hoa Nghiêm, pháp môn không hai của Duy Ma, là tất cả Sự cứu cánh kiên cố của Thủ Lăng Nghiêm, là thật tướng các pháp của Pháp Hoa, là tánh thường trụ của Niết Bàn, vân vân, tất cả đều nương nơi Không để kiến lập.

      Ngoài đây, như Trung Luận của Long Thọ, Đại Trí Độ Luận, Bách Dụ của Đề Bà, Nhiếp Đại Thừa Luận của Vô Trước, Du Già Luận của Di Lặc, Phật Tánh Luận của Thế Thân, Đại Thừa Khởi Tín Luận của Mã MinhMinh Tâm Kiến TánhBất Lập Văn Tự Giáo Ngoại Biệt Truyền của Thiền TôngChỉ Quán của Thiên Thai, Thật Tướng Niệm Phật của Tịnh Độ, vân vân, khảo sát căn bản chỗ nương tựa của chúng, tất cả đều nương nơi lý Không làm thể để kiến lập, chỉ theo khía cạnh phương tiện nên nhận thấy có sự bất đồng; hoặc đứng lập trường tiêu cực đi phủ định hai chấp ngã pháp, hoặc theo phương diện tích cực đi chỉ định cái Không viên dung vô ngại mà thôi. Do đây, có thể biết Bát Nhã Không, ở trên tư tưởng Phật giáo là chiếm địa vị trọng yếu như thế nào!

III.- ĐẶC SẮC CỦA PHẬT GIÁO.-

Phật Giáo hơn hai ngàn năm trước, đo đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập, ngài sẽ làm thiên chủ giống như Cơ Đốc, Hồi Giáo, đồng xưng là Tam Đại Tông Giáo, kỳ thật Phật Giáo ở trong các Tông Giáo, vẫn hiển bày được đặc sắc độc đáo phi thường so cùng họ không giống, hiện đề cử sơ lược số điểm đặc sắc được trình bày như dưới đây:

      (1)- Trên thế giới, các đại Tông Giáo, đều tin tưởng phụng sự thần linh, cho thần linh là kẻ sáng tạo thế giớichủ tể của nhân loạihọa phước là do họ quyết định. Nhưng Phật Giáo vẫn cho là vũ trụ vạn hữu, sơn hà đại địa, sanh mạng nhân loại, tội phước nghèo giàu, khổ vui quý tiện, vân vân, đều do chúng sanh tự tạo lấy nghiệp lực thiện ác rồi tự chiêu cảm, cho nên gọi là tự tác tự thọ (tự làm tự chịu), đều không phải bất kỳ thần lực nào có thể sáng tạochủ tể.

      (2)- Phật nói vạn hữu sự vật không luận hiện tượng vật chất khách quan và hiện tượng tinh thần chủ quan đều ở trong. Đây có nên kia có, đây không nên kia không, đây sanh nên kia sanh, đây diệt nên kia diệt, sanh diệt biến hóavận hành. Con mắt chúng ta trước có thể thấy đến, tiếp xúc đến tất cả, chẳng qua chỉ là tổng số của một biến hóa, nhân vì chu vi của sự vật, ở phần giây không ngừng, sát na tụ hội lại tách ra, tách ra lại tổng hợp tình huống ảnh hưởng lẫn nhau, so sánh như sau, nhân dẫn phát xuất hiện vô hạn để thành quả, quả trở lại làm nhân quan hệ liên tục, thứ hỗ tương đây nương nơi hiện tượng nhân quả để tồn tạixuất hiện, trên Phật pháp gọi là “Duyên Khởi Chỗ Sanh Ra Pháp” hoăc gọi giản lược “Pháp Duyên Khởi. Phàm thuộc “Pháp Duyên Khởi”, tất nhiên phải chịu “Duyên Tụ thì Sanh, Duyên Tán thì Diệt” đây là nguyên tắc chi phối, sở dĩ không dừng nơi chỗ phức tạpnhân nhân quả quả trước sau tương tục trong sanh diệt lưu chuyển, biến hóa không cùng, nhân đây thế giới của chúng ta cư trụ, có bãi bể nương dâu, vì bãi bể nương dâu mới trở nên thành trụ hoại không. Sanh mạng của chúng ta cũng không ngoại lệ, đứng trên sanh lý thì có vấn đề thay cũ đổi mới của sanh, già, bệnh, chết; trên tâm lý thì có sanh, trụ, dị, diệt của biến đổi ngấm ngầm, đây đều nói rõ ràng thế giớithân tâm của chúng ta đều bị chi phối mãi bởi phép tắc Duyên Khởi, không có thật thể bất biến vĩnh hằng, mà lại đều có vô thường, giả có, tạm có. Chính như ((Kinh Kim Cang)) nói: “Phàm chỗ có tướng, đều là hư vọng”.Đây là Phật Đà từ trong chỗ thể chứng lưu lộ ra lời nói chân thật, tuyệt đối không có hư vọng phù phiếm phô trương. Chúng ta thấy rõ đạo lý vô thường của Tánh Không Duyên Khởi, không có vấn đề sanh khởi rồi bỏ không mà không phân biệt chấp trước, nhưng không vì tất cả hiện tượng bị bó buộc chấp trước mà chính bản thân của tất cả hiện tượng bị bó buộc chấp trước đó vẫn hoàn toàn giải thoát tự tại, đây là Phật Đà trong chỗ giác ngộ phát hiện và khai thị chân lý cho chúng ta, cũng là đặc điểm mà các học thuyết, các tông giáo khác chỗ chưa bao giờ đề cập đến.

      (3)-  Đức Thích tôn sau khi thấy sao mai mọc liền thành chánh đẳng chánh giác, đã cảm thán liền nói: “Lạ thay lạ thay! Đại địa chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ của Như Lai, nhưng nguyên nhânvọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc, nếu trừ vọng tưởng thì tất cả trí, tự nhiên trí đều chứng đắc hiện tiền”, cho nên sau khi Phật thành đạo, khắp bố cáo cho đại địa chúng sanh tuyên ngôn rằng: “Tât cả chúng sanh đều có Phật tánh, phàm có Phật tánh thì ai cũng đều có thể thành Phật đạo. Sở dĩ hiện tại chưa có thể thành Phật, chỉ nguyên nhân là Phật bị phiền não chướng che lấp, nếu có thể dùng sức tu hành,quét sạch thanh tịnh những chướng ngại này, lập tức Phật Đà liền hiện thành. Cho nên Phật Đà phát hiện chân lý “Người người đều có thể thành Phật, là đặc sắc trọng yếu tối thượng của giáo nghĩa Phật Giáo, mà các Tông giáo khác đều không có. Nguyên nhân duy nhất là các Tông Giáo, đều nhận tín đồ làm môn đồ, không luận tín thành tu hành như thế nào, chúng hết sức khả năng chỉ có thể thành môn đồ của Thần, nhưng vĩnh viễn không thể đạt đến địa vị thành Thần.

      (4)- Chữ Ái của Phật giáo tức là từ bi. Giúp người khoái lạc gọi “Từ”, cứu người đau khổ gọi “Bi. Từ bi của Phật giáosiêu việt không gianthời gian, nơi không gian, đối tượng từ bi là đối với người khác, không phân biệt thế giới này hay phương hướng khác, trên các chủng loại, không phân biệt nhân loại cao cấp hoặc hạ đẳng động vât, không phân biệt oan gia hoặc thân nhân, nghèo hèn hoặc giàu có, cao quý hoặc hạ tiện, hiền ngu nam nữ già trẻ, vân vân, đều có thể xem là nội tâm chúng sanh, đối xử bình đẳng, ở nơi thời gian không hạn định nơi quá khứ, hiện tại hoặc vị lai, mà là đến tận vị lai lâu xa không dừng biên giới, tùy theo khả năng tự lực, đáp ứng sở cầu của chúng sanh, duy nhất xem thương yêu đồng nhau, bình đẳng, chỗ san bằng thống khổ để cùng vui, thứ từ bi bình đẳng đây rộng lớn không có phân biệt, mới có thể gọi sâu xabác ái, cùng chữ Ái của các Tông giáo khác chỗ gọi không giống nhau, thật là có sai biệt sâu xa bất đồng như trời đất.

      Chúng ta nếu có thể nhận thức Phật giáo mấy điểm ở trên, tự nhiên sự nhận thức ở trên tăng thêm thâm sâu chưa từng có đối với các Tông giáo, chính họ không thể lãnh hội được sâu xabiện biệt được tỏ tường.

IV.- SO SÁNH PHẬT GIÁO CÙNG TÔNG GIÁO.-

      Tiên sinh Tôn Trung Sơn từng nói: “Phật Giáo không phải tông giáo, triết học, khoa học, mà bổ khuyết chỗ không đủ của tông giáo, triết học, khoa học. Do đây danh ngôn, dẫn khởi chúng ta đối với vấn đề Phật Giáo, vân vân, không thể nghiên cứu thâm thúy nếu không cải tiến một bước. Dưới đây lược thuật sự đồng khác của Phật Giáo cùng Tông Giáo:

1, Sao gọi Tông Giáo?

      Tông Giáo ban sơ ý nghĩa nguyên thỉ, là chỉ cho đối tượng oai lực hoặc hiện tượng thần bí tự nhiên, xem họ cho là chủ tể tuyệt đối, mà sanh khởi quan niệm khiếp sợ, thần thánh, tín ngưỡng, quy y, tôn sùng, tiến thêm nữa, tế tự cầu nguyện, lễ bái theo nghi lễ, vân vân, đồng thời định ra giới luật, tín điều, vân vân, liệt vào quy phạm sinh hoạt hằng ngày, để cầu an tâm lập mạng và hướng đến phát triển nhân cách hoàn mỹ. Từ đó trên thế giới, sanh sản các thứ kiểu Tông Giáo bất đồng.

2, Phân loại Tông Giáo.

      Tông Giáo trên thế giới, tuy có nhiều thứ không giống nhau, đại khái kiểu của nó có thể riêng biệt quan trọng phân làm hai thứ, tức là Tông Giáo tâm lý cá nhânTông Giáo tập đoàn xã hội.

      a- Tông Giáo Tâm Lý Cá Nhân: là chỉ cho Tông Giáo riêng của cá nhân tự tín niệm cùng thể nghiệm, không luận nó là hình thái tín ngưỡng hoặc Tông Giáo tổ chức như thế nào, chỉ cần nương tựa cá nhân người khác để kiền thành tín ngưỡng và thể nghiệm thâm thiết mà tích cực hướng về người khác đó để hoằng truyền, tập hợp nhân quần có đầy đủ tín ngưỡng giống nhau, liền trở thành đoàn thể Tông Giáo.

      b- Tông Giáo của tập đoàn xã hội: nếu căn cứ nơi lịch sử phát triển Tông Giáo, đại khái có thể phân làm ba thứ, tức là Tông Giáo Nguyên Thỉ, Tông Giáo Quốc Dân và Tông Giáo Thế Giới.

  • Tông Giáo Nguyên Thỉ: cũng gọi là Tông Giáo Bộ Phái, chỉ cho Tông Giáo của thời đại quá xưa và Tông Giáo Xã Hội chưa khai hoá, như sùng bái tự nhiên, sùng bái tinh linh, sùng bái đồ đằng, sùng bái đồng bóng phù thủy, vân vân.
  • Tông Giáo Quốc Dân: lại cũng xưng là Tông Giáo Dân Tộc, chỉ hành hoạt nơi dân tộc, nơi quốc gia, vân vân, nhất định Tông Giáo của lãnh vực quốc nội, như Thần Đạo, Thần Xã của Nhật Bản, Ấn Độ Giáo của Ấn Độ, Do Thái Giáo của Israel (Do Thái), Đạo GiáoNho giáo của Trung Quốc,đa số cùng chế độ xã hội, phong tục, tập quán của xứ sở địa vức, vân vân, có quan hệ mật thiết với nhau.
  • Tông Giáo Thế Giới: là do đặc biệt khai sáng Tông Tổ, bao gồm dùng thành tích hoạt động và giáo thuyết làm trung tâm để khai mở Tông Tổ, hình thành giáo lýkinh điển của quản giáothành lập giáo đoàn, giáo pháp của họ là chỗ siêu việt dân tộc, lập trường quốc định, vân vân, dùng toàn thể nhân loại làm trung tâm, đầy đủ có tánh thế giới, tánh phổ biến, ngoại trừ thường muốn dùng tâm ái để giúp xã hội nhân quần mưu cầu phước lợi,nhưng lại thiên về cá nhân thực tiển tu dưỡng tìm sâu tánh chất tâm linh, vân vân, như Phật giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo, vân vân, loại kiểu Tông Giáo này, đa số tùy theo cá nhân tự do ý chí tiếp nhận tín ngưỡng, mà thuận theo tín điều, nghi lễ, giới luật vân vân của tổ chức. Căn cứ đối tượng tín ngưỡng không giống nhau, có thể đại khái đem Tông Giáo phân làm bốn loại:

a,Đa Thần Giáo: như nơi hậu kỳ xã hội nguyên thỉ, nhân loại phần lớntự nhiên sản sanh tâm lý hoảng sợ hoặc hoan hỷ,đều đem nhật nguyệt tinh tú, mưa gió sấm chớp, núi đá cây cối, sông biển ao hồ, vân vân của đại tự nhiên, đều đem thần thánh hóa để sùng bái, chỗ gọi là sùng bái thần linh, sùng bái tinh linh, sùng bái tổ tiên, sùng bái anh hùng, vân vân, đều cho là đối tượng sùng bái thuộc Đa Thần Giáo.

b,Nhất Thần Giáo: khác hơn đa thần giáomà nói, Tông Giáo chỉ tín ngưỡng duy nhất chân thần, nhận cho là thần sáng tạo thế giới, chính là người chủ tể thế giới, như Do Thái Giáo, Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo, vân vân.

c, Tấn Thần Luận:Tánh chất của nó là Tông Giáo Luận Lý thiên trọng nơi mở mang giải thích triết học luận lý, đem nội bộ hiện tượng vũ trụ, có nguyên lý phép tắc chi phối hiện tượng giới, mà đem nguyên lý phép tắc này thần cách hóa, nhận cho đây là đạo lý thần, biến ra hiện tượng vũ trụ, như Áo Nghĩa Thư của Ấn Độ chỗ chuyên chở“Phạn” ngữ, tức thuộc nơi đạo lý thần, thậm thí phát triển “Phạm” tồn tại trong ngã cá nhân, đây tức là cơ sở tư tưởng “Phạm Ngã nhất như” tối cao của họ.

d,Vô Thần Luận:Cũng gọi là Vô Thần Giáo: chỉ Tông Giáo chưa lập Thần làm đối tượng lễ bái, hoặc trên triết học đích thực là đẳng cấp Duy Vật Luận, là hoàn toàn phủ định sự tồn tại của thần lực.

3, So sánh Tông Giáo cùng Phật Giáo.Trọng tâm của Tông Giáo tư tưởng chỉ có Thần, ý nghĩa của Thần, tuy các tông giáo có chỗ giải thích không giống nhau, theo họ chỉ Thần là chủ sáng tạo vạn vật, là chủ tể của thế giới nhân loại, đều công nhận tôn sùng Thần Giáo.

      Phật giáo không mù quáng theo thần quyền, không mê tín dị đoan, nó chính là một thứ triết học lý luận và khoa học cao thâm, chọn lấy thật chứng làm căn cứ, lấy học lý làm nền tảng, lấy triệt ngộ làm ấn chứng, nhiệm vụ tìm cầu thực hiện lý giải tương ưng đạt đến tâm cùng cảnh hợp nhất chỗ sâu sắc, lý trí nhất thể làm tiêu chuẩn, cho nên Phật giáo tuyệt đối phủ nhận Thần tạo tất cả, là chủ tể thế giới nhân loại, tất cả đều quy về Thần, có thuyết chỉ nghe lệnh nơi Thần, đều nhận cho tất cả đều do Thần sáng tạochủ tể; đó là hoàn toàn đi ngược lại ý chỉ từ bi của thế giới nhân loại, vã lại còn bị quét sạch chấm dứt hành vi tự tác của nhân loại, rồi đây sẽ bị trả lại bởi nhân quả.

      Ngoài đây, Phật giáo cùng các Tông Giáo lại có một thứ trọng yếuquan điểm bất đồng, tức giống như các Tông Giáo đều nhận là môn đồ tín ngưỡng, thành kính và vững tin như thế nào, hết sức khả năng, nhưng chỉ có thể thành môn đồ lệ thuộc nơi Thần, quyết định không thể đạt đến khả năng thành Thần; nhưng Phật giáo thì không vậy, Phật Đà xem tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, chủ trương người có Phật Tánh đều có thể thành Phật, chỉ nguyên nhân bị vật dục che lấp, cho nên tự tánh không hiển bày, vì thế, phương pháp tu trì của Phật Giáo chỉ cần bày trừ vọng niệm, liền có thể nguồn gốc tự tâm bổng nhiên sáng tỏ, thấy được bản tánh của mình, chứng được Phật quả. Cho nên Phật Giáo thì cho Tâm là chủ thể, cần thiết chỉ cầu ngược lại những điều nơi chính mình không mượn sức lực giả tạo nơi ngoài. Chỗ gọi là bỏ xuống đồ đao, lập tức thành Phật; không giống như Tông Giáo, tự xem mình rất thấp, tất nhiên phải cầu trợ lực nơi Thần. Đến như tín đồ Phật Giáo tôn sùng lễ bái Phật tượng, chỉ là kính ngưỡng nhân cách vĩ đại trí tuệ và từ bi cả hai cùng vận chuyển của Phật Đà, mà chủ ý tôn sư trọng đạo, không phải thuộc loại có chỗ cầu đảo, đồng thời mượn lễ Phật để tập trung tâm ý, để bài trừ tạp niệm vọng tưởng, cũng là một thứ phương pháp tu hành. Đây có thể là Phật Giáo cùng Tông Giáo không giống nhau về tư tưởng nhận thức.

      Chủ Yếu:Phật Giáophương pháp khoa học thực dụng, thật chứng, đi phủ định Tông Giáogiáo nghĩa hẹp hòi, nếu sử dụng luận lý triết học để chứng minh cho Tông Giáo. Cho nên Phật Giáo tuy có thể nói là Tông Giáo, nhưng triết học lý luận của nó thường vượt khỏi phạm vi Tông Giáo. Giống như Tông Giáo chỉ chú trọng tín ngưỡng cùng thực hành, còn Phật giáo thì bao gồm cả chú trọng giải thích cùng chứng minh, vì thế có thể nói Phật học thích hợp giống như Tông Giáo, mà Tông Giáo không thể thâu nhiếp hết được Phật Học, đây là sự thật không thể nghĩ bàn.

V.- PHẬT HỌC CÙNG KHOA HỌC.-

1, Khoa Học là gì?

      Khoa Học là y cứ sự thật đã phát hiện, trải qua phân tích và suy cứu, tìm ra sau khi có quan hệ lý luận, tiến hành lợi dụngphổ biến, để đề cao tiêu chuẩn sinh hoạt của nhân loại, và vạch trần chân tướng của vũ trụ để học hỏi, đó gọi là khoa học.

2, Khoa Học đối với sự cống hiến của nhân loại.

      Khoa Học chỉ chú trọng tinh thần chân thật và chú trọng tác phong nghiên cứu, theo đến cùng thì không phải, trong nghiên cứu còn biện minh chân ngụy, sáng lập thành tích phi thường, chuyên chiếu phá số nhân loại ám muội ngu si ngàn năm trở lại đây. Thí dụ như từ trước một số không thể biết sự vật, ngày nay khoa học hoàn toàn lợi dụng sáng tạo khí dụng theo nhu cầu tất yếu hàng ngày, như trong sinh hoạt nào đèn điện, quạt máy, điện thị, máy sưởi, máy lạnh, vân vân. Lai vãng đến thiên nam địa bắc, không nhu cầu bất kỳ thần thông nào, chỉ cần lên máy bay, nhà ngươi có thể nhắm mắt dưỡng thần, hoặc ngồi ngả ngửa ra, nơi thời gian ăn cơm tha hồ cười cười nói nói, mây mù bao phủ, vượt núi qua biển, không chút phải nhờ sức của đất lại có thể mong muốn đến chỗ mục đích. Lại còn có ngoài ngàn dặm có thể điện đàm với nhau giống như tâm đàm đối diện.  Hơn nữa, nguyệt cầu nhận cho là thần bí, ngày nay đã có phi thuyền thái không vào thám hiểm, đá biển sâu không thể lường, trở thành căn cứ của tàu ngầm, đây là tất cả của tất cả, đều hiển bày hoàn toàn rõ ràng của khoa học tại Nhật, trong khoa chi tiến bộ của Tân Nguyệt  Dị, mang giúp cống hiến  rất to lớn cho nhân loại không thể hoài nghi và phủ nhận.

3,  Phân loại khoa học.

      Khoa học nghiên cứu phạm vi tuy rộng, nhưng bao quát không ra ngoài khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng và khoa học xã hội có ba thứ.

*-Khoa học tự nhiên: là nghiên cứu tự nhiên vật chấthiện tượng của nó để học hỏi, họ sử dụng phương pháp diễn dịch và quy nạp, nương nơi sự vật mà đại chúng đã công nhận làm tiền đề đi suy cứu chưa biết, các thứ quan hệ, như thiên văn học, vật lý học, hóa học, động vật học, thực vật học và khoáng vật học, vân vân.

*- Khoa học ứng dụng: là sử dụng hóa học, số học, động vật học, thực vật học vân vân làm đối tượng để nghiên cứu, như ứng dụng hóa học, ứng dụng số học, ứng dụng động vật học, ứng dụng thực vật học, vân vân.

*- Khoa học xã hội:nghiên cứu các thứ hiện tượng trong xã hội, để cầu phát hiện quan hệ nhân quả trong nó để học hỏi,  như kinh tế học, chánh trị học, pháp luật học và xã hội giáo dục học, vân vân.

4, Sự đồng khác của Khoa Học cùng Phật Học.Sự thành hoại của địa cầu và toàn bộ thế giới, như là Khoa Học Tự Nhiên, trên nghiên cứu vấn đề lớn nhất là nhà Thiên Văn Học, măc dù họ đã biết sâu hệ thống địa cầu và đại dương, còn vấn đề khác là họ không biết khi tinh cầu một hôm chung cuộc bị hoại diệt, hơn nữa vẫn chưa có thể chỉ định nói ra được địa cầu khi nào hoại diệt và khi nào sanh khởi trở lại, vấn đề đây Khoa Học Gia chưa nghiên cứu đến, đây là một vấn đề cá nhân khó giải quyết.

      Quan hệ nơi vấn đề đây, Phật Đà ở hơn hai ngàn năm trước sớm đã dùng chỗ phát hiện của người giải thích rành mạch định luật duyên khởi, địa cầu đã có một thời đoạn diệt, cũng lại có cơ hội thành hình trở lại. Nhân vì tất cả hiện tượng của vũ trụ, bao quát hiện tượng vật chấthiện tượng tinh thần, đều không đoạn diệt, nguyên vì cả hai đều ở trong vận động lưu hành sanh diệt biến hóa.Tất cả hiện tượng trước mắt chúng ta tiếp xúc, chỉ chẳng qua là trong tất cả hiện tượng biến thiên của tổng số. Nhân vì chu vi của sự vật lẫn nhau vận chuyển lẫn nhau ảnh hưởng, mà phát sanh rất nhiều nhân quả quan hệ liên tục. Đây thứ quy luật nhân quả của lẫn nhau phát sanh, nơi trên Phật học gọi là “Nhân duyên chỗ sanh pháp. “Nhân Duyên” tức là điều kiện, hiện tượng vạn hữu bao gồm cả địa cầu ở trong theo nguyên tắc đều không thể ly khai điều kiện nhân duyên để tập hợp mà sanh và điều kiện nhân duyên để biệt ly mà diệt, chỗ chi phối gọi là duyên tụ thì sanh, duyên tán thì diệt. Sở dĩ thế giới và địa cầu đều cần yếu phải trải qua bốn giai đoạn là Thành, Trụ, Hoại, Không, không có đình chỉ cảnh giới và địa cầu đang tuần hoàn đang liên tục. Do đây thấy một điểm, sự nghiên cứu của Khoa Học Tự Nhiên bị rơi vào sau một bước đối với Phật giáo.

      Thứ đến, do Khoa Học Ứng Dụng được thấy trên sự xương minh của Nhật Tân Nguyệt Dị, tất cả chúng ta có thể nhờ cậy vạn năng của khoa học cung ứng, khoa học có thể cung ứng đầy đủ nhu cầu của nhân loại, thật ra mặc dù khoa học tiến bộ như thế nào, mà nhân loại mong muốn là vĩnh viễn đối với cảnh tượng không dừng lại, hơn nữa, khoa học thiên trọng nơi văn minh vật chất cho nên phát triển những thứ quái dị, do đó tạo thành vật chất cùng tinh thần hai thứ văn hóa không điều hòa! Cho nên chạy theo đắm trước xương minh khoa học vật chất, thường thường chểnh mảng giá trị tinh thần nội tại. Nhân đây, vật chất càng phát triển, mà nhân loại lại càng cảm đến sanh mạng khô khan, trống trải, bàng hoàng, không quay đầu lại được! Cho nên mặc dù xã hội mỗi ngày phồn thịnh ngàn dặm, mà không thể quét sạch được sự thật, vì thiên trọng sự phát triển của vật chất nhầm giúp đỡ chỗ rạn nứt ưu lo của nhân loại, nhưng rồi lại mang đến chỗ nan giải không thể công bố.

      Khoa Học Xã Hội, ý chí cải cách nếp sống xã hội, kiến lập gia viên tiến bộ để khiến thế giới đại đồng làm mục tiêu, nhưng ở đây lại thiên về thời đại văn minh vật chất, người muốn giòng nước chảy ngang không theo nguyên tắc, cố ý lợi  riêng mình, không giảng chính nghĩa, mặc dù xã hội có nhiều dụng cụ tân tiến được thiết lập quy tắc để phòng ngừa, cũng khống chế không cho gia đình có các thứ mài dũa, xã hội cùng nhân gian, giả tâm đấu tranh kiện tụng tranh quyền đoạt lợi, tranh chấp bất hòa, mưu đồ hảm hại khủng bố sanh mạng. Thế giớichủng tộc, lãnh thổ, kinh tế và quyền uy thế lực, khởi binh đánh nhau, khiến sanh linh đồ thán, bi thảm ngàn vạn. Đơn phương dựa vào văn minh vật chất, cũng là giải quyết vấn đề xã hội không được hoàn toàn.

5, Nói kết thúc: Sự quan sát ở trên, thuần là truy cầu phát triển văn minh vật chất của nhân loại mà nổ lực, vẫn chểnh mảng trên tinh thần điều hòa nhu cầu cần thiết. Chỗ gọi là chỗ muốn vô cùng của con người, mà vật chất khả năng cung ứnggiới hạn, do đó nhân loại thành hình vĩnh viễn không ngừng hoàn cảnh đấu tranh dục vọng, cho nên hòa bình chân chánh và an lạc lại cũng càng đến càng xa.

Theo Phật học, nhân loại biết đạo thì an lạcthế giới hòa bình chân chánh, bao gồm không đơn phương đình chỉ kiến lập nơi trên vật chất để hưởng thọ, mà nơi trên tinh thần an lạc và thuần thiện là tối trọng yếu để an tâm. Cho nên ở nơi Phật giáo trong giáo nghĩa không dứt chỗ nhắc nhở chúng ta, nơi trong hưởng thọ văn minh vật chất, không thể quên bồi dưỡng nội tâm, ngăn ác hướng thiện, dùng cây mâu (cây giáo) để sai sử người khi người hiểu rõ cho là, lợi người tức lợi mình, hại người tức hại mình; nếu như ngược lại tận lực khống chế riêng cả ngã tham ngã sân, ngã si, mới là thế giới hoà bình chân chánh, nhân loại hạnh phúc cứu cánh và cơ sở được lâu dài. Đây mới là Phật Học cùng Khoa Học phân biệt đồng và khác.

VI.- SO SÁNH PHẬT HỌC CÙNG TRIẾT HỌC.-

(1)- TRIẾT HỌC CÙNG PHẬT PHÁP.

      Thông thường nói: “Phật Pháp không phải Triết Học, mà lại là Triết Học”. Câu nói đây tợ hồ rất lãng phí. Kỳ thật, có thể trả lời rất đơn giản, đáp rằng: tinh thần Phật Pháp không phải Triết Học, mà Phật Pháp luận lý lại bao hàm chỗ có Triết Học, đây chính là không phải Triết Học mà là ý tứ Triết Học.

      Triết Học (Philosophy) nguyên là ngôn ngữ Hy Lạp, dịch là ái trí, là để mong

cầu tri giác làm xuất phát. Triết Họcvấn đề giải thích tự ngã (Àtman) cùng toàn thể vũ trụ,chú trọng xem tổng hợp để nghiên cứu, mà Khoa Học thì ở nơi vấn đề các cá thể của sự vật, chú trọng xem chỗ phân tích để nghiên cứu, bên này bên kia có chỗ rộng hẹp cạn sâu không đồng nhau.Triết Học thì thuộc về Hình Nhi Thượng Học (Triết Học Vô Hình là triết học trong phạm vi thế giới vô hình), còn Khoa Học thì thuộc về Hình Nhi Hạ Học (Khoa Học Hữu Hình là khoa học vật chất phạm vihình tướng).

      Triết Học đông tây, tuy đều nghiên cứu vượt qua vấn đề Hình Nhi Thượng của hiện thật làm mục đích, chỉ Triết Học tây phương thiên trọng nơi cầu tri giácgiải thích, nhưng phải thuyết minh phù hợp với La Tập mới được, đây thuộc Triết Học Tư Biện. Nhưng Triết Học đông phương ở nơi cầu thực hành rồi sau mới giải thích, tất cả phải là thể nghiệm mới được, đây thuộc về Triết Học ThựcTiển, lại cũng gọi là Triết Học Thật Chứng.

(2)- PHẠM VI CỦA TRIẾT HỌC NGHIÊN CỨU.

Đối tượng của Triết Học Nghiên Cứu, phạm vi của nó đại để có ba:

          1, Vấn đề tự nhiên,

          2, Vấn đề tri thức,

          3, Vấn đề nhân sanh.

      Trong vấn đề tự nhiên, không lìa duy tâm, duy vật, duy thần.Trong vấn đề tri thức không ngoài lý tánh cùng kinh nghiệm. Trong vấn đề nhân sanh, không ra ngoài giá trị quán niệm trong sanh hoạt hiện thật. Cho nên Trong Triết Học Tự Nhiên bao quát BảnThể Luận cùng Vũ Trụ Luận. Trong Triết Học Tri Thức, bao quát Nhận Thức Luận cùng La Tập Học. Trong triết học nhân sanh bao quát Giá Trị Luận cùng Xã Hội Học.

      Trong Triết Học Tự Nhiên, Bản Thể Luận (Ontology) là nghiên cứu bản tánh cuối cùng của thật tại, tức là nguyên tắc sau cùng của vật chất để học. Á Lý Tư  cho đức hạnh hàm nghĩa có nguồn gốc, đây thật gọi là Hình Nhi Thượng Học, nó nghiên cứu chỗ thông suốtbản thể của vạn hữu.

      Vũ Trụ Luận (Cosmology) cũng là một bộ phận của Hình Nhi Thượng Học, dùng thế giới làm một tổng thể của hệ thống; mà luận nàynguyên lý căn bản của nó chính là Nguyên Tử Luận, Tấn Thần Luận, mục đích của luận là Cơ Giới Luận, vân vân, và các biệt phái khác nữa.

      Trong Triết Học Tri ThứcNhận Thức Luận (Epistemology) là nghiên cứu khởi nguyên của tri thức, bản chấthiệu lực vân vân của nó. Nhận thức trên Tâm Lý Học, nghĩa rộng là chỉ lịch trình tâm lý cùng cảm tình của sự hiển bày rất xuất sắc, tức là cảm giác, tri giác, tưởng tượng, tư duy, vân vân. Nếu ở trên nghĩa chật hẹp, thì chỉ trạng thái đương thời của cảm biết đối tượng,vân vân. Nếu ở nơi nhận thức triết học thì bao gồmtri thức tác dụng phán đoán.

      La Tập Học (Logic) lấy tư tưởng làm đối tượng nghiên cứu, tức là Luận Lý Học, hoặc Xưng Biện Học. Thông thường phần nguyên lý luậnphương pháp luận, ban đầu ở nơi Á Lý Tư Đa Đức, gần đây lại có Thật Tiển Luận Lý và Hình Thức Luận Lý.

      Giá Trị Luận (Theory of Worth) thấy chỗ từ triết học mà luận giá trị, tức do Ý Thức chuẩn bị đầyđủ một thứ lý tưởng hoặc nhu cầu cần yếu làm mục đích, như chân thiện mỹ, giữ nó để phê bình đối tượng. Nhưng giá trị thì có tương đối cùng tuyệt đối khác biệt, lại nữa nếu căn cứ cá nhân chủ quan để phê phán gọi là giá trị chủ quan, nếu không chịu thì không hạn chế, nếu đại đa số người công nhận gọi là giá trị khách quan.

      Xã Hội Học (Sociology) lại gọi là Xung Quần Học. Chọn xã hội làm thể thống nhất để nghiên cứu, chuyên nghiên cứu tổ chức xã hội nên gọi là Xã Hội Tịnh Học. Tổ chức này chuyên nghiên cứu xã hội sanh trưởng và quá trình phát triển, gọi là Xã Hội Động Học; đối tượng tổ chức này có ba:

      (1)- Bản chất của xã hội,

      (2)- Quá trình tiến hóa của xã hội,

      (3)- Nguyên lý tiến hóa của xã hội.

       Tổ chức này đặc biệt chọn Sinh Lý Học và Tâm Lý Học làm đối tượng để trước tác. Chọn chỗ đã thuật lại ở trên là Triết Học Nghiên Cứu nội dung chỗ bao quát làm phạm vi.

(3)- SO SÁNH TRIẾT HỌC CÙNG PHẬT PHÁP.

      Triết Học nguyên ý của nó là ái trí, cũng chính là nói tất cả đều hoàn toàn nhu cầu tri giácxuất phát. Phật Pháp cũng mục đích đó, nguyên nhân chính là mưu cầu giải thoát sanh tửlên đường, cho nên không được giải quyết trước vấn đề có rất nhiều trên triết học, thí dụ như chân cùng vọng, mê cùng ngộ, thức cùng tâm, không cùng có, nhân cùng quả, tinh thần cùng nhục thể, phiền não cùng trí tuệ, phàm trên Triết Học chỗ có vấn đề trọng yếu, còn ở nơi Phật Pháp sớm đã thảo luận, cho nên Phật Pháp tuy không là triết học, nhưng bao hàm cả triết học ở trong.

      Phật Pháp tuy không thừa nhận Thần, nhưng đều thừa nhậnPhật Tánh, Phật Tánhbản thể của vũ trụ, là thật tướng của vạn pháp, là căn nguyên của tất cả thiện, chân lý cứu cánh của giải thoát. Phật Tánh đây không phải là bất cứ người hoặc Thần nào chỗ có riêng, mà là tất cả chúng sanh đồng có đầy đủ. Như Kinh nói: “Phật Tánh bình đẳng, không có cao thấp. Phật Tánh không biến, tại Thánh không tăng, tại phàm không giảm. Phật Tánh vĩnh hằng, không sanh không diệt. Phật Tánh không động, không có đến đi. Phật Tánh biến khắp, tột cùng chiều đứng, biến khắp chiều ngang. Phật Tánh mầu nhiệm không thể nghĩ bàn. Phật Tánh viên mãn, đầy đủ các điều thiện.” Tông chỉ cùng mục đích của Phật pháp, là vì phát huy Phật Tánh vốn có đầy đủ của chúng sanhvô lượng công đức của Phật Tánh viên mãn, khiến Phật Tánh phá vô minh trừ khổ não, được giải thoát, phục hồi tâm nguồn gốc, thứ tinh thần cùng hoài bảo, đều không phải Tông Giáo cùng Triết Học chỗ có mục đích. Phật pháp không luận Tiểu Thừa hay Đại Thừa đều có đầy đủ triết lý rất cao thâm. Triết Học tây dương các vấn đề trên Nhận Thức Luận, vấn đề bản thể trong Hình Nhi Thượng Học, vấn đề đạo đức trong Luận Lý Học, vấn đề thiện ác, tại Đại Thừa Không TôngDuy Thức Tướng Tông, đều có giải thích tường tận rộng lớn. Tiểu Thừa có bộ Hoà Kinh Lượng Bộ, cũng vấn đề nhận thức tường tận, cho đến Tánh Không chỗ luận của Phật Pháp, Triết Học tây dương lại theo không kịp. Triết Học đông tây chỗ luận về thật thể vạn pháp, chỉ là so sánh cảnh giới, chưa có khả năng hiện chứng, chính là Thiền Tông chỗ kiểm tra bằng cách quát mắng gọi là Khẩu Đầu Thiền. Lại nữa Nhận Thức Luận của tây dương, tối đa chỉ bàn đến cảnh giới của sáu Thức, còn hai Thức bảy và tám còn chưa nhập môn. Triết Học đông tây chỉ dạy người trừ ác hành thiện, chưa có thể đưa ra biện pháp đoạn dứt căn bản ác, chỉ dạy người kềm chế niệm ác, nạo vét phiền não mà thôi, căn nguyên của ác còn chưa rõ, hà huống luận bàn đến nó? Phật Pháp đưa ra triệt để cải tạo thân tâm, chuyển mê thành ngộ, biện pháp chuyển phàm thành thánh, là cần yếu tu tập Định Tuệ,đem tiềm năng giải phóng chỗ thâm sâu của tinh thần xuất ra, vũ trụ nhân sanh, khi chỉnh đốn thay hình đổi dạng, chỗ gọi là sơn hà và đại địa, toàn sương móc là thân pháp vương, một sắc một hương không phải là trung đạo, đạo lý của ngã cùng vạn pháp đồng một thể. Tuy nhiên Triết Học đông tây đều có thể lãnh ngộ nhiều ít, nhưng trên công phu thật chứng thì đều không phải chỗ Triết Học trên ngôn luận có không thể sánh kịp.

VII.- BƯỚC THỨ NHẤT CỦA PHẬT HỌC THẬT TIỄN.

      Phàm đến tham gia đại hội, đều là học giả tư tưởng Phật học, cho nên ngày nay đặc biệt chọn “Bước thứ nhất của Phật học thật tiễn” làm chủ đề, phân làm năm đoạn cùng đại chúng thảo luận như dưới đây:

(A) - Cốt yếu học Phật là gì?

Lý do học Phật rất nhiều, hiện xin đề cử hai điểm như sau:

1, Chuyển đổi nghèo làm giàu: Thí dụ như nhà của một ônglà người bần cùng, một ngày nọ ông nghe người Khoa Học Kỷ Thuật nói rằng,có người chứng thật trong nhà ông khi thám hiểm trắc nghiệm cho biết dưới đất có một khoáng chất vàng rất lớn, ông nghe liền oán trách kho tàng vàng sao lại ở phía dưới mặt đất của nhà ông; ông nghĩ nếu có thể đào lên, nhất định thu nhặt nó dùng không hết, dùng nó không cùng, ông ta sau khi nghe tin tức nàysẽ có phản ứng như thế nào? Hội hoài nghi không tin, trợn trừng con mắt cho là khộng lý? Ông ta đè nén sự vui mừng cho rằng mình không ngờ được của báu chưa từng có và ông suy nghĩ cách đi đào mỏ? So sánh giống như kẻ thường tình đều nói, sau đó ông phản ứng rất là tự nhiên.

      Giống nhau không khác, chúng sanh từ khi mê chân chạy theo vọng cho đến nay, ở trong sanh tử sáu đường dài lâu, trốn ra chạy vào, mất đi trí tuệ, không biết chánh tà, không phân biệt được sự lý, làm càng làm sai, đã không hành thiện, điều ác thường theo thân, có thể nói không chút phước đức trí tuệ, chính là gọi kẻ bần cùng không chút thật thà, khônhg phù hợp phước đức, ngày nay nghe giáo lý Phật đà ngộ đạo liền tuyên ngôn phát ra: “Lạ thay! Lạ thay! Đại địa chúng sanh, đều có đức tướng trí tuệ của Như Lai, nhân vì vọng tưởng chấp trước, mà không thể chứng đắc, nếu trừ được vọng tưởng, thì Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí đều được hiện tiền. Trí tuệ chính là bảo ngọc như ý trong tâm chúng ta, được nó có thể chuyển bần cùng phiền não sanh tử, thành phước đức trí tuệ trang nghiêm trở thành đại phú, chẳng qua, bảo ngọc như ý đây, tuy vốn đầy đủ trong người, nhưng tất nhiên phải nổ lực công phu học Phật tu hành, mới có thể ra công đào bới để được thọ dụng. Cho nên lý do chuyển nghèo thành giàu, tất nhiên phải học Phật.

     2, Vì muốn lìa khổ được vui cho nên tất nhiên phải học Phật, tất cả chúng sanh bị nghèo giàu, quý, tiện, hiền, ngu, vân vân, đối với tinh thần, chỉ theo đuổi vật chất, tuy có cách biệt bất đồng, nhưng nói chung không ra ngoài một mục tiêu cộng đồng, đó chính là “Chán khổ cầu vui”, cho nên chúng ta vì muốn lìa khổ được vui tất nhiên phải học Phật, chỉ có đi theo vết chân của Phật, theo Phật từng bước qua lộ mà đi, mới có thể an toàn trên chỗ đứng chính là chánh đạo. Thí dụ như, chúng ta cần phải đi qua một con đường rất dài, trong đường đi thình lình nghe trước đường đây có con hổ lang sư tử mạnh dạng, dã thú hung ác, lại sợ có cạm bẫy nguy hại đến tánh mạng, ở đây có thể sợ hoàn cảnh, vậy nên quyết định như thế nào có nên giao phó số mạng không? Rút lui hay tiến tới? Đã không đi cũng không cam tâm, có nên tiếp tục hướng về trước? Rất mạo hiểm lại không muốn gặp, chính ở giữa đường có nên dừng lại không? Đương nhiên không phải là lý tưởng. Cho nên chỉ một biện pháp, chính là chỉ đổi đường mà đi, không thì, khó tránh khỏi nguy hiểm sanh mạng.

      Dùng thí dụ ở trên là một đơn giản, ý kiến là nói: Chúng ta tự quay lưng lại sự giác ngộ, lại hòa hợp với trần tục bỏ mặc số kiếp cho đến nay, lưu chuyển lang thang trong vòng sanh tử, bị chịu ba khổ tám khổ bức bách, chính như trong kinh nói “Ba cõi không yên, dụ như nhà lửa, các khổ sung mãn, rất nên sợ sệt”.Cho nên sanh mạng của chúng ta, chỉ ở một điều không có cảnh giới dừng nghỉ để chạy trốn trên con đường sanh tử, vã lại nẻo trước đã tràn đầy và khoảng giữa không thể nhận địnhđộc xà hổ lang sư tử ác thú của phiền não sanh tử cạm bẫy hảm hại hay không, do đó không dễ gì vượt qua,phải đi sát phạt mục đích để tìm kiếm sự an lạc. Tức là cũng giống như đạo đức học vấn của thế gian, tư tưởng của bàng môn tả đạo, đều không thể mang nhà ngươi ra khỏi biển khổ, để đạt được bỉ ngạn an lạc, nhân vì họ cũng chỉ là người ở trong con đường của túc xá, đều không phải chỗ để quay về cứu cánh, nguyên vì tại ngã chấp trói buộc chúng ta. Cho nên chúng ta phải thay đổi đường đi, phải sát phạt để tìm cứu cánh có thể giúp chúng ta an toàn cho chỗ đến, đạt được chánh đạo của lìa khổ được vui, trừ  ngoài học Phật ra, lại không có biện pháp nào khác, nhân vì Phật là người đã giải thoát phiền não sanh tử, là Thánh nhân của cứu cánh lìa khổ đắc lạc, chúng ta có thể nương nơi Phật để thực hành, học Phật để tu, nhất định có thể vượt qua lìa khỏi sự trói buộc của sanh tử thống khổ, đặng giải thoát để an lạc tự tại, cũng vì lìa khổ được vui cho nên cần yếu phải học Phật.

    (B).-Phật có thứ gì đạt đến trực tiếp để chúng ta học tập?

Công đức của Phật vô lượng vô biên, cần yếu là không ra ngoài trí tuệ cùng từ

bi. Nhân cách vĩ đại của Phật Đàkiến lập nơi trên trí tuệ từ bi, Ngài chọn lấy bi trí làm thù thắng siêu đẳng, kết thành hình tượng đồ sộ sùng kính cao ngút của phước tuệ trang nghiêm không thể so sánh, cho nên được tôn xưng là bậc độc tôn trong mười pháp giới, nhân đó chúng ta nên học Phật, tất nhiên dùng trí tuệtừ bi của Phật làm đối tượng học tập.

1/- Học trí tuệ của Phật. Trí tuệ của Phật có ba thứ:

   (1) Nhất Thiết Trí: là trí tướng chung của hiểu biết tất cả pháp đều không.

   (2) Đạo Chủng Trí: là trí tướng sai biệt nhằm để hiểu biết hoàn toàn các thứ

tướng sai biệt nơi tất cảpháp.

    (3) Nhứt Thiết Chủng Trí: là trí hoàn toàn hiểu rõ tướng chung và tướng riêng biệt, tức là trí trung đạo không chấp trước nơi Không, không chấp trước nơi Có. Lại dùng trí này để quán lý không của chân đế gọi là Nhất Thiết Trí, lại dùng trí này để quán các pháp sai biệt của Tục Đế gọi là Đạo Chủng Trí. Không ngả về hai bên chân và tục,lại dùng trí để cùng quán chiếu cùng ngăn che gọi là Trung Đạo Trí, cũng tức là Nhứt Thiết Trí.

      Dùng ba trí ở trên, Phật tu hành chứng được nhân tròn quả mãn, còn phàm phu chúng ta, vọng trần chưa dứt, lại không phải cảnh giới chúng ta có thể nắm vững, chẳng qua, chúng ta có thể lý giải nguyên lý của nó, nương nơi đó tu tập, thí dụ như ta đã đi qua mỗi nơi mỗi chỗ, chấp thân tâm làm thật ngã, chấp tất cả ngoại giới cho là thật pháp. Các thứ phân biệt tính toán, khởi hoặc tạo nghiệp, hình thành vô hạn phiền não, ngày nay nếu có thể học Phật dùng Nhứt Thiết Trí, quán tất cả pháp đều không, liền hiểu rõ tất cả pháp đều do nhân duyên sanh, pháp duyên sanh thì không tự tánh, đương thể tức là không, thì tất cả phân biệt tính toán chấp trước, đều tự nhiên tiêu mất vô hình, đây chính là học Nhất Thiết Trí chỗ đạt được hiện thật hiệu quả. Nếu nương nơi Đạo Chủng Trí thì có thể giải rõ thân tâm thế giới tất cả đều không, không có tự tánh, nhưng tướng sai biệt của chỗ sanh duyên khởi, không thể xóa bỏ, nhưng có thể bảo trì giả danh giả tướng của các thứ bất đồng tạm thời tồn tại, không thể quán Không nhưng có thể quét sạch nhân quả tồn tại của thế tục, đây chính là học tập Đạo Chủng Trí tác dụng. Nếu trở lại tiến tới có thể dùng Nhất Thiết Chủng Trí thì mới có khả năng hiện hữu nơi trong pháp, quán tất cả đều Không cho nên không chấp trước nơi Có, nơi trong Không có thể quán tất cả pháp mặc dù là Không, nhưng không xoá bỏ giả danh giả tướng sai biệt thì dĩ nhiên vẫn tồn tại là Có. Còn không đắm trước nơi Không, không trụ nơi Có, chính là không thiên về hai bên chân đếtục đế, đó đúng là khả năng của Nhất Thiết Chủng Trí. Chúng ta có thể ở trong hàng ngày, nương nơi chỗ chứng nguyên lý ba trí, tùy theo phần ứng dụng nơi người trên , nhân, ngã, sự, lý, nhân quả, không trụ không trước, cãi biến để cảm quan của chấp trước lỡ ngộ nhận cho đi qua, tự nhiên tinh thần đạt đến tự tại không thể so sánh. Đây chính là thành tựu trí tuệ của học Phật.

2/-  Học tập từ bi của Phật. Từ là cung cấp khoái lạc cho người, bi là đánh bạt thống khổ cho người. Từ bi của Phật cũng có ba thứ:

     (1) Sanh Duyên Từ Bi: quán  tất cả chúng sanh giống như con đỏ (bé bi)phát

khởi tâm từ bi. bạt khổ cùng lạc.

     (2) Pháp Duyên Từ Bi: chỉ ngộ các pháp lý vô ngã là chỗ phát khởi tâm tư bi.

     (3) Vô Duyên Từ Bi: xa lìa kiến giải sai biệt, nương nơi tâm không phân biệtphát khởi từ bi của bình đẳng tuyệt đối.

      Từ bi của Phật Đà, không đồng nhau giống như chỉ hạn cuộc nhơn từ ở một phương một giờ, mà là từ bi vĩ đại vượt lên trên thời gian không gian, chỗ gọi là ở không gian không phân biệt thân sơ hiền ngu quý tiện; cõi kia nơi phương khác, cho đến khắp hư không tận pháp giới, ở trong chỗ đó có tất cả loại chúng sanh, những người trời ở cõi trên có hình tướng, các quỷ thần không hình tướng, còn phía dưới cho đến các động vật hữu tinh như côn trùng vi tế, chuồn chuồn, con kiến, vân vân.Còn ở trên thời gian, thông đến quá khứ, hiện tại, vị laivị lai cho đến chỉ không có cảnh, Phật đối chúng sanh cùng lạc bạt khổ của tinh thần từ bi, luôn luôn không vì lý do chúng sanh ngoan cố mà chán nản, lại không vì lý do chúng sanh ngu muộibuông bỏ. Cho nên Phật Đà từ bi vĩ đại, được gọi là từ bi vô lượng, lại cũng xưng là đại từ đại bi.

      Trước khi chúng ta chưa tin Phật, phàm có chỗ làm, phần nhiều tự mình dựa vào tưởng tượng, khổ cùng vui của người khác đều không quan tâm, thậm chí còn tạo thêm khổ cho người, đây là như thế nào có phải ích kỷ chăng? Ngày nay mình đã tin Phật học Phật, tuy chưa có thể tận lực học Phật vượt thời gian không gian để được đại từ bi tâm, chỉ cần tùy phần tùy sức, phụng hành chỗ Phật dạy, giúp người khoái lạc, đánh bạt khổ não cho người, mới là đệ tử Phật là chỗ nên học.

(C).- Học Phật có tín, giải, hành, chứng, bốn ngôi vị bước nhanh.

1.- Tín”,

   a, Tin Sâu Tam Bảo.

     (1)Tin Phật: Tin Phật là năm trụ cứu cánh, hai tử mất hẵn, phưóc tuệ cứu cánh viên mãn.

     (2)Tin Pháp: tin giáo pháp của Phật nói, là thuốc tốt trị liệu tâm bệnh cho chúng sanh.

     (3)Tin Tăng: là kim chỉ nam của thuyền đi biển cả, họ có thể lãnh đạo chúng ta chính xác phương hướng.

   b, Tin Sâu Nhân Quả:

      Phật Đà thông báo cho chúng ta, thế gianpháp hữu vi đều nằm trong luật nhân quả chi phối vận hành, do nhân dẫn đến quả, quả tất nhiên do nhân, nhân quả báo đền, mải mai không mất, sự vật chứng minh, trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, hành vi của người cũng như thế, nhân tốt kết quả tốt, nhân ác rước lấy quả báo ác, đây là đáp ứng công đạo, cho nên chúng ta nếu cầu hưởng thọ thiện căn, tất nhiên trước hết phải cẩn thận chỗ tạo tác trên hành vi hiện tại, cần phải làm nhiều thứ thiện nhân, mới có thâu hoạch thiện quả vị lai.

   c, Tin Tất Cả Chúng Sanh Đều Có Phật Tánh:

      Người có Phật Tánh đều có thể thành Phật. Phật là Phật đã thành, ta là Phật chưa thành, không thể tự phụ tâm linh của mình, thường lấy vấn đề đây khuyến khích để tỉnh ngộ, nổ lực cầu lấy Phật đạo để tiến lên.Chọn ba điểm trên, là người học Phật, nên đầy đủ tín niệm. Cũng là bước nhanh thứ nhất trong quá trình học Phật.

 

2.- Giải, tức là lý giải, hoặc là liễu giải, phàm người học Phật, tất nhiên phải tiến lên một bước giải rõ giáo nghĩa trọng yếu của Phật Đà, để củng cố tín niệm, sách tấn phát khởi hành động, đặt chân vào nền nếp của học Phật. Căn bản giáo nghĩa của Phật pháp có ba hạng, giáo nghĩa ba hạng đây, có thể dùng ấn chứng cho các thứ thuyết phápchính xác chăng, cho nên được gọi là Tam Pháp Ấn. Tam Pháp Ấn là:

     a/- Chư Hành Vô Thường: Thuyết minh tất cả các pháp hữu vi, tất nhiên đều là vô thường, chúng sanh không hiểu rõ, ngược lại nơi vô thường tưởng chấp cho là thường, Phật nói vô thường để phá chấp thường của chúng sanh.

      b/- Chư Pháp Vô Ngã: Tất cả pháp trong thế gian, nào là thân tâmthế giới hữu vi vô vi đều là vô ngã, chúng sanh không thể hiểu rõ, cho nơi tất cả pháp ngược lại đều là thường, nhất là cái ngã của chủ tể đều cho là thường còn, cho nên Phật nói các pháp là vô ngã, dùng để đả phá sự chấp ngã của chúng sanh.

     c/- Niết Bàn Tịch Tịnh:Tất cả chúng sanh, không biết cái khổ của sanh tử, mà khởi hoặc tạo nghiệp, lưu chuyển ba cõi, cho nên Phật nói pháp của Niết Bàn, là nơi không sanh không diệt, thanh tịnh tịch diệt, khiến lìa khỏi cái khổ của sanh tử, đặng niết bàn tịch diệt, lại không bị sự trói buộc của sanh tử, đạt được tự tại giải thoát.

      Vì ba hạng giáo lý Phật pháp, trình bày rõ tất cả vạn hữu, hiện tượng thân tâm, đều bị thành trụ hoại không, sanh trụ dị diệt, thay cũ đổi mới, trong sát na không dừng sanh diệt chuyển biến, không được thường trụ, người học Phật nên cần phải thâm nhập lý giải, tiếp nhận hiện thật, cải biến cố chấp dĩ vãng chủ quan,quán tất cả pháp đều là không, lại không cho vọng tưởng chấp trước, phân biệt tính toán trói buộc, thì giảm thiểu rất nhiều cần gì phải đòi hỏi phiền não, rồi tự nhiên thâu hoạch được tự tại giải thoát. Cho nên người học Phật, phải rõ ràng yếu nghĩa của ba hạng nói trên, mới là đối với Phật giáo giải lý hoàn toànchính xác.

 3.- “Hạnh”, Người Phật giáo tu hành mặc dù pháp môn tuy nhiều, nhưng không ra ngoài ba môn học giới định tuệ.

     (1) Giới: Các điều ác chớ làm, các điều lành nên làm, phòng ngừa ngăn để dứt ác, giữ miệng kềm ý không cho thân phạm, gọi là giới.

      (2) Định: Nhiếp phân tán không cho loạn, nhiếp trừ tạp niệm, hiện tiền tĩnh lặng, có thể thấy tánh ngộ đạo, gọi là định.

      (3) Huệ: Do định sanh ra huệ, huệ có thể hiển phát bản tánh, đoạn trừ phiền não, thấy thật tướng các pháp, gọi là huệ.

      Lại nữa, trong lục độ chọn lấy bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, bốn độ đây làm giới học, thiền định độ làm định học, bát nhã độ làm huệ học. Ba học đây thật là chí yếu của người học Phật đạo. Tất cả pháp môn đều nhiếp lấy hết nơi đây. Người học Phật, nên phải tinh cần tu học.

4.- “ Chứng”,Do tu tập giới định huệ, thể nghiệm như thật mà ngộ được chân lý nên gọi Chứng, như Đại Thừa chứng vào Sơ Địa, cho đến Bồ Tát Đẳng Giác chỉ chứng quả từng phần và Phật mới chứng quả viên mãn; người Tiểu Thừa chứng phần riêng biệt vào Sơ Quả Tu Đà Hoàn, Nhị Quả Tư Đà Hàm, Tam Quả A Na Hàm, Tứ Quả A La Hán, đều xem nhà ngươi sức tu hành cạn sâu như thế nào, và chứng quả có khác biệt của địa vị thánh hiền hay không. Như “Kinh Kim Cang” nói: “Tất cả thánh hiền đều chọn pháp vô vi mà có sai biệt”.

 (D).- Tánh trọng yếu của học Phật thật tiển.

 Học Phật, lập chí để niệm lý, hoặc là tông chỉ ý nguyện, lập chíhoàn toàn ý nguyện của học Phật, nếu không thêm lời nguyện để thật tiển thì vĩnh viễn không thể đạt thành mục đích của nhà ngươi, cho nên ý nguyện cùng thật tiển của nhà ngươi để học Phật chính là như giải thích cùng thật hành; cổ đức nói ở trên sự tu hành, thật hành cùng giải thích giống như hai cánh chim, như xe hai bánh, thiếu một không thể đuợc; nếu chỉ có giải thíchkhông thật hành, điều ở nơi thiết thực có số bảo vật đáng kể mà gặp việc không giúp đỡ mọi người, chung cuộc không thể thực hiện lý tưởng mục đích; ngược lại, nếu có thật hành mà không có giải thích, khó tránh khỏi tu mù luyện quáng, rơi xuống hố rớt xuống hào, chạy vào tà cảnh, tổn hại chung thân, mải mai không có ý nghĩa, cho nên người tu học thật hành và giải thích phải quan hệ nhau, phải là thường trọng yếu.

(Đ).- Giới là bộ thứ nhất của học Phật thật tiển.

1/- Sao gọi là giới? Giới, tiếng Phạn là Thi La, Trung Hoa dịch là giới, đầy đủ có hai phương diệnphòng ngừa sai trái và ngăn chận làm ác. Lại nữa giới có hai nghĩa:

     (a) Nghĩa ngăn cấm: tức ngăn chận ba nghiệp đối với các cảnh ác không cho

hành động.

     (b) Nghĩa cảnh sách: cảnh tỉnh sách tấn ba nghiệp đối với các cảnh phụng hành các thiện. Trọng yếu là, dứt các nghiệp ác, vâng làm các điều lành, đây là ý muốn của giới.

 

2/- Trên ý nghĩa của giới có các thứ phân loại:

      (1)- Tánh giới cùng giá giới.

      Giới pháp của Phật chế, nếu bản chất thuộc tội ác, gọi là tánh tội, vì Phật chế ngăn ngừa gọi là tánh giới, như trong năm giới: sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, bốn giới này nếu không thọ giới mà hành động tứcphạm tội, gọi là tánh giới. Ngược lại, bản chất của nó không phải thuộc tội ác, nhưng dễ khiến người đời phỉ báng, hoặc dụ dỗ người khác, gọi là tánh tội, mà Phật đặc biệt chế định ngăn cấm không được làm, gọi là giá giới, như trong năm giới, giới không được uống rượu đó thuộc về giá giới.

      (2)- Trì giới cùng phạm giới.

       Thọ giới về sau, có thể bảo trì sáu căn ba nghiệp không tạo ác gọi là trì giới; nếu không có thể nương nơi giới mà hành động gọi là phạm giới. Lại nữa, đã thọ giới pháp, tuân thủ giới hạnh, khống chế ba nghiệp, các điều ác không làm gọi là “Chỉ Trì Giới. Sách tấn ba nghiệp các thiện đều thật hành gọi là “Tác Trì Giới”.Nói ngược lại, tiêu cực ngăn ác, gọi là Chỉ Trì Giới, tích cực hành thiện,gọi là Tác Trì Giới. Căn cứ nơi “Giới luật sâu rộng” mà nói: “Năm thiên bảy tụ ( Theo tự điển, năm thiên bảy tụ: Năm Thiên là năm phần, mỗi một phần gồm năm chương; Tụ là nhóm, nghĩa là mỗi một chương gồm năm nhóm) đều thuộc về Chỉ Trì Giới; Kiền Độ Phận (Phần độ con trâu thiến) như an cư, tự tứ tụng giới vân vân, đều thuộc về Tác Trì Giới. Giãi đãi phóng túng, không dụng tâm hộ trì giới cấm gọi là Chỉ Phạm. Nên làm mà không làm như an cư tự tứ tụng giới vân vân của Kiền Độ Phận, không nương nơi giáo pháp để phụng hành, giãi đãi phóng túng, gọi là Tác Phạm. Cố nhiên giới có đầy đủ nào chỉ trì, tác trì, chỉ phạm, tác phạm, và chỉ trì tác phạm, tác trì chỉ phạm vân vân, tất cả hàm nghĩa trong đó.

      (3), Giới phân biệt có bốn loại:

        (a) Giới Pháp: Chỉ rộng luật pháp của Phật Đà chế ra, chính là quy luật của chúng sanh, như ngũ giới, thập giới, cụ túc giới, tam tụ tịnh giới (Tam Tụ Tịnh Giới gồm có: nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiêu ích hữu tình giới. Nhiếp luật nghi giới, nghĩa là giữ gìn giới pháp không cho phạm; Nhiếp thiện pháp giớigiới luật bắt buộc làm tất cả việc lành không được từ nan; Nhiêu ích hữu tình giới, là giới luật bắt buộc làm lợi ích cho chúng sanh, không phân biệt hạng chúng sanh nào.), luật pháp có 10 giới nặng, 48 giới nhẹ. Gọi chung là giới pháp.

        (b) Giới Tướng: là tướng mạo của giới, cũng tức là các điều khoản của giới, hoặc gọi là tướng trạng sai biệt của biểu hiện trì giới, như năm giới, mười giới vân vân, mỗi mỗi đều có sai biệt, đưa ra nào trì (Trì là những điều luật phải giữ gìn.),

phạm (Phạm là những điều luật cấm tuyệt đối không được phạm.), khinh (Khinh là nhẹ, nghĩa là những điều luật nếu phạm cho phép sám hối.), trọng(Trọng là quá nặng, những điều luật cũng tuyệt đối cấm không được phạm, nếu phạm là lột áo đuổi ra khỏi giáo đoàn),mỗi mỗi đều có tướng trạng không giống nhau.

      © Giới Thể: Khi chúng ta thọ giới, cần yếu bạch bốn Yết Ma. Thứ nhất là Đơn bạch Yết Ma tức là Yết Ma riêng lẻ (đơn phương), khi Đơn Bạch Yết Ma, mười giới thiện pháp phát động xuất hiện, cảnh yết ma thứ nhất nơi hư khôngmười giới thiện pháp. Cảnh yết ma thứ hai là mười giới thiện pháp tập hợp nơi đỉnh đầu người thọ giới. Cảnh yết ma thứ ba là mười giới thiện pháp chảy vào tâm của người  thọ giới để làm Giới Thể. Như Chi Uyển Biên nói: “Gọi là Phật xuất thế, chế lập giới pháp, cấm phòng ngừa thân miệng, điều phục tâm hành, mười phương chư Phật, ba Thừa (Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa), nghĩa là Thinh Văn, Duyên GiácBồ Tát) hiền thánh, đều cùng nhau tu tập, gọi là thánh pháp, nay ta sách tấn pháp này, tác pháp để thọ, nhân duyên hòa tập, tâm cảnh sẽ đến sâu kín, phát sanh vô tác (thật hành đến khi không còn thật hành, tức gọi là thuần thục) lảnh nạp tại tâm, gọi là Giới Thể”. Kỳ thật giới thể, tức là một thứ phòng ngừa phi pháp, ngăn ngừa tội ác, ẩn núp năng lực ở trong nội tâm, là sau khi thọ giới mới có.

      (d) Giới Hạnh: Nương nơi giới luật để phụng hành, thọ trì luật pháp của Phật Đà chế ra, siêng năng thuận theo giới thể, động tác theo ba nghiệp thân miệng ý mà không trái với pháp, gọi là Giới Hạnh.

      “Giới”, là căn bản của Thánh đạo, nhân nương nơi giới đặng sanh các thiền địnhtrí tuệ của diệt khổ, đặng khỏi trầm luân nơi biển sanh tử, là con đường chánh của giải thoát, là căn bản của vạn hạnh, là nền tảng của thành Phật, cho nên Phật nói: “Tất cả chúng sanh, tuy có Phật tánh, cần yếu nhân trì giới, dĩ nhiên sau mới thấy, nhân thấy tánh Phật, được thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”(Vô thượng chánh đẳng chánh giác). Có thể thấy học Phật, tất yếu trì giới là thật tiển, Do trì giới của ngăn ác tu thiện, mới có thể tiến vào Phật đạo. Nên biết trì giới ở trong tất cả pháp môn thật tiển, trở thành tối trọng yếu, không phải thật hành trước mà không được bước nấc thang thứ nhất.

VIII.- GIỚI HỘI TÙY BÚT.-

Trên đầu cây cối chi nhánh tiêu điều, khi sương đã xuất hiện thì lá non tươi cười xanh um; thì giờ sát na không dừng giống như con rắn đi quanh co kéo dài di động, cuối đông rắn trượt ra ngoài để tiến vào đầu xuân hoàn toàn ấm áp; vạn tượng đều ngủ vào mùa đông,đến mùa xuân ánh sáng chiếu soi, đánh thức tất cả đều trổi dậy. Đông Liên Giác Uyển Chủ Biên nhân đại hội trai giới lần thứ nhất ông tuyên bố cử hành lễ treo bức hoành, cũng ở nơi đây mùa xuân trở lại, trong cảnh mới của đất trời,trong bức hoành ông lại dùng vãi vàng chữ đỏ trang nghiêm chói mắt, lại treo chỗ cao ở ngọ môn và trên cầu dao điện bằng thép, bức hoành bắt đầu tung bay phất phới, nó tạo hấp dẫn, khiến không ít người đi qua lộ để xem,ông cũng dừng chân xuống đi bộ, lại có người đi theo hướng dẫn và giải thích những chỗ nhu cầu để thưởng thức, nguyên vì đây là pháp hội đặc thù của Phật giáo, cũng là chỗ nghỉ ngơi tốt cho những người tu trì thật tiển đều hoan hỷ, thế nào ông cũng khiến mọi người vào đều chý ý!

Trong buổi lễ đại hội trai giới, ông Uẩn Ca Hoa cung thỉnh những vị đến từ Hương Cảng, Mỹ Quốc chủ trì pháp hội và làm đạo sư, những vị đạo sư đó đều ở lại 5 tháng; 15 cửa hàng không đồng ý thời gian 5 tháng, liền phảng kháng Uẩn Ca Hoa. Một hôm buổi sáng, người phụ trách pháp hội, đều quên nơi phần phân phối người đến sân bay nghinh tiếp các vị đạo sư đó.

Sau giờ ngọ 5 giờ bắt đầu khai mạc, là thời gia chúng giới tử nhập đàn báo đến, ngoài 60 vị giới tử sớm đã đăng ký tham gia, đều nhớ rõ tâm tình nhiệt liệt cầu đạo, mang theo chăn nệm lớn nhỏ không đồng, hoặc ngủ bao túi, đến lúc vội vã đến Đại Đường chỗ đăng ký, họ bỏ hành lý xuống, tất cả đợi an bày túc xá và chuẩn bị ngày mai tiếp nhận chỗ khu nhà đúc nấu luyện kim của Trai Giới Đại Dã Hồng Lô. Tại vì trong giới tử, điều đặc biệt một vấn đề là có 12 vị phát tâm thế phát xuất gia đoản kỳ (8 nam 4 nữ), đều báo họ vào đến phía sau đàn tràng, lập tức cắt bỏ tóc trên đầu, chỉ lưu lại một chụm tóc nhỏ trên đỉnh đầu, chuẩn bị ngày mai thế độ nghi thức, do ba sư chủ trì làm cho chúng nó viên mãn. Tóc trên đầu, không giống như người xưa nay rất yêu quý, thân thể trang sức rất quý trọng, trừ đặc biệt họ hướng ngoại, nếu không thì không dễ dàng tùy tiện cạo tóc. Nhưng mười vị đây không phải thế, chúng nó (nam và nữ) đều hoàn toàn đích thân tự thể nghiệm sự sinh hoạt của người xuất gia, cuối cùng phát tâm tạm thời hi sinh tóc quý báu trên đầu biến làm quán đảnh sa disa di ni, tâm ý của họ (nam và nữ) đều không phải tự ý sanh ra sở thích kỳ lạ, mà chính là tự phát tâm học tập chân thành, cho nên thứ ham mến đạo biểu hiện xem thường bản thân, khiến tại hiện trường, đều thấy được chỗ khó thấy, cảm động, khâm phục cung kínhtán thán.

      Pháp hội trước buổi tối,ngoại trừ chúng giới tử xếp đặt đơn ngoài, đều chưa có nghi thức tác pháp, nhưng vì ngày mai pháp hội chuẩn bị bắt đầu khai giảng đúng pháp, nhưng nhà khai giản,nhà trợ giúp, hoà thượngchúng pháp sư dẫn lễ, đều lợi dụng thời gian trước khi chưa an đơn,để chúng nó (anh chị ấy) sắp xếp an định quá đường an bày theo thứ tự trên chánh điện vân vân cho hoàn tất,chờ đến đúng chín giờ chiều chúng nó mới có thể rời khỏi Đại Đường về túc xá.

      Ngày 16 tháng 5, là ngày pháp hội chánh thức bắt đầu khai giảng thiên thứ nhất, 8 giờ sáng, liền cử hành lễ truyền ngũ giới, bát quan trai giới và đoản kỳ xuất giathập giới của sa di, sa di ni. Đặt pháp tòa ở trên hơi cao, để Đại Hoà Thượng ngồi trên truyền giới, Yết Ma A Xà Lê, Giáo Thọ A Xà Lê dùng ba hay nhiều cái chuông, vì chúng giới tử phụng thỉnh bổn sư và chư Phật chư Bồ Tát giáng lâm chứng minh thọ giới, kế đến nói giới xong và các giới tử cùng nhau tụng giới lanh lảnh, Yết Ma sau khi tác pháp, do ba sư mỗi mỗi làm ba lần hỏi nhỏ, có thể thọ được không? Có thể y giáo phụng hành chăng? Các giới tử đồng lên tiếng kiên định hồi đáp: có thể thọ trì, có thể y giáo phụng hành. Đây các giới tử đồng phát ngôn từ nội tâm để chỉ định đáp vấn bằng tiếng, âm hưởng vang lên trên điện Phật, thâm sâu ấn vào trong tâm người thọ giới, đồng thời âm hưởng ngầm lặng tạo thành một luồng lực lượng biểu hiện kháng cự điều ác, tích trử điều thiện, đây chính là chỗ gọi Đắc Giới Thể.Thâu hoạch được Giới Thể cùng không, cần yếu xem cá nhântrình độ quyết tâmthành khẩnquyết định.

      Bảy ngày thời gian kỳ hạn pháp hội, Hòa Thượng Luật Sư trực tiếp thuyền trao giới luật, giảng giải và phân tích giới luật tinh tường nào là khai, giá, trì, phạm, sách tấn các giới tử đạo lý y giáo phụng hành, đây là sau khi thọ giới tối trọng yếu cần học tập những điều nên biết nên làm, Đại Hòa Thượng từ bi cáo thành, khiến các giới tử lưu lại lâukhông quên cảnh giác.

      Hòa Thượng Yết Ma có tên là vua từ bi, ngài ngoại trừ ngồi khai thị lợi ích tu trì Phật pháp, lại ở mỗi nơi Pháp Đường, ngài sẽ sang tu học để cùng chúng giới tử gợi ý thể nghiệm, có chỗ gọi là “Phật pháp tại thế gian, không lìa thế gian để giác ngộ, lìa thế gian tìm bồ đề, đúng như cầu sừng thỏ”, cho nên chúng ta cầu đạo, tất nhiên phải ở nơi Hành Trụ Tọa Ngọa (đi, đứng, ngồi nằm), ăn cháo ăn cơm trong tĩnh lặng, trong sanh hoạt thường ngày tụng kinh lễ Phật, đi thể hội Phật pháp, đây mới là thọ dụng chân thật. Hòa Thượng Yết Ma mỗi lời mỗi câu đều cảnh giácgiáo huấn, tận tình khuyên bảo, sách tấn cùng khuyến khích, đều từ bi chảy ra từ đạo tâm thể nghiệm, thêm nữa ở trên, lời nói rõ ràng rành mạch, biện tài vô ngại, khiến các giới tử gần như cảm độngxấu hổ ngấn lệ.

      Hoà Thương Giáo Thọ một vị văn nhân nên văn chất phong nhã, khéo ở nơi thi tứ ca vũ, lại sở trường nơi tu tập thiền định, cho nên lúc bấy giờ ngài đem phương pháp tham thiền truyền thọ giúp cho các giới tử qua những bài pháp đều mượn rất nhiều thế pháp để hiển bày đạo lý thiền, lại gợi ý người tu hành, thời khắc rất cần yếu để điểm sáng đèn tâm của mình, đèn tâm của mình đã sáng hoàn toàn, mới không bị làm sai lầm sự việc, lại có thể dùng đèn tâm chiếu thấu suốt bản lai diện mục (Nguồn gốc mặt mày) của cha mẹ chưa sanh tiền của chúng ta, đây là chỉ dẫn trực tiếp, bảo quí như thế nào! Các giới tử có thể tiếp nhận rồi đi xuống,vĩnh viễn thọ dụng vô tận!

      Lại nữa có Hoà Thượng khai Pháp Đường, giáo đạo quy tắc nghi lễ, Hoà Thượng Bồi Đường chiếu cố tận tâm chỉ bảo, Pháp Sư Duy Na thời khóa sớm tối,sám hối và dắt dẫn tất cả pháp sự trên, Pháp Sư Dẫn Lễ theo hộ các giới tử và tấn thối dìu dắt, khiến giới tử cẩn thận trên chánh đạo tu hành, đó là nhiều hạnh phúc! Thật hâm mộ rất nhiều giống như chúng sanh không còn khổ não. Các giới tử cảm tạ thâm sâu các sư từ bi đãi ngộ và thành tựu.

      Sau cùng cần yếu đặc biệt một vấn đề là các vị chủ nhiệm đặc trách viết chữ đồng thời trù hoạch và an bài các thứ nhu cầu, Hương Tích Trù chiếu cố ăn uống, các nghĩa công (các người công quả) phát tâm phân công hợp tác phục vụ, thật có thể nói công đức không thể mất. Các giới tử! Các ông tương lai khi thành Phật đạo, ngàn năm sau chớ quên lao khổ công cao của chúng tôi đã từng cung cấp và giúp đỡ các ông mới tốt!

IX.- ĐẠI HỘI TRAI GIỚI TRÍCH TỪNG ĐIỂM.-

      Giờ chuông chỉ ghi vào năm điểm chính, sư hương đăng cầm lên cây chày (vồ) bằng gỗ, trịnh trọng mà có tiết mục vỗ nơi trên bảng báo động, phát ra “Tằng - tằng tằng - tằng - tằng tằng -tằng - tằng tằng”(1 - 23/2 - 23/3 - 23), ba thứ báo thời khắc trên đầu bảng. Âm thanh đây thông qua kẻ hở của túc xá để sách tấn trực tiếp đến thẳng bên lỗ tai của các giới tử trong lúc ngủ mê, nó có năng lực báo động đánh thức chúng ta nói rằng: tu hành thực tập chỉ một ngày đã bắt đầu rồi, hãy ngồi dậy đi!

       Chúng ta trong giấc mơ mông lung từ trên chỗ bày biện, đánh thức dậy bước ra, ý thức lập tức báo động cảnh giác xem lại mình, trong đây là hội trai giới cộng thêm đạo tràng tu học, đều không phải chỗ sanh hoạt trong nhà, quyết không thể phần giây phút để trôi qua, phát triển lười biếng, thời gian bảo đảm sai lầm.Vã lại mô phỏng ghi vào đại hội giúp chúng ta treo ở tên vạt y [ Giữ miệng, nhiếp ý ] gọi là “Bài”(Tấm biển, nhãn hiệu), tự nhiên ghi lên [cấm nói]. Cho nên theo tập quán sáng sớm ra ngoài khi nhìn lên trên thấy trước mặt có một câu lễ phép [sáng sớm] cũng tự xét mình từ chối không dám nói ra tiếng. Đại gia chỉ ở chỗ lặng lẽ, trước kia đem mền đắp nay xếp lại rất kỹ lưởng, tuân theo ghi vào thứ tự,dùng tốc độ nhạy bén tối đa, súc miệng rửa mặt hoàn tất, xuyên qua biển xanh an toàn, sau khi chuẩn bị hai tiếng bảng, liền ly khai túc xá, đến lầu dưới trước Đại Đường sắêp xếp. Tất cả đợi các pháp sư dẫn lễ, đưa chúng ta lên Phật điện, theo chúng thực tập một ngày tối và sáng và thời khoá sớm trên Đệ Nhất Đường. Đốt đèn trên tường Điện Phật, đã đốt sáng trở lại toàn bộ, ánh sáng của đèn cháy,đêm sáng hoàn toàn lồng qua đơn, tràn đầy một vùng ánh sáng trí tuệ tỏ tường, ngưỡng vọng Phật Đà Thánh Tượng ngồi trong bàn thờ Phật trên tòa cao, mỉm cười hiền từ biết bao, tợ hồ yêu thương khuyến khích chúng ta nói: [Lâu xa các ông dường như bàng hoàng trong mê đồ! Ngày nay biết được đường trở về nhà, phát tâm gởi vào hội trai đàn, cùng chúng nhất loạt tiếp thọ rèn luyện huân tập tu hành, Khó được! Khó được! Chẳng qua là giới hội kỳ hạn bảy ngày, chỉ là một sát na mà thôi, tất phải tận lực thời gian. Chân chánh buông thả thân tâm, tâm để trống tiếp nhận chỉ đạo của các sư các thứ huấn từ sách tấn và giáo dục chỉ đạo, thâm nhập lý giải và thể hội đạo vị tu hành trong sinh hoạt, có thành tích đèn sáng trí tuệ, chiếu sáng trong tâm, tẩy sạch phiền não hắc ám, chế phục vọng tưởng càn dỡ, chinh phục ngoại duyên quấy rối, phát khởi tiềm năng tâm tánh,đây mới là đặt chân trên chánh đạo tu hành chính xác thật tiển, bằng không, uổng công vô ích, hạ mình vào bảo sơn trở về tay không, thật là không có ý nghĩa. Lại có, tu hành tức là học tập, đền lại, nên biết đạo, quả Phật phước đức trang nghiêm, cầu được không phải hướng ngoài,mà là cần yếu trông cậy vào sự tinh tấn của chúng ta, mới có thể hiển bày được sự chứng đắc.]

      Thời khóa sáng, do Thanh Thúy hướng dẫn bằng tiếng khánh, dẫn dắt chúng ta lên lễ Phật ba lễ rồi mở đầu, Pháp Sư Duy Na xướng lên [Bảo Đảnh] tán đại hương, chúng ta cũng dị khẩu đồng âm xướng theo.... Cộng đồng tâm nguyện [Chúc nguyện thế giới hòa bình, nhân dân an lạc]. Tiếp theo trì tụng, chú Lăng Nghiêm, mười Tiểu Chú, kệ hồi hướng, nhiễu Phật, trở lại niệm Tam quy. Chúc Di Đà  cầu nguyện ủng hộ đạo tràng, hoàn thành rất sớm trong một ngày, toàn bộ khóa trình của khóa Pháp Đường thứ nhất đã hoàn thành.

      Trên Phật Điện, khóa tu buổi sáng đã hoàn tất, lập tức tiếng bảng Pháp Đường Ngũ Quán khởi lên cảnh giác. Nó báo cho chúng ta, cháo buổi sáng đã chuẩn bị tốt, có thể lên Pháp Đường dùng sáng.

      Đương lúc Duy Na dẫn dắt chúng ta đọc bài Ngũ Quán Pháp Đường, Đại Hòa Thượng Yết Ma đã đến trước, ngồi trên pháp tòa, lão nhân gia kia đem thân làm gương mẫu, cùng tôi vân vân từ bi dâng cơm làm gương, khiến người sanh cảm động sâu xa.

      Trên bàn ăn của hai bên nhà ăn, đã bày xếp bát đủa rất tề chỉnh, các bồ tát nghĩa công của hành đường, đều quên đăng ký Hương Tích Trù (nhà nấu ăn), nên lo buồn, bổng nhiên, Hương Tích Trù liền mang ra nào cháo, bột mì và phân phối cung ứng nào nước tương nước trà vân vân. Chúng nó khả năng nhanh nhẹn thành thạo, bảo trìquy luật vắng lặngtrong trai đường, một tí không loạn, trong thời gian nháy mắt, đã đem thức ăn phân phối đến cho các người trước mặt xin ăn bát cơm, khiến chúng ta cũng không phải lao lực, chỉ cần im lặng, chính có thể khiến họ đã no bụng. Đây là một hạng người chuyên hưởng thọ, sở trường của chúng nó chỉ nương vào sự phát tâm của người khác để thành tựu, chúng ta thật xấu hổ.Chẳng qua vì nguyện vọng giới kỳ đã hoàn thành, không phải chúngta không thể không tuân thủ kỷ luật của đại hội quy định, chúng ta không trái là không đến để phục vụ và chiếu cố những người phát tâm trong Hương Tích Trù,xin đợi ngày mai có cơ hội báo đáp tốt.

      Mỗi lần quá đường tấn thực bắt đầu khai mở nghi lễ, tất nhiên trước do Duy Na lãnh đạo niệm chú cúng dường, biểu thị Phật ăn trước đệ tử, trước cúng Phật Bồ Tát rồi sau đó mới thọ thực, đây là trên giới luật quy định tất học viên phải cung kính.

      Đại chúng sau khi hoàn tất đồng lên tiếng niệm chú cúng dường, Duy Na kế xướng: Thực tồn ngũ quán, để chúng ta kính cẩn, chỗ gọi là Ngũ Quán:

      1,- [ Kể công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ] (xét công lao nhiều ít của người mang đếnước lượng giá trị thực phẩm của họ) : chúng taý nghĩ là phải kính cẩn đương khi tiếp nhận một bát cơm cúng dường, nên suy nghĩ chỗ nó đến không dễ gì, người thí là cầu phước,bớt ăn bớt mặc đồ dâng hiến, ta có thể tiêu nhận hay không? Đương nhiên suy nghĩ tốt!

      2,- [ Thổn kỷ đức hạnh,  toàn khuyết ứng cúng] (Nghĩ kỹ đức hạnh của mình đủ hay thiếu để ứng thọ sự cúng dường) : Tự nên kiểm điểm giới hạnh bảy chi, công đức của định tuệ, là hoàn toàn không? Lại là có khuyết chăng? Là hợp cách tiếp nhận sự cúng dường chăng?

3,- [ Phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông](Đề phòng tâm lý, tránh những tội lỗitham sân si vẫn làm chủ yếu): Khi tiếp nhận thực vật, nên đề cao cẩn thậnđề phòng đối với thực vật ngon, bình thường, không ngon, phân biệt chọn lựa, khởi tham sân si, nên bảo trì thiểu dục tri túc.

      4,- [Chánh sự lương dược, vi liệu hình khô](Chính vì lấy thực phẩm làm dược phẩm tốt để trị liệu thân hình khô yếu): chính nhờ ăn uống vân vân, là thuốc tốt trị liệu sanh mạng hình thái khô gầy của ta; trợ giúp thiện duyên tăng trưởng cho việc tu hành của ta thành công. Ta nên cảm niệm là chỉ trừ đói khát để duy trì sanh mạng tàn dư này cho việc tu hành, không nên lỗi lầm tham cầu.

      5,- [ thành đạo nghiệp, ứng thọ thử thực] (Vì thành đạo nghiệp mà ứng thọ thực phẩm này): Bản ý của người tu hành, chí thành cầu giải thoát, đối với sự ăn uống vân vân, không cầu hy vọng, chỉ vì thành nghiệp đạo, nên mới phương tiện tiếp nhận.

     Mỗi lần đại chúng ăn xong, các đại Hoà Thượng đều giúp chúng ta từ bi khai thị, họ đem trong quá trình tu đạo của mình, chỗ được kinh nghiệm và thể hội, phối hơp vào chỗ sinh hoạt hiện tại của chúng ta, trong sinh hoạt nào là hành, trụ, tọạ, ngọa,máng y, chỉ chỗ đạo xuất hiện rành mạch pháp vị sâu cạn trong con người chúng ta, khiến con người chúngta đạt được chưa từng có. Lúc đầu thiện tri thức gợi ý kinh nghiệm, nhỏ giọt cam lồ, rót vào trong tâm chúng ta, đây không phải kim tiền vật chất có thể trao đổi thâu hoạch được chăng?

      Buổi sáng sau khi ăn cháo, vào thời gian bắt đầu khai giảng, là thời gian học tập nghi lễ, nơi Khai Đường (Nhà khai giảng) Bồi Đường (Nhà giúp đở) hai vị đại Hòa Thượng chịu trách nhiệm giáo đạo, hai vị đều là cao tăng đại đức trọng vọng đến từ Hương Cảng, chúng ta tính là rất vinh hạnh.

      Tập nghi lễ là vào đại chúng sinh hoạt tu học đạo, tất nhiên trước cần yếu là học khóa thứ nhất. Nhân vì tu học đạo sinh hoạt là cùng sinh hoạt không giống nhau, thí dụ như đi đứng ngồi nằm, máng áo treo y, chấp tay lễ Phật, quá đường trên điện, tham kiến sư trưởng, chỗ qua lại đồng học, nơi ở chỗ đến, tất nhiên cùng đại chúng đồng nương nơi giới luật, bảo trì biểu hiện đạo tâm, cố nhiên không thể phòng ngừa nghi ngại người khác, lại không thể quên ghi quản thúc chính mình. Trên đây là chỗ không có trong sinh hoạt phổ thông, sở dĩ đại hội đặc biệt cho các giới tử thiết lập chỗ học tập cho khóa một, không thì, thời gian nhập chúng cùng tu, không chỉ không có thể cùng chúng giữ luật đồng nhất, mà lại chính mình cũng không chỗ thích ứng, ngược lại tạo thành chướng ngại không như pháp.

     Trên ngọ 9 giờ 30 đến 10 giờ 30, là thời gian mỗi ngày giảng kinh, được đại Hòa Thượng Giới Sư giảng [Bát Chánh Đạo] cùng giới luật và tánh trọng yếu của sự tu hành,phần giải thích rất vi tế, lớp lớp phối hợp, khiến chúng ta lý giải Phật lýrộng sâu như nguồn suối tuôn trào, chỉ cốt yếu của nó làđi thể hội tịnh tâm,nắm bắt nó không cùng tận, xử dụng nó không cùng tận.

      Thứ đến Đại Hòa Thượng Giáo Thọ giảng đề mục bằng thơ là [Cày giống phước điền] và [Giới hương trang nghiêm], dùng câu thơ khá đẹp: [Sương mù tràn đầy khắp nơi không thấy bầu trời, ánh nắng không đủ sức tạo lương duyên, thiền sư có nguyện khai thác vườn ươm cây, phá sương mù cày ruộng làm phước điền], ý thiền hiển bày cày giống phước điền. Lại dùng [Giới đức trang nghiêm hưng thịnh nền móng phước đức, tín tâm kiên định không thể dời, bồ đề thánh thọ xanh biếc vô cùng, hương vườn hoa viên giác đầy cành] lại nói, đều bát nhã chân như, thêm trên biện tài vô ngại, khiến người như uống cam lồ, pháp hỷ viên mãn.

     Đại Hòa Thượng Yết Ma giảng đề tài là [Du lịch ghé vào hương giang năm mươi nhiệt kế] lão nhơn gia kia đem năm mươi năm lại thể nghiệm chân tu thật tiển, và hiến thân cho Phật giáo không để lại năng lực tinh thần phục vụ, và mang cái khai ra tố cáo chúng ta, mục đích là tại vấn đề thức tỉnh chúng ta, cầu [đạo] chính ở tại trong sinh hoạt thường ngày. Đây là tài liệu giảng dạy rất hiện thật, chúng ta tất phải cẩn thận ghi nhận lời khai thị đầy kinh nghiệm của Đại Hòa Thượng, ở mỗi chỗ mỗi nơi đều an lạc tự tại, đây mới là pháp dược  thọ dụng chân chánh.

      Mỗi ngày trên đại trai đường, đúng là 10 giờ 30 phút bắt đầu cử hành, nghi thức thỉnh sư rất long trọngtrang nghiêm, cộng thêm ở trên Duy Na [Pháp diên long tượng chúng......... cập hương đàm tập] xướng cao lanh lảnh rộng lớn, khiến người có cảm giác như đích thân thấy Phật Đà giáng lâm.Đại Hòa Thượng chính ở đây trong nghi thức long trọng lên pháp tòa, vì trai chủ thuyết pháp, bày tỏ công đức của họ và chúc phước cho họ. Như thế cúng trai cỡ lớn, không phải thời thường cử hành, hôm nay ta có thể tham gia, thật là phước đức!

      Sau giờ ngọ trai, có một thời gian ngắn để tịnh dưỡng. Hai giờ đại chúng đều đứng dậy lại chỉnh tề tập hợp tại Đại Đường theo chúng tụng niệm một quyển Kinh Kim Cang, hy vọng nhiều người tụng rõ văn kinh, dùng để huân tập vào thân tâm chúng ta, đây chính là thực tập tu hành chân thật! Sau giờ ngọ ba giờ, các đạo sư giảng kinh. Bốn giờ chiều là giờ dược thực buổi chiều, trên buổi chiều bảy giờ ba mươisám hối hoặc tập thiền. [sám hối] là đối diện Phật Đà phơi bày những việc làm xấu ác của tâm tham sân si để được tha thứ, sanh tâm xấu hổ, cầu xin sám hối, cải hóa sự lầm lỗi, mãi mãi không ý tái phạm. [Tập thiền] là học tập ngồi thiền, ngăn chận vọng tưởng tán loạn, điều động kềm chế nội tâm, khiến tâm an tịnh làm căn bản tiến đạo.

      Thời gian như dòng nước chảy, là đại hội Trai Giới lần thứ bảy,lại chuyển đổi thời gian yếu điểm, lại báo cáo một giai đoạn thật khiến người không chịu nỗi nơi than thở này [Thiên hạ đều than chiếu tre] đây chính là thuyết minh tất cả thế gian đều bị chi phối trong vô thường!

      Hôm nay thứ đến ta có thể buông xuống việc nhà xiềng xích trói cột, kiên quyết đến chỗ vào Đông Liên Giác Uyển nơi đó bầu cử đại hội Trai Giới trong bảy ngày mừng rỡ vô cùng, ở đây sinh hoạt thực tập tu đạo, có thể nói trong người tôi chưa từng có quá kiêu hãnh, tôi tự vui mừng sâu xa. Tuy nhiên, thời gian kỳ hạn học tập, chúng đạoân cần khéo dụ, chỗ thu hoạch chưa đạt lý tưởng, tự cảm thấy xấu hổ, chỉ khởi việc tín giải đối với Phật giáo, có tăng trưởng đại bướng bỉnh, giá trị được ở chỗ tôi tự an ủi. Cho nên tôi phải chờ đợi cho rõ, năm sau mới có Đại Hội Trai Giới, tôi nhất định tham gia trở lại, nhân vì tôi biết đạo, [Đạo]  đích thực là học tập, bao gồm không phải một thời gian, một buổi tối, lại có thể nói được, trai đàn tu hành chỉ làm một thứ chính đáng, hoặc nói năm nay tôi tham gia, năm sau không phải trở lại làm các thứ pháp tưởng tượng, đều là ngộ nhận sai lầm. Sở dĩ tại nơi đây, tôi cần kêu gọi tất cả các giới tử phát tâm tu hành Phật đạo, chỉ cần tự mình cơ duyên thành tựu, không luận giờ nào chỗ nào,phàm nơi địa phương có tổ chức trai giới, chúng tađều cần tranh thủ thời gian đến tham giahọc tập, như thếchứa ít thành nhiều, mớicó thể ghi danh đầy đủ, nguyện vọng của chúng tatu hành, đạt thành mục đích của chúng ta học Phật.

      Cuối cùng, ngoại trừ cảm tạ các đạo sư giúp chúng ta, không vì lý do gì không đến để huấn đạo bồi dưỡng, ngoài ra lại còn cảm kích Thường Trụ Đông Liên Giác Uyển, ban thưởngcho chúng ta nào là chỗ ở, ăn uống, trên học tập thành tựu các thứ phương tiện. Các vị Pháp Sư Dẫn Lễ, trong bảy ngày, sớm chiều không lìa đi theo chiếu cố nhắc nhở chỉ đạo dạy bảo, trên lầu của các chủ nhiệm viết chữ, mấy tháng trước nơi đây đã là sắp đặt Đại Hội Trai Giới, thời gian bố trí và chuẩn bị tất cả đầy đủ nhu cầu;nhà bếp là chỗ hoàn toàn thời gian kỳ hạn cho đại chúng tu hành phải suy nghĩ sáng tỏ,nhờ họ mà đại chúng tu hành được khoẻ mạnh, mỗi ngàyhọ hướng về chỗ nấu nướng vật thực, điều chỉnh ăn uống cho đại chúng, các vị đó đã hoàn toàn thành công như pháp của giới hội; còn đối với họ,trong thời gian tu học, chúng ta tu hành được hoàn toàn thành công được an tâmtinh thần được an lạc phải trả giá không ít; họ đích thân để lại cho giới tử chúng tahướng về họ là bồ tát công cao lao khổ,gởi đến họ một lời kính cẩn cảm tạ vô hạn và khẩn cầu Tam Bảo từ bi phóng quang gia hộ che chở cho họ mạnh khoẻ và như ý!

 

X.- MỤC ĐÍCH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI TRAI GIỚI.-

      1.- ĐẠI HỘI TRAI GIỚI NHƯ ĐẠI DÃ HỒNG LÔ.

      Trung tâm tổ chức đại hội trai giới, kiên quyết không phải giống như mưu cầu sinh hoạt có lợi, lại không phải một thời náo nhiệt cao hứng tụ tập, mà chính là vì hoằng pháp lợi sanhthiết lập mộtcụ bị nghi lễ Phật giáo thực tiển của Đại Dã Hồng Lô.

      Giống như Đại Dã Hồng Lô chính là một lò lửa đốt lên đỏ bừng, là lò này dùng để đúc vàng, còn cặn bã bỏ đi, không luận là đồng vụn hoặc sắt vụn, chỉ cần đem nó ném vào trong lò, liền sanh cặn bã sắt rỉ đồ vụn phế thải, tất nhiên bị đào thải, làm thành vật liệu tinh sạch sáng trong, đây là công năng cùng tác dụng của Đại Dã Hồng Lô. Hiện giờ dùng đại hội Trai Giới tỷ dụ giống như Đại Dã Hồng Lô, không luận nó là thứ căn tánh gì, chỉ cần nó có tín tâm, có tâm hướng đạo, có tâm cầu giải thoát, đầu tư vào trong Trai Giới Hồng Lô, không luận tham sân si đang ẩn núp trong tâm nhà ngươi liền trởthànhđồng vụn sắt vụn, trình độ có dầy nhiều đi nữa cũng sanh rỉ, sai lầm là không phải do chấp trước mà có khinh trọng nhiều ít, Dại Dã Hồng Lô của Trai Giới, đều có thể mỗi mỗi tẩy sạch ngươi, trừ sạch, cạo dơ bẩn, mài dủa ngươi cho sáng, thậm chí đun nóng ngươi và cải tạo ngươi.

      Tuy nhiên, đại hội Trai Giới chỉ có ngắn nhất là bảy ngày, nhưng vẫn có thể khiến người tác dụng tịnh hóa thân tâm không thể nghĩ bàn, nhân vì trong đạo tràng Trai Giới, chỗ tiếp xúc đều là thiện hữu huân tu, khéo tuân theo chú ý lắng nghe đạo sư, lão giới sư ngồi trên hết mình đề xướng, thấu đến trên Phật điện, ngưỡng vọng Phật tượng từ bi cao thượng, khiến người đủ duyên phát khởi tôn kính,tiếng tụng kinh không có lẫn lộn, thì làm sao không khiến người an tâm và tĩnh lặng, trong nhà ăn bữa dùng cơm đều tĩnh lặng, chúng ta cảm giác trong sáng tôn kính, mỗi lần ăn mỗi lần uống đều dùng tâm quán tưởng, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn, Đại Hòa Thượng dùng hết sức đem tâm dạy dỗ và khuyến khích, mỗi một câu đều ở trong cảnh tĩnh sự mê mọâng của chúng ta.Nói chung, nơi mỗi đạo tràng, đều đầy đủ kế sách rõ ràng phát khởi bầu không khí tinh tấn hướng đạo của chúng ta,không cho phép chúng ta cẩu thả tránh né lười biếng sống tạm, đây chính là kết cấu an bày và dụng cụ của Trai Giới Đại Dã Hồng Lô,ngoại trừ cơ duyên chưa thành thục không đồng ý bước vào, bằng không, Trai Giới Đại Dã Hồng Lô,nhất định không phụ lòng và khiến nhà ngươi ra tay không. Cho nên thù thắng của trìgiới,  thí dụ giống như Đại Dã Hồng Lô, ý nghĩa của chính ở đây.

      2.- MỤC ĐÍCH TƯỜNG THUẬT ĐÚNG ĐẠI HỘI TRAI GIỚI.     

            Tổ chức đại hội trai giới, mục đích của nó có mấy điểm như dưới đây:

1,-Điều động quản lý chúng sanh ba nghiệp thanh tịnh.

      Ba nghiệp thân, miệng, ý thanh tịnh, trên cơ sở tu hành thật tiển trước hết kiên quyết quản thúc kiện toàn. Giống như người sớm đã quy y Tam Bảo, nguyên nhân tu hành ở nhà có nhiều chướng ngại, chưa có thể như pháp cải thiện để tập quán xưa do thân, khẩu ý sáu căn gây nên vẫn chạy theo sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp sáu trần, phát khởi tham sân si, thậm chí chìm đắm nơi  trong năm dục lạc, tài, sắc, danh, thực, thùy, tạo ác nghiệp làm tổn người lợi mình, cho nên ở tại nhà trong hoàn cảnh tạo tác, phần nhiều thuộc nhiễm ô bất tịnh, Đông Liên Giác Uyển là loại này, nhưng có tâm cầu đạo, thiết lập Đại Hội Trai Giới, nay lại tham gia tu tập, đều có thể thân tâm buông bỏ, nhất tâm tổ chức đạo tràng. Nơi trong đạo tràng thanh tịnh đây, không những có thể trình bày cách hóa giải sự ràng buộc của sắc thinh lợi phẩm hàng hóa, vã lại có thể lợi dụng thân lễ Phật, miệng tụng niệm, ý ghi nhớthọtrìlời khuyên răncủa Phật Đà. Nghiệp thân miẹâng ý tự nhiên thanh tịnh, không vì ngoại cảnh làm ô nhiễm, chỉ cần cầm nắm cơ sở đây tiếp tục nổ lực, giải thoát sanh tử phiền não lại không khó thực hiện, cho nên Phật Đà từng đối với các tỳ kheo nói: [Giữ miệng nhiếp ý thân chớ phạm, như thế hành giả được độ thế]. Có thể ba nghiệp thanh tịnh, tại trong sinh hoạt học Phật, là trọng yếu biết bao!

2,- Vì bồi dưỡng chánh tri chánh kiến để học Phật.

      Người sơ tâm học Phật, đối với Phật giáo chỗ biết chỗ thấy chưa chắc thâm nhập, thậm thí chỗ biết chỉ có biết có phân nửa, thường thường đem Phật giáo đột nhập vào trong Tông Giáo khác, Thần và Phật không phân biệt được, sản sanh những thứ kiến giải sai lầm, vì thế Phật giáo mang lên nhãn hiệu mê tín. Chúng tađệ tử Phật cần phải bồi dưỡng chánh tri chánh kiến để có tín ngưỡng chân chánh, cho nên có kỳ hạn bảy ngày thiết lập Đại Hội Trai Giới, hy vọng đến tham dự, có thể chỗ tịnh tâm lại được đạo sư giảng giải,khai mở thông suốt chánh tri chánh kiến để nhận thức Phật giáo, làm một ký hiệu là Phật giáo đồ đích thực, khiến chánh pháp của Phật Đà phổ biến lan rộng không dứt! Chỗ gọi chánh tri chánh kiến đó là:

(1) Cần thâm tín nhân quả: [Nhân] cùng với [Quả] là bản tánh tất nhiên giao tiếp lẫn nhau, chỗ gọi nhân như thế, tất nhiên cảm quả như thế, nhân quả báo ứng,mải mai không sai trái, nương theo nguyên tắc đây suy tính kỹ, phú quý bần tiện của nhân sanh, sống ngàn tuổi cùng bần cùng đều phổ biến, xã hội hưng suy khổ lạc, không một ai không bị trói buộc trên luật nhân quả chi phối, người đã chán khổ cầu vui,nên thời khắc kiểm điểm hành vi, cần cầu ngưng ác tu thiện, không thể oán trời trách người, rõ ràng nhất [muốn biết nhân đời trước của mình, xem ngày nay mình hưởng những thứ quả gì, muốn biết quả đời sau của mình, xem đời nay mình tạo những nhân gì]đây mới là ký thác tinh thần nơi an tâm chân chánh.

(2) Chúng ta cần lãnh hội lời Phật Đà nói: [Thân tâm thế giới, đạo lý của các pháp đều do nhân duyên sanh ra, chỗ gọi là pháp duyên sanh, là tiếp nhận duyên tụ lại thì sanh ra, duyên ly tán thì tiêu diệt đây là chỗ pháp tắchạn chế, tự thể không có tánh độc lập nên gọi là [không], thường thọ nhận thế lực sanh diệt biến hóa dời đổi đó tứùc là [vô thường], không thể tự chủ tự do không bị ngăn ngại đó là [vô ngã]. Như kinh Kim Cang nói: [Tất cả pháp hữu vi, như mộng uyển bào ảnh, cũng như hạt sương cũng như điện chớp, nên quán sát như thế], đây đều là thuyết minhvũ trụ nhân sanh, sum la vạn tượng đều biến hóa vô thường và ngắn ngủi. Chúng ta không nên đối với trên thế giới phát khởi chấp trước ganh tị nào lợi (quyền lợi), suy (suy sụp), hủy (giết hại), dự (khen ngợi), xưng (xưng tụng) , cơ (mỉa mai), khổ (khổ nạn), lạc (an lạc), thậm chí tìm cầu khổ khổ,ngược lại,đề cao cảnh giác, dùng sự ngắn hạn của vô thường, nổ lực tìm cầu Phật đạo vô thượng, thường an trụ nơi Không,không ngả về Có, không ngả về Không, không chấp sự mê lý, lại không ngả về Lý mà không bỏ nơi Sự, đây mới là đệ tử Phật có chánh kiến chánh tri. Đại Hội Trai Giới chính đạt lý tưởng này mới tổ chức.

3,- Vì truyền bá tư tưởng hành giải quan hệ nhau.

Sự quan hệ nhau giữa [Hành] cùng [Giải] là vấn đề tối quan trọng của người học Phật cổ đức nói: [hành cùng giải, như chim cùng hai cánh, như xe cùng hai bánh, như người cùng hai mắt cùng hai chân, thiếu một không thể. [lại nói: [có giải mà không hành giống như người nói ăn số bảo vật,không cứu giúp nơi sự, có hành mà không có giải,khó khỏi tu mù luyện quáng, rơi xuống hố rớt xuống hào.] Cho nên nhất định phải nương nơi giải để khởi hành, dùng hành để chứng giải. Hành giải hợp nhất, chỗ gọi là cần lý giải cùng thật tiển kết hợp, mới có thể thu hoạch được lợi ích chân thật của Phật giáo, vì đạt được chánh tri chánh kiến mới trở thành tín đồ tiêu chuẩn của đức Phật, nếu không thì chỉ là một môn đồ ngoại đạo.

4,-Vì đắc thân tâm tự tại để đạt thành nguyện vọng học Phật.

      Thân tâm không tự tại, đều do có lo ngại, có lo ngại thì có lo sợ,có lo sợ thì không an lạc, không an lạc thì có thể nói không tự tại, cho nên người hy vọng học Phật, sau khi quy y Tam Bảo, nương nơi giáo pháp phụng hành, cần tugiới định tuệ, trừ dứt tham sân si, đợi thiết lập Đại Hội Trai Giới, triệu tập những người có chí tu hành, đến gia nhập đạo tràng,hợp mưu hợp sức, chí phấn khởi cần tu, hy vọng tu hành phục vụ đạo trở thành chủng tử, ở trong bảy ngày, tăng trưởng không dứt, cho đến thúc đẩy để được thành thục, chẳng bao lâu sẽ được thành đạo Phật, đây là Đại Hội Trai Giới là nguyện vọng duy nhất rất lớn. Kinh nói rằng: [Một xưng Nam Mô Phật, đều cộng thành Phật đạo]. Lại nói rằng: [Nếu người tĩnh tọa chỉ trong chốc lát, phát khởi thù thắng phát khởi hằng sa tháp bảy báu, bảo tháp cuối cùng hóa làm vi trần, một niệm tịnh tâm liền thành chánh giác]. Hà huống các ông trong bảy ngày cần tu không dứt hay sao? Công đức của các ông thật không thể nghĩ bàn, nên sanh khánh hỷ vàtiếp tục nổ lực tranh thủ tiến bộ càng cao!

XI.-  SINH HOẠTÝ NGHĨA CỦA TĂNG ĐOÀN.-

Giáo đoàn Phật giáo, nguyên gọi là Tăng già (Sangha) ý dịch là chúng hòa hợp, tất cả có hai thứ lý hòa và sự hòa.

      Lý Hòa: đồng chứng nhận vô vi đã được tuyển chọn trừ giảm, ý nghĩdùng sức trí tuệ phán đoán chính xác, chứng nhận vào Niết Bàn chân lý không sanh không diệt. Sự và lý có sáu điều:

1.- THÂN HÒA ĐỒNG TRỤ (Thân hòa cùng chung ở): Phàm người cùng ở trong một đạo tràng đồng ở cùng tu, không đặng có hành vi thô bạo tay đấm chân đá, vã lại thường bảo trì thân thể hòa bình chung ở trợ giúp lẫn nhau.

2,- KHẨU HÒA VÔ TRANH (Miệng hòa không tranh cãi): Nói chuyện phiếm là không phải mà khởi lên tranh luận, phàm có chỗ nói đều bày tỏ rõ ràng hòa hảo, cố gắng khích lệ lẫn nhau, đây là lời nói hướng đạo.

3,- Ý HÒA ĐỒNG DUYỆT  (Ý hòa cùng tán thành ý kiến hay): Đại gia đều đồng hướng về chuyên cần tu giới định tuệ, nổ lực chấm dứt tham sân si làm mục đích, nơi ý không có ác niệm ganh tị thù hiềm vân vân, tự nhiên nội tâm yên tĩnh mà vui mừng.

4,- GIỚI HÒA ĐỒNG TU (Giới hoà cùng tu tập): Đã đồng là đệ tử Phật, đồng thừa hành giới luật của Phật, thì đối với vấn đề khai (cho phép), giá (ngăn cấm), trì(giữ gìn), phạm(phạm phải), nguyên tắc nên làm và không nên làm vân vân, đều có hiểu biết chung, cho nên có thể chỗ như pháp cùng nhau tu tập thật tiển.

5,- KIẾN HÒA ĐỒNG GIẢI (thấy biết cùng chia xẻ): Trong quá trình tu hành, có chỗ lãnh ngộ, hoặc có chỗ chứng đắc đều có thể ấn chứng cùng đại chúng, là đúng cùng không đúng, nếu đúng thì căn cứ nơi đó tiếp tục nổ lực, nếu không đúng nên mau bỏ đi.

6,- LỢI HÒA ĐỒNG QUÂN (Quyền lợi cùng chia đều nhau): Nơi trong đạo tràng đồng ở cùng tu đạo,không luận trên tinh thần, trên thời gian, trên công tác, trên vật chất chỗ được lợi ích, tất nhiên phần hưởng thọ phải chia bình đẳng, không đặng chiếm lấy làm của riêng.

      Sáu hòa hợp ở trên, là Đức Thích Tôn ở hơn hai ngàn năm trước vì Tăng Đoàn chế định quy luật ở chung. Nó hoàn toàn có khả năng khiến ở một chỗ phát khởi đầy đủ các thứ phiền não không đồng, người tập khíchấp trước, đều không thể  ném vào trong Đại Dã Hồng Lô sáu pháp hòa hợp,tiếp thọ bình đẳng dung hòa để rèn luyện trau chuốt, khiến cá tánh không đồng để cho điều hòa, không đồng đặc tánh cũng được để vận dụng linh hoạt, mới có thể phát huy đầy đủ tinh thần hòa hơp của tăng đoàn, tiến đểtìm cầu đạo giải thoát. Đây chính là ý nghĩasinh hoạt của Tăng Đoàn.

      Tăng Đoàn lại dịch là sáu hòa kính. [Hòa] cùng [Kính] là thông suốt duy nhất không thể phân ly. Nếu như chúng ta đối với người thực tế run cảm vẫn thường còn đó là hòa [Hòa], tự nhiên gặp người đặc biệt tôn [kính], thời gian người cùng người đều có thể dùng chữ [kính] để đối đãi với nhau, thì [hòa] mới có thể thành lập, quả có thể hòa hợp tương kính, thì tâm người kia, đều biến đổi nhiều như thẳng thắn, không sứt mẻ, hòa hợp tốt đẹp, không ngăn ngại và đối xử đẹp đẽ. Sở dĩ người đời mỗi một sự vật vốn không có vấn đề thiện ác, chỉ cần xem họ sử dụng tâm đối đãi như thế nào; nếu sử dụng tâm phiền não, tâm tật đố,hoặc tâm đối đãithái độ bài xích,khẳng định nhà ngươi đứng trước thế giới tất nhiên là xấu hổ,có thể ghét, có thể bi thảm. Nếu có thể dùng tâm dung hòa, tâm đại bi, tâm trí tuệ đi tiếp xúc kết nạp tất cả, thì nhân gian có trăm thái độ đều là bình đẳng, phối hợp nhịp nhàng, tốt đẹp và khá thương.

      Chúng ta sanh trưởng tại đây trong thời đại ngày càng rắc rối phức tạp, suốt ngày bị căng thẳng, sinh hoạt hiện thật bị bận rộn,hơi thở bị đè nén nên thở hổn hển, tinh thần thường lạc mất nơi phân tán ồn ào trong hồng trần, tâm linh trống rổng, thân thể mệt mỏi, đó là điều biết bao hy vọng không thể tìm kiếm ra khoảnh khắc yên tĩnh; Phật pháp dạy người cầu lấy sinh hoạt được yên tĩnh, hoặc sanh mạng được giải thoát, đều là không phải ly khai sinh hoạt hiện thực để riêng có thể cầu, tức là ở trong sinh hoạt hiện thực, chỉ cần có lãnh hội vạn vật cùng ta đồng là một thể, vã lại, không vì tâm phân biệt mình và người, nhân, ngã,bỉ, thử, mà lại không chịu khống chế chướng ngại, không chịu xoay chuyển ngoại cảnh, đây là, sinh hoạt bối rối và sanh mạng bị trói buộc; nhà ngươi nếu tự nhiên điều hòa nơi trong trí tuệtừ bi của nhà ngươi, đó chính là không lúc nào nhà ngươi không được an tĩnh và không đượctự tại giải thoát hoàn toàn hay sao. Cho nên cổ nhân khi ngộ đạo đều có thể xuất ra pháp cú sự lý viên dung vô ngại, chỗ gọi là [Dứt tiếng dòng suối là tướng lưỡi rộng dài, màu sắc của núi không phải là bản thân thanh tịnh], lại nói: [Sơn hà và đại địa toàn là sương móc của thân pháp vương]. Đây là sao lại không phải thể hội vi tế thâm sâu hay sao!

      Sáu Hòa Hợp hoặc Sáu Hoà Kính, tuy là đức Thích Tôn sáng chế nguyên tắc cho Tăng Đoàn ở chung, nhưng sử dụng thích hợp như thế nào nơi tổ chức đoàn thể, cho đến xã hội, quốc giathế giới, có thể thấy giáo lý chỉ đạo của Phật Đà không ảnh hưởng thời giankhông gian, không bị hạn chếphân biệt nơi quốc gia cùng chủng tộc, cho nên không luận quốc gia chủng tộc như thế nào, tổ chức xã hội và đoàn thể ra sao, chỉ cần có thể tuân theohành trì Sáu Điều Nguyên Tắc đây, tự nhiên đạt được sự tôn trọng lẫn nhau, không xâm phạm và hiếp đáp lẫn nhau, dung hòa một thể, chung ở hoà bình, thật là có thể nói nguyên tắc Sáu Pháp Hòa Hợp, là duy trìbảo đảm hạnh phúc cho nhân loại, là chân lý duy nhất cho thế giới hòa bình.

      Ôn Ca Hoa Đông Liên Giác Uyển, tuy là người ở Gia Nã Đại (Canada), mới kiến lập đạo tràng Phật giáo, nhưng họ lại sáng lập Tông Chỉ, hoài bảo rõ ràng trên cầu Phật Đà, dưới chuyển hóa dung hòa tinh thần,hy vọng ở trong xử dụng nguyên tắc Sáu Hòa Kính, phối hợp bão dưỡng tăng cường thân tâm và hành động cùng ở cùng tu, nổ lực hướng về Phật đạo để tiến lên. Còn hướng ngoại thì họ đem tư tưởng Sáu Hòa Kính đi vào xã hội, hòa hợp xã hội, tạo phước cho xã hội, khiến thế giới nhân loại tiến vào chân chánh hòa bình và an lạc!

      Sở dĩ chúng ta kỳ vọng chỗ sâu xa giống mầm non cây mới Bồ Đềmong không đứt đoạn, mong mọc mọc nhanh chóng, nơi các duyên hộ trì để được trưởng thành, nguyện lực lý tưởng để được phát huy ra nó, đem giống Phật truyền đi rải rác khắp toàn cầu, mỗi một vùng ruộng đất ánh sáng Phậtsáng soi khắp chốn cùng nơi!

XII.- SÂN KHUỂ CÙNG NHẪN NHỤC.-

A/- TÁNH CHẤT VÀ TỶ GIẢO SÂN KHUỂ CÙNG NHẨN NHỤC.

1,- Tánh chất sân khuể,

      [Sân], tức là sân hận, phẩn nộ, phẩn hận vân vân hiện tượng tâm lý xấu ác, {Duy Thức Luận} nói: [Đối với tình cảm trái ngược với mình phát khởi căm ghét, tinh thần tác dụng khiến thân tâm nóng giận bất an, gọi là sân], đây là một trong ba độc, ở trong phiền não thuộc về sáu căn bản phiền não. Còn phẩn, hận, não, tật, hại, vân vân, thuộc tùy phiền não, đều do bộ phận sân làm thể để phát khởi.

2,- Thế lực của sân và ảnh hưởng của nó,

      [Sân], thế lực của nó như lửa có thể thiêu đốt thân tâm con người, chỗ gọi là [Sân là lửa trong tâm, có thể thiêu đốt rừng công đức] {Kinh A Hàm} nói: [Trí tuệ niết bàn của chư Phật, xong nhà ngươi không thể gặp, đều do lửa sân khuể], có thể biết năng lực [sân] nhiệt não dụ như lửa, người học Phật nếu không thể khống chế, một ngày nào đó bộc phát, thì tu hành chỗ có trí tuệ thiện pháp, công đức phát tài, tất nhiên rồi cũng bị nó thiêu đốt thành tro tàn, thậm chí tai họapháp thân huệ mạng, thì như thế nào có nên quý trọng hay có nên sợ hãi!

      Lại nữa thế lực của sân như dòng nước chảy mạnh, có thể cuốn chúng sanh vào trong biển sanh tử, hoặc nổi, hoặc chìm, nổi trôi không định, mênh mông khổ hải, không biết chỗ nào để quay về bờ, sanh tử trầm luân, không có định kỳ, đều do thế lực của sân, vân vân chỗ chi phối!

      Thế lực của sân cũng như bị trói buộc, có thể thắt chặt chúng sanh nơi trong nhà tù tam giới, bị luân hồi trong lục đạo chịu lấy ba khổ tám khổ, vô lượng chúng khổ đọa dày bức bách, thống khổ vạn ngàn, không được ra khỏi, thậm chí có thể quá sợ, hoàn toàn do thế lực ác của sân, vân vân tạo thành.

      Chúng sanh nhân chấp ngã, chọn ngã làm trung tâm, thuận theo ngã liền khởi tham ái, trái nghịch ngã thì sanh sân khuể, khi hiện tiền gặp nghịch cảnh, không thể nhẫn dung thứ, tổn hại người khác, nhỏ thì khiến gia đình bất hòa, lớn thì giết người hại mạng. Cho nên [sân] là nguyên nhân đọa vào ác thú; là lửa thiêu đốt thiện căn công đức của chúng sanh, là chìm nổi chúng sanh nơi trong khổ hải, ba đàocuồn cuộn trào dâng, là tâm bệnhrất khó chữa trị, muốn thuốc chữa trị tâm bệnh, nếu không tu nhẫn nhục thì không thể!

3,- Tánh chất và chủng loại của nhẫn nhục,

      [Nhẫn nhục] tức là nghĩa nhẫn nại, nhẫn chịu, kiên quyết vân vân, khi gặp người làm nhục não hại, không sanh tâm sân hận gọi là[nhẫn nhục]. Nơi sự việc hiểm hóc khó làm, có thể kiên nhẫn duy trì nhẫn nại, không biến đổi không từ bỏ gọi là nhẫn nại. Tự nguyện để tu,giảsử gặp nghịch cảnh,khắc khổ nhẫn nại,vĩnh viễn không thoái chí, mục đích cốt phải cầu đạt đến tâm nguyện, tâm không cần chuyển đổi gọi là an nhẫn.

      Lại nữa [nhẫn] có hai thứ: Chúng sanh gặp đủ các thứ vô lý cứ bảo thủ đấu tranh, hoặc các thứ hiếp đáp, chế diễu và chưởi rủa, cho đến hại đến sanh mạng, đều có thể nhẫn chịu, không khởi câm phẫn, gọi là [sanh nhẫn].

      Nếu ở trên sinh hoạt, nhân vì thiếu khuyết ăn uống, áo mặc nhà ở vân vân dẫn đến chịu khổ, hoặc chịu khổ không phải trên tình cảnh mà trên hoàn cảnh nào đó như gió, mưa, lạnh, nóng vân vân; hoặc gặp phải nơi thế gian như, lợi (quyền lợi), suy (suy bại), hủy (thất bại), dự (danh dự), xưng (khen ngợi), cơ Chê cười), khổ (Đau khổ), lạc (Khoái lạc), chỗ dẫn tới chịu thống khổ, hoặc nhân bởi các thứ vô thường biến thiên mà khởi đau khổ, hoặc các thứ cầu danh lợi không toại nguyện vân vân nên chịu khổ,những thứ đó đềugọi là [nhẫn chịu]; không những thế nguyên nhân bị chướng ngại trên con đường tu hành không được thông suốt, gọi là [pháp nhẫn].Còn nữa đối với chân lý thâm sâu của đức Phật giảng dạy, tin sâu không ngăn ngại, nên không bị ngoại đạo cảm phục, hoặc không bị động tình cũnggọi là [pháp nhẫn].

      Nếu thể chứng được thật tướng của tất cả pháp không sanh không diệt, an trụ nơi trong lý Không Sanh Diệt của nó, tự tại bất động, gọi là [vô sanh pháp nhẫn].

      Bồ Tát sơ tâm vân vân gặp phải các cảnh thuận nghịch, khổ lạc trong thế gian mà có thể phát khởi an nhẫn của hữu tướng hữu lậu, nên gọi là [thế gian nhẫn].

      Nếu Đại Bồ Tát nương nơi đại bi bình đẳng, lý vô vi tịch diệt, tâm không nhiễm trước, an nhẫn cảnh của tất cả khổ lạc thuận nghịch, mà không thấy tướng của các pháp sanh diệt, gọi là [xuất thế gian nhẫn].

      Người tu nhẫn nhục, tất nhiên đầy đủ dũnglực kiên cường và trí tuệ từ bi mới có thể thành tựu Nhẫn Nhục Ba La Mật.

4,- Mục đích tu nhẫn nhục,

      Người học đạo, đều không phải sợ thế lực của người khác mà hành nhẫn, không phải tham cầu người khác ca ngợi mà hành nhẫn, mà là vì chí nguyện thật tiển của Bồ Tát mà hành nhẫn, vì cầu ly dục không khởi sân khuể mà hành nhẫn, vì thành tựu lợi íchchúng sanh mà hành nhẫn, vì cảm động hóa giải được sân hận của kẻ ác ý mà hành nhẫn, vì cầu thành bồ đềtu nhẫn, vì do tâm đại bi, tất cả đều có thể nhẫn. Người học đạo nếu có thể chứng nhập trí Không thù thắng, hoàn toàn đạt đến nhân tướng vô ngãvân vân mà hành nhẫn, đây gọi là [Chân nhẫn]

5,- Bồ Tát dùng trí lực thành tựu nhẫn nhục,

      {Kinh Pháp Hoa} nói rằng: Bồ Tát dùng sáu thứ trí lực có thể thành tựu sáu giống nhẫn nhục:

      (1),-Bồ Tát đắc trí lực ảnh hưởng bình đẳng như thật, quán tất cả ngoại cảnh như đường cùng trở về không, đây là trả lời sự ảnh hưởng với mọi người, nơi chỗ nguyền rủa có thể nhẫn, không cần phục thù.

      (2),- Bồ Tát đặng trí lực cảnh tượng bình đẳng, quán tất cả như dấu vếtcủa minhcảnhhiệncáchình tượng, tuy bị người đánh đập, mà có thể nhẫn chịu không cần trả thù.

      (3),- Bồ Tát đặng trí lực bình đẳng như huyễn, quán tất cả huyễn biến không thật, tuy bị người não hại, mà không thể nhận chịu, nhưng không cần trả thù.

      (4),- Bồ Tát vì đặng nội lực bình đẳng thanh tịnh, tuy bị người quát mắng, mà có thể nhận chịu, không cần trả thù.

      (5),- Bồ Tát vì đặng trí lực bình đẳng thanh tịnh thế pháp, không vì tám pháp như lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc, vân vân, mà bị năng động, không cần trả thù.

      (6),- Bồ Tát vì chứng đặng trí lực huân tập nhân duyên bình đẳng, tất cả phiền não không thể nhiễm động.

      Bồ Tát do vì nội chứng sáu thứ trí lực năng nhẫn chúng sanh các thứ nguyền rủa, đánh đập, não hại,quá tmắng vân vân mà không trả thù, có thể thấy nhẫn nại đều không phải giống như nhu nhược không sức phản kháng, không đối phó sẽ bị  khuất phục, đây là chỗ biểu hiện rõ ràng của kẻ có đại trí, không cần làm những sự việc không chính xác.

B/- SO SÁNH LỢI HẠI CỦA NHẪN CÙNG SÂN.

      Nhẫn cùng sân khuể đồng là trên tác dụng tinh thần nhân loại, có hai thứ hiện tượng tâm lý không giống nhau, cũng là hai thứ có thế lực thiện ác trong nội tâm khuynh đảo và cướp đoạt lẫn nhau trên thế giới, nếu phân tích rõ ràng đặc tánh của chúng nó, thì có so sánh như sau:

      *Sân khuể là mù quáng xong ra kích động thế lực ác,

       Nhẫn nhục là thiện lực của lý trí nên bình tĩnh,

       *Sân khuể là phiền não nhiễm ô,

       Nhẫn nhục trí tuệ của thanh tịnh,

      *Sân khuể là tâm bệnh của nhiệt não,

       Nhẫn nhụclương dược của trị bệnh.

      Do trên so sánh đơn giản có thể biết rõ ràng đạo lý sân khuể là tâm bệnh phiền não của tánh ác, mà nhẫn nhụclương dược của tâm bệnh để đối trị tánh ác. Sân khuể của tâm bệnh mang giúp chúng sanh để quản lý đọa lạc thống khổ; lương dược của nhẫn nhục, mới là lương y trị liệu tâm bệnh nhiệt não, khiến thân tâm thanh tịnh tự tại! Cho nên người học Phật, tất nhiên phải nhận thức [bệnh cùng thuốc], mới có thể chinh phục tâm bệnh để phát huy tác dụng chinh phục tâm bệnh trên thực tiển không mất tổn phí tốn sức vô công!

XIII.- BA TRÀO LƯU HỆ PHÁI TỊNH ĐỘ CỦA TRUNG QUỐC.-

Tịnh Độ giáo truyền vào Trung Quốc, trước sau cộng chung có ba hệ thống, tức là phái Huệ ViễnLư Sơn Đông Tấn; phái Đàm Loan của chùa Huyền Trung ở Hậu Ngụy; phái Từ Mẫn ở đời Đường. Thật ra, ở trên trước tiên thuật lại có ba phái, về sau ở lâu xa thời đại nhà Hán đã có Sa Môn An Thế Cao của nước An Tức, ngài phiên dịch hai quyển “Kinh Vô Lượng Thọ”, có thể thấy Tịnh Độ Giáo tại đây đầu tiên truyền vàoTrung Quốc.Chẳng qua tư tưởng Tịnh Độ hoằng truyền sâu rộng lại là đến Huệ Viễn đời Đông Tấn và Đàm Loan đời Bắc Ngụy, mới phổ biến thạnh hành cho đến nay.

1.- PHÁI HUỆ VIỄN:

      Huệ Viễn đời Đông Tấn (334 - 416) tục danh là Tính Mãi, cũng gọi là Nhạn Môn; ngài, người Lâu Phiền ,năm 13 tuổi du học nơi Hứa Xương, Lạc Dương vân vân. Ngài thông bác sáu kinh và học Lão Trang, năm 21 tuổi ngài dẫn theo đệ tử Huệ Trì vào Thái Hành Sơn nghe Pháp sư Đạo An giảng kinh Bát Nhã. Có chỗ đại ngộ. Đều cảm thán nói: [Nho Đạo chín phái đều là gạo cám vậy], sau đó ngài cùng đệ tử hai ngườiđều cúi đầu đãnh lễ dưới pháp tòa của Pháp sư Đạo An, xin thế độ xuất gia, trở thành môn hạ của Đạo An nơi Cao Túc, từ đó trở thành Sơ Tổ của Tông Tịnh Độ Trung Quốc.

      Năm Nguyên Hưng (402) Hưng Lưu Di Thị, Châu Tục vân vân, gồm 123 người, tại Lư Sơn Đông Lâm Tự trên Bát Nhã Đài,an trí cúng tượng Phật A Di Đà, lập thành Bạch Liên Xã, nhất tâm niệm Phật, cùng thời đó đều được vãng sanh Tịnh Độ. Lúc bấy giờ, ngoài ra trong các kinh điển đã dịch, chỗ nói tư tưởng Di Đà đã lưu bố ra ngoài đời, ngài Huệ Viễn lại nhấn mạnh nương nơi Kinh Ban Chu Tam Muội chỗ nói rằng: [Chư Phật trong mười phương hiện tại, Phật A Di Đà là đệ nhất]. Thường tu niệm Phật tam muội, đây cùng đời sau một vùng Hoa Bắc chỗ hưng khởi Tịnh Độ Giáo dần dần đồng nhất lan rộng, cho nên người đời gọi Tịnh Độ Giáo của phái Lô SơnBạch Liên Xã Niệm Phật.Sư Huệ Viễn tinh thông nơi Bát Nhã Tánh Không Học, thường dẫn chứng sách Trang Tử để thuyết minh giáo nghĩa thật tướng, đã từng thỉnh sa môn nước Kế TânTăng Già Đề Bà dịch ra “A Tỳ Đàm Tâm Luận”. Phái đệ tử của Đàm Ung Tham cùng với Đàm Ma Lưu Chi dịch ra mười Tụng Luật, cung thỉnh Phật Đà Bạt Đà La đến Lô Sơn dịch ra “Đat Ma Đa La Thiền Kinh”, hoằng dương học thuyết Không Quán Đại Thừa Bát Nhã của hệ phái Long Thọ, đối với trên vấn đề Phật giáo TrungQuốc có sự cải tiến, họ có đầy đủ chỗ thấy sâu xa,đặc biệt đương thời Hoàn Huyền hạ lệnh sa thải Sa Môn, chỉ cần Sa Môn hết mình tôn kính đức vua, Pháp sư Huệ Viễn trước tác bộ luận “Sa Môn Bất Kính Vương Giả Luận”, trình bày rõ Sa Môn xuất gia đối với vương quyền tất yếu không cúi đầu quỳ lạy, Phật giáo đối với vương quyền thống trị đương thời cũng không cúi đầu tuân theo, cho nên bảo trì được sự tôn nghiêm của tánh truyền thống Phật giáo. Sư Huệ Viễn bên trong thông suốt Phật lý, bên ngoài khéo đối với quần thơ, chỗ tôn trọng của đương thời, cũng chịu tăng ngoại quốc tôn kính.

      Pháp sư Huệ Viễn trước tác có {Lô Sơn Tập} 10 quyển, {Vấn Đai Thừa Thâm Nghĩa18 Khoa} 3 quyển, {Minh Báo Ứng Luận}, {Thích Tam Báo Luận}, {Biện Tâm Thức Luận}, {Sa Môn Đản Phục Luận} và các quyển là {Đại Trí Độ Luận Sao Tự} vân vân.

2.- PHÁI ĐÀM LOAN:

      Sau một trăm năm, đời Bắc Ngụy, Tuyên Võ Đế năm Vĩnh Bình (508), có Bồ Đề Lưu Chi mang {Vô Lượng Thọ Kinh Luận} vân vân truyền vào Trung Quốc, lúc bấy giờ có Đàm Loan nương nơi Vô Lượng Thọ Kinh Luận, tạo {Tịnh Độ Luận Trước}, cực lực tuyên dương Tịnh Độ, đây là tư tưởng niệm Phật được truyền bá phổ biến, đến thời đại nhà Đường nhờ Đạo Xước gặp Thiện Đạo, tư tưởng Tịnh Độ đặng thành công vĩ đại.

      Đàm Loan (476 - 542) người Nhạn Môn tỉnh Sơn Tây, ban đầu nghiên cứu Phật Tánh của {Tứ Luận}, chú giải {Đại Tập Kinh), chưa được nửa năm liền bị bệnh tinh thần, vì muốn mạng sống lâu dài, để nghiên cứu áo nghĩa của Phật giáo, cho nên đến Giang Nam phỏng vấn đạo sĩ Đào Hoằng Cảnh, nghĩ rằng pháp tiên có thể cầu trường sanh bất tử, kết quả đặng tiên kinh mười quyển, chính muốn trở về phương bắc, qua Danh Sơn y cứ nơi pháp mà tu trị liệu;  ai ngờ Đàm Loan vừa đi đến Lạc Dương, đúng lúc gặp Bồ Đề Lưu Chi, liền thỉnh vấn: [Trong kinh Phật có chỗ nào nói pháp trường sanh bất tử không, có thể hơn kinh tiên đây không]? Bồ Đề Lưu Chi đáp: [Kinh tiên đều không phải pháp trường sanh, mặc dù nói là pháp trường sanh, chỉ là tánh tạm thời, chung cuộc khó tránh khỏi luân hồi ba cõi]. Sau khi nói xong liền đem {Vô Lượng Thọ Kinh Luận} trao cho Đàm Loan, liền bảo ông rằng: [Kinh này mới là phương pháp đại tiên chân chánh, ông muốn cầu trường sanh, nên căn cứ kinh nầy tu tập, tất nhiên có thể đạt đế chỗ nguyện của ông]. Sau khi Đàm Loan được {Vô Lượng Thọ Kinh Luận}, liền dùng lửa thiêu đốt kinh của tiên, nhất tâm nương nơi {Vô Lượng Thọ Kinh Luận}, cần tu tịnh nghiệp, sau nhờ Ngụy Vương tôn trọngquy y , vua sắc tứ cho là [Thần Loan], đồng thời sắc lệnh làm trụ trì Đại Nham Tự ở Tỉnh Châu; tuổi già ngài dời về Huyền Trung Tự ở Thạch Bích Sơn, chuyên tu Tịnh Độ Hành Nghiệp, ngài căn cứ nơi {Tịnh Độ Luận} và (Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh Kệ) của Bồ Tát Thiên Thân do Bồ ĐềLưu Chi dịch, ngoài ra ngài còn nương nơi {Tỳ Bà Luận} và  [Dịch  Hành Phẩm] của Long Thọ, lại còn chú thích thêm mới hoàn thành {Vãng Sanh Luận Chú}, lại cũng gọi là {Vô Lượng Thọ Kinh Luận Chú} hoặc {Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh Kệ} và sách {Tịnh Độ Luận} của Bồ Tát Thế Thân mới chú giải, cộng có hai quyển, trong đó thuyết minh [khó hành đạo] và [dễ hành đạo], phê phán Tịnh Độpháp môn tha lực, thuộc [dễ hành đạo], nghĩa là nguyên nhân chính yếu của Vãng Sanh Tịnh Độ đều hoàn toàn nương nhờ nguyện lực căn bản của Phật A Di Đà, cho nên Tịnh Độpháp môn tha lực dễ hành đạo.

      Chỗ cốt yếu là Pháp Sư Đàm Loan dùng Đại Thừa Thật Tướng của Ấn ĐộDuyên Khởi, hai đại tư tưởng điều hòa dung hợp giải thích Tịnh Độ Luận, cho nên khai sáng thành cơ sở Tân Tịnh Độ Giáo Học.

      Sau một trăm năm gặp lại, đến Tùy Đại Nghiệp năm (609) có Đạo Xước (582 - 645) người Thái Hành Sơn thuộc Tây Tỉnh Châu, chính là học giả nghiên cứu Niết Bàn Kinh, sau đó nhân đọc Đàm Loan Bi Văn, nơi đây ngài quy về nươngTịnh Độ, bỏ học giảng giải Phật pháp, nhất tâm thật tiển thật hành Tịnh Độ, ngài đọc {Đại Tập Nguyệt Kinh} đặng biết hiện tại chính là thời đại mạt pháp ngũ trược ác thế, chúng sanh thiện căn nông cạn, chỉ có đề xướng một môn Xưng Danh Niệm Phật Tịnh Độ, mới có thể khiến người thật hành mau chóng khởi hành từ bờ bên này đạt đến bờ Niết Bàn không sanh không diệt bên bờ kia, cho nên ngài thường vì mọi người giảng kinh Vô Lượng Thọ, mỗi ngày niệm Phật bảy vạn biến, vì giáo hóa nam nữ đạo tục niệm Phật, ngài chế tạo Phật châu(chuỗi tràng hạt), đồng thời ngài khuyên nông dân dùng hạt đậu để đếm câu niệm Phật, vì thế Tịnh Độ Giáo là thời cơ Phật giáo cùng nhau hưởng ứng, ngài mở rộng giáo hóa dân chúng niệm Phật, cho nên ba huyện của trung bộ như, Tấn Dương, Thái Nguyên, Văn Thủy Sơn Tây, không luận đạo tục, người bảy tuổi trở lên, đều biết hát xướng thánh hiệu A Di Đà Phật, có thể thấy đương thời sức ảnh hưởng sự truyền bá niệm Phậtphổ biến như thế nào.Ngài Đạo Xước một đời giảng {Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh}hơn một trăm biến, đệ tử môn hạ có Thiện Đạo, Đạo Phú, Tăng Diển vân vân.Quý vị đó có trước tác {Tịnh Độ Luận} hai quyển đều nương {Quán Vô Lượng Thọ Kinh}, trước tác {An Lạc Tập} hai quyển đem giáo nghĩa tuyên dương niệm Phật, là quyển sách mục đích chính chuyên hoằng truyền giáo nghĩa Tịnh Độ. Lại nữa quý vị còn nương theo những trước tác danh tiếng của thầy là Đạo Xước mà quán tư tưởng của {An Lạc Tập}, có thể nói họ chuyên chọn {Quán Vô Lượng Thọ Kinh} làm chỗ nương tựa, và chịu ảnh hưởng hai đường khó và dễ của Long Thọ, hai lực tự và tha của Đàm Loan, mà phê phán Phật giáo thành hai môn Thánh và Đạo, tức là cho tự lực khó hành đạo vào Thánh Giáo, gọi là [Thánh Đạo Môn] nương nơi tha lực dễ hành đạo vãng sanh gọi là [Tịnh Độ Môn]. Họ còn chủ trương: Tịnh Độ Giáo thì cách Phật nhập diệt sau 1500 năm là thời đại mạt pháp, duy nhất thật sự thích hợp khả năng dân chúng là giáo pháp Tịnh Độ, thực tiển nơi Tịnh Độ Vãng Sanh dễ thi hành như trên, mặc dù thừa nhận các hạnh rộng tu là bồi dưỡng [Trợ Hạnh] cho vãng sanh, kỳ thật khuyên người chỉ cần niệm một Thánh hiệu của Phật A Di Đà là đủ và chuyên tu niệm Phật như thế để được vãng sanh mới là [Chánh Hạnh]. Họ đều ở chỗ phương bắc cho nên Tịnh Độ Giáo Học phát triển có thể nói làđứng trên Hạnh, thật tiển tiến xa trở thành một đại bộ phận của đại chúng hóa.

      Thiện Đạo (613 - 618), người Truy Lâm Sơn Tây, tục danh là Tính Chu, biệt hiệuĐại sư Chung Nam Sơn, là Tổ thứ ba thuộc dòng phái Tịnh Độ của Đàm Loan, cũng tức là tiếp theo sau Tịnh Độ Tập Đại Thành của Đạo Xước. Đường Thái Tông, năm Trinh Quán thứ 15 (614), ngài qua chùa Huyền Trung ở Tỉnh Châu Tây Hà, yết kiến ngài Đạo Xước, truyền thừa giáo nghĩa Tịnh Độ Tông, về sau ngài lên Chung Nam Sơn trong hoàn cảnh vắng lặng, nhất tâm tu đạo, có lúc ngài ra chùa Quang MinhTrường An, mỗi sáng đến chỗ dân gian giảng thuyết giáo nghĩa Tịnh Độ cho đạo tục, bao gồm ngoài thời gian thuyết pháp, ngài cầm bút sáng tác {Quán Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Sớ}, tức là [Huyền Nghĩa], [Tự Phần Nghĩa], [Tán Thiện Nghĩa], [Định Thiện Nghĩa] bốn chỗ chú giải vân vân trở thành 5 bộ 9 quyển nổi danh, nhờ đó phái Đàm Loan hoàn toàn thành công lớn. Còn  nơi chỗ phương bắc chỉ có lễ nghi hành trì thật tiển Tịnh Độ Giáo Học của ngài Đạo Xước.

      Lại nữa chỗ nghiên cứu giảng thuyết {Quán Vô Lượng Thọ Kinh] của ngài Thiện Đạo, trở thành trung tâm chủ đề diễn giảng của Phật giáonơi thời kỳ Tùy Đường, nhân vì trong thời kỳ này có  Đại sư Thiên Thai Trí Giả, Gia Tường Các Tạng, Tịnh Ảnh Huệ Viễn vân vân, các vị đều có danh đức rất lớn, trên lập trường giáo học của Tông phái này đều tự có các chỗ nơi và các trạm phổ biến , đều nhận cho là giống như Tịnh Độ niệm Phật vãng sanh, cho nên có danh nghĩa là [Phàm Thánh Đồng Cư Độ, Hóa Thân Độ]; kẻ ngu ác thì cho người niệm Phật quyết không thể vãng sanh vào Thật Báo Trang Nghiêm Độ của Phật A Di Đà. Nhân đây ngài Thiện Đạo nương nơi {Quán Vô Lượng Thọ Kinh) sáng lập ra bốn chỗ để trình bày giải thích kiểu mẫu nhất định của xưa nay cho rằng Tây Phương Báo Độ đúng là chỗ đặc biệt được lập ra cho chúng sanh trong đời mạt pháp, đồng thời bắt bẻ các nhà thuyết minh chống phá; ngay lúc đó ngài kiến lập cơ sở luận lý giáo nghĩa Tịnh Độ và trước tác {Quán Niệm Pháp Môn}, [Ban Châu Tán},{Pháp Sự Tán}, {Vãng Sanh Lễ Tán} vân vân.

      Cá nhân ngài Thiện Đạo, tự sinh hoạt trì giới thanh tịnh, lánh xa danh lợi, không thọ nhận sự cúng dường, áo tốt ăn ngon, đều đem đến trai đường cúng dường đại chúng, tự ăn những món thô sơ, chỗ thọ thân thí là tả sách A Di Đà Kinh 10 vạn quyển, họa đồ hình biến tướng Thế Giới Cực Lạc Tây Phương hơn 100 bức, quy định đặc biệt thời gian và ngày thường niệm Phật thật hành sự việc tác pháp. Khi Đường Cao Tông Long Môn Lạc Dương tạo lập tượng Phật Đại Lô Xá Na và thấy chỗ nào tháp miếu già lam tổn hoại, liền trùng tu khôi phục lại, khiến Tịnh Độ Giáo lưu bố rộng lớn. Lại nữa {Quán Vô Lượng Thọ Kinh} cũng xưng là{Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ}; đến kỷ nguyên đời thứ tám đời nhà Đường, Tịnh Độ Giáo được truyền vào Nhật Bản, lưu truyền rất rộng, như thế Phật pháp ngày càng tăng, nương Cai Thơ sáng lập Tịnh Độ Tông Nhật Bản, bao gồm tôn vinh Đại sư Thiện Đạo làm sơ tổ.

3.- PHÁI TỪ MẪN.

      Từ Mẫn (680 - 748) người Đông Lai (Sơn Đông), tục danh là Hạnh. Thời thơ ấu, lý do thấy Pháp sư Nghĩa Tịnh từ Ấn Độ đến, cảm động chịu tín ngưỡng thâm sâu, sau phát nguyện quyết tâm thực hiện một chuyến đi du lịch Ấn Độ, sau khi được phép và cấp giấy thông hành của Đường Tông Tự Thánh, ngài khởi hành vào

 năm 19  (702) của của nhà Đường, nương theo Bát Kinh Côn Lôn (nay là quần đảo Khang Đạo Nhĩ), nơi Phật Thệ (Tô Môn Đáp Lạp), chỗ Châu Sư Tử (Tư Lý Lan Ca vân vân,ở đây trải qua ba năm mới đến được Ấn Độ, ngài lễ các thánh tích, tìm cầu kinh điển Phạn văn, tham khảo phỏng vấn các thiện tri thức,ở đây trải qua 13 năm, ngài độc ảnh cô đơn đi xa, lặn lội đường xa, đến thôn Tuyết Lãnh Hồ, nếm đủ mùi cay đắng ngàn gian lao vạn khổ, thâm cảm ta bà, thật là thế giới sanh tử khổ não, tâm lại thêm ân cần cầu lìa khổ được an lạc,vã lại phỏng vấn các học giả tam tạng Ấn Độ đương thời, họ đều ca ngợi pháp môn Tịnh Độ, sau đó ngài đến bắc Ấn Độ nơi nước Kiện Đà La, nhìn thấy trên núi thành đông bắc có tượng Quan Âm, ngài đảnh lễ thánh tượng, đều đoạn thực (lấy tay bóc đồ ăn đưa vào miệng) thọ thực xong liền theo mạng lệnh cầu thỉnh, ngài chung cuộc nơi đêm ngày thứ bảy, cảm thấy Bồ Tát Quan Âm hiện tướng màu sắc vàng ròng, làm ma đảnh (Bồ Tát lấy tay rờ đầu ngài) khai thị cho ngài.

      Ngài Từ Mẫn du hành khắp Ấn Độ hơn bảy mươi nước, trải qua thời gian mười tám năm, nơi khai nguyên năm thứ bảy (749) đời nhà Đường, ngài mới trở về Trường An, mang theo kinh điển cùng tượng Phật hồi kinh dâng lên triều đình, Vua Huyền Tông ban thưởng cho ngài biệt hiệu là [ Từ Mẫn Tam Tạng ]. Ngài chuyên cần tu pháp môn niệm Phật, hoằng dương giáo nghĩa Tịnh Độ. Ngài có trước tác {Vãng Sanh Tịnh Độ Tập}, {Ban Châu Tam Muội Tán} vân vân.

      Căn cứ nơi {Phật Tổ Thống Ký}vân vân chỗ ghi: tư tưởng Tịnh Độ của Tam Tạng Từ Mẫn rất gồm đủ khuynh hướng [Thiền Tịnh Dung Hợp], đời sau ảnh hưởng thạnh hành [Thiền Tịnh Nhất Trí], [Thiền Tịnh Song Tu], nguồn gốc phát triển từ nơi đây, nhân đây phối hợp với Tuệ ViễnĐàm Loan đều được liệt vào hàng thứ ba là Phái Từ Mẫn.

XIV.-  NGHĨA KẾT HẠ AN CƯ.-

      Ngày 15 tháng7 gồm có ba danh xưng:

(A).- NGÀY TĂNG TỰ TỨ.

1,- Quan hệ ngày kết hạ an cư cùng tự tứ:

      (1)- Thế nào gọi là kết hạ an cư?Phật chế mỗi năm từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 15 tháng 7 , cộng chung là ba tháng làm định kỳ 90 ngày, tại đây thời gian định kỳ, tăng chúng không được ra ngoài giáo hóa, tất nhiên phải tụ tập một chỗ, kiên trì giới luật, sáng giữ mình trong sạch để hành trì, chuyên tâm tu đạo, gọi là kết hạ an cư. {Kết} là chế độ tụ lại. {Hạ} trời mùa hè. {An}là an định. {Cư} là trụ lại một chỗ.

      (2)- Nguyên nhân Phật chế kết hạ an cư?

           a-, Thông thường đệ tử Phật dụng công tu hành, phần nhiều ở bên núi, trong rừng, hoặc ở bên dòng sông, nhập định tịnh quán. Nguyên nhân mùa hạẤn Độ, vào mùa này nước thường lũ lụt, nước tràn ngập các lạch nước nhỏ, Phật Đà từ bi vì muốn các đệ tử được an toàn, sợ đạo khác buôn bán nhìn thấy, đặc biệt riêngcho chế độ tụ lại của các đệ tử tập hợp một chỗ tu hành, để vượt qua trời hạ, cho nên gọi là an cư.

          b-,Trời mùa hạẤn Độ ẩm thấp, là thời tiết thấp khớp của rắn, côn trùng,chuột, kiến sanh sôi nẩy nở,vì tránh khỏi rắn, côn trùng xâm hại, và phòng ngừachính mình, khi giở chân động bước, làm thương hại chúng sanh, nên phải cấm túc, kết hạ an cư.

          c,-Kỳ hạn thời gian kết hạ, cộng có 90 ngày, các đệ tử tụ tập một chỗ, đồng tu cùng khuyến khích lẫn nhau sách tấn phát triển, thì đạo nghiệp dễ thành.

    (3)- Sao gọi là ngày tăng tự tứ.

Một ngày sau cùng của kỳ hạn chín mươi ngày kết hạ, tăng chúng tất nhiên phải cử hành pháp tự tứ, tức là trước tự mình kiểm thảo ba nghiệp thân, miệng, ý, trong thời kỳ kết hạ có phạm lỗi không? Kế đến thỉnh tăng chúng khác có thấy, nghe, nghi, ba việc trên chỉ bảo đối với chínhmình trong quá trình tu hành, có chỗ nào phạm lỗi không? Nay đối với trong đại chúng tự mình phản tỉnhtiếp nhận tăng chúng nêu lên kiểm điểm, để phát lộ (phát nguyện bày tỏ) sám hối, cải hóa tự thân cho được tốt đẹp, hồi phục lại thanh tịnh, đây gọi là pháp Tự Tứ, cho nên một ngày đây cũng gọi là Ngày Tăng Tự Tứ.

      PhápTự Tứ được cử hành sau khi sựtụ tập kết hạ an cư được giải tán, có thể tự mình hồi phục bình thường để trở về chỗ cũ bên bờ sông, trong rừng sâu vân vân nơi mà họ mới ra đi để tụ tập tu hành, từ đây không còn bị câu thúc bởi chịu kết hạ an cư, cũng gọi là {Giải Hạ}.

      (B).- NGÀY PHẬT HOAN HỶ.-      

      1, Nguyên nhân Phật hoan hỷ.

      Đức Phật trong thời gian ra đời dùng lợi sanh làm bản hoài, phàm có chỗ làm việc đều tưởng đến giúp chúng sanh an lạc, giải trừ sự thống khổ của chúng sanh, vì thế, nếu thấy chúng sanh, bỏ ác hướng thiện, chuyển mê thành ngộ, trả vọng về chân, lìa khổ não được an lạc, cho nênPhật vui mừng (Tứ)vì bản hoài mới xuất hiện trong thế gian, cho nên gọi là Phật Hoan Hỷ.

      2, Ý Nghĩa ngày 15 tháng 7 sao gọi là Phật Hoan Hỷ?

      Sau pháp Tự Tứ, khả năng khiến Phật hoan hỷ có ba nghĩa:

      (a)- Chư Phật trong mười phương nhân thấy tăng chúng siêng năng an cư tinh tấn tu hành viên mãn, cho nên sanh hoan hỷ.

      (b)- Sau pháp tự tứ giải hạ, tăng chúng siêng năng tự mình phản tỉnh kiểm thảo, và đại chúng đề cử kiểm điểm lẫn nhau, khiến nơi trong ngày 90 ai có phạm lỗi đều có thể phát lộsám hối hồi phục thanh tịnh nên khiến Phật hoan hỷ.

      ©- Phật nghe sau khi giải hạ tăng chúng báo cáo hoặc được sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả, Phật vui mừng vì thấy sở nguyện của tăng chúng được viên thành, cho nên khiến Phật hoan hỷ.

(C).- NGÀY CÚNG VU LAN BỒN.-

      1, Ý Nghĩa Vu Lan Bồn.

      {Vu Lan Bồn} tiếng Phạn dịch âm là Ullambana. Dịch ý là {VuLan}, dịch là {Đảo Huyền}(Tội treo ngược);{Bồn} tiếng Phạn là Bana, nghĩa là {Cứu}; ý nghĩađảo huyền, tỷ dụ như san tham bị đọa vào đường ngạ quỷ, cổ họng nhỏ như cây kim, bụng to như cái trống, chớ nói đồ ăn không thể nuốt, tức khiến nước cũng không thể uống, thường bị đói khát như lửa đốt, dẫu có đồ ăn một khi vào miệng biến thành lửa than, đầu hướng về đất, bàn chân hướng lên trời, sư thống khổ của nó dụ như người bị treo ngược. {Bồn} ý nghĩa là [Cứu], nên cổ đức nói: nghĩa {Vu Lan tức là treo ngược}, {Bồn} tức là đồ cứu hộ. Chỗ gọi [Cứu tội treo ngược, giải thoát thống khổ], chính là ý nghĩa {Vu Lan Bồn}.

       2, Khởi Nguyên của Vu Lan Bồn.

      Căn cứ nơi kinh Vu Lan Bồn ghi, đệ tử của Phật là ngài Mục Kiền Liên, dùng thiên nhãn thông thấy mẹ của ngài bị đọa vào trong đường ngạ quỷ da bọc xương, ngày đêm chịu thống khổ liên tục; ngài Mục Liên thấy vậy, dùng bát cơm đầy, đến hướng về mẹ, nhưng mẹ của ngài do ác nghiệp nên cảm thọ quả báo, khiến bát cơm biến thành than lửa, ngài Mục Liên vì cứu mẹ ngài thoát khỏi khổ này, liền hướng về Phật Đà thỉnh cầu chỉ bảo pháp giải cứu, Đức Phật liền chỉ bảo nơi ngày 15 tháng 7 là ngày Phật hoan hỷ, là ngày chư tăng tự tứ, dùng mỹ vị ăn uống trang trí nơi trong bồn Vu Lan, đem cúng dường Tam Bảo, nương nơi sức từ bi của Tam Bảo, sức oai thần công đức của chúng tăng, đặng cứu ác nghiệp của cha mẹ đời nay cho đến bảy đời về sau. Ngài Mục Liên y giáo phụng hành, mẹ của ngài liền đặng giải thoát thống khổ nơi ngạ quỷ, nên Đức Phật bảo: [Là đệ tử Phật, nếu tu hiếu thuận, nên niệm trong niệm, thường nhớ đến cha mẹ, cho đến cha mẹ bảy đời, về trước mỗi năm vào ngày 15 tháng 7 thường nhớ đến hiếu từ công ơn sanh thành của cha mẹ, làm lễ Vu Lan Bồn cúng dường Phậtchư Tăng để báo đáp công ân từ áitrưởng dưỡng của cha mẹ].

      3,- Thiết cúng Vu Lan Bồn như thế nào?

      Nếu ở tự viện nên đối trước bàn Phật thiết lập cúng dường để trong Bồn gồm có nào là, dưa, bầu, mướp, bí, trái cây, bột mì, bột đậu, bột ngô, bột nếp, bột tiêu....., bánh, gạo, dầu,  trà, cơm...... trăm vị ẩm thực trang trí nơi trong bồn, chí thành cúng dường Phậtthánh hiền tăng trong mười phương, gọi là cúng dường Vu Lan Bồn.

XV.- LUẬN VỀ TÂM TÁNH CỦA PHẬT GIÁO.-

1.- Ý Nghĩa của Tâm Tánh Luận.

      Giống như {Bản Thể Luận}, {Nhận Thức Luận}, có thể nói chính là {Tâm Tánh Luận} của Phật giáo. Nhưng Tâm Tánh Luận lại là thứ gì? Từ xưa cho đến nay, các nhà tư tưởng, đều cho vấn đề đây tranh luận không dứt; giống như nhà Triết Học, nhà Tâm Lý Học, dùng pháp quy nạp, hoặc diễn dịch, bên trong tự kiểm điểm hoặc bên ngoài lại quan sát vân vân, chúng đi đến kết quả, cũng chẳng qua là nghiên cứu cái [Tâm] là chỉ [phân biệt cái tâm], vã lạikhôngcó đem toàn bộ cái tâm để phân biệt nhận thức rõ ràng; vấn đề quan hệ nơi [Tánh], đó chính là nối kết tác dụng ra cảnh mộng cũng chưa có ai tưởng đến, cho đến nơi nhà Khoa Học, chỉ chú trọng nghiên cứu thực nghiệm vật chất, đối với vấn đề tâm tánh, bên trái thì bóp chẹt bên phải thì suy cứu, căn bản nghiên cứu phân biệt không nhất thiết là [Tâm] cùng [Tánh].

      [Tâm Tánh] đến triệt để là như thế nào? Kỳ thật [Tâm] cùng [Tánh] xưa nay không hai, chẳng qua có chân và vọng, có động và tịnh, có tối tămvà ánh sáng, có thể và tướng, có sự và lý, như sóng và nước vân vân không giống nhau. Chỗ gọi là [Tánh] chính là bản tánh, trong Phật giáo xưng là tự tánh, tánh không, thật tướng,chân như, chân tâm, mặt và mắt của nó xưa nay vẫn thế, vân vân, thí dụ như [nước]. Còn [Tâm] chính là tâm niệm, vọng tâm, huyễn tâm, bao quát tất cả cảm thọ, ấn tượng, tư duy, nhận thức, tư tưởng, hiện tượng, thí dụ như [sóng]. Nếu căn cứ nơi phương diện thể mà nói nước và sóng đồng là tánh ướt, hai đây bản lai không khác, nếu căn cứ nơi phương diện tướng của nó mà nói, như thế [Sóng] là tướng động, còn [Nước] là tướng tịnh, sóng động thì mê loạn, nước tịnh thì trăng hiện, hai đây đích thực là trái ngược nhau, cho nên [Nước] cùng với [Sóng] là không phải một không phải khác, chính thực dụ [Tâm] cùng [Tánh] cũng là không một không khác, đạo lý đây cần phải thích ứng thì hoàn toàn không khó giải thích.

      Do phương diện thí dụ [ nước và sóng] trên có thể minh bạch được tự tánh (tánh) là nguồn suối của tất cả khởi tâm động niệm, chúng ta có thể tỏ ngộ được tướng mạo cứu cánh của tự tánh đây, nơi trong Phật pháp gọi là [minh tâm kiến tánh]. Tức tỏ ngộ được tự tâm, thấu triệt nghĩa thấy được của tự tánh.

2, [Tánh] là bản thể của vạn hữu.

      Tự tánh của chúng ta, nơi trên bản chất thì rộng lớn tròn sáng, vĩnh viễn không biến đổi, từ phương diện tướng của nó mà nói, là thanh tịnh trong suốt như thế, một pháp cũng không thành lập, một trần cũng không nhiễm trước, khi tràn khắp là Không.Từ nơi phương diện tác dụng mà nói, nó thường tùy duyên kiến lập vạn hữu mà không ngăn ngại. Nguyên nhân của nó là tướng chân thật của sự vật, cho nên gọi là [thật tướng các pháp], nguyên nhân nó là tánh cứu cánh của vạn vật, lại gọi là [pháp tánh]. Cốt yếu là, tự tánh không sanh diệt, không tăng giảm.Thường hằng không biến, thể lớn của nó thì rộng lớn viên mãn. Nó đầy đủ rộng lớn từ bi, trí tuệ, thanh tịnhtướng đại của nó. Nó có thể sanh ra tất cả nhân thiện quả thiện của thế gianxuất thế gian, phát khởi các thứ diệu dụng, là đại dụng của nó.

      Do nguồn gốc đầu tiên của [tự tánh] là thanh tịnh, biến khắp pháp giới, là bản thể của tất cả hữu tình vô tình, không luận hiện tượng vật chất khách quan, hoặc hiện tượng tư tưởng chủ quan, không một thứ nào là không phải ảnh tử huyển hiện trong tự tánh. Như {Kinh Lăng Nghiêm} nói: [sắc thân sơn hà, hư không đại địa, tất cả đều là vật trong chân tâm diệu minh], có thể thấy tất cả hữu tình vô tình, có sắc không sắc, có hình không hình, đều nương nơi pháp tánh thanh tịnh đây làm thể mà bắt đầu kiến lập. Pháp tánh thanh tịnh tức là mỗi cá nhân đang niệm một niệm đó là tự tánh thanh tịnh. Thứ lý luận đây chính là Bản Thể Luận của Phật giáo.

3, Nhận Thức Luận của Phật Giáo.

      Phật giáo chỉ cho chúng ta biết thường ngày chúng ta xử dụng cái [Tâm] đó là vọng tâm phân biệt của huyễn sanh, huyễn diệt, thoạt vui, thoạt lo, thoạt giận, thoạt buồn, căn cứ nơi phương diện mờ ám ngu độn mà nói gọi là [vô minh], nương nơi thiền định thường bị chướng ngại ngăn che tự tánh gọi là [ấm uẩn]. Nương nơi nó có huân tập trói buộc tác dụng gọi là [tập khí]. Nương nơi nó có trạng thái giao động bối rối bất an gọi là [phiền não]. Chính nó cố chấp nên gọi là [chấp kiến]. Chính nó có tánh chất tham luyến nên gọi là [tham ái]. Từ đây trở lên đều là đại danh từ của vọng tâm sanh diệt. Cho đến hiện tượng vọng tâm, phân tích tinh tế tỏ tường, tương đương phức tạp, như khởi tâm động niệm, là một thứ quá trình rất phức tạp,nhân vì nó không phải là một thứ trạng thái đi đến có thể nắm bắt được nhận thức hoàn thành. Mà lại chỗ thấy tâm niệm tánh chất của nó đều có chỗ bất đồng, Phật giáo đối với hiện tượng tâm lý này phân tích rất là tinh tế tỏ tường,đối với một ban Tâm Lý Học, nó vượt qua rất xa.Phật giáo đem tâm nhận thức của chúng ta, phân làm tám thứ, tức là Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, ThiệtThức, Thân Thức, ÝThức, Mạt Na Thức, A Lại DaThức. Chúng ta bình thường có thể thấy sắc, nghe tiếng vân vân, trong Tám Thức, chỉ có sáu Thức tác dụng;như cửa tiệm tạp hóa, người cộng tác để thu hút chiếu cố khách hàng chính là Ý Thức, Ý Thức thứ sáu giống như tổng quản lý nhận khách, hàng hóa, bán, mua, thu, chi; còn năm Thức Trước thì hướng dẫn. Sức sinh hoạt của Ý Thức thứ sáu rất mạnh, có thể phân biệt chi phối tinh thần hướng ngoại và hướng nội.Thức Mạt Na thứ bảy dịch là [Ý]. Năng lực của nó là thường xuyên suy nghĩ xét kỹ và kiên cố chấp Thức Thứ Tám làm ngã, đây là phiền não căn bản. Nó như Đại Chủ Quản trông coi phẩm vật hàng hóa ra vào và phân phối cho ra ngoài từ trong kho. A Lại DaThức và tám, dịch là Tạng Thức.Nó là kho chứa hàng hóa to lớn dung nạp tất cả thiện ác tốt xấu, cho nên gọi nó là [Tạng Thức]. Chúng ta từ xưa cho đến nay đều sanh ra từ nơi chỗ trải qua của tất cả sự tình, không thể quên và không thể từ chốiTạng Thức này; học tập tài năng có thể huân tập tiến dần,cho đến ký ức thành công đều là Tạng Thức này bảo trì ấn tượng để phát khởi tác dụng,chính nguyên nhân hành vi trải qua của chúng ta, không luận ảnh tượng lớn nhỏ, tốt xấu, nhiễm tịnh vân vân, đều chứa vào trong Thức Thứ Tám, cho nên đem dụ nó cho là kho chứa.

      Lại nữa, Thức A Lại Da thứ tám, là chân vọng hòa hợp, là căn bản của bảy Thứ Thức Trước, lực dụng của Thức này rất lớn, chúng sanh lưu chuyển trong sáu đạo, là sáu Thức tạo nghiệp, do đây Tạng Thức đi thọ báo. Chúng ta nhập vào thai mẹ đầu tiên là Thức này, khi chết lìa khỏi sau cùng cũng là Thức này. Cho nên nói: [khứ hậu lai tiên tác chủ ông] (làm ông chủ phải đi sau và phải đến trước), ý chỉ sự đi và đến của sanh tử chúng ta, nó hoàn toàn làm người ông chủ. Lại nữa sự tác dụng nhận thức của chúng ta, ngoại trừ Tám Thức đã tường thuật ở trên, riêng có 51 Tâm nữa. Chỗ có các thứ hiện tượng tư tưởng phân làm sáu loại, chỗ gọi 5 Biến Hành, 5 Biệt Cảnh, 11 Thiện, 6 Phiền Não Căn Bản, 20 Tùy Phiền Não, 4 Bất Định.

*NĂM TÂM SỞ BIẾN HÀNH:Chỉ chúng ta khi khởi tâm động niệm tất nhiên nó trải qua rất nhanh tức là, Xúc, Tác Ýù, Thọ, Tưởng, Tư. Năm thứ này tánh nối liền ăn khớp, cho nên gọi là Tâm Sở Biến Hành. Lại nữa phạm vi hoạt động của nó quan hệ khắp tất cả Tám Thức Tâm Vương; có mạêt nơi ba cõi chín địa; có mặt nơi ba tánh thiện, ác, vô ký; có mặt nơi ba thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai, nên gọi là Tâm Sở Biến Hành.

*NĂM TÂM SỞ BIỆT CẢNH: Đối với cảnh cá biệtsanh khởi, tức là Dục, Thắng Giải, Niệm, Định, Huệ. Năm tâm sở này đầy đủ ba tánh, thiện, ác và vô ký, mà không duyên tất cả cảnh, cũng không phải tương tục, cũng không phải tâm có liền có, mà năm thứ này không phải đồng thời cùng sanh, cũng không nhất đầy đủ, nên gọi là Tâm Sở Biệt Cảnh.

*11 TÂM SỞ THIỆN:Tức là Tín, Tàm, Quý, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Tinh Tấn, Khinh An, Bất Phóng Dật, Hành Xả, Bất Hại. [Thiện] đây là chỉ cho tánh lìa tội lỗi xấu ác, phàm người thuận theo làm lợi ích, gọi là Tâm Sở Thiện.

 * SÁU PHIỀN NÃO CĂN BẢN:Quấy nhiễu não loạn gọi là phiền não, nhưng sáu thứ phiền não đây có thể dẫn sanh các thứ phiền não nhánh lá, nên gọi là phiền não căn bản, tức là Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi,Không Chánh Kiến; hoặc do sáu thứ phiền não căn bản này khai sanh thành mười thứ, tức là Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, năm thứ đây gọi là [Năm Độn Sử]. Thân Kiến, Biên Kiến, Tà Kiến, Kiến Thủ Kiến, Giới Cấm Thủ Kiến, gọi là [Năm Lợi Sử]; hợp lại [Năm Độn Sử] cùng [Năm Lợi Sử] thành [MườiSử].

*20 THỨ TÙY PHIỀN NÃO: Phân thành mười Tiểu Tùy, hai Trung Tùy, tám Đại Tùy, chúng tùy theo sáu phiền não căn bảnsanh khởi, lệ thuộc phiền não căn bản, nên gọi là Tùy Phiền Não.

       +Mười Phiền Não Tiểu Tùy gồm có: Phẩn, Hận, Phú, Não, Siểm, Cuống, Kiêu, Hại, Tật, Kiên. Mười thứ tâm sở trên, mỗi Tâm Sở sanh khởi riêng biệt, chỉ thích ứng cùng với Thức Thứ Sáu.

      + Hai Phiền Não Trung Tùy gồm có: Vô Tàm, Vô Quý. Hai thứ này liên hệ khắp tất cả pháp bất thiện, tất cả pháp ác tất nhiên theo đó mà sanh.

      + Tám Phiền Não Đại Tùy gồm có:Bất Tín, Giãi Đãi, Phóng Dật, Hôn Trầm, Trạo Cử,Thất Chánh Niệm, Bất Chánh Tri, Tán Loạn. Tám thứ này từng loại đều sanh khởi, liên hệ khắp tánh bất thiện, nên gọi là phiền não đại tùy.

      + Bốn Tâm Sở Bất Định gồm có:Hối, Miên, Tầm, Tứ, bốn tâm sở này, có thể cho là thiện và cũng có thể cho là ác, nên gọi là Bất Định.

      Tám Thức Tâm Vương kể trên dụ như quân quan, 51 Tâm Sở dụ như sĩ chốt, đối với Phật Giáo đây là hiện tượng tâm lý phân tích rõ ràng.Giống như đem thành phần [Tâm] cùng [Vật] mở rộng ra để xem, chúng chỉ biết là không phải một, nhưng chúng không biết là không phải hai. Nơi Phật Giáo thì chủ trương [Tâm] cùng [Vật] là thành phần không mở rộng, chính là một thể viên dung vô ngại. Chỗ gọi Tâm nương nơi Vật mà có mặt, Vật nương Tâm mà hiển bày, như {Kinh Lăng Nghiêm} nói: [Do trần phát ra hiểu biết, nương nơi cội rễ mới có tướng]. Chính là đạo lý đây vậy. Nên biết [Tâm] cùng [Vật] quan hệ là không phải hai, cho đến [Tâm], [Vật], [Tánh] ba đây đều là không phải hai, nhân vì [Tâm] và [Vật] đều là ảnh tượng chỗ hiện trên Tự Tánh.

      Lại nữa, [Tâm] và [Vật] đều là pháp hữu vi, là pháp đối đãi. Còn [Tánh] là pháp vô vi, là chân lý dứt đối đãi, nhưng tương đối cùng tuyệt đối đều không phải hai không phải đông tây, nhân vì lìa tương đối, bao gồm tuyệt đối không thể có được. Tuyệt đối tức tồn tại trong tương đối, lìa tuyệt đối cũng không có tương đối có thể tìm cầu, nhân vì bản thể của tương đối tức là tuyệt đối, như đại sư Lục Tổ nói: [Xuất thế pháp bất ly thế gian pháp, ly thế cầu bồ đề, pháp như mích thố giác] (Pháp xuất thế gian không lìa pháp thế gian, lìa pháp thế gian cầu bồ đề, đúng như tìm sừng thỏ), nên cổ đức khi ngộ đạo, tức thì biết [sơn sắc vô phi thanh tịnh thân] (hình sắc của núi đều là thân thanh tịnh), [sơn hà cập đại địa, toàn lộ pháp vương thân] (núi sông và địa cầu to lớn, hoàn toàn biểu lộ thân pháp vương). Lại như nói: [thanh thanh thúy trúc giai thị chân như, uất uất huỳnh hoa mạc phi bát nhã] (trúc xanh xanh biếc đều là chân như, huỳnh hoa uất ức chớ không phải bát nhã sao). Lại như Tâm Kinh nói: [sắc tức thị không, không tức thị sắc] (sắc tức là không, không tức là sắc), đều là thuyết minh [Tánh] cùng [Vật] không hai, lại nói : [Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị] (thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như thế), chính là thuyết minh [Tánh] và [Tâm] không hai. Như trên trình bày [Tâm] cùng [Tánh] quan hệ rõ ràng, chính là luận lý căn bản Nhận Thức Luận của Phật Giáo.

XVI.- PHẬT GIÁO VÀ NHÂN SANH.-

1.- NHU YẾU CỦA NHÂN SANH LÀ PHẬT GIÁO.

      Dùng Tam Bảo, Phật, Pháp,Tăng làm cơ sở, từ ngày kiến lập Phật giáo cho đến nay; nó là thuyền từ của biển khổ, là đèn sáng trong đêm tối, là kim chỉ nam của tàu thủy đi biển, đây là một thứ tỷ dụ rất thích đángï.

      Chúng ta mỗi ngàytrong thế giới đã từng gây tạo vô cùng cộng nghiệp , người ngày nay thấy đến kinh tâm, chính như trong biển lớn mênh mông, một chiếc thuyền con rõ ràng bềnh bồng rung động, chịu cuồng phong lượn sóng kinh khủng  nổi trôi bất định, là biết bao mờ mịt, không chỗ nương tựa và hoảng sợ khủng khiếp.Tam Bảo của Phật giáo, chính như trong biển khổ một chiếc tàu tuần tra quý báu có sức có thể dựa vàocứu sống, chỉ cần nhà ngươi có cơ hội trở lại dựa vào cầu cứu, tàu kia lập tức đích thân quay trở lại ra tay từ bigiúp đỡ nhà ngươi chắt nhắc được tế độ bảo vệ đưa nhà ngươi đến bờ bên kia an toàn.

      Các phiền não tham, sân, si, vân vân tràng đầy, đêm dài hắc ám chồng chất chướng ngại che lấp chúng sanh, trường kỳ trầm luân mê tối trong đêm hắc ám này, sống rồi chết, chết rồi sống, quay vòng chuyển biến, luân hồi trong sáu nẻo, không có hạn kỳ, ngu si vô trí, không phân biệt được đâu là phải đâu là không phải, đâu là thiện đâu là ác, đâu là tà đâu là chánh, đâu là chân đâu là vọng, hồ đồ điên đảo,đều do tham, sân, si, ngăn che mắt tâm. Ánh sáng rộng lớn của Phật Giáo, chính như một đèn pha ánh sáng rộng xa, có thể chiếu phá bóng đêm hắc ám của phiền não sanh tử, chỉ thị cho chúng ta có nên thi hành hay không nên thi hành.

      Chúng sanh tự mê chân chạy theo vọng niệm, từ xưa đến nay quay lưng giác ngộ, kết hợp nghiệp trần, khởi hoặc tạo nghiệp, theo nghiệp thọ báo, nơi trong ba cõi sáu đường,ra đi bước chìm sâu vào hoặc trời hoặc người, hoặc địa ngục, hoặc đọa ngạ quỷ, hoặc ra bào thai bò, hoặc vào bào thai ngựa, tại nghiệp lực bị giãy giụa trong sóng ba đào, hoàn toàn mê mất hướng đi của người phải đi để tiến về phía trước. Phật pháp như kim chỉ nam của tàu đi biển, nó có thể trợ giúp chúng ta phân biệt được đông tây nam bắc, tìm ra một điều chính xácphương hướng.

      Cho nên, giáo pháp của Phât Đà, như thuyền từ, như đèn sáng, như kim chỉ nam, nơi trong thăng trầm nổi trôi của biển khổ, là quy tắc khuông mẫu của đêm dài tăm tối, chúng ta hoảng sợ khi mê mất phương hướng, là biết bao khát vọng cứu tế của Phật pháp soi sáng và chỉ thị!

2.- GIỐNG NHƯ NGƯỜI HIỂU LẦM ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO.

      Giống như có người khi bàn luận về Phật giáo, đa số đều nhận cho là Phật giáo không khoa học, mê tín, họ không hoạt động, chẳng qua chỉ dạy người làm việc thiện mà thôi, nhân đây không đáng kể một khi nhìn lại. Cũng có người nhận cho là Phật giáo chỗ nói đạo lý, quá trừu tượng, thâm sâu,bàn luận toàn là lý Không, không thể cùng nhân sanh hiện thật kết hợp nhau được, hà tất phải học họ? Lại có một loại người, tuy nhiên thừa nhận luận lý của Phật gíáo, tinh thâm rộng lớn, có thể là họ tự nhạân chính mình không có căn cơ, không có thể lãnh hội được lý giải chân lý của Phật giáo, nhân đây tín ngưỡng tự kiên quyết dần dần không phát khởi được chân chánh, thì đây cho thấy những đàm luận trên không thật tiển và không thể dùng được.

      Mặc dù người đời đối với Phật giáo thường phát sanh xem giáo pháp không chính xác, nhưng ở đây Phật giáo truyền bá trên thế giới hơn 2000 năm, nhất định nó phải có giá trị đặc thù, nếu nó chỉ có biểu hiện bề mặt hình thứcđốt hương lễ tượng, nó sớm đã bị trào lưu lịch sử đào thải. Nhân đây chúng ta không thể chỉ xem Phật giáo từ biểu tượng bề mặt và cho Phật giáo chẳng qua là như thế, cũng không thể chỉ xem Phật giáo trên bộ phận lý luận mà lại thêm phán đoán, cho Phật giáo không thể kết hợp hiện thật,là một tông giáo tiêu cực yếm thế; kỳ thật chúng ta nghiên cứu vấn đề, cần thiết ở chỗ chớ mang trên mình tánh chủ quan và tánh biểu hiện bề mặt của nó, giả như chính mình đối với Phật giáo còn chưa có chỗ khách quan, tâm địa trống rổng, chỗ toàn diện đi quan sátnghiên cứu,chỉ nương nơi chính mình chủ quanthành kiến lại phê phán bằng con mắt mù quáng, đây không chỉ đối với Phật giáo không có chút pháp vị ở trên, vĩnh viễn không có pháp để thưởng thức, mà lại cũng không phải là thái độ học hỏi.

3.- PHẬT ĐÀ THỂ CHỨNG CHÂN LÝ VŨ TRỤ NHÂN SANH.-

      Phật đà cho chúng ta biết: sự sự vật vật trong vũ trụ, trong đó bao quát tất cả hiện tượng vật chất khách quan và hiện tượng tư tưởng chủ quan, có thể nói từ vi trần cho đến thế giới, từ vật chất đến nhân thể, từ cảm thọ đến nhận thức, đều ở trong giờ giờ khắc khắc vận động lưu hành, trong sanh diệt biến hóa, chúng ta hiện tại tiếp xúc tất cả hiện thật,chẳng qua là hiện tượng rõ ràng biến đổi, đồng thời ở trong quá trình biến đổi của sự vật, mỗi mộtsự vật đại biểu sanh diệt tàn tạ, luôn cả nó cùng chu vi các sự vật khác quan hệ lẫn nhau với nó, ảnh hưởng lẫn nhau với nó, mà phát sanh rõ ràng nhân quả quan hệ liên tục gắn bó khắng khít với nhau, thứ vũ trụ vạn hữu sanh diệt biến hóa đây, quy luật liên hệ lẫn nhau, Phật giáo gọi là [nhân duyên sở sanh pháp] (Nhân duyên chỗ sanh ra pháp).Đã vậy vạn pháp trong vũ trụ hoàn toàn do nhân duyên sanh, lại không thoát khỏi biến hoá bại hoại. Cho nên thế giới (quả địa cầu) của chỗ ở chúng ta đều nằm trong định luật thành, trụ, hoại, không. Sanh mạng của chúng ta và tất cả động vật, đều bị sanh, già, bệnh, chết, tư tưởng của chúng ta lại cũng bị sanh, trụ, dị, diệt; một hệ thống an bày đây đều nằm trong quá trình lẫn nhau phát sanh, phát triển, tiêu diệt; Phật giáo gọi là [chư hành vô thường] (các pháp biến động {hành} đều vô thường). Đồng thời, lập trường của Phật giáo xem thứ hiện tượng nhân duyên chỗ sanh, chính nhân đây của nó là tạm có, là vô thường, cho nên gọi nó là hư vọng, chính như {Kinh Kim Cang} nói: [Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng] (Phàm chỗ có tướng, đều là hư vọng). Mặc dù các pháp vạn hữu, đều là hư vọng không thật, nhưng nó lại không phải là đoạn diệt không có, nhưng nó dĩ nhiên được bảo trì hiện hữu rõ ràng giống như hình tượng ảo ảnh, tồn tại chỗ khách quan, tương tục không dứt, trước diệt sau sanh, cho nên Phật giáo chỉ nói nó là [đoạn diệt], thứ đây không có chỉ là cảnh vận hành tác dụng biến hoá, sanh diệt trao đổi, nhân quả tương tục, tình huống biến đổi không dứt;chính Phật Đà đối với vũ trụ nhân sanh tất cả hiện tượng vừa kể trên chính tự thân đức Phật thể chứng được chân lý đó mà nói ra những pháp này.

4.- PHẬT NÓI KHỔ CÙNG NGUỒN GỐC KHỔ VÀ

PHƯƠNG PHÁP GIẢI THOÁT KHỔ.-

      Sau đấy, tất cả sự vật trong vũ trụ thế gian, đều là giả tướng sanh diệt không ngừng, có thể đau tiếc chúng ta tập quán nơi chấp trước vọng tưởng chủ quan, không thể xem vấn đề trên chân thật từø khách quan, không những không minh bạch tướng mạo chân thật của vũ trụ nhân sanh, vã lại lầm nhận chính mình chấp trước giả tướng nhỏ hẹp làm ngã, mà phát sanh ngã tham, ngã si, ngã kiến, ngã mạn, vân vân, mê hoặc cho bản thân, nhà cửa, sự nghiệp, vật chất, vân vân, cho là vật chỗ có của ngã, bên ngoài hoặc nơi cảnh, bên trong mê nơi thấy, chỉ con nai cho là con ngựa, biến trắng thành đen, do mê hoặc mà dẫn khởi lực lượng hoạt động điên đảo của ba nghiệp thân miệng ý, nơi trong Phật pháp gọi là [nghiệp lực], nghiệp lực đây huân tập lâu ngày, lực lượng tăng lớn lên,  bị động nơi trong không tự giác, sản sanh các thứ thống khổ!

      Thân thế của nhân loại gặp phải, kẻ trí người ngu, kẻ mạnh người yếu, vân vân, mặc dù có ngàn sai muôn khác, mỗi mỗi không đồng, nhưng [khổ] lại là do cảm giác của cộng đồng, [khổ] tánh nó ép buộc, nay khiến người cảm giác không được tự tại gọi là [khổ]. Như nhân loại trong sinh hoạt thường ngày, có một số bệnh thống khổ vì bị cốt nhục phân ly, có một số khổ vì oán cừu gặp nhau, có một số khổ vì ước nguyện không thành, có một số khổ vì bị thương bôm đạn, thậm chí có một số khổ vì thất vọng đau buồn uất ức tự sát, hoặc nhân vì bị vất vả bản thângia đình mất hòa............ buồn, vui, hợp, ly, cùng, thông, đặng, mất, tạo thành tâm trạng trăm ưu ngàn thảm, vạn sự lao hình, nhẹ thì bị thần kinh suy nhược, nặng thì si mê cuồng loạn, đầu óc điên khùng,số người sanh ra trong hành trình mười năm, không lúc nào không ở trong phiền não thống khỗ bức bách, lại hơn nữa mạng người vô thường cuối cùng lại có một thứ khổ tồn tại chính là cái chết!

      Đúng ra, [khổ] là một thứ cảm giác sanh ra do tâm phân biệt tạo tác, thí dụ như tâm không oán ghét người nào đó sao lại có cái khổ gặp nhau oán ghét (oán tắng hội)? Tâm không tham luyến sao lại có khổ mất luyến ái tự sát? Cho đến tâm không tạo nghiệp cũng tự nhiên không có thống khổ sanh tử lưu chuyển, cho nên Phật giáo báo cho chúng ta biết, nếu giải trừ khổ não nên theo quan điểm xuất phát của biết khổ, dùng nghị lực vững vàng phấn khởi phát huy tinh thần tích cực đả phá chấp thiên lệch ngã kiến chỗ phát khởi chủ quan, chuyển thống khổ thành an lạc, chuyển phiền não thành bồ đề, nương theo mở bày tâm lượng, tạo công tác

lợi mình và lợi người, vì chúng sanh phục vụ, nhờ đây ý nghĩagiá trị sanh mạng

trên sinh hoạt thật sự đầy đủ, như thế mới có thể hoàn thành tích cực của Phật đạo, viên mãn, bình đẳng nhân sanh quan và vũ trụ quan.

 

Dịch xong ngày..20....tháng..03....năm 2021

Chùa Phật Quang

Trung Tâm sáng tác và dịch thuật.

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189206)
01/04/2012(Xem: 34684)
08/11/2018(Xem: 13572)
08/02/2015(Xem: 51919)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?